C dự thảo huẩn mực kiểm toán nhà NƯỚc số 3000 (cmktnn 3000) HƯỚng dẫn kiểm toán hoạT ĐỘng quy đỊnh chung


Theo dõi, kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán



tải về 210.58 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích210.58 Kb.
#18103
1   2   3

Theo dõi, kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán

  1. Theo dõi thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán là hoạt động yêu cầu đơn vị được kiểm toán báo cáo bằng văn bản kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán và đôn đốc thực hiện theo đúng thời gian quy định trong báo cáo kiểm toán hoạt động.

  2. Kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán là một hoạt động độc lập nhằm kiểm tra các hành động khắc phục của đơn vị được kiểm toán hoặc bên thứ ba có liên quan đến kiến nghị kiểm toán hoạt động nhằm:

    1. Giúp tăng cường hiệu lực của báo cáo kiểm toán hoạt động;

    2. Giúp các cơ quan chức năng trong việc sửa đổi các quy định, chính sách cho phù hợp;

    3. Đánh giá hiệu quả hoạt động của Kiểm toán nhà nước;

    4. Nâng cao nhận thức và cải thiện tình hình hoạt động của đơn vị.

  3. Một số phương pháp theo dõi, kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán được áp dụng: Yêu cầu đơn vị được kiểm toán lập báo cáo gửi Kiểm toán nhà nước trong đó nêu rõ các hành động đã thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề được nêu trong báo cáo kiểm toán hoạt động; đưa ra các câu hỏi và quan sát tại các cuộc kiểm toán thường kỳ để tìm hiểu xem các hành động nào đã được thực hiện; tổ chức họp với đơn vị sau một khoảng thời gian để tìm hiểu xem các hoạt động nào đã được thực hiện; cập nhật thông tin từ các cơ quan có thẩm quyền, các phương tiện truyền thông. Kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị bao gồm ba bước: Lập kế hoạch kiểm tra, thực hiện kiểm tra, lập báo cáo kiểm tra.

Lập kế hoạch kiểm tra

  1. Lập kế hoạch kiểm tra bao gồm việc xác định nội dung, phạm vi, nguồn lực và dự kiến thời gian thực hiện kiểm tra. Phạm vi ưu tiên của việc kiểm tra là tập trung vào các kiến nghị quan trọng, có tác động rõ ràng và còn hiệu lực, tuy nhiên phạm vi của cuộc kiểm tra cần đủ rộng để có thể đánh giá tác động tổng thể của việc thực hiện kiến nghị kiểm toán. Kiểm toán nhà nước cần xem xét bố trí nguồn lực phù hợp cho hoạt động kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán như số lượng kiến nghị kiểm toán cần thực hiện, mức độ phức tạp của các kiến nghị kiểm toán, tác động và mức độ quan trọng của kiến nghị kiểm toán.

  2. Trưởng đoàn kiểm tra xây dựng Đề cương hướng dẫn kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán và tài liệu này được gửi đồng thời với Quyết định kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán cho đơn vị được kiểm tra. Nội dung Đề cương báo cáo của đơn vị được kiểm tra gồm: thực trạng việc chấp hành các kết luận, kiến nghị kiểm toán; các tài liệu chứng minh các kết luận, kiến nghị kiểm toán đã được thực hiện; các kết luận, kiến nghị kiểm toán chưa được thực hiện cần nêu rõ nguyên nhân và biện pháp tiếp tục khắc phục; đồng thời nêu các khó khăn vướng mắc và đề xuất kiến nghị.

Thực hiện kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán

  1. Kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị được thực hiện theo các bước sau:

    1. Đoàn kiểm tra gửi cho đơn vị yêu cầu xác nhận về tình hình thực hiện đối với từng kết luận, kiến nghị kiểm toán;

    2. Kiểm toán viên nhà nước so sánh đối chiếu, thu thập các bằng chứng đối với việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán;

    3. Lập biên bản kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán trong đó đối với các phát hiện và kiến nghị kiểm toán chưa được đơn vị thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ cần được nêu rõ lý do.

  2. Việc đơn vị đươc kiểm toán từ chối thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán không đồng nghĩa với việc các kiến nghị kiểm toán đó không cần phải thực hiện. Trong trường hợp đơn vị được kiểm toán không thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, biên bản kiểm tra cần nêu rõ nguyên nhân đơn vị chưa thực hiện các hành động khắc phục kết luận, kiến nghị kiểm toán.

Lập báo cáo kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán

  1. Báo cáo kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán cần được lập theo trình tự và mẫu biểu quy định. Đơn vị được kiểm tra được quyền phản hồi và đây là một phần trong nội dung của báo cáo kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.

  2. Báo cáo kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán phải hướng tới việc cung cấp các đánh giá tổng quan về tính hiệu lực của cuộc kiểm toán hoạt động và xác nhận tính kinh tế cũng như các lợi ích khác thu được từ cuộc kiểm toán. Báo cáo kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị cần có những thông tin cơ bản sau:

  1. Mô tả kết quả phân tích của Kiểm toán nhà nước đối với các kết quả thực tế so với yêu cầu trong giai đoạn được kiểm tra;

  2. Tóm tắt tình hình thực hiện kiến nghị của đơn vị;

  3. Nêu rõ các kết luận, kiến nghị không được đơn vị thực hiện hoặc thực hiện một phần;

  4. Mô tả các trường hợp đơn vị thực hiện không tích cực đối với các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước.

  1. Tiến hành theo dõi, kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán có thể chỉ ra rằng còn các yếu tố rủi ro trong các chương trình, các hoạt động, các đơn vị hoặc các nguồn công quỹ và các thể chế đã được kiểm toán hoặc các chương trình, các hoạt động, các đơn vị, hoặc các nguồn công quỹ và các thể chế có liên quan. Thông qua theo dõi, kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, kiểm toán viên nhà nước có thể phát hiện ra các chủ đề cần tiến hành kiểm toán và có thể mang lại các kết quả có giá trị. Những thông tin này cần được đưa vào kế hoạch kiểm toán năm đối với kiểm toán hoạt động và kiểm toán tài chính.

Hồ sơ kiểm toán

  1. Kiểm toán viên nhà nước cần lập hồ sơ kiểm toán đầy đủ, chi tiết và hoàn chỉnh. Kiểm toán viên nhà nước phải lập và nộp lưu trữ, bảo quản đầy đủ tài liệu, hồ sơ kiểm toán nhằm:

  1. Xác nhận và chứng minh cho các ý kiến trong báo cáo kiểm toán hoạt động;

  2. Tăng cường tính hiệu quả và tính hiệu lực của báo cáo kiểm toán hoạt động;

  3. Cung cấp thông tin về quá trình lập báo cáo kiểm toán hoạt động hoặc để giải đáp các câu hỏi phát sinh từ đơn vị được kiểm toán hay từ bên thứ ba;

  4. Cung cấp bằng chứng về sự tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;

  5. Tạo điều kiện thuận lợi cho cho công tác lập kế hoạch và giám sát;

  6. Giúp phát triển sự chuyên nghiệp của kiểm toán viên nhà nước;

  7. Giúp bảo đảm hoàn thành tốt cuộc kiểm toán; và

  8. Cung cấp bằng chứng về công việc đã thực hiện, phục vụ tra cứu, tham khảo sau này.

  1. Hồ sơ kiểm toán phải đầy đủ để một kiểm toán viên nhà nước có kinh nghiệm, không liên quan từ trước đến cuộc kiểm toán có thể hiểu về:

  1. Nội dung, thời gian và giới hạn các công việc kiểm toán đã thực hiện;

  2. Các bằng chứng đã thu thập làm cơ sở cho các phát hiện, kết luận kiểm toán và kiến nghị kiểm toán;

  3. Các vấn đề quan trọng phát sinh trong cuộc kiểm toán như thay đổi phạm vi kiểm toán, các quyết định liên quan đến rủi ro mới phát hiện khi thực hiện kiểm toán, giải pháp cho những vấn đề chưa đạt được sự đồng thuận giữa đoàn kiểm toán và đơn vị được kiểm toán.

  1. Hồ sơ kiểm toán phải bao gồm các tài liệu của các bước trong quy trình kiểm toán: Lập kế hoạch kiểm toán; thực hiện kiểm toán; lập và gửi báo cáo kiểm toán; và theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. Nội dung và phạm vi của tài liệu, hồ sơ kiểm toán phụ thuộc nhiều vào xét đoán chuyên môn và đặc thù của mỗi giai đoạn của cuộc kiểm toán, như:

    1. Chuẩn bị kiểm toán: Cần thể hiện được các nội dung liên quan đến khảo sát, thu thập thông tin về chủ đề được kiểm toán, phương pháp tiếp cận kiểm toán và kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán; các tài liệu liên quan đến quá trình xây dựng và trao đổi, thống nhất về mục tiêu kiểm toán và tiêu chí kiểm toán với đơn vị được kiểm toán;

    2. Thực hiện kiểm toán: Cần thể hiện được phương pháp kiểm toán, kết quả thu thập và phân tích bằng chứng kiểm toán làm cơ sở để đưa ra các xét đoán, kết luận kiểm toán và kiến nghị kiểm toán quan trọng của báo cáo kiểm toán hoạt động;

    3. Lập và gửi báo cáo kiểm toán hoạt động: Cần thể hiện được quá trình thảo luận, trao đổi để hình thành kết luận kiểm toán, ý kiến của đơn vị được kiểm toán, cách thức xử lý các khác biệt về quan điểm;

    4. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán: Cần thể hiện được bằng chứng về các kết quả đã thực hiện kiến nghị của đơn vị được kiểm toán; ý kiến giải trình của đơn vị được kiểm toán về những nội dung chưa thực hiện; các văn bản ý kiến, khiếu nại về kết quả kiểm toán của đơn vị kiểm toán hoặc các tổ chức cá nhân có liên quan và văn bản trả lời của Kiểm toán nhà nước.

  1. Hồ sơ kiểm toán cần thể hiện sự tham chiếu giữa báo cáo kiểm toán hoạt động với giấy tờ làm việc, đồng thời kiểm toán viên nhà nước cần áp dụng các thủ tục phù hợp để duy trì tính bảo mật và lưu trữ an toàn hồ sơ, tài liệu kiểm toán làm việc theo quy định của luật pháp và chuyên môn nghề nghiệp.


Каталог: Data -> thuynm -> File
Data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
Data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
Data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
Data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
Data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
Data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
Data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ
File -> Chuẩn mực kiểm toán nhà NƯỚc số 1550 (cmktnn 1550) CÁc bên liên quan trong kiểm toán tài chính quy đỊnh chung
File -> Chuẩn mực kiểm toán nhà NƯỚc số 4000 (cmktnn 4000)

tải về 210.58 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương