BÁo cáo tổng quan báo chí (Tin Quảng Nam ngày 21 tháng 02 năm 2014)


Ngày hội bắp nếp Cẩm Nam: Khi nông dân làm thương hiệu



tải về 204.85 Kb.
trang6/8
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2017
Kích204.85 Kb.
#32989
1   2   3   4   5   6   7   8

Ngày hội bắp nếp Cẩm Nam: Khi nông dân làm thương hiệu


Ngày 15/2, lần đầu tiên người dân làng nghề trồng bắp nếp Cẩm Nam (thành phố Hội An) tổ chức Ngày hội bắp nếp Cẩm Nam. Đây không chỉ là ngày hội thông thường của một làng nghề mà còn là cách người nông dân xây dựng và quảng bá thương hiệu.
Từ sáng sớm, Hội An đã chật kín người trẩy hội. Khác với mọi năm, du khách chủ yếu tham quan phố cổ, đi viếng chùa… năm nay người dân và du khách tụ hội tại bờ Nam sông Hoài để dự Ngày hội bắp nếp Cẩm Nam. Đến tham dự ngày hội bắp, người dân và du khách được chứng kiến toàn bộ quy trình chế biến và thưởng thức hàng chục món ăn đặc sản chế biến từ bắp nếp Cẩm Nam như bắp luộc, bắp nướng, bắp rang, bắp xào, chả bắp, chè bắp, xôi bắp…
Ông Nguyễn Sự - Bí thư Thành ủy Hội An cho biết: “Nói đến Hội An là nói đến nhiều thứ, nhưng có lẽ món ăn nổi tiếng là bắp. Bắp có ở nhiều nơi, nhưng khi khắc đến Hội An là người ta nhắc đến bắp Cẩm Nam, cũng như người ta nhắc đến rau là nhắc đến rau Trà Quế Hội An vậy. Qua đó có thể thấy rằng, bắp Cẩm Nam đã trở thành làng nghề nuôi sống người dân và trở thành một thương hiệu vượt ra khỏi biên giới của tỉnh Quảng Nam. Nhưng trong một thời gian dài, người ta không để ý vì nghề làm bắp không mang lại hiệu quả kinh tế. Nhưng đến nay, nhờ du lịch Hội An phát triển, bắp Cẩm Nam đã trở thành một sản vật không thể thiếu. Đến mức, người ta cho rằng nếu đến Hội An mà chưa ăn bắp Cẩm Nam có nghĩa là chưa đến Hội An.
Để có được những quả bắp trắng thơm bán ra thị trường, người nông dân đã phải đổ mồ hôi dưới những lớp phù sa ven sông mới có được. Và ngày hội là cách mà người nông dân tri ân thực khách - những người nuôi sống người nông dân - và cũng là dịp để người dân quảng bá sản phẩm của mình. Cũng như những làng nghề khác, người trồng bắp ở Hội An đã đổi vị mặn của những giọt mồ hôi bằng những quả ngon, trái ngọt - vị ngọt của đất trời - những sản vật độc đáo của quê hương".
Thành phố Hội An hiện có 150ha đất trồng bắp, riêng phường Cẩm Nam có gần 100 hộ trồng cùng 16 cơ sở chuyên nấu bắp để cung cấp thị trường với số lượng gần 10.000 trái/ngày. Mỗi ha bắp thu nhập trên 60 triệu đồng và bắp là nguồn thu nhập chính của gần 500 lao động tại đây. (Sài Gòn Đầu Tư Tài Chính Online 20/2)Về đầu trang

Sử dụng biogas tiết kiệm 12.000 USD/năm


Đó là lợi ích từ việc sử dụng hệ thống biogas tại vùng cao Quảng Nam, theo tính toán của Tổ chức Tầm nhìn thế giới tại hội thảo giới thiệu dự án “Giải pháp lồng ghép và bền vững về năng lượng sạch cho Việt Nam”.
Cụ thể, dự án phát triển và thử nghiệm mô hình bền vững về cung cấp năng lượng tái tạo hiệu quả cho cộng đồng nông thôn khó khăn tại 2 huyện vùng cao Bắc Trà My, Phước Sơn, thông qua việc lắp đặt hệ thống thủy điện thủy luân, xây dựng hệ thống biogas. Đáng chú ý, 2 trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Bắc Trà My và Phước Sơn khi sử dụng hệ thống biogas đã tiết kiệm 12.000 USD mỗi năm cho việc đun nấu tại trường. (Thanh Niên Online 20/2; NDH.vn 21/2)Về đầu trang

PHÁP LUẬT


Đi tìm sự thật


Đó là nhan đề bài viết phản ánh về vụ án hiếp dâm ở xã Bình Trung, huyện Thăng Bình. Việc xét xử hung thủ không thỏa đáng của cơ quan pháp luật huyện Thăng Bình khiến gia đình nạn nhân rất bức xúc, khiếu nại lên cấp tỉnh. Báo Công An TPHCM kết bài: “Dư luận rất mong các cơ quan bảo vệ pháp luật làm sáng tỏ vụ án, không để lọt người, lọt tội”.
Theo phản ánh của chị Trương Thị T. (SN 1977) kể: chiều 7/2/2013, khi thấy con gái B.T.Tr. chưa tròn 5 tuổi kêu đau ở vùng âm hộ, chị gặng hỏi và được cháu Tr. vô tư kể bị anh Giác (tên thận là Nguyễn Văn Phận, SN 1996) bắt “làm chuyện người lớn”. Chị T. hoảng hốt gọi điện sang nhà Phận nhưng Phận không thừa nhận.
Ngày hôm sau, chị dẫn con gái đến trình báo với Công an xã Bình Trung. Công an huyện Thăng Bình đã tiếp nhận hồ sơ và mời gia đình chị cùng Phận đến trụ sở Công an xã Bình Trung làm việc. Tại đây, Phận khai có dùng tay xoa bóp vùng kín của cháu và bắt Tr. hôn “của quý” của mình để thỏa mãn ham muốn tình dục. Kết quả giám định pháp y của Trung tâm giám định pháp y tỉnh kết luận: “Âm hộ mép ngoài bị xây xát nhẹ, nền đỏ, không chảy máu, màng trình vẫn còn nguyên vẹn, không rách, tầng sinh muôn không thấy tổn thương”.
Sau đó, Công an huyện đã ra thông báo không khởi tố vụ án hình sự với lý do Phận chưa đủ tuổi thành niên nên không cấu thành tội phạm.
Không đồng ý với thông báo trên, chị T. khiếu nại lên VKSND huyện nhưng bị bác đơn với lý do giống như Thông báo của Công an huyện.
Vẫn không đồng tình, chị T, tiếp tục khiếu nại lên VKSND tỉnh. Thấy nhiều tình tiết vụ án chưa được làm rõ, VKSND tỉnh đã bác đơn giải quyết khiếu nại của VKSND huyện và yêu cầu cơ quan này phối hợp với Công an huyện điều tra, thu thấp chứng cứ một cách toàn diện, đầy đủ để xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Ngày 10/9/2013, Công an tỉnh đã rút hồ sơ vụ án từ Công an huyện Thăng Bình để điều tra lại.
Được biết, ngày 5/11/2013, VKSND tỉnh yêu cầu Công an tỉnh ra quyết định trưng cầu giám định cơ chế hình thành dấu vết âm hộ cháu Tr. tại Viện Pháp y quốc gia. Cơ quan này đã cung cấp biên bản ghi lời khai của Phận và cháu Tr. cho Viện Pháp y quốc gia để làm cơ sở giám định lại, hiện đang chờ kết quả giám định để có cơ sở xử lý vụ án theo quy định của pháp luật.
Trao đổi với phóng viên, chị T. cho biết: “Tôi chỉ mong với sự tiên tiến của khoa học kỹ thuật, vụ việc sẽ được sáng tỏ. Từ cổ chí kim, ông bà vẫn có câu: “Đi hỏi già về nhà hỏi trẻ”. Con gái tôi lúc bị xâm hại, cháu mới chỉ chưa đầy 4 tuổi, có thể phân biệt chính xác các bộ phận trên cơ thể con người thì làm sao có thể nhầm ngón tay với bộ phận sinh dục của tên Phận”. (Công An Thành Phố Hồ Chí Minh 21/2, tr4)Về đầu trang

Nam Trà My: Đắng lòng 4 đứa trẻ bỗng mồ côi sau bữa nhậu của cha


Cái chết của vợ chồng chị Xoa khiến người dân Quảng Nam vô cùng xót xa. Họ giận người cha bao nhiêu thì lại càng thương 4 người con nhỏ của cặp vợ chồng này bấy nhiêu. Bởi lẽ, chỉ trong chốc lát, cả 4 đứa trẻ bỗng trở thành trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ.
Ngày 20/2, nguồn tin từ Công an huyện Nam Trà My cho biết, đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự liên quan đến vụ giết hại chị Hồ Thị Xoa (35 tuổi, trú tại thôn 3, xã Trà Tập) do thủ phạm gây án đã tự tử. Đối tượng gây án được xác định chính là chồng của nạn nhân. Sau khi giết hại chị Xoa, chồng chị đã chạy vào rừng tự tử, bỏ lại 4 con nhỏ bơ vơ.
Theo xác minh của cơ quan công an, chiều 4/2 (mùng 5 Tết âm lịch) Sơn mời anh Nguyễn Văn Sáu (anh ruột Sơn) và hai em vợ là Hồ Văn Khuyên (SN 1988), Hồ Văn Thu (SN 1992) đến nhà nhậu nhẹt, vui xuân. Khi cuộc vui tàn, mọi người đã về, nhìn thấy đống bát đĩa ngồn ngộn chị Xoa cằn nhằn vài lời khiến vợ chồng xảy ra cãi nhau, xô xát.
Thấy bố mẹ xô xát, cháu Nguyễn Văn Nhi (13 tuổi, con trai đầu của chị Xoa) chạy vào can ngăn nhưng không được. Vợ chồng lao vào giằng co qua lại, với sức khỏe của một người đàn ông trai tráng, Sơn đã vật ngửa vợ ra, vớ lấy con dao để gần đấy đâm một nhát vào người chị Xoa khiến nạn nhân gục xuống đất. Lúc này, Sơn mới hoảng hồn, vội ném con dao vào góc nhà rồi đỡ vợ dậy nhưng khi phát hiện chị Xoa đã chết, đối tượng này vội bỏ trốn vào rừng.
Thấy bố đã bỏ trốn, mẹ gục trong vũng máu, cháu Nhi òa khóc, chạy ra đường kêu cứu. Khi người dân đến nơi, phát hiện chị Xoa đã tử vong nên báo cơ quan công an đến giải quyết. Qua khám nghiệm tử thi, cơ quan chức năng xác định, chị Xoa tử vong vì bị đâm vào vùng lưng gây mất máu cấp. Trong quá trình tổ chức lực lượng vào rừng truy bắt đối tượng gây án, công an phát hiện Sơn đã treo cổ tự sát tại khu vực suối Nước Da (xã Trà Tập).
Lấy nhau từ năm 2000, vợ chồng chị Xoa lần lượt sinh được 4 đứa con (cháu lớn 13 tuổi, nhỏ nhất mới 5 tuổi). Nhờ chịu khó khai hoang, làm rẫy nên ngoài trồng lúa, cây quế, vợ chồng chị còn nuôi thêm heo và cá nên cuộc sống không đến nỗi khó khăn. Do đặc thù công việc, Sơn thường xuyên ở lại trên rẫy một mình nên hay tụ tập bạn bè để nhậu nhẹt. Mỗi lần nhậu say, vợ chồng lại cãi nhau. Sau mỗi lần như thế, Sơn hứa với vợ là không nhậu nữa nhưng vẫn chứng nào tật nấy. Có hôm, Sơn nhậu say ở lại trên rẫy ngủ luôn.
Trò chuyện với phóng viên, anh Nguyễn Văn Sáu (anh ruột Sơn) nghẹn ngào, Sơn là người chồng có trách nhiệm với gia đình và vợ con. Bình thường Sơn rất hiền lành, chịu thương, chịu khó nhưng khi có mấy ly rượu vào người là không làm chủ được bản thân, rất dễ gây gổ với vợ. “Tôi biết Sơn rất hiền lành, thương vợ, thương con lắm, có mâu thuẫn cũng chỉ là cãi nhau chứ chưa bao giờ chú ấy đánh vợ cả. Có lẽ, trong lúc nóng giận, thiếu suy nghĩ nên chú ấy đã hành động dại dột ấy. Nếu như Sơn biết kiềm chế thì không xảy ra thảm cảnh đau lòng này, để bây giờ 4 đứa nhỏ không biết bấu víu vào ai. Trước mắt, để lo cuộc sống cho mấy đứa nhỏ, mấy anh em tôi phải thay nhau chăm sóc cho các cháu. Nhưng đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời, không thể kéo dài lâu được, không biết tương lai chúng nó như thế nào”, anh Sáu nghẹn lòng.
Người dân nơi đây cho biết, chuyện Sơn giết vợ rồi sau đó vào rừng tự tử là vì sợ người nhà của chị Xoa sẽ tìm Sơn để trả thù. Theo hủ tục lạc hậu của người dân nơi đây (chủ yếu là người dân tộc thiểu số Cadong), khi một người giết chết một người khác thì phải đền mạng. Với hủ tục lạc hậu này, khi xảy ra án mạng, nếu cơ quan chức năng không vào cuộc kịp thời thì người gây ra án mạng sẽ tự sát vì sợ bị trả thù. Mặc dù các ngành chức năng đã cố gắng tuyên truyền pháp luật nhưng vì đa số người dân là dân tộc thiểu số nên việc nhận thức về pháp luật còn hạn chế và hay tin vào những điều không có thực. (Gia Đình & Xã Hội 21/2, tr14; VTCNews 21/2)Về đầu trang

GIAO THÔNG




tải về 204.85 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương