BÁo cáo tổng quan báo chí (Tin Quảng Nam ngày 21 tháng 02 năm 2014)


Núi Thành: Thao thức với xã đảo Tam Hải



tải về 204.85 Kb.
trang4/8
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2017
Kích204.85 Kb.
#32989
1   2   3   4   5   6   7   8

Núi Thành: Thao thức với xã đảo Tam Hải


Đã đi qua những ngày giữa tháng Giêng, nhóm phóng viên có cuộc hành trình về xã đảo Tam Hải. Không khí xuân ở đây vẫn còn khá đầy đủ, những còn tàu chuẩn bị ra khơi đem một hy vọng ấm no cho người dân xã đảo. Nhưng vẫn còn đó những nỗi lo canh cánh bên lòng mỗi người dân Tam Hải.
Sau vài năm được người dân nuôi, mô hình tôm thẻ chân trắng đã giúp không ít người giàu lên khá rõ. Nhưng bên cạnh thu nhập cao từ nghề này, những tác hại nó gây ra cũng làm không ít người ái ngại.
Theo ông Huỳnh Đức Phú – một người dân thôn Thuận An, từ vài năm nay, khi việc nuôi tôm thẻ chân trắng rộ lên cũng là lúc môi trường biển của Tam Hải bị xáo trộn nghiêm trọng. Đầu tiên có thể thấy là các hộ nuôi tôm chặt hết rừng dương, rừng dừa phòng hộ sát biển để làm hồ. Khi biểu không còn lá chắn bảo vệ, cát rất dễ dàng bị cuốn đi sau những đợt sóng lớn. Vì thế, chỉ vòng vòng chưa tới 3 năm, sóng biển đã ăn vào bờ khoảng gần 200 mét. Kéo theo đó là khu vực sát bờ biển hình thành nhiều miệng vực sâu xuống hơn 1m, điều trước đây hoàn toàn không có. Đây là điều hết sức nguy hiểm.
Bên cạnh đó, chất thải nuôi tôm thẻ chân trắng từ các hồ không xử lý, đổ thẳng ra biển, làm nước ở khu vực ven bờ bị ô nhiễm nặng nề. Một số hộ dân cho biết, biển Thuận An, khu vực gần với danh thắng Bàn Than từ xưa vốn nổi tiếng là nước trong xanh, người dân có thể ra tắm thoải mái. Nhưng từ khi có những hộ nuôi tôm thẻ chân trắn, nước nơi đây đã chuyển sang màu vàng nhạt, bốc mùi hôi thối rất khó chịu. Có những điểm vốn lúc trước là nơi nghỉ ngơi, tắm mát của người dân cũng như là chốn vui chơi của trẻ con làng biển nhưng giờ đi qua ai cũng phải bịt mũi lại.
Một trong những bức xúc của người dân ở đây không kém phần quan trọng là hệ thống lưới điện quá tải do những người nuôi tôm thẻ chân trắng kéo ra hồ. Đặc thù của nghề này là điện phải cung ứng liên tục để máy sục khí đem đủ ooxxi đến nuôi sống tôm dưới hồ.
Theo thống kê, toàn xã Tam Hải hiện tại có khoảng 200 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng, trong đó có chừng 50 họ đã tự túc được nguồn điện bằng máy nổ. Phần còn lại, 150 hộ nuôi tôm kéo điện trực tiếp từ lưới điện dân sinh trên đảo để phục vụ cho hồ tôm nhà mình. Lưới điện ở xã đảo này vốn đã yếu, giờ lại càng yếu hơn và liên tục gặp sự cố. Gần đây nhất, trong dịp Tết Giáp Ngọ, đường dây truyền tải chính điện qua thôn Thuận An đã cháy và đứt nghiêm trọng do quá tải. Sự việc không gây hậu quả đáng tiếc nhưng làm người dân hết sức hoang mang.
Điều đáng nói là từ cuối năm 2013, các cơ quan chức năng tỉnh và huyện Núi Thành đã ra quyết định cấm các hộ dân kéo điện tiêu dùng ra các hồ nuôi tôm nhưng rồi mèo vẫn hoàn mèo.
Theo lời những người dân thôn Thuận An thì do đặc thù của nơi đây bốn bề là biển nước nên những phế thải từ biển cứ tấp vào đây hàng ngày hàng giờ. Bên cạnh đó, cũng có một vài hộ dân thiếu ý thức, khi nhà có rác, có súc vật chết thì cứ đem vứt xuống biển rồi về. Dần dần, thói quen ấy đã khiến cho môi trường biển thêm phần bị ảnh hưởng nặng nề hơn. Thậm chí có những người dân địa phương không dám đặt chân tới. Sợ mùi xú uế của rác một phần, những cũng rất sợ những đinh vít, mảnh chai, dây thép gai, mảnh vỡ tàu nằm lẫn lộn trong rác và cát biển. Vô ý giẫm vào thì hậu quả sẽ khó mà lường được.
Rác mênh mông bờ biển nhưng một mặt người dân thiếu trách nhiệm, không chủ động gom lại, tiêu hủy khi thấy nhiều, bởi tư tưởng “cha chung không ai khóc”. Mặt khác, chính quyền địa phương cũng chưa có động thái tích cực nào để bảo vệ môi trường biển bằng các biện pháp hợp lý để giải quyết số lượng rác dạt vào bờ ngày càng nhiều thêm. Chính vì thế, hiện trạng cứ được duy trì từ tháng này qua tháng khác, từ năm này qua năm khác như một điều bình thường ở nơi đây.
Đặc biệt, những bãi rác này nằm không xa danh thắng Bàn Than, địa điểm du lịch thu hút khá nhiều khách trong nước và nước ngoài đến thưởng ngoạn. Chính vì thế, hình ảnh của danh thắng này cũng đã bị ảnh hưởng không nhỏ. Theo ông Phú, thời gian gần đây, số lượng khách du lịch về Tam Hải đang có chiều hướng giảm đi khá rõ.
Tình trạng nuôi tôm thẻ chân trắng và rác thải ở xã đảo Tam Hải đã rất bức thiết. Từng ngày từng giờ biển Tam Hải đang lên tiếng kêu cứu. Người dân thì hơn lúc nào hết mong các cấp chính quyền có những động thái quyết liệt, có trách nhiệm, hợp lý để bảo vệ môi trường biển, ổn định đời sống nhân dân và thu hút nguồn du lịch cho địa phương. (Giáo Dục & Thời Đại 19/2, tr8)Về đầu trang

Tăng cường hiệu quả, hiệu lực xử lý các sai phạm qua thanh tra


UBND tỉnh vừa yêu cầu thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người quản lý doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm các kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của người có thẩm quyền đối với các sai phạm của tập thể, cá nhân thuộc phạm vi quản lý, phụ trách.
Chỉ thị số 03 do UBND tỉnh ban hành nêu rõ các trường hợp sai phạm phát hiện qua thanh tra và quy định trách nhiệm thực hiện cụ thể đối với các đối tượng. Đối với các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật bị phát hiện qua thanh tra, ngoài việc xử lý theo các quy định, người ra quyết định thanh tra áp dụng các hình thức xử phạt hành chính hoặc kiến nghị các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
UBND tỉnh giao Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người quản lý doanh nghiệp xem việc thực hiện các kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra là một tiêu chí xét thi đua hàng năm. Chánh Thanh tra tỉnh có trách nhiệm theo dõi và chỉ đạo các cơ quan thanh tra trên địa bàn tỉnh, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện. (Cổng Thông Tin Điện Tử Ban Nội Chính Trung ương 20/2)Về đầu trang

Hội An thí điểm cho cán bộ, công chức đi làm bằng xe đạp


Ngày 20/2, Chủ tịch thành phố Hội An Lê Văn Giảng cho biết, địa phương phát động trong cán bộ, công chức và người dân tự nguyện đi lại trong thành phố bằng xe đạp kể từ ngày 1/4, nhằm góp phần bảo vệ môi trường, hướng đến xây dựng Hội An trở thành thành phố sinh thái, văn hóa, du lịch đầu tiên ở Việt Nam.
Trước mắt, kể từ ngày 25/3, UBND thành phố Hội An sẽ tổ chức thí điểm cho cán bộ, đảng viên, công chức đến công sở bằng xe đạp, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt. Dự kiến sẽ có gần 4.000 người thí điểm đi làm bằng xe đạp từ cuối tháng 3.
Việc phát động cán bộ, người dân đi lại bằng xe đạp được thực hiện theo ý kiến của ông Nguyễn Sự - Bí thư Thành ủy Hội An. (Thanh Niên 21/2, tr3; Tuổi Trẻ 21/2, tr13; Khampha.vn 20/2; Zing.vn 20/2; Lao Động Online 20/2; Đại Đoàn Kết 21/2, tr2; Tiền Phong 21/2, tr2; Sài Gòn Giải Phóng 21/2, tr6; Giao Thông 21/2, tr2)Về đầu trang


tải về 204.85 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương