ĐỌC – hiểu văn bản bàI 6: truyện ngụ ngôn và TỤc ngữ VĂn bảN 1: Ếch ngồI ĐÁy giếNG



tải về 219.54 Kb.
trang2/49
Chuyển đổi dữ liệu11.04.2023
Kích219.54 Kb.
#54527
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   49
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÁNH DIỀU 7

THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Môi trường sống của ếch đã thay đổi sau sự việc gì?
A. Cái giếng bị vỡ
B. Ếch bị người ta bắt ra.
C. Ếch bò lên trên miệng giếng.
D. Có một trận mưa to.


Câu 2: Không gian khi ếch ra khỏi giếng trông thế nào?
A. Cũng vẫn chỉ nhỏ hẹp như trong giếng.
B. Là một phần phụ của giếng.
C. Rộng lớn, có nhiều thứ mới lạ.
D. Hoang tàn, sơ khai.


Câu 3: Thái độ của ếch khi ra khỏi giếng là gì?
A. Nhâng nháo, không thèm để ý đến xung quanh, nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp
B. Tôn trọng mọi người, gặp ai cũng chào hỏi, lễ phép.
C. Hống hách, yêu cầu mọi người đi qua phải quỳ xuống gọi mình là Thiên vương.
D. Tác giả không nói đến.


Câu 4: Đâu là cái kết của ếch?
A. Bị những con ếch to hơn ức hiếp đến chết.
B. Được một con ếch cái lấy làm chồng.
C. Bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
D. Nằm trên bàn ăn của một gia đình nọ.


Câu 5: Ta có thể đánh giá thế nào về cái kết của ếch?
A. Vì hống hách nên ếch đã bị sát hại.
B. Vì chủ quan, kiêu ngạo nên ếch phải trả giá bằng cả tính mạng.
C. Vì đẹp trai nên được nhiều người yêu.
D. Vì béo mọng nên được người ta để ý.


Câu 6: Bối cảnh câu chuyện đã giúp nhân vật bộc lộ tính cách gì?
A. Kiêu ngạo, huênh hoang, xem thường mọi vật
B. Có suy nghĩ thiển cận, cái nhìn phiến diện, không chịu mở mang hiểu biết của bản thân.
C. Tham lam, háo sắc, không bao giờ nghĩ cho người thân, gia đình và tương lai
D. Cả A và B.



  1. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Ý nghĩa của truyện là gì?
A. Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại tự cao tự đại, huênh hoang
B. Khuyên nhủ mọi người phải nỗ lực mở rộng tầm hiểu biết của bản thân, không được chủ quan, kiêu ngạo.
C. Phải biết đánh giá đúng tình hình để không mắc phải sai lầm như của ếch. Nếu như khi ra khỏi giếng, ếch lên ô tô đi thì đã không làm sao.
D. Cả A và B.


Câu 2: Nhan đề “Ếch ngồi đáy giếng” có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của văn bản?
A. Giúp người đọc hiểu ra được lẽ sống đúng.
B. Làm nổi bật chủ đề của văn bản
C. Làm thay đổi cấu trúc cốt truyện.
D. Tất cả các đáp án trên.


Câu 3: Mỗi truyện ngụ ngôn có thể đem tới nhiều bài học. Những bài học có thể rút ra từ câu chuyện này là gì?
A. Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường những đối tượng xung quanh. Sự thiếu hiểu biết kết hợp với thói kiêu ngạo, huênh hoang không chỉ gây rạn nứt những mối quan hệ tốt đẹp mà còn dễ dẫn đến thất bại cho bản thân, thậm chí có thể phải trả giá bằng cả tính mạng.
B. Nếu không biết tường tận, thấu đáo về một sự vật, hiện tượng hay một vấn đề nào đó thì không nên đưa ra những đánh giá chủ quan, mơ hồ.
C. Thế giới vốn rất rộng lớn, phong phú và có những bí ẩn mà dù cả đời người cũng chưa chắc tìm hiểu, khám phá được hết. Do đó, để mở mang vốn hiểu biết của bản thân, chúng ta cần khiêm tốn, học hỏi không ngừng.
D. Tất cả các đáp án trên.


Câu 4: Thể loại của văn bản “Ếch ngồi đáy giếng” là gì?
A. Truyện ngụ ngôn
B. Truyện trinh thám
C. Truyền thuyết
D. Truyện cười


Câu 5: Nội dung nào sau đây là khái niệm của truyện ngụ ngôn?
A. Truyện dân gian, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, nhằm giáo dục con người.
B. Truyện cổ dân gian, kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương.
C. Truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, thường mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ,… hoặc về chính con người để nêu lên triết lí nhân sinh và những bài học kinh nghiệm về cuộc sống.
D. Truyện dân gian, kể về cuộc đời của nhân vật bất hạnh, nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch, nhằm phản ánh xã hội.




  1. tải về 219.54 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương