CÁC bài hóa khó trên thư viện mình bây giờ đã là sinh viên của Ngoại Thương rồi nhưng xem lại những bài này thấy nhớ quá !



tải về 265.92 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích265.92 Kb.
#29524
1   2   3

Câu 5: Hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hoà tan hoàn toàn X trong 400 ml dung dịch HCl 2M thấy thoát ra 2,24 lít H2 và còn lại 2,8 gam sắt (duy nhất) chưa tan. Hãy cho biết nếu cho toàn bộ hỗn hợp X vào dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thu được bao nhiêu lít khí NO?

A. 4,48 lít B. 10,08 lít C. 16,8 lít D. 20,16 lít
Lời giải:

Vì Fe dư sau phản ứng lầ muối FeCl2 = nHCl : 2 = 0,4 mol

(vì Fe => Fe2+, kết thúc chỉ lên 1 số oxi hóa) => bảo toàn electron:

2nFe = 2nO (trong oxit) + 2nH2 => nO(trong oxit) = (2.0,4 – 2.0,1): 2 = 0,3 mol

Vậy trong Xcó (0,4 + 2,8 : 56 = 0,45 mol Fe) và 0,3 mol O.

Khi phản ứng HNO3 có nNO2 = 3nFe – 2nO = 0,45.3 -2.0,3 =0,75 mol=> V = 16,8 lit.

(cần chú ý khi bảo toàn e thì kim loại phải nên cùng 1 số oxi hóa, lúc này vận dụng được qui đổi, thường khi phản ứng HCl sẽ có cả Fe2+ và Fe3+ nên không vận dụng qui đổi được)
Câu 7: Chia hỗn hợp 2 kim loại có hoá trị không đổi làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 tan hết trong dung dịch HCl tạo ra 1,792 lít H2 (đktc). Phần 2, nung trong oxi thu được 2,84 gam hỗn hợp oxit. Khối lượng hỗn hợp 2 kim loại ban đầu là:

A. 2,4 gam B. 1,8 gam C. 2,2 gam D. 3,12 gam
Lời giải:

Số mol e nhận 2 quá trình là như nhau (vì M cùng nên 1 số oxi hóa, tức là cùng nhường 1 lượng mol e) => nO = nH2 = 0,08 mol => mkim loại phần 2 = 2,84 – 16.0,08 = 1,56 g



  • m = 1,56.2 = 3,12 gam. (chia 2 phần bằng nhau)



Câu 1: Cho 1,99 gam hỗn hợp X gồm hai axit đơn chức mạch hở Y và Z (MY < MZ) tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, dung dịch thu được sau phản ứng cho tác dụng với HCl dư thấy thoát ra 0,56 lit khí (đktc). Mặt khác, nếu cho 1,99 gam X tác dụng với NaOH thì sau phản ứng thu được 2,87 gam muối. tên của Z là

Axit axetic. B. Axit propionic. C. Axit fomic. D. Axit acrylic



Câu 2: 0,4 lit dung dịch hỗn hợp gồm HCl 1M và Fe(NO3)3 0,5M có thể hòa tan tối đa m gam hỗn hợp Fe và Cu (tỉ lệ mol 2 : 3), sau phản ứng thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). cô cạn Xthì khối lượng muối khan thu được là

A64,2. B. 82,2. C. 57,4. D. 71,6.



Câu 3: Hỗn hợp X gồm Ankan A và H2 có tỷ khối hơi của X so với He bằng 4. nung nóng X để cracking hoàn toàn A thu được hh Y có tỷ khối hơi so với H2 là bằng 2,4 . Xác định công thức phân tử của A:

A. C4H10. B. C5H12 C. C3H8. D. C6H14.
Câu 5: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử của nguyên tố M, X lần lượt là 58 và 52. Hợp chất MXn có tổng số hạt proton trong một phân tử là 36. Liên kết trong phân tử MXn thuộc loại liên kết:

A. Cho nhận B. Cộng hóa trị phân cực

C. Ion D. Cộng hóa trị không phân cực

Câu 22: Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức. Cho 0,5 mol X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 43,2g Ag. Cho 14,08g X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ thu được hỗn hợp 2 muối của 2 axit đồng đẳng liên tiếp và 8,256g hỗn hợp 2 ancol no đơn chức đồng đẳng liên tiếp, mạch hở. Công thức của 2 ancol là:

A. C4H9OH và C5H11OH B. CH3OH và C2H5OH

C. C2H5OH và C3H7OH D. C3H7OH và C4H9OH

Câu 27: Hỗn hợp A gồm C3H4 và H2. Cho A đi qua ống đựng bột Ni nung nóng thu được hỗn hợp B chỉ gồm 3 hiđrocacbon có tỉ khối so với H2 là 21,5. Tỉ khối của A so với H2 là:

A. 10,4 B. 9,2 C. 7,2 D. 8,6
Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 2,01 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl metacrylat. Toàn bộ sản phẩm cháy cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư, sau phản ứng thu được 9 gam kết tủa và dung dịch X. Vậy khối lượng dung dịch X đã thay đổi so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu là:

A. giảm 3,87 gam B. tăng 5,13 gam C. tăng 3,96 gam D. giảm 9 gam
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 29,6 gam hỗn hợp X gồm CH3COOH,CxHyCOOH,và (COOH)2 thu được 14,4 gam H2O và m gam CO2. Mặt khác, 29,6 gam hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với NaHCO3 dư thu được 11,2 lít (đktc) khí CO2.Tính m.

A. 33 gam B. 48,4 gam C. 44g D. 52,8 g


Câu 23: Một loại mỡ chứa 50% olein, 30% panmitin và 20% stearin. Khối lượng xà phòng natri 72% điều chế được từ 100 kg loại mỡ trên là

A. 146,68kg B. 134,37kg C. 73,34kg D. 143,41kg

Câu 56: Oxi hoá m gam một ancol đơn chức, bậc một, mạch hở A thu được hỗn hợp X gồm: Anđehit, axít, nước và ancol dư. Chia X làm 3 phần bằng nhau: Phần 1 cho tác dụng với Na vừa đủ, thu được 0,2 mol H2 và 25,6 gam chất rắn. Phần 2 cho phản ứng với NaHCO3 dư, thu được 0,1 mol khí CO2. Phần 3 cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3(dư), thu được 0,6 mol Ag. Nếu oxi hoá hoàn toàn m gam A chỉ tạo thành anđehit, rồi cho phản ứng tráng gương thì số mol Ag thu được là (phản ứng xảy ra hoàn toàn)

A. 1,6. B. 0,8. C. 2,4. D. 4,8.

Câu 30: Cho 13,36g hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 vào dung dịch H2SO­4 đặc nóng dư được V1 lít SO­2 và dung dịch Y. Cho Y phản ứng với NaOH dư được kết tủa T, nung kết tủa này đến khối lượng không đổi được 15,2 gam chất rắn.Q. Nếu cũng cho lượng X như trên vào 400ml dung dịch chứa HNO­­3 và H2SO4 thấy có V­2 lít NO duy nhất thoát ra và còn lại 0,64g kim loại chưa tan hết. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị V1 và V2 lần lượt là:

A. 2,576 và 0,224 B. 2,912 và 0,224 C. 2,576 và 0,896 D. 2,576 và 0,672
1.Đun sôi hh gồm 2 chất hữu cơ đơn chức, công thức phân tử hơn kém nhau 1 nhóm CH2 với 200 ml dd NaOH 1M (vừa đủ) thu được ancol X và 16,4 gam một muối Y. Cho toàn bộ lượng ancol phản ứng với Na sinh ra 1,12 lít khí H2 (đktc). Thành phần % theo khối lượng của 2 chất trong hh là:

A. 40,67% và 59,33% B. 55,22% và 44,78 %

C. 60,12% và 39,88% D. 35,47% và 64,53%

2. Chất X có CTPT là C3H7O2N. Biết X vừa có khả năng tác dụng với dd NaOH, vừa tác dụng với dd HCl. Số đồng phân cấu tạo có thể có của X là

A.3 B. 6 C. 4 D.5

Câu 29: Khi thủy phân hoàn toàn 1 tetrapeptit X mạch hở chỉ thu được amino axit chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 0,3 mol NaOH thu được 34,95 gam muối. Giá trị của m là

A. 24,30 B. 22,95 C. 21,60 D. 21,15

Câu 39: Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm KCl, KClO3, CaCl2, CaOCl2, Ca(ClO3)2 thu được chất rắn Y và 2,24 lít khí O2 (đktc). Hòa tan Y vào nước được dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng với dung dịch Na2CO3 dư thu được 20 gam kết tủa. Nếu cho dung dịch Z tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thu được 71,75 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 50,6 g B. 124,85 g C. 29,65 g D. 32,85 g



Câu 21: Hỗn hợp X gồm Hidro, propen, propanal, ancol alylic. Đốt 1 mol hỗn hợp X thu được 40,32 lít CO2 (đktc). Đun X với bột Ni một thời gian thu được hỗn hợp Y có = 1,25. Nếu lấy 0,1 mol hỗn hợp Y thì tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch Br2 0,2M. Giá trị của V là

A. 0,1 lít B. 0,25 lit C. 0,3 mol D. 0,2 lít


Câu 29:

Tetrapeptit + 4NaOH → muối + H2O

0,3 → 0,075

m + 0,3.40 = 34,95 + 0,075.18

m = 24,3

(ở bài này em chi cần chú ý là trong tetrapeptit chứa 3 liên kết peptit và 1 nhóm COOH, như vậy sẽ có 3NaOH thủy phân (đi vào muối) và 1NaOH tác dung với COOH tạo 1H2O là được)
Câu 39:

KCl, KClO3, CaCl2, CaOCl2, Ca(ClO3)2 → KCl, CaCl2 + O2

m (gam) X Y 0,1 mol

Ca2+ = CaCO3 = 0,2 mol

Cl - = AgCl = 0,5 mol

Bảo toàn điện tích: K+ + 2Ca2+ = Cl- → K+ = 0,5 – 0,2.2 = 0,1 mol

m = mK + mCa + mCl + mO = 0,1.39 + 0,2.40 + 0,5.35,5 + 0,1.32 = 32,85 gam

(thật ra đề này chưa chính xác lắm. Vì nhiệt phân KClO3 có thể xảy ra 2 phản ứng

KClO3 KCl + 3/2 O2 (150 – 300 độ) , thường xúc tác MnO2

4KClO3 4KClO4 + KCl (400 độ)

ở đây ta để giải ta đành chấp nhận phản ứng trên, nhưng rõ ràng đề không cho điều kiện gì để khẳng định. Em chú ý tới trường hợp này nha)
Câu 21:

Nhận xét: propen, propanal, ancol alylic đều có 3C và đều tác dụng với H2 hoặc dung dịch Br2 theo tỉ lệ 1 : 1. Xem hỗn hợp này là A.

● 1 mol X: CO2: 1,8 mol → A= 1,8/3 = 0,6 mol → H2 = 1 – 0,6 = 0,4 mol

MY / MX = nX / nY = 1,25 → nY = nX / 1,25 = 1 / 1,25 = 0,8 mol

nH2 = nX – nY = 0,2 mol

nH2 pư + nBr2 = nA = 0,6 mol → nBr2 = 0,4 mol

Cứ 0,8 mol Y pư được 0,4 mol Br2

→ 0,1 ----------------- 0,05 mol Br2

→ V = 0,05 / 0,2 = 0,25 lít


Câu 1: Cho 18,56 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 tác dụng với 200ml dung dịch HNO3 loãng nóng và khuấy đều. Sauk hi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,24 lít khí NO duy nhất(đktc), dung dịch Y và còn lại 1,466 gam kim loại. Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong 18,56 gam hỗn hợp ban đầu là:

A. 37,5% B. 40,72% C. 27,5% D. 41,5%

Câu 2: Nung một thanh Mg vào dung dịch chứa 0,6 mol Fe(NO3)3 và 0,05 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra và cân lại thì thấy khối lượng thanh tăng 11,6 gam. Khối lượng Mg đã phản ứng là:

A. 6,96gam B. 21 gam C. 20,88gam D. 2,4gam

Câu 3: Hỗn hợp X gồm KClO3, Ca(ClO3)2, CaCl2, và KCl có tổng khối lượng 83,68gam. Nhiệt phân hoàn toàn X thu được 17,472 lít khí O2(đktc), và chất rắn Y gồm CaCl2 và KCl. Cho Y tác dụng vừa đủ 0,36 lít dung dịch K2CO3 0,5M thu được dung dịch Z. Lượng KCl trong Z nhiều gấp 22/3 lần lượng KCl trong X. Phần trăm khối lượng KClO3 trong X là:

A. 47,62% B. 58,55% C. 81,37% D. 23,51%

Câu 4: Hỗn hợp X gồm CH2n-1CHO, CH2n-1­COOH, CnH2n-1CH2OH(đều mạch hở). Cho 2,8 gam X phản ứng vừa đủ 8,8 gam brom trong nước. Mặt khác, cho toàn bộ lượng X trên phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO­3 trong NH3, kết thúc phản ứng thu được 2,16 gam Ag. Phần trăm khối lượng của CnH2n-1CHO trong X là:

A. 26,63% B. 22,22% C. 20,00% D. 16,42%

Câu 5: Đốt a mol X là Trieste của Glixerol và axit đơn chức mạch hở thu được b mol CO2 và c mol H2O, với b-c=4a. Hiđro hóa m gam X cần 6,72 lít H2(đktc) thu được 39 gam X. Nếu đun m gam X với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH đến phản ứng hoàn toàn, sau đó cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 57,2 gam B. 53,2 gam C. 61,48gam D. 52,6 gam
Câu 1: Cho m gam hỗn hợp A gồm ­­­MgO, Al2O3, Fe2O3, Fe3O4, CuO và Cr2O3 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thấy giải phóng 1,12 lít khí SO2 ( sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Dẫn CO qua m gam hỗn hợp A, đun nóng, sau một thời gian thu được chất rắn B và hỗn hợp khí X. Dẫn X qua nước vôi trong, dư thu được 12 gam kết tủa. Hòa tan chất rắn B trong đung dịch HNO3 dư giải phóng V lít hỗn hợp khí NO2 và NO ( đktc). Tỉ khối của hỗn hợp khí này so với H2 là 19,44. Giá trị của V là:

  1. 4,032 B. 2,846 C. 1,66 D. 3,439

Câu 2: X là dung dịch Al2(SO4)3, Y là dung dịch Ba(OH)2. Trộn 200ml X với 300ml Y được 8,55 gam kết tủa. Trộn 200ml X với 500ml Y được 12,045 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch X và Y lần lượt là:



  1. 0,1M và 0,05M B. 0,1M và 0,2M C. 0,05M và 0,075M D. 0,075M và 0,1M

gặp con này đừng có dại mà lập hệ pt mà giải em nhé ! thử đáp án em nhé !

đỡ mệt và hiệu quả !

Cho 0,1 mol CH3COOH vào cốc chứa 30 ml dung dịch ROH 20% (D=1,2 g/ml, R là một kim loại kiềm). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, rồi đốt cháy hoàn toàn chất rắn khan còn lại. Sau khi đốt cháy thì còn lại 9,54 gam chất rắn và có m gam hỗn hợp gồm CO2, hơi nước bay ra. Giá trị của m là

A. 7,54 B. 8,26 C. 9,3 D. 10,02


Câu 1: Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với không khí là 1. Nếu cho toàn bộ Y sục từ từ vào dung dịch brom (dư) thì có m gam brom tham gia phản ứng. Giá trị của m là

A. 8,0. B. 16,0. C. 3,2. D. 32,0.

Tỉ khối hơi của sắt 3 clorua khan so với không khí ở nhiệt độ 447* C là 10.49 và ở 517*C là 9.57 vì tồn tại cân bằng hóa học sau

2FeCl3(khí) <======== Fe2Cl6 (khí)

Phản ứng nghịch có

A đenta H <0 :phản ứng thu nhiệt

B đenta H > :phản ứng tỏa nhiệt



C đenta H > :phản ứng thu nhiệt

D đenta H <0 :phản ứng tỏa nhiệt



khi tăng nhiệt độ thì suy ra cân bằng dịch sang trái

vậy phản ứng nghịch thu nhiệt

Câu 1 :


Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm x mol Ba và y mol Al vào nước dư thu được V lít khí H2 và dung dịch Y . Mối quan hệ giữa V,x,y

A V=22.4( x +3y)

B V=22.4(x+y)

C V=11.2(2x +2y)



D V=11.2(2x+3y)

tan hoàn toàn nên OH dư

Câu 2


Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm x mol Nacl và y mol Cus04 với điện cực trơ màng ngăn xốp. dung dịch điện phân hòa tan được hỗn hợp Fe và Fe203 . mối quan hệ giữa x và y

A x < 2 y B x= 2 y C x>2 y D x< = 2y

dd hòa tan được (Fe…) có H+ suy ra 2y>x
CuFeS2 + 0 XI ============== SẢN PHẨM LÀ GÌ A /

Và phường trình


Cu20 + Cu2s == ?

cám on thầy cô và các bạn


anh phong !
Điện phân với điện cực trơ dung dịch chứa 0.2 mol AgNO3 với cường độ dòng điện 2.68A, trong thời gian t giờ thu được dung dịch X ( hiệu suất điện phân 100%) cho 16.8 gam bột Fe vào X thấy thoát ra khí NO ( sp khử duy nhất) và sau các phản ứng hoàn toàn thu được 22.7 gam chất rắn. giá trị của t là:

A. 0,5 B.1 C.2 D.0,25

Bài giải gợi ý

Gọi x là số mol của AgNO3 bị điện phân trong t giờ

Dễ thấy ngay hh KL sau PƯ có Fe dư

Ta có 16,8- 7(0,8- x)+ (0,2-x)108=22,7 x= 0,1



t= 1 giờ

Bai 1: Cho phản ứng 2NH3 N2+ 3H2, biết rằng khi tăng nhiệt độ thấy tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 là giảm.

Trong các nhận xét sau:

1 . Khi tăng nhiệt độ cân bằng pu chuyển dịch theo chiều thuận

2. Khi tăng áp suất cân bằng phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận

3. Khi giảm áp suất tốc độ phản ứng thuận tăng lên

4. Khi tăng nồng độ NH3 tốc độ phản ứng thuận va nghịch đều tăng lên.

5. Nén thêm H vào hệ cân bằng pu chuyển dịch theo chiều nghịc

6. Khi giảm nhiệt độ tốc độ pu nghịch tăng

Số nhận xét đúng la bao nhieu
Hướng dẫn

(thứ nhất em nhớ phản ứng N2 + H2 ↔ NH3 là phản ứng tỏa nhiệt ∆H < 0)

Vậy phản ứng trên ngược lại nên là thu nhiệt, ∆H >0, về dữ kiện tỉ khối giúp ta khai thác được điều này nhưng thầy nghĩ những phản ứng quan trọng này mình nên nhớ vì cũng không có nhiều mà nó lại thuộc dạng quen thuộc nữa)



  1. Đúng rồi tăng nhiệt mà lại thu nhiệt thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo thuận

  2. Tăng áp suất cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận => sai rồi vì hệ số khí vế trái =2 < vế phải =4. (em có thể tham khảo chuyên đề mà bạn Đức gửi lên phần này khá hay và chi tiết)

  3. Khi giảm P tất nhiên v t phải giảm rồi (tăng P thì v tăng mà) => sai

  4. Khi tăng nồng độ NH3 ta có v t tăng, và v nghịch cũng tăng nhé. Em hiểu thế này nhé [NH3] => [N2] tăng và [H2] tăng => v nghịch tăng

(ngoài ra em còn nhớ KC chứ; [N2]1[H2]3 = KC. [NH3]2. Vậy NH3 tăng thì => [N2][H2]3 tăng => vn tăng rồi.

  1. Thêm H2 tất nhiên chuyển dịch theo chiều chống lại chiều thêm rồi => chuyển dịch chiều nghịch.

  2. Khi giảm nhiệt độ vt giảm => [NH3] giảm => [N2]1[H2]3 giảm => vn giảm => sai.

Có 3 phát biểu đúng 1, 4, 5.

(tóm lại tốc độ thuận tăng thì v n cũng tăng; tương tự v thuận giảm thì v nghịch giảm)

Bài 2:

  1. Glucozo va fructozo là đồng phân của nhau đúng

  2. Để nhận biết dd glucozo va fructozo có thể dùng AgNO3/NH3 sai vì fruc chuyển hóa thành glu trong môi trường bazo

  3. Trong amilozo chỉ có 1 loại lk glicozit đúng; đó là liên kết α-1,4 glicozit

  4. Saccarozo được xem là 1 đoạn mạch của tinh bột sai vì sacarozo cấu tạo từ gốc α-glucozo và β-fructozo, còn tinh bột chỉ có α-glucozo

  5. Trong mỗi mắc xich xenlulozo có 3 nhóm –OH đúng

  6. Tơ visco thuộc loại tơ hoá học đúng rồi (hóa học gồm tổng hợp và nhân tạo mà visco thuộc nhân tạo)

  7. Quá trình lên men rượu được thực hiện trong môi trường hiếu khí thầy nghĩ sai vì nó được lên men trong môi trường kị khí (cái này thiên về sinh học hơn.

  8. Amilopectin có cấu trúc mạng không gian sai có cấu trúc mạch phân nhánh

Số nhận xét đúng là bao nhiêu (4 phát biểu đúng)
Câu 3: Thực hiện các phản ứng sau:

1. Sục CO2 vào dung dịch Na2SiO3. Kết tủa H2SiO3

5. Cho NaHSO4 dư vào dung dịch Ba(HCO3)2. Kết tủa BaSO4

2. Sục SO2 vào dung dịch H2S. Kết tủa S

6. Sục H2S vào dung dịch AlCl3. Kết tủa Al (OH)3

3. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2. (k tao kết tủa)

7. Cho HI vào dung dịch FeCl3 tạo kết tủa I2

4. Cho dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaAlO2 kết tủa Al(OH)3

Số thí nghiệm tạo thành kết tủa sau phản ứng là bao nhiêu 6 nhé em
Câu 4: Cho các polime sau: polieilen; poliacrilonitrin; tơ visco, nhựa novolac, xenlulozơ, caosu lưu hoá, cao su buna-N, tơ nilon-6,6. Số polime tổng hợp là bao nhiêu
Hướng dẫn

(tổng hợp là không có trong sẵn polime trong tự nhiên, mà hoàn toàn phải tổng hợp từ các monome); vậy có Polietilen, poliacrylonitrin, nhựa novolac, caosu buna – N, tơ nilon-6,6). Vậy có 5.
Chú ý : visco nhân tạo (bán tổng hợp), xenlu là tự nhiên, còn cao su lưu hóa cũng xuất phát là polime thiên nhiên)
Câu 5: Cho các chất sau: H2S, Fe, Cu, Al, Na2O, dd Ca(OH)2, dd AgNO3, dd FeCl3, dd Br2, dd K2Cr2O7. Số chất tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2 là bao nhiêu.
Hướng dẫn

Các chất phản ứng dung dịch Fe(NO3)2 là: Al; Na2O; Ca(OH)2; AgNO3; dd Br2; dung dịch K2Cr2O7. Vậy có 6

Câu 6: Khi cộng HBr vào buta-1,3-đien số sản phẩm cộng tối đa thu được la bao nhiêu
Hướng dẫn

Cộng 1:1

CH3-CHBr-CH=CH2; CH2Br-CH2-CH=CH2; CH3-CH=CH-CH2Br (2đồng phân hình học) => 4 đồng phân

Cộng 1:2

Với CH3CHBr-CH2-CH2Br; CH3CHBr-CHBr-CH3


tải về 265.92 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương