BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học


II. Hạn chế, bất cập trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về đảm bảo chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học



tải về 1.38 Mb.
trang3/11
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích1.38 Mb.
#2037
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

II. Hạn chế, bất cập trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về đảm bảo chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học

1. Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành 233 chương trình khung, song đến nay vẫn còn thiếu gần 200 chương trình khung.

2. Việc mở ngành đào tạo chưa được kiểm tra thực tế 100%, do đó vẫn có tình trạng mở ngành đào tạo mà không đảm bảo đầy đủ yêu cầu chất lượng. Sau khi đã mở ngành, tuyển sinh, chưa thực hiện chế độ kiểm tra định kỳ, bắt buộc các trường đại học, cao đẳng; các vi phạm về đảm bảo chất lượng còn chưa được xử lý kịp thời. Chế tài xử lý đối với các trường không thực hiện đúng cam kết về các điều kiện mở ngành và tuyển sinh chưa đủ mạnh.

3. Cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, đặc biệt đối với các trường ngoài công lập có khó khăn về đất đai.

Còn 14 trường (trong đó có 11 trường thành lập từ năm 1998 đến nay) mặc dù đã đi vào hoạt động, nhưng không có khuôn viên riêng vẫn phải đi thuê mặt bằng; một số trường địa điểm học rải rác ở nhiều nơi, không thuận tiện cho triển khai các hoạt động đào tạo. Tỷ lệ diện tích đất /1 sinh viên của một số trường còn thấp so với quy định như: Trường Đại học Hàng hải 1,0 m2/1 sinh viên; Trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh 0,9 m2/1 sinh viên; Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường 1 m2/1 sinh viên; Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng 0,9 m2/1 sinh viên...trong khi quy định bình quân diện tích không ít hơn 25m2 /1sinh viên.

Đối với các trường công lập, kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất còn hạn chế, việc phân bổ thiếu kế hoạch dài hạn; thiếu kinh phí duy tu bảo dưỡng thường xuyên nên nhiều công trình xuống cấp. Cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm, thực hành, hệ thống thư­ viện nghèo nàn, lạc hậu.

4. Đội ngũ giảng viên không theo kịp nhu cầu phát triển kể cả về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, chức danh giáo sư, phó giáo sư còn thấp. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định tỷ lệ tối đa sinh viên/giảng viên của các khối ngành đào tạo khác nhau, nhưng thực tế một số trường còn có tỷ lệ sinh viên/giảng viên quá cao so với quy định như: Trường Đại học Tôn Đức Thắng là 39,3/1; Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 29,8/1; Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao thắng 37,6/1; Trường Cao đẳng Công thương thành phố Hồ Chí Minh 47,5/1; ...Tính bình quân cả nước đến tháng 8/2009, số giảng viên là giáo sư có 320 người/61.190 giảng viên, đạt tỷ lệ 0,52%; số giảng viên có chức danh Phó Giáo sư là 1.966 người, đạt tỷ lệ 3,21 %. Có sự chênh lệch lớn về trình độ giảng viên tại các đại học quốc gia, đại học vùng, trường đại học trọng điểm với các trường đại học dân lập và trường đại học của các địa phương. Cơ cấu đội ngũ giảng viên mất cân đối: giảng viên khoa học cơ bản, giảng viên những ngành thiếu hấp dẫn có nguy cơ rời bỏ nghề do một số khoa buộc phải đóng ngành đào tạo vì không có sinh viên đăng ký học. Giảng viên cơ hữu của các trường ngoài công lập đa số là giảng viên lớn tuổi thường là cán bộ về hưu từ các trường công lập, cơ quan nhà nước. Giảng viên dạy quá nhiều, do vậy không có thời gian nghiên cứu khoa học và nâng cao trình độ.

Chính sách đối với việc phát triển đội ngũ cán bộ chưa phù hợp, chưa thu hút được nhiều người giỏi vào các trường đại học. Đa số các trường ngoài công lập chưa có chính sách, chế độ thỏa đáng khuyến khích giảng viên học sau đại học.

5. Giáo trình, tài liệu giảng dạy ở hầu hết các trường chưa đầy đủ, giáo trình của một số ngành còn lạc hậu.

6. Hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ còn hạn chế. Công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ ở các trường còn chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là trường ngoài công lập. Rất ít các trường ngoài công lập có các công trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ. Số bài báo đăng trên các tạp chí uy tín trong và ngoài nước ít; nhiều công trình nghiên cứu khoa học chưa gắn với thực tiễn, chưa đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống; Doanh thu từ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ rất thấp, chỉ chiếm bình quân 1,3% tổng thu của các trường đại học công lập.

7. Vẫn còn 35% các trường đại học, 24% các trường cao đẳng chưa thực hiện tự đánh giá chất lượng.

III. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về đảm bảo chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học

1. Công tác quản lý giáo dục đại học còn thiếu tính khoa học, tính thực tiễn:

Phương pháp quản lý nhà nước chưa theo kịp với yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục đại học, còn lạc hậu so với các nguyên tắc quản lý hệ thống xã hội.

Nhận thức quản lý giáo dục đại học trước hết là quản lý chất lượng giáo dục đại học chưa được thấm nhuần từ cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo đến các cơ sở đào tạo đại học. Chưa xuất phát từ các quy luật chi phối hoạt động của hệ thống giáo dục đại học để thiết kế hệ thống các giải pháp quản lý.

Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương còn chưa chặt chẽ. Đến nay, Chính phủ chưa có một Nghị định về phân công, phân cấp quản lý các trường đại học, cao đẳng theo hướng phân công rõ trách nhiệm quản lý nhà nước giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quản lý trường. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chưa tham gia quản lý, giám sát các trường đóng trên địa bàn

2. Năng lực quản lý giáo dục đại học của các trường còn nhiều hạn chế:

Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đại học cấp trường hầu như chưa được đào tạo bài bản về quản lý giáo dục đại học, chủ yếu trưởng thành từ các giảng viên, các nhà khoa học, nhà quản lý cơ sở.

Năng lực quản lý của Ban giám hiệu một số trường đại học, cao đẳng còn yếu, bộc lộ nhiều hạn chế công tác chỉ đạo, điều hành các hoạt động của nhà trường.

3. Các điều kiện tài chính và đất đai chưa đủ đảm bảo chất lượng giáo dục đại học trên diện rộng:

Đầu tư của nhà nước cho giáo dục đại học còn thấp. Tính bình quân mức chi từ ngân sách nhà nước/1 sinh viên công lập năm 2001 là 3,74 triệu đồng và năm 2009 là 7,14 triệu đồng, tăng 1,9 lần so với năm 2001. Mặc dù có sự tăng trưởng, nhưng suất đầu tư cho 1 sinh viên còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Học phí đại học thấp. Khung học phí quy định từ năm 1998 đến 2008 không thay đổi, trong khi đó từ năm 1998 đến năm 2009, mức giá bình quân đã tăng 1,55 lần, thu nhập bình quân 1 người dân tăng 2,47 lần. Nhà nước đã 4 lần điều chỉnh tiền lương tối thiểu (từ 290.000 đồng/người/tháng lên 630.000 đồng/người/tháng), nên tỷ trọng chi tiền lương giáo viên và cản bộ quản lý giáo dục trong chi phí cho giáo dục đào tạo, chiếm đến 85-90% chi phí, nếu chế độ học phí không được điều chỉnh hợp lý thì sẽ không bảo đảm được cho các hoạt động mang tính chất chuyên môn, nghiệp vụ.

Chưa có sự hỗ trợ tích cực của địa phương về đất đai. Khi thành lập các trường đại học,cao đẳng thì các uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đều có cam kết tạo điều kiện cấp đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng. Nhưng sau khi thành lập, nhiều địa phương chưa thực sự giúp các nhà đầu tư giải phóng mặt bằng, hoặc do giá giải phóng mặt bằng quá cao, dẫn đến các nhà đầu tư khó thực hiện cam kết xây dựng trường.



Phần V

ĐÁNH GIÁ CHUNG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH,
PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP TRƯỜNG, ĐẦU TƯ,
ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC.
CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

I. Đánh giá việc thực hiện chính sách pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng giáo dục đại học

1. Những kết quả trong việc thực hiện chính sách pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng giáo dục đại học

- Luật Giáo dục năm 1998 và Luật Giáo dục sửa đổi năm 2005, cùng với hệ thống các văn bản pháp quy đã tạo được hành lang pháp lý cho việc phát triển giáo dục đại học. Từ năm 1998 đến năm 2009, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành 55 văn bản quy phạm pháp luật quy định trực tiếp về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học. Tốc độ ban hành văn bản ngày càng nhanh và chất lượng văn bản ngày càng cao. Giai đoạn 1998 - 2005 ban hành 24 văn bản (bình quân 3 văn bản/1 năm), giai đoạn 2006 - 2009 ban hành 31 văn bản (bình quân 7,8 văn bản/1 năm, gấp hơn 2,5 lần so với giai đoạn trước).

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật này cơ bản đảm bảo được tính phù hợp, thống nhất, đồng bộ và đã tạo cơ sở pháp lý cho việc tiến hành các thủ tục quyết định thành lập, cho phép thành lập trường, tuyển sinh, mở ngành đào tạo, tổ chức và hoạt động của trường, nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần thực hiện xã hội hóa và đầu tư cho giáo dục đại học.

- Sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học hơn 10 năm qua cơ bản đã đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực trình độ cao cho phát triển kinh tế - xã hội, CNH, HĐH đất nước và giữ vững an ninh quốc phòng. Tổng số sinh viên năm 2009 tăng 13 lần so với năm 1987 và tăng 2,4 lần so với năm 1997. Quy mô đào tạo đại học, cao đẳng tăng dần qua các năm, tỷ lệ sinh viên/1 vạn dân cũng tăng, năm 1997 là 80 sinh viên/1 vạn dân, năm 2006 là 166,5 sinh viên/1 vạn dân, năm 2009 là 195 sinh viên/1 vạn dân, đến năm 2010 đạt 200 sinh viên/1 vạn dân theo đúng định hướng Nghị quyết số 14 của Chính phủ và Quyết định số 121 của Thủ tướng Chính phủ. Số sinh viên tốt nghiệp năm 2009 bằng 11,1 năm 1987 và bằng 3 năm 1997.

- Đã hình thành một một nhóm các trường đại học (các trường đại học trọng điểm, các đại học) có lực lượng giảng viên mạnh, cơ sở vật chất tương đối hiện đại, hợp tác quốc tế rộng rãi là lực lượng đầu tàu đào tạo và nghiên cứu trình độ cao, góp phần tạo động lực cho phát triển toàn hệ thống giáo dục đại học.

- Công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh, nguồn lực trong xã hội đầu tư cho giáo dục huy động ngày càng nhiều. Các trường ngoài công lập phát triển nhanh về số lượng, năm 1997 có 15 trường đại học ngoài công lập, đến tháng 9/2009 có 76 trường ngoài công lập (46 trường đại học và 30 trường cao đẳng, không kể Trường RMIT và Trường Đại học Anh Quốc-Việt Nam), tăng trên 5 lần. Quy mô đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập năm học 2008-2009 là 218.189 sinh viên, chiếm tỷ lệ 12,7% so với tổng số sinh viên (năm 1987, cả nước chỉ có 133.000 sinh viên trong 101 trường đại học, cao đẳng công lập). Việc tăng quy mô và đa dạng hình thức đào tạo đã góp phần đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của các tầng lớp nhân dân, tạo cơ hội nhiều hơn cho thanh niên ở khắp vùng, miền của đất nước có cơ hội học tập đại học.

- Hệ thống các cơ sở giáo dục đại học được phát triển đúng theo định hướng quy hoạch, phân bố trên phạm vi cả nước: 41/63 tỉnh, thành phố có trường đại học (65%), 60/63 tỉnh, thành phố có trường cao đẳng (95%). Số lượng trường đại học, cao đẳng ở các vùng miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đã tăng lên, như Tây Bắc (1 trường đại học, 8 trường cao đẳng); Tây Nguyên (3 trường đại học, 10 trường cao đẳng); đồng bằng sông Cửu Long (11 trường đại học, 27 trường cao đẳng), tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân có cơ hội tiếp cận với giáo dục đại học, nhất là ở khu vực nông thôn và vùng sâu, vùng xa, miền núi, con em đồng bào dân tộc thiểu số.

2. Hạn chế trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng giáo dục đại học

- Hệ thống văn bản pháp lý cho các hoạt động này còn chưa đầy đủ và đồng bộ để đảm bảo chất lượng đào tạo, hỗ trợ sự phát triển các cơ sở ngoài công lập và cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.

- Phương pháp quản lý hệ thống giáo dục đại học chậm đổi mới so với yêu cầu phát triển giáo dục đại học và lạc hậu so với các nguyên tắc quản lý hệ thống xã hội.

- Các cơ chế, chính sách được ban hành chưa tạo động lực và sự cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở giáo dục đại học; sự phân công trách nhiệm giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các Bộ, ngành và uỷ ban nhân dân các địa phương chưa rõ ràng.

- Cơ chế tài chính của giáo dục, trong đó có học phí chậm được đổi mới, bất hợp lý kéo dài, chưa tạo được động lực đủ mạnh để phát triển quy mô gắn với yêu cầu chất lượng ngày một cao hơn.

- Cho tới năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo không có yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học phải công bố chuẩn đầu ra và công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng, không giám sát được chất lượng giáo dục đại học ở tất cả các cơ sở giáo dục.

- Hoạt động đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đại học triển khai chậm, chưa thực sự là biện pháp chủ yếu để đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường.

Do có những hạn chế yếu kém như trên, nên trong hơn 10 năm qua, về tổng thể chất lượng đào tạo đại học tuy đã được cải thiện, song chưa có giải pháp đột phá để tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đào tạo.



II. Các giải pháp cần triển khai để đẩy mạnh phát triển giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2012 và tới năm 2020

2.1 Xác định đổi mới quản lý giáo dục đại học, bao gồm quản lý của nhà nước và quản lý của các cơ sở giáo dục đại học là khâu đột phá để nâng cao chất lượng đào tạo và là tiền đề để đổi mới toàn diện giáo dục đại học đến năm 2020.

Triển khai thực hiện Thông báo kết luận số 242-TB/TW ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, Nghị quyết số 35/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội khoá XII về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục 2005 và tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020, ngày 27 tháng 2 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị số 296/CT-TTg về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2012. Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Nghị quyết về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2012, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chương trình hành động để toàn ngành tập trung cao độ thực hiện đổi mới về chất quản lý giáo dục đại học trong 3 năm 2010 - 2012, làm khâu đột phá và tiền đề cho đổi mới toàn diện giáo dục đại học những năm tiếp theo:

a) Tổ chức thảo luận rộng rãi trong tất cả các cơ sở giáo dục đại học: Vì sao phải nâng cao chất lượng đào tạo, làm gì để đảm bảo và nâng cao chất lượng trong giai đoạn hiện nay (từ tháng 3/2010 đến tháng 5/2010).

b) Đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục, rà soát lại các chỉ tiêu phát triển giáo dục đại học đến 2020, tăng cường công tác dự báo, hoàn thành xây dựng chiến lược phát triển giáo dục nói chung trong đó có giáo dục đại học giai đoạn 2011 - 2020, trong Quý 3 năm 2010. Tiếp tục triển khai quy hoạch xây dựng các trường đại học, cao đẳng; xây dựng ký túc xá sinh viên.

c) Rà soát và xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học, trong đó đặc biệt lưu ý đến các văn bản quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục, điều lệ và quy chế hoạt động của các loại hình trường, quy chế đào tạo, tuyển sinh, tuyển dụng; quy định về kiểm định chất lượng đào tạo, về tổ chức và hoạt động của Hội đồng trường, các văn bản triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục 2005 vừa được Quốc hội thông qua.

d) Phân công, phân cấp quản lý các trường đại học, cao đẳng theo hướng làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành quản lý trường và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố. Tăng cường bộ máy giúp việc cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn. Triển khai phân cấp mạnh mẽ cho các cơ sở giáo dục đại học, phát huy sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự kiểm soát bên trong của các trường, tăng cường giám sát, kiểm tra của nhà nước, của xã hội và của bản thân các trường.

đ) Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội. Tổ chức đánh giá 3 năm 2008 - 2010 thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội, xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của các ngành, địa phương và quốc gia giai đoạn 2011 - 2020.

e) Đẩy mạnh việc đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đại học theo hướng đẩy nhanh tiến độ tự đánh giá của các trường đại học và cao đẳng, hình thành một số cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục đại học độc lập.

g) Nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng thông qua việc xây dựng tiêu chuẩn chức danh, quy hoạch cán bộ lãnh đạo trường giai đoạn 2010 - 2015 và tổ chức bồi dưỡng về quản lý giáo dục đại học.

h) Triển khai nghiêm túc Nghị quyết số 35/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010-2010 đến năm học 2014-2015.

Đầu tư hợp lý ngân sách cho giáo dục đại học. Phấn đấu tăng tỷ trọng ngân sách đầu tư cho giáo dục đại học khoảng từ 12 % - 14% tổng chi ngân sách nhà nước dành cho lĩnh vực giáo dục.

Ưu tiên bố trí ngân sách đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục đại học ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người; thực hiện các chính sách ưu đãi đối với các đối tượng chính sách, đối tượng người có công và chính sách đối với người nghèo; đào tạo các ngành khoa học cơ bản, ngành công nghệ cao và các ngành, nghề liên quan đến văn hoá dân tộc, ngành, nghề có chi phí đào tạo cao nhưng rất cần cho đất nước.

Đổi mới phương pháp phân bổ kinh phí ngân sách nhà nước theo hướng giao ngân sách gắn với nhiệm vụ và sản phẩm cuối cùng, nghiên cứu đổi mới việc phân bổ ngân sách nhà nước cho các cơ sở giáo dục đại học theo kết quả đầu ra.

Nghiên cứu xây dựng cơ chế đấu thầu đặt hàng của Nhà nước đối với đào tạo đại học ở một số ngành nghề có yêu cầu đặc biệt.

Tiếp tục thực hiện tín dụng cho sinh viên.

Đẩy mạnh xã hội hóa phát triển giáo dục đại học.

Ban hành chế độ thu và sử dụng học phí mới cho giai đoạn 2010-2015.

Khuyến khích các doanh nghiệp, tổng công ty, tập đoàn đầu tư thành lập cơ sở đào tạo hoặc liên kết với các trường đại học nhằm cung cấp các dịch vụ đào tạo có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp, tập đoàn đó và của toàn xã hội.

Khuyến khích và mở rộng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong việc đầu tư xây dựng các trường đại học, cao đẳng và liên doanh liên kết về đào tạo với các trường đại học trong nước.

Triển khai xây dựng các trường đại học xuất sắc với sự hỗ trợ của Chính phủ và các trường đại học ở một số nước phát triển cao và hỗ trợ tài chính của các tổ chức tín dụng quốc tế.

i) Nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả công tác nghiên cứu khóa học trong các trường đại học, cao đẳng, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng đào tạo.

2.2. Kiến nghị với Quốc hội:

- Quốc hội và các Đại biểu Quốc hội tiếp tục dành sự quan tâm cao cho sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng để nguồn nhân lực trở thành một lợi thế cạnh tranh của đất nước trong thế kỷ 21.

- Trong nhiệm kỳ 2011 - 2015 Quốc hội sớm thông qua Luật Giáo dục Đại học.

Trên đây là báo cáo của Chính phủ về việc thi hành chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng giáo dục đại học.

Kính trình các vị đại biểu Quốc hội./.



Nơi nhận:

- Như trên;

- Thủ tướng, các PTT Chính phủ;

- Ủy ban VHTNTNNĐ của QH;

- Văn phòng Quốc hội;

- Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- VPCP: BTCN, các PCN: Kiều Đình Thụ,

Nguyễn Hữu Vũ;

- Lưu: VT, TH (3). XH (780b)


TM. CHÍNH PHỦ

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

(đã ký)

Nguyễn Thiện Nhân


Phụ lục I

DANH MỤC VĂN BẢN VỀ THÀNH LẬP TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC

(Ban hành kèm theo Báo cáo số 51/BC-CP
ngày 08 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ)


__________
Tổng số: 17 văn bản

Trong đó:

Quốc hội: 03 văn bản

Chính phủ: 02 văn bản

Thủ tướng Chính phủ: 08 văn bản

Bộ Giáo dục và Đào tạo: 04 văn bản




STT

Tên văn bản



Luật Giáo dục 1998



Luật Giáo dục ngày 14/6/2005



Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 20/11/2009



Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục



Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục



Quyết định số 240/TTg ngày 24/5/1993 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế đại học tư thục



Quyết định số 86/2000/QĐ-TTg ngày 18/7/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế trường đại học dân lập



Quyết định số 47/2001/QĐ-TTg ngày 04/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2001-2010



Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg ngày 30/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ trường đại học



Quyết định số 14/2005/QĐ-TTg ngày 17/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục



Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006-2020



Quyết định số 07/2009/QĐ-TTg ngày 15/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành điều kiện và thủ tục thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học



Quyết định số 61/2009/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục



Thông tư số 18/2004/TT-BGD&ĐT ngày 21/6/2004 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện một số điều của Điều lệ trường đại học



Quyết định số 39/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của các trường ngoài công lập



Quyết định số 56/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 11/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường cao đẳng



Thông tư 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 5 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường cao đẳng.



Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> ĐỀ ÁN ĐỔi mới cơ chế TÀi chính giáo dục giai đOẠN 2009-2014

tải về 1.38 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương