Buddhist dictionary


PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN - BUDDHIST DICTIONARY



tải về 2.16 Mb.
trang11/16
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích2.16 Mb.
#11585
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN - BUDDHIST DICTIONARY
SANSKRIT / PALI - VIETNAMESE
THIỆN PHÚC
R

Racmicatasahasraparipurnadhvadja (skt): Cụ túc thiên vạn Quang Minh Như Lai.

Raga (p): 

            Greed—Uncontrolled lust of every kind—Desire to have—Tham. 

            Color: Màu sắc. 

Ragadveshamoha (skt): Tham sân si—Greed, anger, ignorance—See Tam Ðộc. 

Ragaraja (skt): Ái Nhiễm Minh Vương—The King with the affection of love—King of Love. 

Ragi (p): Lustful (a)—Dâm đãng. 

Rahassa (p): Secret—Bí mật. 

Rahaseyyaka (p): Secret—Bí mật. 

Raja (skt): Quốc vương—King—Chief or best of its kind—Sovereign. 

Rajabhavana (p): King’s palace—Cung điện của nhà vua. 

Rajadaya (p): A royal gift—Phẩm vật của triều đình. 

Rajagriha (skt) Rajagaha (p): Thành Vương Xá—Kinh đô của vương quốc Ma Kiệt Ðà, một vương quốc cổ Ấn Ðộ, bây giờ là thành phố Rajgir trong tiểu bang Bihar, vùng đông bắc Ấn Ðộ, nơi Ðức Phật thành đạo, cũng là nơi kết tập kinh điển đầu tiên trong Phật giáo—City of Royal Palace—Capital of the ancient Indian kingdom of Magadha, present-day Rajgir city in Bihar state of the northeast India, where the Buddha first realized the truth, and the site of the first council following the Buddha’s passing away.

**For more information, please see Vương Xá.

Rajapura (skt): Tên thành phố và tỉnh thành mà bây giờ là Rajaori nằm về phía tây nam Kashmir—A province and city, now Rajaori in south-west Kashmir. 

Rajasamadhi (skt): Vương Tam Muội—King of samadhis. 

Rahu (skt): La hầu (vua loài A tu la). 

Rahula (skt): La hầu La, con trai của công chúa Da Du Ðà La và thái tử Tất đạt Ða trước khi Ngài xuất gia. La hầu La sanh được hạ sanh trước khi thái tử xuất gia. Về sau, lúc 15 tuổi, La Hầu La xuất gia, trở thành một trong 12 trưởng lão và một trong mười đại đệ tử của Phật—The name of the son of princess Yasodhara and prince Siddharttha before he left home, born shortly before he left his home on his quest for enlightenment. Later, Rahula entered the Sangha at about the age of 15 and became one of the 12 Elders and one of ten great disciples of the Buddha.

** For more information, please see La Hầu La in Vietnamese-English Section. 

Rajagriha (skt) Rajagaha (p): King Bimbisara’a capital of Magadha. 

Rajakamika (p): A government official—Quan chức của triều đình. 

Rajakula (p): A royal family—Gia đình hoàng tộc. 

Rajakumara (p): A prince—Thái tử. 

Rajakumari (p): A princess—Công chúa. 

Rajini (p): A queen—Hoàng hậu. 

Rajorodha (p): A royal concubine—Thứ thiếp của nhà vua. 

Rajupatthana (p): Attendance on a king—Sự hầu hạ nhà vua. 

Rajuyyana (p): A royal garden—Vườn thượng uyển. 

Rakchasas (skt): 

            La sát—Evil demon—Malignant demon.

            Quỷ La sát ăn thịt người, nhưng một khi đã quy-y Tam Bảo thì ngược lại, chúng hộ trì Phật Pháp—Demons who eat humans, but those who take refuge with the Triple Jewels do not; in contrast, they protect the Dharma.

            Loài quỷ La Sát sống ở Lăng Già: A class of demons living in Lanka. 

Rakchasis (skt): Nữ La sát.

Rakshasa (skt): See Rakchasas in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section. 

Raksasis (skt): See Rakchasis in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section. 

Rama (skt): La Ma, tên của một vị anh hùng—Name of a hero. 

Ramabhar (skt): Tháp Ramabhar tại Câu Thi Na ở Ấn Ðộ, ghi dấu nơi hỏa thiêu nhục thân Ðức Phật—Ramabhar, a pagoda at Kusinagara in India, marking the spot where the Buddha’s body was cremated. 

Ramaneyyaka (p): Pleasant—Thích thú. 

Ramiprabhasa (skt): Quang Minh Như Lai.

Ranga (skt): Hí viện—Theater. 

Rasa (skt): Vị—Taste—Flavour. 

Rasi (p): A heap—Một đống. 

Ratna (skt) Ratana (p): Bảo—Jewel—Mani—The jewel in the Lotus.

Ratnacandra (Ratnachandra) (skt): Bảo Nguyệt Bồ Tát.

Ratnagarbha (skt): 

            Pháp Tạng: Jewel Treasury.

            Pháp Tạng Phật: Jewel Treasury Buddha. 

Ratnakara (skt): Bảo Tích Bồ Tát.

Ratnaketouradja (skt): Bảo tướng Phật.

Ratnakousoumasapouchpitagatra Buddha (skt): Tạp sắc bảo hoa nghiêm thân Phật.

Ratnakuta-Sutra (skt): Kinh Ðại Bảo Tích, một trong những kinh điển cổ nhất của trường phái Ðại thừa, gồm 49 quyển. Ðây là một phần của các kinh Phương quảng. Chủ ý kinh nhằm phát triển Trung Ðạo, mà về sau nầy trở thành học thuyết cho phái Trung Ðạo của Ngài Long Thọ—Sutra of the Heap of Jewels, one of the oldest sutras of the Mahayana. It is one of the Vaipulya sutras and is a collection of 49 independent sutras. Ratnakuta developed the Middle Way, which later became the basis for the Madhyamaka teaching of Nagarjuna. 

Ratnapani (skt): Bảo chưởng (Bảo Thủ) Bồ Tát.

Ratnaprabha (skt): Bảo Quang thiên tử.

Ratna-Sambhava (skt): Nam Phật, một trong năm vị Phật siêu việt, còn được biết như người ban bố từ bi. Phật trần thế Kashyapa và Bồ tát siêu việt Bảo Chưởng đều phục tùng Nam Phật. Ngài thường ngồi trên lưng sư tử với cử chỉ chấp thuận những mong ước (See Mudra 6)—One of the five Dhyani-Buddhas or transcendental buddhas, known as the Compassionate Giver. He is associated with the earthly buddha Kashyapa and a transcendent bodhisattva Ratnapani. Ratna-Sambhava is always riding a lion or a horse, making the gesture of wish granting. 

Ratnatedjobhyyudgataradja (skt): Bảo Oai đức thượng vương Phật.

Ratnavabhasa (p): Bảo Minh Phật. 

Rattannu (p): Cao tuổi hạ và nhiều kinh nghiệm. 

Rava (p): A cry—Tiếng kêu khóc. 

Rddhi (skt) Riddhi (p): Divine power—Thần thông biến hóa, những quyền năng thần diệu siêu nhiên nằm trong lục thông, đặc biệt biến hóa dưới nhiều dạng, hay qua một dạng khác, tàng hình, xuyên qua các vật thể rắn, đi trên nước hay lửa, sờ mặt trời hay mặt trăng, hoặc đi vào các tầng trời cao nhất. Những quyền năng nầy đạt được do tu tập thiền định, tập trung tư tưởng hay quán chiếu. Tuy nhiên, khoe khoang những quyền năng nầy là vi phạm các qui tắc tu hành, sẽ bị loại trừ khỏi cộng đồng Tăng già—Supernatural or magical powers that are part of Abhijna. It refers to the power to manifest multiple forms of oneself or to transform oneself into another shape, to become invisible, to pass through valid things, to walk on water or fire, to touch the sun and moon, and to scale the highest heaven. These abilities are by-products of meditation, concentration and contemplation practices. However, exhibiting or exploiting these powers is a violation of monastic discipline and pretending to possess such powers is grounds for dismissal from the sangha. 

Rddipada (skt) Iddhipada (p): Bốn phẩm chất căn bản tập trung tư tưởng để đạt được những quyền năng thần diệu—Four properties which bring magical powers or components of miraculous power:

            Dục Như Ý Túc: Chanda (skt)—Ham muốn hay năng lực của ý—Concentration of intention or the will power.

            Tinh Tấn Như Ý Túc: Virya (skt)—Tinh tấn hay năng lực của tư tưởng—Concentration of strenuous efforts. 

            Thức Như Ý Túc: Citta (skt)—Tinh thần—Concentration of the mind or thought power.

            Quán Như Ý Túc: Mimamsa (skt)—Nghiên cứu và xét đoán hay suy nghĩ sâu xa—Concentration of inquisitiveness and daring, or deep thinking.

*** For more information, please see Tứ Như Ý Túc in Vietnamese-English Section. 

Revata (skt): Ly bà đa.

Rishi (skt): Tiên nhơn—Holy sages of advanced spiritual attainment—Hermit—Hermit-philosopher. 

Rishipatana  (skt): Tiên nhơn viên.

Roga (p): Disease—Illness—Bệnh hoạn. 

Roga-atura (p): A sick person—Bệnh nhân. 

Rogahari (p): A physician—Thầy thuốc. 

Rohini (skt): Sông Lô miện ni.

Roudraka (skt): Uất đà la.

Ruci (skt): Lư chí.

Ruhana (p): Growing—Rising—Sự mọc lên. 

Ruhati (p): To grow—Mọc lên. 

Rupa (skt): 

            Sắc—Hình sắc—Vật chất—Material—Physical form—Body—Matter—Color—Form—Outward appearance or phenomenon or color.

            Sự hiện hữu có tánh cách vật chất: Material existence.

Rupa-arammana (p): A visible thing—Vật hữu hình. 

Rupabhava (p): The Brahma world—Thế giới Phạm Thiên. 

Rupa-dhatu (skt): Sắc giới—The world of form—See Triloka in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section. 

Rupakaya (skt): Sắc thân—Form-body. 

Rupa Loka (skt): The world of fine form—See Rupa-Dhatu.

Rupasampatti (p): Beauty—Sắc đẹp. 

Rupa-Skanda (skt): Sắc âm.

Rupatanha (p): Craving after form—Tríu mến sắc giới. 

Rupavacara (Rupadhatu) (skt): Sắc giới.

Rupavantu (p): Handsome (a)—Ðẹp đẽ. 

Ruta (skt): 
 


PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN - BUDDHIST DICTIONARY
SANSKRIT / PALI - VIETNAMESE
THIỆN PHÚC
S

Sabala (p): Strong (a)—Mạnh mẽ. 

Sabba (p): Entire (a)—Toàn thể. 

Sabbada (p): Everyday (adv)—Mỗi ngày. 

Sabbaso (p): Altogether (adv)—In every respect—Toàn thể. 

Sabbato (p): From every side—In every respect—Từ mọi phía. 

Sabbatha (p): Everyway (adv)—Bằng mọi cách. 

Sabbattha (p): Everywhere (adv)—Khắp mọi nơi. 

Sabda (skt): Âm thanh—Sound—Voice—Speech—Tone. 

Sabha (p): An assembly—Hội chúng. 

Sabhaga (p): Common (a)—Chung. 

Sabhaga-nimitta (p): Tư duy.

Sabhava (p): Nature—Bản chất. 

Sabrahmacari (p): A fellow monk—Tăng lữ. 

Sacca (p): Tri kiến—Truth.

Sacca nana (p): Tri kiến về Tứ Ðế—Knowledge of the Truth:

1)      Anubodha-nana: Knowledge consisting in understanding.

2)      Pativedha-nana: Knowledge consisting in penetration (realization). 

Saccani (p): Thánh đế. 

Sacchikatabba (p): Thấu triệt—Phải được chứng ngộ—Bằng nhãn quan tinh thần. 

Sacchikatam (p): Ðã được chứng ngộ. 

Sada (p): Eternal (a)—Vĩnh hằng. 

Sadana (p): A house—Căn nhà. 

Sadara (p): Troublesome (a)—Gây rắc rối. 

Sadasat (skt): Hữu Vô—Being and non-being. 

Sadattha (p): One’s own welfare—Lợi ích của chính mình. 

Sadayatana (skt): Lục nhập—Mắc xích thứ năm trong 12 mắc xích nhân duyên (sáu cơ sở của nhận thức và đối tượng của nó)—The six sense organs and six external objects—The six entrances—The fifth in the twelve links of dependent origination.

Sadda (p): Noise—Tiếng động. 

Saddahana (p): One who believes—Người tin tưởng. 

Saddahati (p): To believe—Tin tưởng. 

Saddavidu (p): One who knows the meaning of various sonds—Người biết ý nghĩa của nhiều loại âm thanh. 

Saddayati (p): To make a noise—Làm ra tiếng động. 

Saddha (skt) Saddha (p): Niềm tin—Faith—Confidence—Buddhism faith is not the acceptance of doctrinal beliefs, but confidence in the Buddha as a Teacher  and his Teaching as a way to Enlightenment—Faith should be reasoned and rooted in understanding—There is no reliance on the authority of another’s spiritual powers—Through wisdom and understanding, faith becomes an inner certainty and firm conviction based on one’s own experience.

Saddhamma (Sudharma) (skt): 

            Diệu pháp: Wonderful dharma. 

            Chánh Pháp: Giáo lý thật sự hay học thuyết chân chánh—Right dharma—Good law—True justice—Buddhist doctrines—Tru teaching—Right doctrine. 

Saddhamma-pratirupaka: Tượng Pháp—The age of the initiation of the right dharma—Initiative Dharma. 

Saddhammapundarika sutra  (skt): Kinh Diệu Pháp Liên Hoa—The Lotus of the Wonderful Law. Teaches the identification of the historical Buddha with the transcendental Buddha existing from the beginning of this age, his appearance in the phenomenal world being only a skilful device adopted to preach the Dharma to mankind. Salvation is attained by the grace of the Bodhisattvas—See Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. 

Saddhamma-vipralopa: Mạt pháp—The age of annihilation of the right dharma. 

Saddhanusarin (skt): See Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

Sadhana 

(p): Rich—Wealthy (a)—Giàu có.

(skt): Trong Kim Cang Thừa, Sadhana có nghĩa là những văn bản chứa đựng những bài tập thiền định, mô tả  chi tiết các thần linh kinh qua những thực chứng tâm linh, đi từ hữu hình hóa cụ thể đến loại trừ hoàn toàn tư duy trong thiền định. Việc thực hiện nầy, là chủ yếu trong Phật giáo tây Tạng, đòi hỏi sự truyền thụ từ một vị thầy---In Vajrayana Buddhism, Sadhana means texts  contain meditation practices, describe in a detailed fashion deities  to be experienced as spiritual realities and the entire process from graphic visualization into formless meditation. Performing this type of practice, which is central to Tibetan Buddhism, requires empowerment and consecration by the master. 

Saddharma Sutra (skt): See Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. 

Sadhu (p): Thiện tai!—Good!—Excellent!

Sadhumati (skt): See Thập Ðịa (B) (9). 

Sadisa (p): Equal (a)—Bằng nhau. 

Sagabbha (p): Pregnant (a)—Có bầu (có thai). 

Sagalavada Sutra (skt):  Kinh Thi Ca La Việt.

Sagara (skt): Biển—The ocean—Hàm hải (nước biển mặn).

Sagarava (p): Respectful (a)—Tôn kính. 

Sagaravaradharabuddhi-vikridita-bhidjna (skt): Sơn Hải Huệ tự tại thông vương.

Sagga (p): 

1)       Cảnh trời—Heaven—Deva—Heavenly beings.

2)       Hỷ Lạc địa: Place of happiness. 

Saggakaya (p): The heavenly assembly—Thiên chúng. 

Saggaloka (p): The heavenly region—Thiên giới. 

Saggamagga (p): The way to heaven—Ðường lên trời (cõi của chư Thiên). 

Sagguna (p): Good quality—Phẩm chất tốt. 

Sagotta (p): Of the same lineage (a kinsman)—Cùng dòng họ. 

Saha 

(p): Enduring—Sự kham nhẫn.



(skt): The worldly world—Thế giới Ta Bà.

Sahadeva (skt): Ta ha đề bà (một vị quan dưới thời vua Tịnh Phạn).

Sahaloka (skt): See Sahlokadhatu. 

Saha-loka-dhatu (skt): Ta Bà thế giới (thế giới của sự kham nhẫn hay thế giới nầy)—The human world—The world of endurance—This world. 

Sahana (p): Endurance—Sự kham nhẫn (chịu đựng). 

Sahasa (p): Suddenly (adv)—Bỗng nhiên. 

Sahasrara (skt): Vô kiến đỉnh tướng.

Sahasrara-Chakra (skt): See Chakra 7. 

Sahassa (p): One thousand—Một ngàn. 

Sahati (p): To bear—To endure—Chịu đựng hay kham nhẫn. 

Sahattha (p): One’s own hand—Chính tay của mình. 

Sahneti (p): To grind—To powder—Nghiền nát. 

Saindhava (skt): Sản phẩm của thung lũng Ấn Hà—Product of the Indus valley. 

Saintrasita (skt): Sợ hãi—Terrified. 

Sajatika (p): Of the same race or nation (a)—Cùng chủng loại. 

Saj-jana (p): A virtuous man—Người có đạo đức. 

Sajjana (p): Attachment—Sự bám víu. 

Sajjati (p): To cling to—To be attached to—Bám víu vào cái gì. 

Sajjeti (p): To prepare—Chuẩn bị. 

Sajjhaya (p): Study (n)—Sự nghiên cứu. 

Sajjhayana (p): Recitation—Sự tụng đọc (thuộc lòng). 

Sajjhu (p): Silver—Bạc. 

Sajju (p): Instantly—At the same moment—Ngay lúc ấy.

Saka (p): Vegetable—Thảo mộc. 

Sakabala (p): One’s own strength (a)—Tự lực. 

Sakadagamin (p) Sakrdagami (skt): One who has attained the second stage of the Path to be reborn on the earth only once—Tư đà hàm, người đã đạt nhị quả trong Tứ Thánh Quả, chỉ còn trở lại tái sanh thêm một lần nữa mà thôi (Once-returner—Nhứt lai—The second stage of sainthood).

Sakala (p): Entire (a)—Whole—Toàn thể. 

Sakalya (p): Totality—Toàn bộ. 

Sakamma (p): One’s own duty (a)—Bổn phận của mình. 

Sakankha (p): Doubtful (a)—Nghi hoặc. 

Sakantaka (p): Thorny (a)—Ðầy gai. 

Sakaraniya (p): One who still has something to do—Người vẫn còn công việc để làm (vướng bận trần thế). 

Sakasa (p): Neighborhood—Láng giềng. 

Sakha (p): A friend—Bạn. 

Sakhila (p): Kindly in speech—Lời nói tử tế. 

Sakhita (p): Friendship—Tình bạn. 

Sakhya (p): Friendship—Tình bạn. 

Sakicca (p): One’s own business—Công việc của riêng mình. 

Sakincana (p): Having worldly attachment (a)—Hãy còn luyến ái trần tục.

Sakiya (p): One’s own (a)—Của riêng mình. 

Sakka (p): 

            (a): Able—Possible—Có thể.

            (n): King of devas—Thiên Vương (the King of Gods—The lord over the celestial beings in the Heaven of the Thirty Three Devas).

Sakkara (p): Honor—Vinh dự. 

Sakkatta (p): The position as the ruler of devas—Chức vị cai quản chư Thiên. 

Sakkaya (p): The existing body—Thân hiện hữu. 

Sakkhara (p): Crystal (a)—Trong như thủy tinh. 

Sakkhi (p): Face to face—Before one’s eyes—Mặt đối mặt. 

Sakkoti (p): To be able—Có khả năng. 

Sakkunati (p): To be able—Có khả năng. 

Sakkuneyyatta (p): Ability—Khả năng. 

Sakra-Devendra (p): Thích Ðề Hoàn Nhơn—God of the sky who fights the demons with his vajra, or thunderbolt. 

Sakradagamin (skt) Sakadagamin (p): Nhất Lai, người còn trở lại thế gian nầy một lần nữa, trước khi đạt tới giác ngộ hoàn toàn hay Niết bàn. Trong con người ấy mọi gốc rễ của ham muốn, sân hận và si mê hầu như đã bị biến mất. Ðây là quả vị thứ hai trong Tứ Thánh Quả—Once-returner, ones who are reborn (come back once more to this earthly life) only once more before he is fully enlightened or before the attainment of nirvana. In them the three unwholesome roots of desire, hatred and ignorance are almost eliminated.  This is the second of the four ascetic fruits—See Tứ Thánh Quả. 

Sakradagamiphala (skt): See Tứ Thánh Quả (2). 

Sakuna (p): A bird—Chim. 

Sakunagghi (p): A hawk—Loài diều hâu (ó). 

Sakya (p): Belonging to the Sakya (a)—Thuộc về dòng họ Thích Ca. 

S(h)akya: Tên của bộ tộc thuộc dòng họ Thích Ca của Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni—The name of the tribe or clan to which Gautama the Buddha belonged.

Sakyamuni: Thích Ca Mâu Ni, nhà hiền triết thầm lặng của dòng tộc Thích Ca. Tên của Ðức Phật lịch sử, người sáng lập ra đạo Phật, thế danh là Siddhartha Gautama—The “Silent Sage of the Sakya clan.” Name of the present (historical) Buddha, the founder of Buddhism, his worldly name is Siddhartha Gautama. 

Sakyasimha (p): Thích Sư Tử. 

Sala (skt): Sa la thọ.

Saladraradja (skt): Ta la thọ vương.

Salaka (p): A blade of grass—Ngọn cỏ. 

Salaradja (skt): Ta la vương Phật.

Salatu (p): Unripe (a)—Dị thục (chưa chín). 

Salayatana (p): Lục căn—Six of the Ayatana or sense-bases (eye, ear, nose, tongue, body, and mind). 

Salila (p): Water—Nước. 

Salla (p): A dart—Cây lao. 

Sallahuka (p): Light (a)—Nhẹ nhàng. 

Sallakkheti (p): To observe—Quan sát. 

Sallapa (p): A friendly talk—Cuộc nói chuyện thân hữu. 

Sallikkhati (p): To cut into slices—Cắt thành từng lát mỏng. 

Samacarana (p): Conduct—Cách cư xử (hạnh kiểm). 

Samacarati (p): To act—To behave—Cư xử. 

Samadapeti (p): To instigate—Xúi dục ai làm việc gì. 

Samadati (p): To accept—Chấp nhận. 

Samadhana (p): Concentration—Sự tập trung (tư tưởng). 

Samadhi (skt): Meditation—One-pointedness of the mind—Tam muội—Ðịnh, tập trung tinh thần vào một đối tượng duy nhất, đạt được do thực tập thiền định hay sự phối hợp giữa thiền định và trí tuệ Bát nhã. Ðịnh là trạng thái tập trung tinh thần, kết quả trực tiếp của thiền và quán tưởng.  Ðịnh là công cụ chính dẫn tới đại giác. Ðịnh là trạng thái ý thức phi nhị nguyên, kết hợp cả chủ thể và đối tượng. Ðịnh chẳng phải là kềm giữ tâm tại một điểm, mà cũng không là dời tâm từ chỗ nầy đến chỗ khác, vì làm như vậy là theo tiến trình của nhị nguyên. Bước vào định là bước vào trạng thái tĩnh tâm. Có ba loại định siêu nhiên—Concentration—Putting together—Joining or combining with—The balanced state—One-pointedness of mind, obtained from the practices of meditation or the combination of meditation (Dhyana) and Prajna (Transcendental wisdom). The state of mental concentration resulting from the practice of meditation and contemplation on Reality (the state of even-mindedness). Samadhi is the key tool that leads to enlightenment. Samadhi is a non-dualistic state of consciousness in which the consciousness of the experiencing “subject”  becomes one with the experienced “object.” Samadhi is neither a straining concentration on one point, nor the mind is directed from here (subject) to there (object), which would be dualistic mode of experience. To enter samadhi means to attain the state of absorption of dhyana. There are supermundane samadhi (lokottara):

            Hư không: Shunyata—Emptiness.

            Trạng thái không có đặc tính: Animitta---The state of no characteristics.

            Không còn luyến ái đối tượng và bước vào Niết bàn: Free from attachment to the object, and the attainment of Nirvana. 

Samadhi-bala (p): The power of concentration—Ðịnh lực. 

Samadhi-bhavana (p): Cultivation of concentration—Thực tập tập trung tư tưởng. 

Samadhikkhanda (p): Nâng cao tâm định. 

Samadhimada (skt): Rượu tam muội (tam muội tửu)—Liquor of samadhi. 

Samadhi-Parikkhara: Foundations of mindfulness. 

Samadhiraja-Sutra (skt): Kinh điển Ðại thừa, nội dung của nó gần như Bát Nhã Ba La Mật Ða, bàn về bản chất đồng nhất của vạn hữu—A Mahayana sutra, of which teaching is related to that of the Prajnaparamita-Sutra, and deals with the essential identity of all things. 

Samadhi-Samapatti-Kusalata: Skilfulness in entering into concentration, in remaining in it, and in arising from it. 

Samadhi-Sambojjhanga: Concentration as Factor of Enlightenment—Bồ đề phần. 

Samadhisukha (skt): See Tam Muội Lạc. 

Samadhi-Vipphara-Iddhi: The power of penetrating Concentration—Ðịnh lực.

Samadisati (p): To command—Ra lệnh. 

Samadiyati (p): To take upon oneself—Ðảm nhận làm việc gì. 

Samagama (p): Assembly or Association.

Samahanati (p): To hit (to sound a musical instrument)—Chạm (khải đàn). 

Samahita (skt): Collected state of mind—See Samadhi in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section. 

Samajatika (p): Of the same caste (a)—Có cùng một giai cấp. 

Samakaddhati (p): To abstract—To pull along—Rút lấy (không có phép). 

Samala (p): Impure (a)—Contaminated—Nhiễm trược. 

Samana  (p): Sa môn—Ẩn sĩ.

Samanantara (skt): immediate (a)—Just after—Nearest—Theo liền sau—Immediately contiguous to or following—Immediately behind or after. 

Samanantara-pratyaya (skt): Ðẳng vô gián duyên—Immediately contiguous circumstances—An immediate circumstance. 

Samana-arthata (skt): Ðồng sự—Sharing the same aim—Having the object or aim—Holding the middle between two extremes. 

Samana-Phala: Fruits of Monkhood—Four supermundane fruitions: Stream-entrance, Once-returner, Non-returner, and Perfect Holiness.

Samanarthata (skt): Ðồng sự—Engaging in the same work—See Tứ Nhiếp Pháp (4). 

Samanera (p): Vị mới tu, giữ giới nhưng chưa được cho thọ giới cụ túc của Tỳ Kheo—A  novice who keeps the precepts but who has not yet achieved full ordination to the rank of Bhikkhu by the ceremony of Upasampada—See Sa Di. 

Samaneri (p): A female apprentice of a nun—See Sa Di Ni. 

Samaneti (p): To bring together—Nhóm lại (họp lại với nhau).

Samanna (p): Designation (n)—Sự bổ nhiệm. 

Samanta (p): Entire (a)—Toàn thể. 

Samantabhadra (skt): Phổ Hiền Bồ Tát—Bồ Tát Toàn Thiện hay Toàn Phúc. Một trong những bồ tát chính của trường phái Phật giáo Ðại thừa. Ngài còn là hiện thân của đức trầm tĩnh, lòng thương xót và trí huệ sâu xa. Ngài được sùng kính như người bảo hộ cho tất cả những ai truyền bá Phật pháp và được coi như là hiện thân của trí năng đồng nhất, tức là hiểu được sự đồng nhất giữa cái giống nhau và cái khác nhau.  Ngài thường cỡi voi trắng sáu ngà (voi tượng trưng cho sức mạnh của trí tuệ), xuất hiện cùng lúc với Bồ tát Văn Thù bên cạnh (phải) Phật Thích Ca. Ngài cũng còn được gọi là Tam Mạn Bạt Ðà La, tiêu biểu cho “Lý,” ngài cũng là vị bảo hộ Kinh Pháp Hoa và những người hành trì kinh nầy; đồng thời ngài cũng có liên hệ mật thiết với Kinh Hoa Nghiêm. Ngài ngự tại phía đông vũ trụ—Universal Virtue—One of the five Dhyani-Bodhisattvas—The All-Compassionate One of perfect Activity. “He Who Is All-pervadingly Good” or “He Whose Beneficence Is Everywhere.” One of the most important bodhisattvas of Mahayana Buddhism. He also embodies calm action, compassion, and deep-seated wisdom. He is venerated as the protector of all those who teach the dharma and is regarded as an embodiment of the wisdom of essential sameness and difference. He often appears riding a white six-tusked elephant  (the elephant being noted for its tranquility and wisdom) with Manjusri on the (right) side of Sakyamuni. He is also called Universal sagacity, or lord of the fundamental law, the dhyana, and the practice of all Buddhas. He represents the fundamental law, and is the patron of the Lotus Sutra and its devotees, and has close connection with the Hua-Yen Sutra. His region is in the east. 



tải về 2.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương