Buddhist dictionary


PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN - BUDDHIST DICTIONARY



tải về 2.16 Mb.
trang15/16
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích2.16 Mb.
#11585
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN - BUDDHIST DICTIONARY
SANSKRIT / PALI - VIETNAMESE
THIỆN PHÚC
U

Ubhaya-anubhaya (skt): Cả hai và không phải cả hai—Bothness and not-bothness. 

Uccheda (p): Ðoạn diệt, hoại diệt, hay sự cắt đứt—Annihilation—Destruction—Cutting off—Putting an end to. 

Ucchedadarsana (skt): Ðoạn kiến—Phủ định hay đoạn diệt luận đối nghịch với thường hằng luận; trường phái triết học cho rằng thế giới đi đến một sự đoạn diệt hoàn toàn khi luật nhân quả không còn vận hành nữa—Negativism or nihilism opposed to eternalism; the philosophical school which teaches that the world is destined to come to a total extinction when the law of causation works no more. 

Uccheda drsti (skt) Ucchedaditthi (p): Ðoạn kiến—Tin tưởng rằng sau đời sống là hư vô không còn gì hết—The cutting-off view—Nihilism. 

Udakacandra (skt): Trăng trong nước (thủy trung nguyệt). Sự so sánh nầy được dùng để minh họa tính chất huyễn ảo của hiện hữu vốn vượt khỏi mọi điều đã được khẳng định. Mặt trăng  trong nước không phải  là mặt trăng thật mà chỉ là một phản ảnh, nhưng sự xuất hiện của nó ở đây là không thể phủ nhận được—Moon in water. This comparison is used to illustrate the illusive nature of existence which is beyond all predicates. The moon in water is not the real one as it is a reflection, but its appearance there is not to be denied. 

Udambara (skt): Ưu Ðàm.

Udana (skt): Tự thuyết Kinh, phần thứ năm trong Ðại tạng, gồm mười lăm phần—Spontaneous preaching—Fifth part of the sutra-pitaka, consisting of fifteen collections or sections.

** For more information, please see Khuddaka-Nikaya in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Udayana (skt): Ưu điền Vương—See Ưu Ðiền.

Uddhacca (p): Trạo cử—Phóng dật.

Uddhata (skt): Trạo cử.

Udraka (skt) Uddaka (p): Uất đà la.

Udraka-Ramaputra (skt) Uddaka-ramaputta (p): Uất Ðầu Lam, một trong các đạo sư mà thái tử Sĩ Ðạt Ða đã đến hỏi đạo sau khi Ngài xuất gia và trước khi Ngài thành Phật. Uất Ðầu Lam Phất cũng chính là thầy dạy của năm anh em Kiều Trần Như trước kia—One of the teachers under whom prince Siddhartha after leaving the world and before he became the Buddha, received instructions. Udraka-Ramaputra was also the master of Kaundinya, Asvajit, Dasabala-Kasyapa, Mahanaman-Kulika, and Bhadrika before they met Prince Siddhartha. 

Udumbara (p): Ưu đàm Bát la—Ficus Glomerata tree—See Ưu Ðàm Ba La in Vietnamese-English Section. 

Ulampaputta (p): Uất đầu lam Phất—See Udraka-Ramaputra.

Ullambana (skt): Vu Lan Bồn—Lễ Ma đói, được cử hành tại các nước Ðông Á như Tàu, Nhựt, Việt Nam. Trong ngày lễ này, tín đồ có tập quán cúng dường chư Tăng Ni thức ăn, hoa quả, quần áo, v.v. Phật tử và chư Tăng Ni  cùng hợp sức tụng kinh Vu Lan Bồn nhằm làm giảm nhẹ tội lỗi của người quá cố trong những điều kiện luân hồi xấu. Lễ Vu Lan Bồn được tổ chức đầu tiên vào năm 538 và truyền thống nầy vẫn còn được tiếp tục cho đến ngày nay. Theo truyền thuyết, tôn giả Mục Kiền Liên, người có thiên nhãn thông, nhìn thấy mẹ đã tái sanh vào kiếp ngạ quỷ nên muốn cứu bà mà không biết làm sao. Phật bảo ông ta chỉ có sự hợp lực của chư Tăng mới có thể giúp làm giảm những khổ đau của người bất hạnh. Từ truyền thống nầy triển khai lễ mà hôm nay chúng ta gọi là Vu Lan Bồn—Festival of the hungry ghosts, celebrated in East Asia Buddhist countries such China, Japan and Vietnam. On this day, ceremonies are held in which food, flowers and clothes are respectfully offered to the monks and nuns. Also together monks and nuns and lay folowers, with a combination of effort, recite Ullambana sutra in order to sooth the torments of the deceased in the lower realms of existence. This holiday was first celebrated in 538 BC  and is still celebrated today. The origin of this ceremony is to be found in the legend of Maudgalyayana, who thanks to his divine eyes, saw that mother had been reborn as a hungry ghost and wanted to save her; however, he did not know what to do.  The Buddha told him that  only the combination effort of all Buddhist monks could sooth the suffering of the tormented. From this tradition developed a so-called Ullambana. 

Ullambana sutra (skt): Kinh Vu Lan Bồn.

Upadana (skt): Grasping—Attachment—Thủ (mắc thứ chín trong Thập nhị nhơn duyên)—Sự ràng buộc vào sự tồn tại—Mắc xích thứ chín trong thập nhị nhân duyên. Mọi ràng buộc  đã trói chặt con người vào sự tồn tại và dẫn dắt người ấy đi từ sự tái sanh nầy đến sự tái sanh khác. Những đối tượng ràng buộc là ngũ uẩn. Nếu căn cứ vào thập nhị nhân duyên thì ham muốn khiến chúng sanh tìm bụng mẹ và từ đó dẫn tới một cuộc luân hồi mới—Clinging to existence—The ninth link in the Chain of Causation. The act of taking for one’s self—Grasping at or clinging to exixtence—Appropriating to one’s self—All attachments that create bonds that beings to existenceand drive them from rebirth to rebirth. The objects of attachment are constituted by the five skandhas. According to the Chain of Causation or Chain of Conditioned Arising, craving or attachment causes consciousness to take possession in a womb and thus instigates  the arising of a new existence. 

Upadana-Skandha: See Skandha. 

Upadesa (skt): Nghị Luận Kinh—Theoretical discourse.

Upadhyaya (skt): Hòa thượng—Giới giáo thọ, người có nhiệm vụ giảng dạy và kiểm soát sự tôn trọng nghi lễ và quy tắc kỷ luật trong giáo đoàn hay tự viện—Master—Teacher—Preceptor—Most venerable in an abbot who teaches and controls (is responsible for observance of) rites, rules and precepts in the order or monastery community.

Upagupta (skt): Tổ Ưu ba cúc đa.

Upakesini (p): Ưu-Bà Kế thiết Ni. 

Upaklesa (skt): Tùy phiền não—Secondary hindrances—A lesser klesa or cause of misery. 

Upaklista (skt)—Upakilittha (p): Soiled—Stained—Khách trần sở nhiễm—Bị ô nhiễm bởi bụi bặm bên ngoài (bất tịnh không trong sạch)—Contaminated by external dirt. 

Upakuta (skt): Ưu ba Kiết.

Upalakshana (skt): Thiện Tri—Thiện Giác—Nhìn thấy rõ ràng—Seing clearly. 

Upali (Oupali) (skt): Ưu Ba Li, tên của một trong những đệ tử lớn của Ðức Phật. Lúc đầu Upali chỉ là thợ cạo cho các hoàng tử dòng Thích Ca, nhưng sau đó ông gia nhập giáo đoàn và trở thành một trong thập đại đệ tử của Phật. Trong lần kiết tập đầu tiên, trưởng lão Ma Ha Ca Diếp đã dựa vào những câu trả lời của ông về giới luật mà Phật đã thuyết dạy để trùng tuyên thành Luật Tạng của Phật giáo—Name of one of the great disciples of Buddha’s. Upali was originally a barber for all Sakya princes, but he joined the Sangha and became one of the ten most important disciples of the Buddha. In the first Buddhist Council, Mahakashyapa based on Upali’s responses concerning the Buddha’ teachings on regulations for the reciting of the Vinaya-pitaka. 

Upanaha (skt): Continual enmity—One of the Upaklesa, or secondary hindrances. 

Uppalananna (p): Một trong hai vị Ni Trưởng đầu tiên của Phật giáo. 

Upananda (skt): Long vương Bạt nan đà.

Upanishad (skt): Ưu ba ni sa đà—The concluding portion of the Vedas.

Upasaka (skt & p): Ưu bà tắc—Thiện nam.

            Các môn đồ tại gia của đạo Phật, trong cả hai trường phái Nguyên Thủy và Ðại Thừa, đều tuyên thệ gia nhập Phật giáo bằng việc tuyên thệ trì giữ Tam qui ngũ giới, bát quan trai giới, cũng như luôn tuân thủ Bát Chánh Ðạo. Tuy nhiên, nếu hoàn cảnh không cho phép, họ có thể giữ từ một đến năm giới, giữ được càng nhiều giới chừng nào thì càng tốt chừng ấy. Họ là những người hộ trì Tam bảo bằng cách dâng cúng những phương tiện của cải vật chất như thức ăn, áo quần, v.v. Lễ thọ trì Tam qui Ngũ giới tại các nước theo truyền thống Phật giáo rất quan trọng vì đây chính là điểm tựa tinh thần cho người tại gia tuân giữ và sống đời đạo đức trong cuộc sống hằng ngày—A Buddhist male worshipper (lay person)—A lay disciple, in both forms of Buddhism, Theravada and Mahayana, is a person who vows to join the religion by striving to take refuge in the Triratna and to keep the five Precepts at all times, and the Eight Precepts on Uposatha days, and who tries to follow the Eightfold Path whilst living in the world. However, if their situation does not allow them to keep all the precepts, they can keep from one to five basic precepts; the more precepts they can keep the better. They are Buddhist supporters by offering material supplies, food, clothes, and so on. Countries with Buddhist tradition, Formal ordination of lay followers is extremely important  for this is the central ceremony of faith for them to lead a virtuous life. 

            Of course the Buddha was not only concerned with the Sangha, but  he was also concerned with lay people (upasaka and upasika), for lay people beside cultivating, they had to support the Sangha. However, they could not stand in the Order because originally they did not belong to the Order. If we don’t understand the Buddha’s teachings, we may raise questions about this; however, once we understand the teachings, we will not question any more. If we really want to pratice that noble teaching, we need  not to alter our status in the social or monastic order, all we need to do is to sincerely take refuge in the Buddha and practice what He taught. We all may remember that almost all Brahmins who spoke to the Buddha became his upasakas or upasikas. This did not mean that their social rank or career changed or that they gave up their material possessions. In short, the most important things for upasakas and upasikas are neither inside the Order nor the rank in the Order. They should be able to fulfill the followings:

            Take refuge in the three gems of Buddhism.

            Observe five moral precepts.

            Listen to the teachings of the Buddha, especially for Upasakas and Upasikas.

            Continue to do their best to support the Order. 

Dĩ nhiên là Ðức Phật không chỉ quan tâm đến Tăng đoàn, mà Ngài cũng quan tâm đến những người tại gia, vì những người tại gia ngoài vấn đề tu tập họ còn phải hỗ trợ cho cộng đồng tu sĩ. Tuy nhiên, họ lại không được đứng trong Tăng đoàn vì họ không thuộc vào hàng ngũ Tăng Già. Nếu không hiểu giáo lý nhà Phật thì người ta sẽ thắc mắc, nhưng khi đã hiểu thì người tại gia không còn phải thắc mắc. Nếu chúng ta thực sự muốn tu, chúng ta không cần phải thay đổi địa vị ngoài xã hội hay trong giáo đoàn, điều cần thiết là chúng ta nên thành tâm quy-y Phật và thực hành những điều Ngài dạy. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều nhớ rằng hầu như tất cả những Bà La Môn khi đã được nói chuyện với Ðức Phật đều trở thành những ưu bà tắc  hay ưu bà di của Ngài. Ðiều này không có nghĩa là qua đó họ đã thay đổi địa vị xã hội hay nghề nghiệp của mình, hoặc là từ bỏ  những sở hữu vật chất. Tóm lại, điều quan trọng cho một vị ưu bà tắc hay ưu bà di không phải là có chân trong giáo đoàn hay không, mà phải làm tròn những điều sau đây: 

            Quy-y Tam Bảo.

            Thực hành ngũ giới.

            Nghe Phật pháp, đặc biệt là những giáo lý mà Ðức Phật thuyết riêng cho Ưu Bà Tắc và Ưu Bà Di.

            Tiếp tục hộ trì Tăng già.

Upasampad (skt): To come to—To arrive at—To reach—To obtain—To bring near to—To lead near to—To receive into the order of monks. 

Upasampada (p): Cụ túc giới—Being equiped with the precepts—The act of entering into the order of monks

** For more information, please see  Ordination in English-Vietnamese Section. 

Upasika (skt): Ưu bà di—Tín nữ—A lay woman—A Buddhist female worshipper (laywoman).

** See Upasaka in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section. 

Upasthana (skt): Trụ—Abode—Approaching—The act of placing one’s self near to—Going near to—To approach to—To stay upon or at—A place of abiding—Abiding. 

Upatthakanam (p): Ministering care—Chuyên chú cần mẫn. 

Upaya (skt): Way—Means. 

            Phương tiện, mưu chước, phương pháp, thủ đoạn (điều hay vật dùng để đạt đến mục đích như con thuyền đưa người sang sông. Con thuyền là phương tiện): Skill in means, means, expediency, method, contrivance.

            Phương pháp mà chư Phật và chư Bồ Tát dùng để trình bày Phật pháp nhằm giúp cho tha nhân dễ thông hiểu và thực hành giác ngộ và giải thoát. Phương tiện là phương cách mà người ta dùng để đạt đến mục tiêu—Skill in means or method. Means or methods which Buddhas and bodhisattvas utilize to expound dharma to make it easy for others to understand and practice to reach enlightenment. A means or expedient is a way which one uses to reach one’s aim. 

Upaya-jnana (skt): See Phương Tiện Trí. 

Upaya-kusala (skt & p): Skillful means—Skillful expedients—Phương tiện thiện xảo (khéo léo xử dụng phương tiện). 

Upaya-paramita (p): Phương tiện Ba la mật. 

Upayana (skt & p): Não.

Upayasa (p): Thất vọng. 

Upekkha (p): Xả tướng—Equanimity--Serenity. 

Upeksa (skt) Upeksha (p): Equanimity—Xả tướng (cởi bỏ những điều ràng buộc trong tâm thức)—Tính thản nhiên, một trong những đức tính chủ yếu trong Phật giáo. Trong Phật giáo, xả tướng có nghĩa là trạng thái không có niềm vui cũng như sự đau khổ, một tinh thần sống hoàn toàn cân bằng vượt lên tất cả mọi phân biệt đối xử—Equanimity, one of the most important Buddhist virues. Upeksa refers to a state that is neither joy nor suffering but rather independent of both, the mind that is in equilibrium and elevated above all distinctions. 

Uposatha (p): Lễ Phát Lồ sám hối—Những ngày phát nguyện giữ giới—Uposatha is a semi-monthly service for recitation of precepts, either the Bhiksu, Bhiksuni or Lay Bodhisattva Precepts. According to the Vinaya, the recitation should be preceded by a public confession of transgressions. In practice, this part of the service is often omitted, as confession is usually done privately before the altar. The 1st, 8th, 15th, 23rd days of the lunar month (Full Moon, New Moon, and the days Equi-distant between them). They were kept as fast days in pre-Buddhist times, and were utilized by the early Buddhists as days for special meetings of the Order to recite sutras and to publicly confess all wrong doings. For lay people, it is a day of religious reflection for lay followers to practice and devote themselves to stricter practice. During this period of twenty-four hours, laypersons gather at a monastery where they participate in worship and expositions of the teaching and vow to observe eight precepts (the rules of moral discipline), taking just one meal at noon time, reciting sutras as well as practicing meditation all the time—Lễ Bố Tát là lễ tụng giới mỗi nửa tháng cho Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, hay Bồ Tát Giới tại gia. Theo Luật Tạng thì lễ tụng giới này phải được tụng và phát lồ sám hối trước chúng. Nhưng trên thực tế thì phần này đã bị bỏ đi và thường thì lễ phát lồ được diễn ra riêng tư trước bàn thờ Phật. Lễ diển ra vào những ngày mồng 1, 8, 15 và 23 của tháng âm lịch. Riêng cho người tại gia thì lễ nầy chủ yếu đưa họ vào sống đời tu tập của người xuất gia trong một ngày một đêm. Trong suốt hai mươi bốn giờ nầy, Phật tử tại gia đến chùa nghe pháp, giữ tròn tám giới, ăn một ngọ, và tụng kinh cũng như thiền định suốt ngày. 

Uposathasìla  (p): Bát Quan Trai Giới. Upovasatha (skt): Bố tát—Tụng giới.

Uppadetabha (p): Ðược tạo nên.

Uragasara (skt): Chiên đàn.

Urna (skt): Bạch mao—White hair. 

Uruvilva (skt)—See Ưu Lâu Tần Loa. 



Uruvilva Kacyapa (skt): Ưu lâu tần loa Ca Diếp—Uruvilva Kasyapa, one of the three Kasyapas, one of the principal disciples of sakyamuni, so called because he practiced asceticism in the Uruvilva forest, or because he had on his breast a mark resembling the fruit of the papaya. According to the Buddhist legends, after the Buddha attained Enlightenment, he went to Kasi city, then on his way to Magadha, the Buddha started his preaching mission, the Buddha met Uruvilva, the leader of the Fire-worshipping cult. The Buddha asked for lodging. The leader showed the Buddha to a stone hut and warned him, saying: “Inside, a poisonous dragon always appears at mid-night and devours any human beings present in the room. So, do not regret if you are eaten up.” The Buddha then entered the stone hut and sat tranquillly in a crossed-legs pose. By midnight, the poisonous dragon made its appearance showing its jaws and clutching its claws, but it could not harm the Buddha. The following day, beyond the expectation of the heretic ascetics, the Buddha was unhurt in the stone hut. They were more than surpirsed. The leader of the cult then consulted the Buddha on the ways of proper practice. After hearing the wonderful dharma from the Buddha in his ever convincing tone, and under the transforming influence of his great virtues, Uruvilva was now totally convinced. He was determined to give up what he had learned in the past and led 500 disciples to take refuge in the Buddha. After the Buddha converted Uruvilva and his five hundred disciples, he also expounded to them the Four Noble Truths. Each of them was filled with joys of the Dharma. After learning the wonderful dharma, these heretics, who worshipped fire previously, firmly realized their ignorance. They showed their determination by throwing their fire-worship paraphernalia into the Nilajan River. These paraphernalia drifted to the place where Uruvilva’s two younger brothers were staybg. One was Nakasyapa and the other Gayakasyapa. They were both believer of teh fire-worshipping cult. They recognized the paraphernalia as belonging to their elder brother. Fear of any accident that might have occurred to their elder brother, they each brought with them 250 disciples and rushed to their elder brother’s place. When the brother met, they were totally surprised because both Uruvilva and his disciples all appeared as monks, putting on the monk’s robe (Kasaya). Uruvilva then gave an account of how he was converted. The two brothers also listened to the preaching of the Buddha and finally took refuge in the Buddha. So the Buddha converted and accepted the three Kasyapa brothers and their one thousand followers as his disciples, who had by now organized into a huge body of monks. They left the fire-worship venue and headed towards Vulture Peak in Rajagrha. This long procession of monks on the move caught the attention of the entire kingdom of Magadha. King Bimbisara and all the people of Rajagrha took part in the welcome procession, which extended for five miles to the foot of the Vulture Peak. Later on, he is to reappear as Buddha Samantaprabhasa—Ưu lâu tần loa Ca Diếp là một trong ba vị Ca Diếp, đệ tử của Phật. Người ta gọi ông như vậy là vì ông tu hành khổ hạnh trong khu rừng Ưu Lâu Tần Loa, ông cũng có tướng hảo trên ngực in hình quả đu đủ. Theo truyền thuyết Phật giáo, sau khi đạt được đại giác, Ðức Phật đi đến thành Ca Thi. Trên đường đi đến xứ Ma Kiệt Ðà Ngài gặp giáo chủ phái thờ Thần Lửa, xin nghỉ nhờ. Vị giáo chủ này dắt Ðức Phật vào một căn nhà đá, và cảnh báo rằng, “Ở đây nửa đêm sẽ xuất hiện rồng độc, hễ thấy người là nuốt liền, đừng có hối hận.” Ðức Phật đi vào nhà đá, ngồi kiết già an tịnh. Nửa đêm, quả nhiên rồng độc xuất hiện, nhe nanh vuốt, nhưng không làm hại Ðức Phật. Ngày hôm sau, không như dự tính của ngoại đạo, Ðức Phật vẫn bình yên vô hại trong ngôi nhà đá, khiến bọn họ vô cùng kinh ngạc. Sau đó Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp hỏi Ðức Phật về phương pháp tu thân học đạo. Sau khi lắng nghe pháp âm vi diệu của Ðức Phật, kính phục vì sự cảm hóa của Ðức Phật, ông quyết tâm vứt bỏ lối học cũ, dẫn 500 đệ tử về quy-y với Phật. Sau khi Ðức Phật cứu độ Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp và 500 đệ tử của y, Ðức Phật giảng cho họ nghe về Tứ Diệu Ðế, khiến cho ai nấy đều tràn đầy niềm vui Phật pháp, mừng rằng họ đã bỏ tà qui chánh, đi trên con đường lớn thênh thang. Những ngoại đạo này sau khi nghe pháp, tỉnh ngộ sâu sắc sự ngu si khi thờ thần lửa, quyết tâm đem những đạo cụ thờ Lửa ném xuống dòng sông Nilajan. Những đạo cụ này  trôi đến chỗ của hai người em là Nakasyapa, người kia là Gayakasyapa. Họ đều là những người thờ thần lửa. Hai người em nhận ra đây là đồ đạc của anh mình, lo sợ đã có chuyện gì xãy ra cho anh mình. Vì thế mỗi người mang theo hai trăm năm chục đệ tử, ngày đêm dong ruỗi đến chỗ anh mình. Anh em gặp nhau, họ vô cùng kinh ngạc vì Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp và đám đệ tử, ai cũng đều rõ ràng đã trở thành Tăng sĩ mặc áo cà sa. Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp kể lại cho hai em nghe về chuyện cải đạo của mình. Hai người em cũng nghe Phật thuyết pháp và cuối cùng xin quy y Phật. Ðức Phật đã thu nhận cả ba anh em Ca Diếp  và một ngàn đệ tử của các vị, hợp thành một Tăng đoàn lớn. Tất cả đều rời khỏi đạo tràng thờ Lửa, hướng về núi Linh Thứu của thành Vương Xá. Tăng đoàn to lớn này, hàng ngũ rầm rộ, đã làm kinh động cả nước Ma Kiệt Ðà. Vua Tần Bà Sa La và toàn thể thần dân của ông đổ ra khỏi thành tham gia hàng ngũ nghênh đón, xếp hàng dài đến năm dặm, đến tận chân núi Linh Thứu. Về sau này, Phật thọ ký cho Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp  thành Phật hiệu là Phổ Minh Như Lai.

Usnisha (skt): Nhục kế.

Usnisacakravartibodhisattva (skt): Ðinh Luân Vương Bồ Tát.

Utpada (skt): Rising—Coming to existence—Birth—Sự sinh khởi (sự sinh ra hay sự phát sinh)—See Sanh Khởi in Vietnamese-English Section. 

Utpada-nirodha (skt): Birth and death—Production and destruction—Sinh diệt. 

Utpala (skt) Uppala (p): Long vương Ưu Bát La—The blossom of the blue lotus.

Utpalavarna (skt): Liên Hoa Sắc, tên của một vị Tỳ kheo ni—Lotus Flower Color, name of a nun. 

Uttarakuru (skt): Bắc Cu lô Châu—Tọa lạc về phía Bắc Ấn Ðộ, được mô tả như là một nơi có vẻ đẹp vĩnh cửu (châu nầy ở về phía bắc núi Tu Di. Người trong cõi nầy còn được gọi là tiên, sống rất an vui và thọ đến 1.000 tuổi)—The northern continent, situated in the north of India, and described as the country of eternal beautitude.

Uttara-samgha (skt): Uất đa la Tăng—Y thượng—Upper or outer robe includes:

            Thất điều y: Seven-stripe robe.

            Trung y: Middle robe.

            Nhập chúng y: Robe for going among the sangha. 

Uttrasita (skt): Kinh Hãi—Frightened—Trong Kinh Lăng Già, Ðức Phật dạy: “Kẻ nào không kinh hãi, hoảng hốt, không tỏ ra ý sợ hãi nào ngay cả khi cảnh giới vượt ngoài sự hiểu biết thì kẻ ấy được gọi là quyến thuộc của Như Lai Thừa—In the Lankavatara Sutra, the Buddha taught: “He who is not frightened, alarmed, betrays no sense of fear even when this realm beyond comprehension is shown to him, he is to be known as belonging to the family of the Tathagata-yana. 

PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN - BUDDHIST DICTIONARY
SANSKRIT / PALI - VIETNAMESE
THIỆN PHÚC
V

Vac (skt): Ngữ—Lời nói.

Vaca (p): Lời nói.

Vacchagotta: Du Tăng Vacchagotta, một trong bốn mươi mốt nhà sư lớn mà tên tuổi được nhắc đến trong Anguttara-Nikaya và là những môn đồ trực tiếp của Phật Thích Ca. Chính ông đã hỏi Phật về một cái ngã tồn tại; tuy nhiên, Phật đã từ chối không trả lời. Vacchagotta nổi tiếng về những phẩm chất thiền định và có nhiều quyền năng thần diệu—A  wandering ascetic monk, one of the forty-one great monks mentioned in the Anguttara-Nikaya, who were among the direct studens of Buddha. He was the one who questioned the Buddha on certain metaphysical problems, especially those realting to the ego and the state of the arhat after death; however, the Buddha refused to respond to the question. Vacchagotta was famous as a meditation master and is supposed to have had many supernatural powers. 

Vacasuta (skt): Tổ Bà xá tư Ða.

Vada (p): Expression or speech—The teaching of the Elders (Theravada).

Vagga (p): A section or chapter in a lager work (Trường Bộ Kinh).

Vahana (skt): Vehicle. 

Vaibhasika (skt) Vibhashika (p):

            Môn đồ của Mahavibhasha—A student of Mahavibhasha (Ðại Trí Tuệ).

            Tên của hai tác phẩm Mahavibhasha và Vibhasha, được coi như là căn bản cho trường phái Sarvastivada. Ðây là những bình giải quan trọng về Luận Tạng của trường phái Sarvastivada—Names of two works (Mahavibhasha and Vibhasha) considered as fundamental by the school of Sarvastivada. They are two important commentaries on the Abhidharma of the Sarvastivada school. 

Vaidehi (skt): Vi đề Hy, vợ vua Tần Bà Sa La, và là mẹ của vua A Xà Thế—Wife of king Bimbisara, and mother of Ajatasatru—According to Buddhist legends, Queen Vaidehi was the wife of king Bimbisara, and mother of Ajatasatru. When Ajatasatru imprisoned king Bimbisara, she managed to bypass the guards to visit the King. She also brought some honey and grapes by putting them on her body for the King to eat. She did this every other day so that the King received nutrients and would not starve. However, later, Ajatasatru discovered her plan, so he banned her from visiting the King. Eventually, King Bimbisara died in the prison—Theo truyền thuyết Phật giáo, Hoàng Hậu Vi Ðề Hy là vợ của vua Tần Bà Sa La, và là mẹ của A Xà Thế. Khi vua Tần Bà Sa La bị A Xà Thế hạ ngục để soán ngôi, bà đã dùng kế qua mặt lính gác ngục để đến thăm nhà vua, bằng cách bôi mật đường và nước cốt nho lên thân mình để nhà vua ăn, cứ thế hai ngày một lần vào thăm và nuôi nhà vua, nên vua không đến nỗi bị chết đói. Tuy nhiên, về sau này thì A Xà Thế phát giác được kế hoạch của bà nên cấm không cho bà vào ngục thăm vua nữa. Cuối cùng vua Tần Bà Sa La chết trong ngục thất. 

Vaidurya (skt): Mã não (mắt mèo)—Lapis lazuli—A cat’s eye gem. 

Vaikalya (sk): Sự yếu ớt—Bất toàn—Imperfection—Weakness—Defectiveness—Incompetency—Insufficiency—One of the eight inopportune situations. 

Vaipulya (skt): Phương quảng—Square and wide—Exact and wide—Spaciousness—Largeness—Breadth—Thickness. 

Vaipulya-sutra (skt): Kinh Phương Quảng, các kinh dài trong trường phái Ðại thừa. Phương quảng kinh gồm ba bộ (Bát Nhã tâm Kinh, Hoa Nghiêm Kinh và Ðại Bảo Tích Kinh)—Một trong mười hai bộ kinh lớn của Phật giáo—Extensive sutras—Extensive Mahayana sutras—Sutra of Great Extension—A Mahayana form of scripture. A collection of expanded texts. There are three different Vaipulya-sutras: Prajnaparamita-sutra, Avatamsaka-sutra, and Ratnakuta-sutra—One of the twelve divisions of the Buddha’s teachings . 

Vairambhaka (skt): Gió hoại diệt—An all-destroying wind occuring between kalpas. 

Vairocana (skt): Tỳ Lư Giá Na—Bề Lô Ðỗ Na—Tỳ Lư Chiết Na—Phệ Lư Giá Na.

            Phật Tỳ Lô Giá Na, tên của Phật Dhyani—Ðại Nhật Như Lai hay Quang Minh Biến Chiếu (vị Phật phi lịch sử), một trong năm vị Phật siêu việt. Bên cạnh Ngài còn một vị Bồ Tát siêu việt tên là Phổ Hiền và Cổ Phật Câu Lưu Tôn. Phật Tỳ Lô Giá Na biểu hiện cử chỉ sáng suốt cao tuyệt, hay tâm thức vũ trụ, tức là Phật trí thức siêu việt. Tịnh Ðộ của Ngài là toàn thể vũ trụ—Great Sun Tathagata (coming from or belonging to the sun)—Name of a Dhyani Buddha—A son of the sun—The Dhyani Buddha of the centre—The central Sun, personifying the Dharma-Dhatu or Supreme Wisdom. Vairocana or the All-Illuminating One (of the non-historical Buddha), is one of the five transcendent buddhas. He is associated with the transcendent Bodhisattva Samantabhadra and the earthly Buddha Krakuchchanda. Vairocana is often depicted making the gesture of supreme wisdom, or cosmic consciousness, that is, transcendental Buddha-knowledge. His Pure Land is the entire cosmos. 

            Tỳ Lô Giá Na nghĩa là thuộc về mặt trời hay đến từ mặt trời. Có nhiều định nghĩa—Vairocana, belonging or coming from the sun, the true or real Buddha-body. There are different definitions:

            Thiên Thai tông cho rằng tam thân Phật được tiêu biểu bởi—T’ien-T’ai says the three bodies of the Buddhas (kaya) represented by:

            Phật Tỳ Lô Giá tiêu biểu cho Pháp Thân Phật Thích Ca hay tất cả chư Phật: Vairocana represents the dharmakaya or the Dharma Body of Buddha Sakyamuni and all Buddhas.

            Phật Lư Xá Na tiêu biểu cho Báo Thân Phật: Rocana or Locana represents the sambhogakaya.

            Phật Thích Ca Mâu Ni tiêu biểu cho Ứng Thân Phật: Sakyamuni represents the nirmanakaya. 

            Hoa Nghiêm tông cho rằng tam thân Phật được tiêu biểu bởi—Hua-Yen says the three bodies of the Buddhas represented by:

            Phật Tỳ Lô Giá Na tiêu biểu cho Thụ Dụng Pháp thân: Vairocana represents the Dharmakaya.

            Phật Lư Xá Na tiêu biểu cho Báo Thân: Rocana or Locana represents the Sambhogakaya.

            Phật Thích Ca Mâu Ni là Hóa Thân: Sakyamuni represents the Nirmakaya. 

            Mật giáo cho rằng Phật Tỳ Lô Giá Na tiêu biểu cho mặt trời hay ánh sáng mặt trời, xua tan bóng tối vô minh: The esoteric school interprets Vairocana by the sun, or its light, which eliminates the darkness of ignorance.

            Phật Tỳ Lô Giá Na còn được dịch như là “Biến Nhất Thiết Xứ” hay Biến Chiếu Vương Như Lai: Vairocana is also recognized as the spiritual or essential body of Buddha-truth, and like light pervading everywhere.

            Phật Tỳ Lư Giá Na còn được diễn dịch là “Tịnh Mãn” Phật: Vairocana also interpreted by “Purity and Fullness,” or fullness of purity. 

            Tỳ Lô Giá Na là vị Phật chính ngự trị tại trung tâm của năm vị Phật trong Thai Tạng và Kim cang giới: Vairocana is the chief of the five Dhyani-Buddhas, occupying the central position.

            Tỳ Lô Giá Na còn được gọi là Ðại Nhật Như Lai: Vairocana is also called the Great Sun Tathagata. 

            Theo Mật Giáo—According to the Esoteric Schools:

            Ðại Tỳ Lô Giá Na là danh hiệu Ðức Phật Ðại Nhật theo Phạn văn, có vẻ như khác biệt với  Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni, nhưng theo Mật giáo, nếu nghiệm theo mật nghĩa, thì Thích Ca cũng chính là Ðại Nhật; còn Bồ Tát Phổ Hiền, thị giả của Phật Thích Ca  thì trở thành Kim Cang Thủ (Vajrapani) thị giả của Ðức Ðại Nhật. Và ngay cả Ðức Phật nhập huyền mật kia cũng có hai thân, thường được tượng trưng bằng hai vị Phật riêng biệt. Trong Phật giáo, một vị Phật lâu đời đến đâu vẫn là một cá thể, bởi vì trí tuệ viên mãn  là sự viên mãn của nhân cách, và nhân cách đó là Phật. Sự viên mãn nhân cách được trang nghiêm bởi ba mật là Pháp Trí Thân. Phật tính về mặt tĩnh vốn có sẵn đầy đủ như nguồn sáng vĩ đại (kim cang giới) và Ðại Nhật của Kim Cang giới. Chúng ta vẫn chưa nhận thức rõ ràng là năng lực sinh động  tỏa sáng khắp nơi, như hơi ấm hay tình thương, bao giờ cũng ấp ủ tất cả chúng sanh hiện hữu trong thế giới thai tạng. Do đó, lý pháp thân, được mô tả như là tánh giới, tức là vũ trụ tự thân, phải được thắp sáng và đón nguồn sáng của trí tuệ viên mãn. Ðức Phật đã thành tựu đến chỗ  ‘lục đại vô ngại’ (địa, thủy, hỏa, phong, không, thức), và là Ðức Phật Ðại Nhật của Thai Tạng giới. Những danh hiệu kỳ dị như Kim Cang giới và Thai Tạng giới  chỉ cho đặc tính bất diệt của trí tuệ cá thể, hoặc cũng gọi là cảnh giới của quả và căn nguyên bản hữu của mọi loài: The Mahavairocana, as the Great Sun Buddha is called in Sanskrit, is apparently different from the Sakyamuni Buddha, but if mystically considered, the latter himself will be the former, and Samantabhadra Bodhisattva who is attending Sakyamuni Buddha will be Vajrapani under the mystical Buddha. Even the mystical Buddha is of two aspects, generally represented as two separate Buddhas. In Buddhism, a Buddha, however remote in age or however great in origin, will be individual, for the perfection of knowledge and wisdom is the perfection of personality and that is a Buddha. A personal perfection embellished by the three mysteries is the spiritual body of knowledge and wisdom. The static nature of the Buddha is potentially perfected like the great luminary (Diamond Element), and is the Mahavairocana (Great Sun) of the Diamond Element. To us it is not clear that all-illumining  dynamic force, like warmth or mercy, is to enfold all beings which are in the realm of natural principle (Matrix Repository). Therefore, the spiritual body of principle is depicted as if the world of nature, i.e., universe itself, should become illumined and assume a splendor  of perfect wisdom. This Buddha is possessed of the perfect harmony of the sixfold greatness, i.e., earth, water, fire, air, space, and consciousness and is the Buddha Mahavairocana of the Matrix Repository. These curious names of the worlds of “Diamond Element” and “Matrix Repository” indicate the indestructible character of personal wisdom, otherwise called the realm of effect and the natural source of beings, sometimes called the realm of cause. 

            Hai hình thái ‘tĩnh’ và ‘động’ của Phật hoàn toàn khác nhau. Tĩnh và động dành cho nhân cách của Phật dựa trên sự biểu hiện năng lực gia trì của Ngài. Nhìn từ cương vị chứng ngộ trí tuệ viên mãn của Ngài, thì Ðức Phật của cảnh giới bản hữu là ‘tĩnh’ và do đó có ‘định ấn’ trong lúc Ðức Phật của cảnh giới trí tuệ là động do thực chứng lý tưởng  và có ‘trí ấn’: These two aspects ‘static’ and ‘dynamic’ of the Buddha are strictly distinguished. The words ‘static’ and ‘dynamic’ with regard to the person of the Buddha on the basis of the manifestation of his enfolding power. Seen from the attainment of his perfect wisdom, the Buddha of the realm of nature is static and therefore has the sign (mudra) of meditation, while the Buddha of the realm of wisdom is dynamic owing to the vivid realization of his ideals and has the sign of ‘wisdom-fist.

            Thí dụ có một cá thể tự phát triển và chứng ngộ và tiến xa đến chỗ nhập thể vào lý tánh vũ trụ, cá thể đó sẽ là Phật Ðại Nhật của Kim Cang giới. Trong điêu khắc, vị đó sẽ được trình bày bằng bàn tay trái nắm lấy ngón trỏ của bàn tay phải, dấu hiệu của ‘trí ấn’’: Suppose an individual develops himself and attains enlightenment and advances so far as to conform to the universal principle; he will then be Mahavairocana Buddha of the individual realm or Diamond Element. In sculpture, he is represented with the left hand grasping the index finger of the right hand, the sign of ‘wisdom-fist.’

            Lại nữa, khi vũ trụ tự nó được rọi sáng và tiếp nhận nguồn sáng của trí tuệ, thì người đó sẽ là Ðức Ðại Nhật Như Lai của Thai Tạng giới. Trong điêu khắc, được diễn tả  bằng ‘định ấn’ về vũ trụ, với bàn tay mặt trên bàn tay trái, hai ngón cái giao nhau: On the other hand, when the universe itself becomes illumined and assumes a splendor of wisdom, he then will be Mahavairocana Buddha of the natural realm or Matrix Repository. In sculpture he is represented as having the sign of meditation on the universe, with the right hand on the left, the thumbs touching each other. 

            Như thế chúng ta có đến hai Ðức Phật cùng đồng danh hiệu, giống nhau qua bản chất nhưng khác nhau qua biểu hiện. Hai mà không hai (nhị nhi bất nhị). Nói theo Mật giáo, hai nhân cách viên mãn cứu cánh phải là một, cùng có chiều rộng và chiều cao như nhau—Thus there are two Buddhas with one and the same name and identical in quality, but different in manifestation. They are two and yet not two. Mystically speaking, the two persons of ultimate perfection  would be one and the same width and heigth. 

            Khi lục đại giao tréo nhau theo không gian, chúng tạo thành vũ trụ, tức là Pháp thân của Thai Tạng giới: When the six great elements  (earth, water, fire, air, space and consciousness) are coordinated  crosswide, or according to space, we get the universe, i.e., the universal body of the Buddha of the Matrix Realm. 

            Khi lục đại được sắp xếp theo chiều dọc (theo thời gian), chúng ta có năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) tạo thành một cá thể, tức Phật thân của Kim Cang giới: When the six elements are arranged lengthwise or vertically, according to time, we get the individual of five aggregates, i.e., the personal body of the Buddha of the Diamond Realm. 

(Maha)vairocana (p): Ðại tỳ lô giá na—See Vairocana.

Vaisakha (skt): See Thập Nhị Nguyệt (2). 

Vaisali (skt) Vesali (p): Tỳ Xá Ly—Xá Vệ, một thành phố quan trọng vào buổi đầu Phật giáo, hiện là Basarh cách Patna khoảng hơn 20 dậm về phía tây bắc, giữa sông Hằng và rặng Tuyết sơn. Vào năm 386, nghị hội thứ hai Phật giáo đã diễn ra tại đây—An important city in the early phase of Buddhism, which is now Basarh, about more than 20 miles northwest of Patna, between Ganges and the Himalayas. In 386 the second Buddhist Council was held in Vaisali. 

Vaisharadya: See Four certainties. 

Vaiseshika (skt): Học phái Vệ thế sư.

Vaisya (skt): Thương cổ—Phái buôn bán—Working class—A man who settles on the soil—An agriculturist—A man of the third class or caste whose business was trade as well as agriculture.

Vaisramana (skt): Thiên vương Tỳ sa môn.

Vaisravana (skt): Tỳ Xá La Bà Nã—Dư Thiên vương—Tỳ sa môn—A patronymic. 

Vaivarti (skt): Tỳ bạt trí—Thối chuyển.

Vajjaø (skt): Tội Thập ác hay Ngũ nghịch.

Vajra (skt): Kim cang, tượng trưng cho những gì không thể phá hủy được—Diamond or adamantine, a symbol of indestructible.

Vajraboddhi (skt): Kim cang trí.

Vajracandratilaka (p): Kim Cang Nguyệt yểm. 

Vajra-dhara (p): Chấp Kim Cang—See Samantabhadra. 
Vajra-dharmadhatu (p): Kim cang pháp giới—The Diamond Element or positive pole in the manifested universe, of which the negative pole is Garbhadhatu. 

Vajradhatu (skt): See Kim Cang Giới. 

Vajradhatu-Mandala (skt): See Shingon. 

Vajragarbha (skt): Kim Cang Tạng—Diamond Treasury. 

Vajranana-dhara (p): Kim Cang Huệ—The Supreme Buddhahood. 

Vajranana-mudra (p): Huệ-Ấn Kim-Cang. 

Vajra-Nisprapan-caviharin (p): Chấp Kim Cang Trụ Vô hý luận. 

Vajrapani (skt): Kim cang thần—Kim cang thủ, vị cầm lưỡi tầm sét, một vị thần trong Phật giáo, người theo Ðức Phật và hộ trì Ngài trong mọi lúc—Thunderbolt-handed, a Buddhist god who accompanies the Buddha and protects him all the time, one of the Dhyani-Bodhisattvas—Wielder of the Vajra or Diamond Sceptre.

Vajrapradama-mudra (skt): See Mudra 10. 

Vajra-Prajna-Paramita Sutra (skt): Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Ða—Diamond Sutra.

Vajraccedika-Prajna-Paramita-Sutra (skt): Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Ða—Diamond Sutra. 

Vajrapani (p): Kim Cang Thủ Thế Tôn. 

Vaijraprajna-paramita (skt): Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Ða. 

Vajraputra (skt): Ðại a la hán Phạt xà la phất đa la. 

Vajra-Samadhi (skt): Kim cang định—Samadhi as a state of great stability.

Vajrasamkara (p): Kim Cang Tỏa. 

Vajrasattva (skt): Kim Cang Tát Ðỏa—Kim Cang trí là khả năng xóa bỏ những nhơ bẩn, là nguyên tắc của sự thanh tịnh. Một trong những danh hiệu của Adi-Buddha, trí huệ Phật ban sơ của Phật giáo Tây Tạng—Diamond sattva—Having a heart of adamant—The Diamond Being or Essence, the ability to eliminate all defilements, the principle of purification. One of the many titles given to Adi-Buddha, the primordial Buddha-wisdom in the Tibetan School of Buddhism. 

Vajrasekharatantrarajasutra (skt): Kim cang đảnh Kinh.

Vajra-Sekhara-vimana-sarvayoga-yogi sutra (skt): Kim cang phong lầu các nhứt thiết dụ dà du chỉ Kinh.

Vajrasena (skt): Kim cang tọa.

Vajrasrnkhala (p): Kim Cang Tỏa. 

Vajrasuci  (p): Kim Cang Châm. 

Vajravimbopama (skt): See Kim Cang Tam Muội in Vietnamese-English Section. 

Vajrayana (skt): Mật Tông—Kim Cang Thừa, trường phái Phật giáo Tây Tạng xuất hiện vào giữa thế kỷ thứ V. Phái nầy phát triển từ trường phái Ðại thừa, nhưng coi việc thực hiện các nghi lễ là quan trọng như một phương pháp tâm lý để thu hút tín đồ—A  Tantric School of North India and Tibetan Buddhism founded in the fifth century. It developed out of the teachings of the Mahayana; however, it emphasized on  ritual practices as a psychological method to attract followers. 

Vakkula (skt): Bạt Câu La—Bạc Củ La—Bạc La Bà Câu La—Tên của vị La Hán Thiện Dung hay Vỹ Hình, người mà trong suốt 80 năm sống không bệnh hoạn hay đau đớn—Vakkula, name of an arhat, a disciple of Sakyamuni, who during his eighty years of life, never had a moment’s illness or pain.

Vaksamata (skt): See Ngữ Bình Ðẳng. 

Valabhi (skt): Tên của một địa danh Phật giáo ở miền tây Ấn Ðộ, cách Bhavanagar hai mươi dặm về phía tây bắc. Từ thế kỷ thứ sáu trở đi, các hoạt động Phật giáo ở Saurashtra dường như đã chuyển trọng tâm đến Valabhi. Nơi nầy đạt được vị trí quan trọng vì có nhiều ý nghĩa về mặt tôn giáo, và Huyền Trang đã nói về nơi nầy bằng những lời lẽ nồng nhiệt khi ông đến đây vào năm 640 sau Tây Lịch. Theo Huyền Trang thì ở đây có một trăm tu viện với sáu ngàn tu sĩ thuộc Chánh Lượng Bộ (Sammitiya sect). Vào thời ấy, Valabhi được xem là một trung tâm kiến thức Phật giáo đứng hàng thứ nhì sau Na Lan Ðà và trở thành quê hương của các học giả Phật giáo nổi tiếng như Sthiramati và Gunamati. Người ta tìm thấy ở đây không dưới ba mươi bản đồng có khắc chữ thuộc thế kỷ thứ 7 và 8. Các bản đồng nầy ghi rằng các vua chúa triều đại Maitraka tại Valabhi đã ban cấp đất đai cho không dưới mười lăm tu viện do hoàng tộc, triều thần và các nhà hảo tâm xây nên. Ðáng tiếc là Valabhi ngày nay chỉ là sự đổ nát, chẳng còn gì là chứng tích của sự vinh quang ngày trước—Name of a Buddhist place in west India, about twenty miles to the north-west of Bhavanagar. From the sixth century A.D., Buddhist activities in Saurashtra seem to have centered in Valabhi. It acquired great importance as a place of Buddhist interest and Hsuan-Tsang spoke of it in glowing terms when he visited it in 640 A.D. According to Hsuan-Tsang, there were one hundred convents where six thousand devotees of the Sammitiya school resided. In those days, Valabhi was considered to be next in importance to Nalanda as a centre of Buddhist learning, and became the home of the renowned Buddhist scholars, Sthiramati and Gunamati. Not less than thirty copper-plate inscriptions, of the seventh and eighth century A.D., have been found. These records that land grants were given by the Maitraka rulers of Valabhi to no fewer than fifteen Buddhist monasteries built there by members of the royal family, the royal officers and other Buddhist saints. Unfortunately, Valabhi is now in ruins, and nothing remains to prove its past glory. 

Vanavasin (skt): Ðại A la hán Phạt na bà tư.

Vandana (skt): Hòa nam—Lễ bái—Kính lễ—Homage—Salutation—Venerative bow.
Vannas (p): Giai cấp—Castes.

Vara (skt): Âm—Tiếng.

Varada (skt): Generosity.

Varada-Mudra (skt): See Mudra 6. 

Varanasi (skt): Ba La Nại.

Varangala (skt): See Vingila. 

Varaprabha (skt): Diệu Quang Bồ Tát.

Varjya (skt): Tội Ngũ nghịch hay thập ác.

Varsika (skt): An cư—Rain retreat. 

Varuna (p): Phạ Rô Nõa Long Vương—Thủy Thần hay Thần sông, một trong những danh hiệu của Ðức Phật, nhờ đó mà Ngài được vô số loại chúng sanh chấp nhận—River-god, one of the innumerable epithets of the Buddha whereby he is made accessible to innumerable classes of beings.

Varusa (skt): Thành Varusa, bây giờ là Attock, nằm về phía đông của Peshawar—Varusa, now Attock, east of Peshawar. 

Vasana (skt):  Tập Khí—Những thói quen nghị lực của ký ức (những ý thức và hành động đã làm trong quá khứ) đánh động sự phân biệt và ngăn ngừa sự giác ngộ—Perfuming impression or memory—The habit-energy of memory from past actions (recollection of the past or former impression) which ignites discriminations and prevents Enlightenement—See Alaya Vijnana in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section, and Tập Khí in Vietnamese-English Section.

Visanavija (skt): See Huân Tập Chủng Tử in Vietnamese-English Section. 

Vasavartana (skt)—Vasavattati (p): Self-control—Tự tại (tự mình điều phục thân tâm của mình). 

Vasavartin (p): Thiên ma tử. 

Vashpa (skt): Chánh nguyện.

Vasita (skt): Tự Tại—Self-control—See Mười Sự Ðiều Ngự in Vietnamese-English Section. 

Vassa(na) (p): Mùa mưa—The rainy season.

Vastu (skt): 

            Sự: Fact—Event—See Sự (B). 

            Vật chất—Substance. 

Vastuprativikalpajnana (skt): Knowledge of the discriminating of existence—Ý thức phân biệt những điều khác nhau nảy sinh trong ý thứ chủ quan—See Sự Phân Biệt Thức in Vietnamese-English Section. 

Vasubandhu (skt): Thế Thân Bồ tát, nhà thông thái nổi tiếng của trường phái Sarvastivada và Yogachara, tổ thứ 21 của dòng thiền Ấn Ðộ. Cùng với người anh của ngài  là  Vô Trước (Asanga) đã sáng lập ra hai trường phái Sarvastivada và Yogachara.  Thế Thân (Vasubandhu) còn là tác giả của 30 ca khúc Trimshika, giải thích học thuyết Yogachara. Ðại triết gia Thế Thân sanh tại Bạch Sa Ngõa thuộc xứ Kiện Ðà La, xuất gia theo Hữu Bộ. Ngài âm thầm đến Ca Thấp Di La để học triết học A Tỳ Ðàm. Khi trở về cố hương, ngài viết bộ A Tỳ Ðạt Ma Câu Xá Luận, hiện vẫn còn lưu trữ với 60 quyển của bản Hán dịch. Bản văn Phạn ngữ đã bị thất lạc, nhưng may chúng ta có một bản chú giải  do Yasomitra viết mệnh danh là A Tỳ Ðạt Ma Câu Xá Thích Luận; nhờ tác phẩm nầy mà cố giáo sư Louis de la Vallée-Pousin ở Bỉ dễ dàng trong việc tái tạo bản văn thất lạc và được kiện toàn bởi Rahula Sankrityayana người Tích Lan—A famous Indian philosopher and writer (420-500 AD),  with his brother Asanga founded the Sarvastivada and  Yogacara Schools of Mahayana Buddhism. He was also the twenty-first patriarch of the Indian lineage of Zen. He was also the author of the Trimshika, a poem made of thirty songs, expounded Yogachara (the works of Asanga on important Mahayana sutras). The great philosopher Vasubandhu was born in Purusapura (now is Peshawar) in Gandhara and received his ordination in the Sarvastivada School. He went to Kashmir to learn the Abhidharma philosophy. On his return home he wrote the Abhidharma-kosa which is preserved in sixty volumes of Chinese translation. The Sanskrit text is lost, but fortunaetely we have a commenary written by Yasomitra called the Abhidharma-kosa-vyakhya which has facilitated the restoration of the lost text undertaken by the late Professor Louis de la Vallée-Pousin of Belgium and completed by Rahula Sankrityayana of India. 

**For more information, please se A  Tỳ Ðạt 

     Ma Câu Xá Luận. 

Vasuki (skt): Long vương Hòa tu kiết.

Vasumatra (skt): Tổ Bà tu Mật.

Vasumdhara (skt): Ðại địa hay trái đất như là chỗ chứa của cải—The earth as wealth-container. 

Vatsiputriya (skt): Môn đồ của trường phái Pudgalavada, tên mới của trường phái tách rời khỏi trường phái Sthaviras (vào khoảng năm 240 trước CN). Trường phái nầy tin rằng một con người không đồng nhất, cũng không khác với ngũ uẩn. Con người chỉ là điểm tựa của luân hồi cho tới khi đạt tới Niết bàn—Follower of Buddhist Pudgalavada school that split off from the Sthaviras (about 240 BC).  This school believes that there is a person or personality that is neither identical nor different with the five aggregates. A person is only the basis of rebirth and continues until reaching nirvana. 

Vayama (p): Tinh tấn—Effort—Samma Vayama is the sixth step on the Noble Eightfold Path—Develop a right motive in the mind. The efforts are  described as that to destroy such evil as has arisen in the mind, to prevent any more arising; to produce such good as has not yet arisen, and to increase the good which has arisen. 

Vayu (skt): Phong đại.

Veda (Vedas) (skt): Tỳ Ðà Luận—Kinh Vệ Ðà, giáo điển căn bản của Bà La Môn, không được Phật giáo thừa nhận—The basic scriptures of Brahmanism, not recognizing by Buddhists.

Védana (skt): Thọ uẩn, cảm giác hay tình cảm. Nhân tố thứ hai trong ngũ uẩn và mắc xích thứ bảy trong thập nhị nhân duyên, thọ sanh ra những ham muốn (thức ăn của tâm thức bao gồm khổ thọ, lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ)—Accepting—Feeling—Sensation—Sense reaction to contact—The second of the five aggregates and the seventh link in the Chain of Causation, producing the craving or thirst for existence—See Ngũ uẩn và Thập Nhị nhơn duyên. 

Védana Skanda (skt): Thọ uẩn—The second of the Five Skandhas.

Vedanta: The end or consummation of the doctrine of the Vedas. One of the six orthodox system of Hindu philosophy.

Venuvana (p): See Trúc Lâm Tịnh Xá. 

Verula (skt): Ðịa danh Phật giáo ở vùng tây Ấn Ðộ. Theo Giáo sư Bapat trong Hai Ngàn Năm Trăm Năm Phật Giáo, tại Verula có thể tìm thấy những hang động đẹp nhất thế giới, những hòn núi được đục thành những Thánh điện đồ sộ. Trong số ba mươi bốn hang, có mười hai hang ở phía nam  là của Phật giáo, số còn lại thuộc Bà La Môn giáo hay Kỳ Na giáo. Các hang của Phật giáo là những hang có trước tiên, có niên đại từ năm 450 đến 650. Lối vào đại sảnh đi qua một sân lộ thiên rộng. Trong hang Visvakarma có một tượng Phật lớn với các thị giả và thiên thần đi kèm được đặt trên tòa sư tử ở một vòng cung nhô ra cửa ngọn tháp. Tại đây còn có một số tượng Phật và tượng Bồ Tát khác—Name of a Buddhist place in west India. According to Prof. Bapat in The Twenty-Five Hundred Years of Buddhism, at Verula (Ellora) most wonderful caves in the world can be found, mountains cut into colossal sanctuaries. Of the thirty-four caves, the twelve to the south are Buddhist while the remaining are Brahmanical or Jaina. The Buddhist caves are the earliest, dating from 450 to 650 A.D. The entrance to the hall lies through a large open court. In the cave named Visvakarma, there is a huge image of the Buddha, flanked by attendants and heavenly deities, is seated on a lion throne in a projecting arch of the stupa. There are a number of Buddha and Bodhisattva images. 

Vesakha (skt) Vesak (p): Ngày trăng tròn tháng tư—Ngày Phật Ðản sanh, Thành Ðạo và Nhập Niết Bàn.

Vibhaga (skt)—Vikappa (p): Discriminated analysis—Phân biệt hay tri giác về sự khác nhau theo cái nhìn của mình. 

Vibhasha (skt): Tỳ bà xá na—Trí, Huệ, Kiến.

Vibhasha sutra (skt): Tỳ bà sa luận.

Vibhashika (Vaibhashika) (skt): Tiểu thừa Tỳ Bà Sa luận bộ.

Vibhava (p): Sự vô sanh.

Vibhavana (skt): Quán sát hay sự thấu hiểu—Penetrating comprehension. 

Vibhava-tanha (p): Luyến ái trong sự vô sanh—Ham muốn tự diệt độ—Craving for self-annihilation. 

Vibhaya (skt): Biện.

Vicakha  (skt): Bà Tỳ xá khư (được Phật phong chức Thông Nhơn/thông tín viên).
Vicara-parapraneya (skt): See Tự Giác. 

Vici (skt): See Nghi Cái.

Vicichtatcharika (skt): Thượng hạnh Ý Bồ Tát.

Vicikitsa (skt) Vicikiccha (p): Hoài nghi—Một trong những căn bản phiền não gây ra đau khổ—Uncertainty—Doubt, as wavering uncertainty—A hindrance and fetter to be removed—One of the mula-klesa, or root causes of suffering—See Nghi Cái. 

Vicitratva (skt): See Chủng Chủng. 

Viciyate (skt): Tích tập một cách rộng rãi—To accumulate extensively. 

Vicuddhatcharitra (skt): Tịnh Hạnh Bồ Tát.

Vicvamitra (skt): Tỳ sa mật đa la (thầy dạy của Thái tử Tất Ðạt Ða).

Videha (skt): Không thân—Bodiless—Incorporeal. 

Vidhiyate (skt): Sắp xếp—To arrange. 



Vidudabha (skt): Thái Tử Lưu Ly—According to Buddhist legends, Kosala was a large kingdom in Northern India with strong military might. Before he took refuge in the Buddha, King Prasenajit of Kosala had gone to the neighboring state of Kapilavastu to seek a bride among the Sakya clan. The Sakya clan looked upon itself as the superior clan and reluctantly passed off their maid Mallika as a princess for the marriage. King Prasenajit loved Mallika deeply. She bored him Prince Vidudabha. When the Prince was eight years old, he once went to Kapilavastu to play and to tour  the newly completed lecture hall. The Sakya clan despised the Prince as being born of a maid and ridiculed him, thus sowing the seeds of feud and vendetta. After King Prasenajit died, the Prince ascended to the throne as King Vidudabha. In revenge of the ealier contempt, the King sent troops across the border. To rescue the innocent Sakya clan from this disasters, the Buddha, sat quietly under a withered, waiting for King Vidudabha to arrive with his troops. As expected, King Vidudabha passed by with his army. When he saw the Buddha, he had to dismount to greet the Buddha, and asked: “Why do you choose to sit and meditate under a withered  tree?” The Buddha replied: “This is a very good. The shade of  a relative’s clan is better than other shades. The Buddha’s statement moved king Vidudabha deeply. He immediately ordered a retreat of his troops. The fire of war were extinguished for the time being. However, King Vidudabha could not dimiss the feeling of enemy. He led troops for yet another fight. Along the way, he again met the Buddha and was persuaded to withdraw his troops. This happened three times. However, eventually King Vidudabha’s troops invaded and seized Kapilavastu, ready to massacre the people in the city. Maudgalyayana was compassionate and was moved to wield his supernatural powers. He collected 500 outstanding talents from among the Sakya clan in his begging bowl in order to save them. But later, when he reopened the bowl, he found that they had all turned into blood. King Vidudabha entered the city and captured thirty thousand military and civilian personnel. He planned to bury them alive from the waist down into the ground, and then sent elephants to trample them to death. Mahanaman, son of King Amrtodana, cousin of the Buddha and uncle of King Vidudabha, had succeeded to the throne as King of Kapilavastu. He ruled his kingdom well with loving kindness. For the sake of saving lives, King Mahanaman begged of King Vidudabha to let him dive to the bottom of the River, and before he came out of the water, to allow the thirty-thousand captives run for their lives. As to those who could not escape they would remain at the victor’s disposal. King Vidudabha thought  to himself, “No matter how good you are at diving, you could not be under the water until all the thirty-thousand have escaped!” So he agreed. After the thirty-thousand people has all fled the city, King Mahanaman was still underwater. King Vidudabha then sent his men diving into the river to find out why. In fact, King Mahanaman had tied his hair to the roots of trees at the bottom of the river and held rocks with his two hands. He had courageously given up his own precious life to save his subjects. King Vidudabha occupied the kingdom of Kapilavastu, but shortly afterwards, the palace was on fire. Both he and his beloved concubines were not be able to escape because they were soundly sleeping. All of them were burned to death. It clearly showed the certainty of cause and consequence—Theo truyền thuyết Phật giáo, Kiều Tát La là một nước lớn với binh hùng tướng mạnh. Vua Ba Tư Nặc khi chưa quy-y đầu Phật, từng qua cầu hôn vương tộc Thích Ca của nước Ca Tỳ La Vệ. Vương tộc Thích Ca tự cho mình là một chủng tộc ưu tú, nên cực chẳng đã đem thị nữ Mạc Lợi, nhận làm công chúa, gả cho vua Ba Tư Nặc. Mạc Lợi rất được vua Ba Tư Nặc  sủng ái. Nàng sinh thái tử Lưu Ly. Khi thái tử được tám tuổi, có đến chơi nước Ca Tỳ La Vệ và du lãm sảnh đường mới được khánh thành. Vương tộc Thích Ca tỏ ra khinh thị Thái Tử Lưu Ly vì do một nữ tỳ sanh ra, nên nói năng vô lễ, sỉ nhục đến nỗi Lưu Ly sanh tâm thù hằn sâu đậm với triều đại Thích Ca. Sau khi vua Ba Tư Nặc chết rồi, Thái tử lên ngôi, đó là vua Lưu Ly. Ðể báo thù mối sĩ nhục, vua cho lệnh phát binh vượt qua biên giới. Ðể cứu dân tộc Thích Ca  tránh khỏi tai họa. Phật đã tĩnh tọa dưới một gốc cây khô  chờ quân lính do vua Lưu Ly đi ngang qua. Quả nhiên, quân lính của vua Lưu Ly kéo qua, nhìn thấy đức Phật, vua không thể không xuống ngựa thi lễ và hỏi: “Tại sao Ngài lại chọn ngồi dưới cây khô?” Ðức Phật đáp: “Nhà vua hỏi thật đúng, vì rằng bóng mát của thân tộc còn hơn bóng mát khác.” Câu nói của Phật làm cho vua Lưu Ly rất cảm động, lập tức ra lệnh lui quân, ngọn lửa chiến tranh tạm thời dập tắt. Nhưng mối thù xưa của vua Lưu Ly khó tan. Sau đó vua lại xuất binh đi đánh dòng họ Thích Ca, trên đường lại gặp Phật thuyết phục, vua lại lui binh. Cứ như vậy ba lần. Tuy nhiên, cuối cùng rồi quân đội của vua Lưu Ly cũng xâm nhập, bao vây nước Ca Tỳ La Vệ, tàn sát dân lành. Ma Ha Mục Kiền Liên động lòng, vận dụng thần thông cứu 500 người ưu tú của dòng họ Thích Ca vào trong chiếc bát, khi sự việc đi qua, ông mở nắp bát, tất cả đều hóa thành máu.  Sau khi vào thành, vua Lưu Ly bắt sống ba vạn quân dân, chuẩn bị đem chôn nửa người, rồi cho voi dày. Mahanaman là con của vua Cam Lộ Phạn (Amrtodana), anh họ của Phật và cũng là cậu của vua Lưu Ly. Mahanaman kế vị ngôi vua nước Ca Tỳ La Vệ, là vị vua lo việc yêu dân rất mực từ bi nhân hậu. Ðể giải cứu sanh linh trong thành, vua Ma Kha Nan xin vua Lưu Ly cho nhà vua lặn xuống nước, trước khi nổi lên, hãy để cho ba vạn người tự do chạy, ai không chạy ra khỏi thành mới bị xử tùy ý. Vua Lưu Ly nghĩ thầm: “Cho người lặn giỏi thế mấy, cũng không đến mức ba vạn người chạy hết.” Nên đồng ý. Ba vạn người đã chạy thoát ra ngoài thành mà vua Ma Kha Nan vẫn chưa nổi lên. Vua Lưu Ly cho người lặn xuống kiểm tra, thì ra vua Ma Kha Nan đã buộc tóc mình vào gốc cây dưới đáy nước, hai tay ôm lấy cục đá, đã dâng hiến sinh mệnh quí giá của mình một cách bi tráng. Vua Lưu Ly chiếm đóng nước Ca Tỳ La Vệ, nhưng không bao lâu sau bỗng bị hỏa thiêu, nhà vua và cung phi mỹ nữ đều bị thiêu rụi trong biển lửa. Quả là quả báo nhãn tiền! 

Vidusha (skt): Người phụ họa làm trò—Jester. 

Vidya (skt): Minh—Kiến thức—Knowledge—Learning—Scholarship—Philosophy. 

Vidya-carana-sampanna (skt): Minh hạnh Túc—Một danh hiệu của Phật—Perfect in knowledge and action—Sufficiency in clarity and conduct—Perfect in knowledge and of good moral conduct—An epithet of the Buddha.

Vidya-matra-siddhi-sutra-Karika (skt): Duy thức luận.

Vidya-sadaksari (skt): Six syllable philosophy.

Vidya-urna (p): Thiên nữ Bạch hào. 

Vighna (skt): Sa môn Duy để nan.

Vihara (skt): Tỷ Ha La—Tỵ Ha La—Bề Ha Ba—Vĩ Hạ La. 

            Tịnh xá: A dwelling place. 

            Tịnh xá hay nơi ở cho Phật hay chư Tăng Ni—Spiritual building—Abode or a dwelling-place for the Buddha or the Sangha. 

            Tự viện hay nơi an cư kiết hạ cho Phật giáo đồ: A Buddhist retreat or monastery.

            Khu vườn hay đình an lạc và hoan hỷ: A pleasure garden.

            Du Hành xứ: A place for walking about 

Viharasvamin (skt): See Tỳ Ha La Sa Nhĩ. 

Vihimsa (skt): Gây tổn hại—Harming—The act of harming or injuring—One of the Upaklesa, or secondary hindrances. 

Vijayosnisa (p): Phật đảnh Tối thắng (màu vàng lợt). 

Vijnana (skt): Thức—Consciousness—Thought-faculty.

            Sự nhận thức, sự phân biệt, ý thức, nhưng mỗi từ nầy đều không bao gồm hết ý nghĩa chứa đựng trong vijnana: Cognition, discrimination, consciousness, but as any one of these does not cover the whole sense contained in Vijnana. 

            Cái trí hay biết tương đối. Từ nầy lắm khi được dùng theo nghĩa đối lập với Jnana trong ý nghĩa tri thức đơn thuần. Jnana là cái trí siêu việt thuộc các chủ đề như sự bất tử, sự phi tương đối, cái bất khả đắc, vân vân, trong khi Vijnana bị ràng buộc với tánh nhị biên của các sự vật: Relative knowledge. This term is usually used as contrasted to Jnana in purely intellectual sense. Jnana is transcendental knowledge dealing with such subjects as immortality, non-relativity, the unattained, etc., whereas Vijnana is attached to duality of things. 

            Hành động phân biệt bao gồm sự hiểu biết, nhận biết, trí thông minh, và kiến thức. Thức gồm có tám thứ. Năm thứ đầu là kết quả của những hành động liên hệ đến ngũ căn. Thức thứ sáu bao gồm tất cả những cảm giác, ý kiến và sự phán đoán. Thức thứ bảy là ý thức (cái ngã thầm thầm). Thức thứ tám là A Lại Da hay Tàng Thức, nơi chứa đựng tất cả những nghiệp, dù thiện, dù ác hay trung tính—The act of distinguishing or discerning including understanding, comprehending, recognizing, intelligence, knowledge.   There are eight consciousnesses. The first five arise as a result of the interaction of the five sense organs (eye, ear, nose, tongue, mind) and the five dusts (Gunas). The sixth consciousness comes into play, all kinds of feelings, opinions and judgments will be formed (the one that does all the differentiating). The seventh consciousness (Vijnana) is the center of ego. The eighth consiousness is the Alayagarbha (a lại da), the storehouse of consciousness, or the storehouse of all deeds or actions (karmas), whether they are good, bad or neutral. 

Vijnana Matra-siddhi Trimsati sutra karaka (skt): Duy thức Tam thập luận tụng.

Vijnana-matrata (skt): Duy thức—Consciousness as no more or less than it is—Consciousness alone. 

Vijnananantyayatana (skt): Thức vô biên xứ.

Vijnananantyayatana-Samadhi (skt): Thức vô biên xứ định.

Vijnana-skanda (skt): Thức uẩn.

Vijnanataranga (skt): Thức Lãng (những cơn sóng của tâm thức)—Waves of mentation. 

Vijnanati (skt): 

            Nhận biết: To recognize.

            Phân biệt: To distinguish. 

Vijnanavada (skt): Giáo lý duy thức—Chỉ có duy thức bên trong là thực hữu chứ không phải là những vật thể bên ngoài—The doctrine of consciousness—The doctrine of the Yogacaras that only intelligence has reality, not the objects exterior to us—See Yogachara in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section. 

Vinapti (skt): Biểu thị (hiển thị hay trình bày)—Representation—Information. 

Vijnaptimatra (skt): Tên khác của trường phái Phật giáo Ấn Ðộ, được biết nhiều qua các tên Du Già hay Duy Thức—Another name for the Indian School of Buddhism, better known as the Yogacara or Vijnanavada School. 

Vijnaptimatra Sastra (skt): Luận Duy Thức. 

Vijnaptimatrata-siddhi (skt): See Hsuan-Tsang. 

Vikalpa (skt): Discrimination—See Phân Biệt.

Vikalpaprapanca (skt): See Phân Biệt Hý Luận. 

Vikalpapratyaya (skt): See Phân Biệt Duyên. 

Vikalpaviviktadharma (skt): See Vô Sở Hữu Vọng Tưởng Tịch Diệt Pháp. 

Vikiranosnisa (p): Phật đảnh Xả trừ (màu vàng pha nghệ).



Vikramasila (skt): Một trong bốn tu viện lớn nhất tại Ấn Ðộ dưới thời Hoàng Ðế Dharmapala. Vào thời đó Nalanda, Uddantapuri (Bihar Sharif), Vajrasana, và Vikramasila là bốn tu viện lớn nhất. Trong số nầy, tu viện Vikramasila  là quan trọng hơn cả và có nguồn gốc khá đặc biệt. Hoàng đế Dharmapala của triều đại Pala trong một chuyến tuần du các vùng đất nầy rất say mê khi nhìn thấy một ngọn đồi nhỏ xinh xinh bên bờ sông Hằng, nên đã quyết định cho lập một tu viện tại đây. Tu viện nầy có lẽ được xây vào cuối thế kỷ thứ 8, đã phát triển thành một trung tâm văn hóa lớn hai trăm năm mươi năm sau đó. Số Tăng sinh từ các nước ngoài đến đây tu học đông hơn ở Na Lan Ðà. Trong số các giảng sư ở Vikramasila có 108 học giả, 8 nhà bác học nổi tiếng, và đại học giả Ratnakarasanti, viện trưởng tu viện. Trong số các học giả nổi tiếng của tu viện gồm có Santibhadra, Maitripa (Avadhutipa), Dombipa Sthavirabhadram, Smrtyakara-Siddha, và Dipankara-Srijnana. Tại trung tâm tu viện có một ngôi đền xinh xắn thờ Quán Thế Âm Bồ Tát, bên cạnh đó là 53 ngôi đền lớn nhỏ. Trong số các vị thần và nữ thần được thờ trong các ngôi đền nầy, có một số tượng Mật tông. Ba tu viện kia cũng thuộc lãnh thổ của triều đại Pala, vốn có quan hệ đặc biệt với Vikramasila. Tám mươi bốn vị Siddha đều sống dưới các triều Pala (765-1200) và hầu hết những vị nầy đều có liên hệ với Vikramasila. Theo các tác giả Tây Tạng thì phái Mật tông hoặc tu viện Vikramasila đã làm cho quân Thổ Nhĩ Kỳ phải nhiều phen trốn chạy bằng cách niệm thần chú, nhưng lịch sử không nói đến điều nầy—One of the four great viharas in India during the reign of king Dharmapala. At that time, Nalanda, Uddantapuri (Bihar Sharif), Vajrasana and Vikramasila were the four greatest viharas of India. Of these, Vikramasila was the most important and had an interesting origin. The great king Dharmapala of the Pala dynasty, while on a visit to these parts, was greatly attracted by the sight of a beautiful hill on the bank of the Ganga and decided to found a vihara at the place. The vihara, which thus came to be built at the end of the eighth century A.D., grew into a great seat of learning two and a half centuries later. The number of students who came from foreign parts to study here was greater than at Nalanda. Among the teachers who taught at Vikramasila were 108 scholars, eight famous savants, and the great scholar Ratnakarasanti who was the head of the vihara. Santibhadra (Avadhutipa), Dombipa Sthavirabhadra, Smrtyakara-Siddha, and Dipankara Srijnana were among the eight great pandits. There was a beautiful temple of Bodhisattva Avalokitesvara at the centre of the vihara, besides the fifty-three big and small temples in the compound. Among the gods and goddesses worshipped in these temples, there were some beautiful Tantric icons. The other three viharas also belonged to the kingdom of the Palas, who had special ties with Vikramasila. The eighty-four Siddhas lived during the Pala regime (765-1200 A.D.) and most of them were connected with Vikramasila in one way or another. According to Tibetan writers, the Tantrics or Vikramasila had put the Turks to flight many times by magic spells, but history has a different story to tell. 

Vikridita (skt): See Du Hý. 

Viksepa (skt): Tán loạn—Distraction—The act of throwing asunder or away or about, scattering, dispersion, casting, discharging. 

Vimala (p): Vô Cấu. 

Vimalanetra (p): Vô cấu nhãn. 

Vimala (skt): 

            Ly cấu tôn giả.

            Unstained: Thanh tịnh. 

Vimaladatta (skt): Tịnh đức phu nhân—Tiền thân quang chiếu trang nghiêm tướng Bồ Tát—Former life of Vairocana-rasmi-prati-mandita-dhvaja Bodhisattva.

Vimalakirti (skt): Duy ma Cật.

            Tịnh Danh—Pure Name.

            Duy Ma cật là đệ tử của Phật tại thành Tỳ Xá Lê, nước Lichavi, một nước Cộng Hòa ở miền bắc Ấn Ðộ. Người ta nói ông cùng thời với Ðức Phật, và đã từng viếng Trung Quốc: Vimalakirti, a native of Vaisali, capital city of Licchavi (name of the tribe and republican state in northern India) and a disciple of sakyamuni, said to have been a contemporary of Sakyamuni, and to have visited China—See Kinh Duy Ma in Appendix K. 

            Theo Kinh Duy Ma Cật—According to the Vimalakirti Sutra: 

            Vào thời Ðức Phật còn tại thế, trong thành Tỳ Xá Ly có ông trưởng giả tên là Duy Ma Cật, đã từng cúng dường vô lượng các Ðức Phật, sâu trồng cội lành, đặng Vô Sanh Pháp Nhẫn. Sức biện tài vô ngại của ông đã khiến ông có khả năng du hí thần thông. Ông đã chứng các môn tổng trì, đặng sức vô úy, hàng phục ma oán, thấu rõ pháp môn thâm diệu, khéo nơi trí độ, thông đạt các pháp phương tiện, thành tựu đại nguyện. Ông biết rõ tâm chúng sanh đến đâu, hay phân biệt các căn lợi độn, ở lâu trong Phật đạo, lòng đã thuần thục, quyết định nơi Ðại Thừa. Những hành vi đều khéo suy lường, giữ gìn đúng oai nghi của Phật, lòng rộng như bể cả. Chư Phật đều khen ngợi, hàng đệ tử, Ðế Thích, Phạm Vương, vua ở thế gian, vân vân thảy đều kính trọng—At the time of the Buddha, in the great town of Vaisai there was an elder called Vimalakirti who had made offerings to countless Buddhas and had deeply planted all good roots, thereby achieving the patient endurance of the uncreate.  His Unhindered power of speech enabled him to roam everywhere using his supernatural powers to teach others. He had achieved absolute control over good and evil influences  (dharani) thereby realizing fearlessness.  So he overcame all passions and demons, entered all profound Dharma-doors to enlightenment, excelled in Wisdom perfection (prajna-paramita) and was well versed in all expedient methods (upaya) of teaching, thereby fulfilling all great Bodhisatva vows.  He knew very well the mental propensities of livifng beings and could distinguish their various (spiritual) roots.  For along time he had trodden the Buddha-path and his mind was spotless.  Since he understood Mahayana, all his actions were based on right thinking.  While dwelling in the Buddha’s awe-inspiring majesty, his mind was extensive like the great ocean.  He was praised by all Buddhas and revered by Indra, Brahma, and worldly kings. 



            Vì muốn độ người, nên ông dùng phương tiện khéo thị hiện làm thân trưởng giả ở thành Tỳ Xá Ly, có của cải nhiều vô lượng để nhiếp độ các hạng dân nghèo; giữ giới thanh tịnh để nhiếp độ những kẻ phá giới; dùng hạnh điều hòa  nhẫn nhục để nhiếp độ các người giận dữ; dùng đại tinh tấn để nhiếp độ những kẻ biếng nhác; dùng nhất tâm thiền tịch để nhiếp độ những kẻ tâm ý tán loạn; dùng trí tuệ quyết định để nhiếp độ những kẻ vô trí; tuy làm người bạch y cư sĩ mà giữ gìn giới hạnh thanh tịnh của Sa Môn. Tuy ở tại gia mà không đắm nhiễm ba cõi. Tuy thị hiện có vợ con, nhưng thường tu phạm hạnh. Dù có quyến thuộc, nhưng ưa sự xa lìa. Dù có đồ quý báu, mà dùng tướng tốt để nghiêm thân. Dù có uống ăn mà dùng thiền duyệt làm mùi vị. Nếu khi đến chỗ cờ bạc, hát xướng thì ông lợi dụng cơ hội để độ người. Dù thọ các pháp ngoại đạo nhưng chẳng tổn hại lòng chánh tín. Tuy hiểu rõ sách thế tục mà thường ưa Phật pháp, được tất cả mọi người cung kính. Nắm giữ chánh pháp để nhiếp độ kẻ lớn người nhỏ. Tất cả những việc trị sanh, buôn bán làm ăn hùn hợp, dù được lời lãi của đời, nhưng chẳng lấy đó làm vui mừng. Dạo chơi nơi ngã tư đường cái để lợi ích chúng sanh. Vào việc trị chánh để cứu giúp tất cả. Ðến chỗ giảng luận dẫn dạy cho pháp Ðại Thừa. Vào nơi học đường dạy dỗ cho kẻ đồng mông. Vào chỗ dâm dục để chỉ bày sự hại của dâm dục. Vào quán rượu  mà hay lập chí. Nếu ở trong hàng trưởng giả, là bực tôn quý trong hàng trưởng giả, giảng nói các pháp thù thắng. Nếu ở trong hàng cư sĩ, là bậc tôn quý trong hàng cư sĩ, dứt trừ lòng tham đắm cho họ. Nếu ở trong dòng Sát Ðế Lợi, là bậc tôn quý trong dòng Sát Ðế Lợi, dạy bảo cho sự nhẫn nhục. Nếu ở trong dòng Bà La Môn, là bực tôn quý trong dòng Bà La Môn, khéo trừ lòng ngã mạn của họ. Nếu ở nơi Ðại thần là bực tôn quý trong hàng Ðại thần, dùng chánh pháp để dạy dỗ. Nếu ở trong hàng Vương tử, là bực tôn quý trong hàng Vương tử, chỉ dạy cho lòng trung hiếu. Nếu ở nơi nội quan , là bực tôn quý trong hàng nội quan, khéo dạy dỗ các hàng cung nữ. Nếu ở nơi thứ dân, là bực tôn quý trong hàng thứ dân, chỉ bảo làm việc phước đức. Nếu ở nơi trời Phạm Thiên, là bực tôn quý trong Phạm Thiên, dạy bảo cho trí tuệ thù thắng. Nếu ở nơi trời Ðế Thích, là bực tôn quý trong Ðế Thích, chỉ bày cho pháp vô thường. Nếu ở nơi trời Tứ Thiên Vương hộ thế, là bực tôn quý trong Tứ thiên vương hộ thế, hằng ủng hộ chúng sanh. Trưởng giả Duy Ma Cật dùng cả thảy vô lượng phương tiện như thế làm cho chúng sanh đều được lợi ích—As he was set on saving men, he expediently stayed at Vaisali for this purpose. He used his unlimited wealth to aid the poor; he kept all the rules of morality and discipline to correct those breaking the precepts; he used his great patience to teach those giving rise to anger and hate; he taught zeal and devotion to those who were remiss; he used serenity to check stirring thoughts; and employed decisive wisdom to defeat ignorance.  Although wearing white clothes (of the laity) he observed all the rules of the Sangha. Although a layman, he was free from all attachments to the three worlds (of desire, form and beyond form).  Although he was married and had children, he was diligent in his practice of pure living.  Although a householder, he delighted in keeping from domestic establishments. Although he ate and drank (like others), he delighted in tasting the flavour of mediation.  When entering a gambling house he always tried to teach and deliver people there. He received heretics but never strayed from the right faith. Though he knew worldly classics, he always took joy in the Buddha Dharma.  He was revered by all who met him.  He upheld the right Dharma and taught it to old and young people. Although occasionally he realized some profit in his worldly activities, he was not happy about these earnings. While walking in the street he never failed to convert others (to the Dharma).  When he entered a government office, he always protected others (from injustice).  When joining a symposium he led others to the Mahayana. When visiting a school he enlightened the students.  When entering a house of prostitution he revealed the sin of sexual intercourse.  When going to a tavern, he stuck to his determination (to abstain from drinking).  When amongst elders he was the most revered for he taught them the exalted Dharma. When amongst upasakas he was the most respected for he taught them how to wipe out all desires and attachments.  When amongst those of the ruling class, he was the most revered for he taught them forbearance. When amongst Brahmins, he was the most revered for he taught them how to conquer pride and prejudice. When amongst government officials he was the most revered for he taught them correct law. When amongst princes, he was the most revered for he taught them loyalty and filial piety.  When in the inner palaces, he was the most revered for he converted all maids of honour there.  When amongst common people, he was the most revered for he urged  them to cultivate all meritorious virtues.  When amongst Brahma-devas, he was the most revered for he urged the gods to realize the Buddha wisdom.  When amongst Sakras and Indras, he was the  most revered for he revealed to them the impermanence (of all things).  When amongst lokapalas, he was the most revered for he protected all living beings.  Thus Vimalakirti used countless expedient methods (upaya) to teach for the benefit of living beings. 

Vimalakirti Sutra: Kinh Duy Ma Cật hay Duy Ma Cật Sở Vấn Kinh, những triết lý được viết tại Ấn Ðộ vào khoảng thế kỷ thứ nhất, gồm những cuộc đối thoại giữa những nhân vật nổi tiếng trong Phật giáo và cư sĩ Duy Ma Cật. Có người nói Kinh nầy chứa đựng những cuộc đối thoại giữa Ðức Phật Thích Ca và các cư dân của thành Tỳ Xá Lê. Kinh được dịch ra Hoa ngữ lần đầu bởi ngài Cưu Ma La Thập, và sau đó bởi ngài Huyền Trang—The Vimalakirti Sutra is a philosophic dramatic discourse written in India about the first century A.D. which contains conversations between famous Buddhist figures and the humble householder Vimalakirti. Some said this sutra is an apocryphal account of conversations between Sakyamuni and some residents of Vaisali. It was first translated into Chinese by Kumarajiva, and later by Hsuan-Tsang—See Vimalakirti Sutra in Appendix K. 

Vimalanetra (skt): Tịnh nhãn—Tiền thân của Dược Thượng Bồ Tát.

Vimalanetra Buddha (skt): Tịnh Thân Phật.

Vimalanirbhasa (skt): Tịnh Quang Tam Muội.

Vimoksa (skt): Giải thoát—Emancipation—Liberation—Being loosened or undone—Release—Deliverance from—Liberation of the soul—Letting loose—Setting at liberty. 

Vimoksamukha (skt): See Giải Thoát Môn. 

Vimokshatraya (skt): Tam giải thoát hay ba đặc tính của giải thoát bao gồm không, vô tướng và vô nguyện—Threefold emancipation composes of sunyata, animitta, and apranihita—See Tam Giải Thoát. 

Vimukti (skt): Giải thoát khỏi những khổ đau phiền não do hiểu được nguyên nhân của chúng, xuyên qua thực hành Tứ diệu đế mà xóa bỏ hay làm biến mất những nhơ bẩn ấy. Vimukti đánh dấu sự loại bỏ những ảo ảnh và đam mê, vượt thoát sinh tử và đạt tới cứu cánh Niết bàn—Salvation—Liberation—Release from the bonds of existence—Final emancipation—Liberation or release from suffering through knowledge of the cause of sufering and the cessation of suffering, through realization of the four noble truths to eliminate defilements. Vimukti is the extinction of all illusions and pasions. It is liberation from the karmic cycle of life and death and the realization of nirvana. 

Vimuttikkhanda (p): Ðem đến sự giải thoát. 

Vimutti Sukha (p): Hạnh phúc Giải thoát. 

Vinam Siddhipada: Sự biết rõ các cảnh giới và tính dắt tâm về cõi thiện.

Vinnana (p): Thức—Consciousness. 

Vinaya (skt & p): Luật Tạng, phần thứ ba của Tam tạng kinh điển, nói về những qui tắc sinh hoạt của tứ chúng (chư Tăng Ni và hai chúng tại gia). Luật tạng gồm có ba phần—Rules—Law—Regulations—The Vinaya Pitaka is the third division of the Tipitaka. It is concerned with the Rules of Discipline governing four classes of disciples (monks, nuns, upasaka and upasika). The Vinaya-pitaka consists of three parts:

            Qui luật cho chư Tăng: Bhiksuvibhanga—Gồm tám chương—Explanations of the Rules for Monks which consists of eight chapters:

            Trục xuất khỏi giáo đoàn: Parajika—Trục xuất hẳn những vị nào phạm tội giết người, trộm cướp, dâm dục, lấy của Tam bảo xài cho cá nhân và gia đình, và khoe khoang mình đã chứng đắc một cách dối trá—Final expulsion of monks who have been guilty of murder, theft, sexual offences, usage of dana for personal or family expenses, and unsuitably extolled their own sanctity.

            Khai trừ tạm thời: Sanghavashesha—Khai trừ tạm thời những vị phạm phải một trong mười ba tội sau đây như vu khống, gây bất hòa, sờ mó phụ nữ, v.v. —Provisional expulsion of monks who have committed one of the thirteen principal faults, such as slander, instigating dissatisfaction, touching a woman, and so on.

            Những lỗi không xác định: Anivata—Indetermined faults.

            Ba mươi “từ bỏ” những thứ phi nghĩa: Naihsargika—Ba mươi “từ bỏ” những của cải phi nghĩa như quần áo, thực phẩm, thuốc men, v.v.—Thirty cases of giving up dishonestlyacquired things like clothes, food, medicine, etc.

            Chín mươi “chuộc tội”: Patayantila—90 mươi trường hợp có thể chuộc tội cho những  lỗi nhẹ như nói dối, bướng bỉnh nhục mạ, v.v.—Ninety cases of penance exercises for minor violations such as lying, disobedience, insults, etc. 

            Bốn tội liên quan tới các buổi ăn uống: Pratideshaniya—Four faults related to mealtimes.

            Các quy tắc ứng xử lịch sự: Shikshakaraniya—Manners.

            Những qui định hòa giải các xung đột: Adhikarashamatha—guidelines for resolution of conflicts.

            Qui luật cho chư Ni: Bhiksunivibhanga—Explanations of the Rules for Nuns, which also consists of eight chapters as for monks; however,regulations for nuns are considerably more numerous. 

            Những qui tắc về cuộc sống thường nhật trong tự viện, cho cả Tăng lẫn Ni cũng như nghi thức hành lễ, ăn, mặc, cách thức an cư kiết hạ, v.v.: The Khandhaka contains regulations concerning daily life of monks and nuns as well as ceremonies, rites, dress, food, behavior during rainy season retreat, etc. 

            Những qui tắc về cuộc sống thường nhật cho cư sĩ tại gia: Regulations concerning daily life of laypeople. 

**   For more information, please see Tỳ Nại 

       Da in Vietnamese-English Section. 

Vinayaka (skt): Người tháo bỏ mọi chướng ngại—Remover of obstacles. 

Vinaya-Pitaka (skt & p): Luật Tạng—See Vinaya.

Vindhya-vana (skt): Tịnh xá—Monastery. 

Vingila (skt): Cố đô của xứ Andhra—Also called Vinkila, or Varangala, an ancient capital of Andhra. 

Vinkila (skt): See Vingila. 

Vinnana (p) Vijnana (skt): Normal consciousness—A Causality Body (storehouse of causes and effects)—Alaya Vijnana—Tàng thức, một trong năm uẩn. Sự liên hệ giữa chủ và khách. Tạng thức là tâm kinh nghiệm, qua đó người ta nhận biết thế giới hiện tượng và có được kinh nghiệm đời sống. Thức còn được coi như là “Tiềm Thức,” là nơi mà kinh nghiệm quá khứ được đăng ký và lưu trữ, kết quả của những kinh nghiệm nầy trở thành căn tánh cho cuộc tái sanh sắp tới—Consciousness, one of the Five Skandhas. The relation between subject and object. It is the empirical mind by which one cognizes the phenomenal worlds and gains the experience of life. Vinnana is also known as the subliminal consciousness in which the experiences of the past are registered and retained, the results of such experience becoming faculties in the next physical birth—See A Lại Da Thức. 

Vipacitannu: Khả năng đạt được sự sáng suốt (nhìn thấu sự vật)—Ability to acquire insight. 

Vipaka (skt & p): Result of an action—Thuần thục hay sự làm cho trở nên chín muồi (sự chín muồi của các hành động do tâm thức tạo tác)—Maturing—Ripening—See Dị Thục in Vietnamese-English Section. 

Vipaka-buddha (skt): Báo Sanh Phật. 

Vipaka-hetu (skt): Maturation of a germ—Dị thục nhân hay nhân đã chín muồi. 

Vipaka-phala (skt): Ripening of a fruit—Dị thục quả—Quả đã thành thục, hoặc tốt hoặc xấu, hoặc được hoặc thua, hoặc thưởng hoặc phạt (quả đã chín muồi)—Maturation of effect—An effect which is ripe (mature—ripening—maturing), either good or bad, gain or loss, reward or punishment. 

Vipakastha-buddha (skt): Báo Trụ Phật hay Dị Thục Trụ Phật. 

Viparyasa (skt): Wrong view—Perversion—Mê lầm hay tri giác sai lầm về hiện hữu—See Ðiên Ðảo. 

Vipassana (p): Minh sát tuệ (trí tuệ đạt được qua tu tập thiền định). Ðể tu tập thiền minh sát, trước hết chúng ta phải  tập buông xả để giải quyết những nhiễm trược—Visualization—Intuition Vision—Wisdom or penetrative insight achieved through meditation. To do Vipassana, we must first relax, calm down and settle the defilements.

Vipasyana (skt): Quán sát—Reflection—Insight—To see in different places in detail—To discern—To distinguish—To observe—To learn—To know—To perceive. 

Vipasyin (Vipacyi) (skt): Tỳ bà Thi Phật—Quảng Thuyết, tên của vị Phật được kể đến đầu tiên trong thất Phật—Universal Preaching, name of a Buddha mentioned as the first of the seven Tathagatas.

** For more information, please see Thất Phật 

     in Vietnamese-English Section. 

Viraga (skt & p): Không chấp chặt vào sướng khổ. Ðây là một trong những công đức đạt được trên bước đường tu tập đến toàn thiện tự thân—Non-attachment to pleasure or pain. Viraga is one of the virtues acquired on the Buddhist path to self-perfection. 

Viriya (p) Virya (skt): Tinh tấn, ba la mật thứ tư trong Lục Ðộ Ba La Mật (sự siêng năng)—Diligence—Power—Energy—Effort—Force of the energy—Vigour and energy, the fourth of the six paramitas—See Lục Ðộ Ba La Mật (4).

Virya-paramita (skt): Tinh tấn Ba La Mật—Highest degree of fortitude or energy. 

Viriyiddhipada: Sự tinh tấn. 

Virudhaka (skt): Tỷ Lưu Ðồ Ca—Trì quốc.

Visakha (p): Visakha gốc người miền bắc Ấn Ðộ, một nữ thí chủ đầy lòng hảo tâm, là con gái của nhà triệu phú Dhananjaya. Người ta kể rằng với trí tuệ và lòng nhẫn nhục, bà đã từ từ chuyển hóa tất cả dòng họ bên chồng trở thành một gia đình Phật tử đầy an vui hạnh phúc. Bà luôn luôn để bát cho chư Tăng tại nhà. Trưa và chiều bà thường đến chùa nghe pháp và xem các sư cần dùng vật chi thì bà giúp. Bà thật giàu lòng bố thí cúng dường và tận tình hộ trì chư Tăng. Một lần nọ bà đến hầu Ðức Phật và thỉnh nguyện tám điều—A native of northern India, daughter of millionaire Dhananjaya, a generous upasika. It is said that with her wisdom and patience, she gradualy suceeded in coverting her husband’s household to a happy Buddhist home. She gave alms to the Sangha at her own house everyday. She visited the monastery on a daily basis to minister the needs of the Sangha and hear sermons from the Buddha. She was so generous and so serviceable to the Sangha that once she approached the Buddha and asked the following eight boons:

            Xin trọn đời được dâng y cho chư Tăng nhập hạ: To give robes to the Sangha during the rainy season as long as she lived.

            Xin để bát cho những vị đến thành Savathi: To provide alms for the moks coming to Savatthi.

            Xin để bát cho những vị rời thành Savatthi: To provide alms for those going out of Savatthi.

            Xin dâng thực phẩm đến những vị sư đau ốm: To give food for sick monks.

            Xin dâng thực phẩm đến những vị ra công chăm sóc các vị sư đau ốm: To give ood for those who attend on the sick.

            Xin dâng thuốc men đến những vị sư đau ốm: To give medicine for the sick monks.

            Xin dâng lúa mạch đến cho chư Tăng:  To give rice-gruel for monks.

            Xin dâng y tắm đến cho chư Ni: To give bathing garmens for nuns. 

Bà Visakha đã đóng góp một phần quan trọng trong nhiều lãnh vực khác nhau có liên quan đến Phật sự. Ðôi khi Ðức Phật sai bà đi giảng hòa những mối bất đồng giữa các Tỳ Kheo Ni. Cũng có lúc bà thỉnh cầu Ðức Phật ban hành một vài giới cho chư vị Tỳ Kheo Ni. Do đức độ đại lượng, bà được xem là người tín nữ có công đức nhiều nhất trong các Phật sự và cũng là vị thí chủ quan trọng nhất của phái nữ thời Ðức Phật. Do phẩm hạnh trang nghiêm, tư cách thanh nhã, thái độ phong lưu tế nhị, ngôn ngữ lễ độ khôn khéo, biết vâng lời và tôn kính các bậc trưởng thượng, quảng đại bác ái đối với người kém may mắn, tánh tình lịch duyệt, hiếu khách và đạo tâm nhiệt thành, bà được lòng tất cả những người bà gặp—Being a lady of many parts, Visakha played an important role in various activities connected with the sangha. At times she was deputed by the Buddha to settle disputes arose amongst Bhikkhunis. Some Vinaya rules were also laid down for Bhikkhunis owing to her intervention. Owing to her magnimity she was regarded as the chief benefactress of the doctrine and the greatest female supporter of the Buddha. By her dignified conduct, graceful deportment, refined manners, courteous speech, obedience and reverence to elders, compassion to those who are less fortunate, kind hospitality, and religious zeal, she won the hearts of all who knew her. 

** For more information, please see Tám Phẩm Chất Của Người Nữ Có Thể Giúp Ðưa Người Ấy Lên Các Cảnh Trời, and Tám Phẩm Chất Của Người Nữ Có Thể Tạo An Vui Hạnh Phúc Trong Ðời Hiện Tại Và Cảnh Giới Tương Lai. 

Visamtika sutra (skt): Thập luận duy thức luận.

Visamyoga (skt): Ly Hệ Quả—Thoát khỏi sự ràng buộc, một trong năm quả—Release from bondage, one of the five fruits—See Ngũ Quả (5). 

Vishaya (skt): 

            Cảnh giới: Sự cá biệt, thế giới bên ngoài, thế giới của những đặc thù—Circumstances—Environment—Individuation—External world—World of particulars. 

            Ngũ trần: An object of sense. There are five:

            Sắc: Rupa (skt)—Form or color for the eye.

            Thinh: Sabda (skt)—Sound for the ear.

            Hương: Gandha (skt)—Odour for the nose.

            Vị: Rasa (skt)—Savour for the tongue.

            Xúc: Sparsa (skt)—Tangibility for the skin. 

Vishayaparicchedalakshana (skt): Sai biệt cảnh tướng hay khía cạnh của đặc thù—The aspect of individuation. 

Vishayapavana (skt): Cảnh Giới Phong—Ngọn gió đối tượng tính—Wind of objectivity. 

Vishnou (Visnou—Vichnou)  (skt): Tỳ Nữu (thiên)—Tỳ ni thiên trong Ấn giáo—Name of the preserver god in Hinduism.

Visuddhamati (p): Thanh Tịnh Huệ. 

Visuddhi (skt): Thanh tịnh (trong sạch không cấu nhiễm)—Bright—Clean—Purity or purification. 

Visuddhi-Magga (p): Thanh Tịnh Ðạo hay con đường tinh khiết. Tác phẩm nổi tiếng chính sau khi có kinh điển của trường phái Theravada, được Buddhaghosha soạn vào thế kỷ thứ V sau CN. Tác phẩm nầy được chia làm ba phần với 23 phẩm vụ—The Path of Purification or Path of purity, the most famous and important postcanonical work of the Theravada. It was composed by Buddhaghosha in the 5th century.  It divided into three parts with 23 chapters:

            Phần I: Dividion I from chapter 1 to 2 deal with moral discipline (sila).

            Phần II: Division II from chapter 3 to 13 deal with meditation or concentration (samadhi). This division describes in detail the meditation methods and objects of meditation to make development of concentration possible and fruitful.

            Phần III: Division III from chapter 14 to 23 deal with wisdom (prajna). This section presents the fundamental elements of the Buddhist teaching such as the four noble truths and the eightfold noble path, etc. 

Visvabou (skt): Tỳ xá phù Phật.

Vitarka (skt) Vitakka (p): 

            Giác—Deliberation—Awareness—Consideration—Intention—Reasoning.

            Sự suy diễn hay ức đoán: Speculation, supposition.

            Trong A Tỳ Ðạt Ma Câu Xá Luận, Vitarka thường được dịch là “tầm.” Tiến trình sơ khởi trong thiền định để tiến đến tự giác—In the Abhidharmakosa, vitarka is generally translated as “reflection,” or “taking hold of a thought.”  Vitakka is an early process in meditation which deepens into “Vicara.”

Vitakka-Mudra: See Mudra 2. 

Vitatham (skt): Falsehood—See Hư Vọng.

Vivarjana (skt)—Vivajjitta (p): Abstaining from doing something—Viễn ly hay xa rời các hành động tạo tác của tâm thức—See Viễn Ly. 

Vivecya (skt): Quán sát để phân biệt được thực tính với hư vọng—Reality discerned from falsehood. 

Viveka (skt & p): Detachment, either physical (living in solitude) or mental (mentally detached from being affected by objects of senses).

Vivikta (skt)--Vivitta (p): 

            Tịch diệt: Solitary—Alone—Secluded.

            Tịch Tĩnh (sự an tịnh của tâm thức): Eternally serene. 

Viviktadharma(skt): See Tịch Diệt Pháp. 

Vohara-sacca (skt): Conventional truth—Chân lý tương đối (chân lý của kẻ chưa giác ngộ). 

Vriddha (skt): Tích tụ tinh yếu tâm—Expereinced and concentrated mind. 

Vritti (skt): Sự chuyển biến, phân hóa—Evolution, differentiation. 

Vupasamaya (p): An tịnh. 

Vyadhi (p): Bịnh.

Vyakarana (skt): Thọ ký (thọ a nậu đa la tam miệu tam bồ đề ký)—Prediction—Affirmation—Giving affirmation.

Vyanjana (skt): Tướng—Signs—Pleasing features—Manifesting—A figurative expression. 

Vyapada (p): Ill-will—Malevolence—Não hại (sự xấu ác, tức tối, phẫn hận trong tâm).

Vyasa (skt): Tên của một nhà hiền triết nổi danh—Name of a celebrated sage. 

Vyavahara (skt): Các suy nghĩ thế tục—The worldly way of thinking. 

Vyavasthanam (skt): 

            Kiến lập: Construction—Building--Establishment.

            Một chỗ yên nghỉ: A resting abode. 

Vyavritti (skt): 

            Sự chuyển biến—Revulsion.

            Sự chuyển lật: Turning-over. 

Vyuha (skt): Trang nghiêm—Embellishment.

Vyuha-Kalpa (skt): Trang Nghiêm Kiếp.

Vyuharadja-Bodhisattva (skt): Trang Nghiêm Vương Bồ Tát.





tải về 2.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương