Báo cáo nghiên cứu Tiền khả thi



tải về 3.15 Mb.
trang37/57
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích3.15 Mb.
#32733
1   ...   33   34   35   36   37   38   39   40   ...   57

6.2.1.8. Trồng cây phân tán


Như đã xác định mục tiêu dự án sẽ làm tăng tính chống chịu vùng ven biển. Các xã, huyện vùng dự án được lựa chọn có nhiều các công trình, khu du lịch cảnh quan, đường giao thông liên thôn, liên xã/huyện, các tuyến kênh mương…cần phát triển các hàng cây trồng với việc lựa chọn các loài cây có tính chất đa mục đích như: có chức năng môi trường chống chịu được với gió bão, tạo cảnh quan và có thể cung cấp được nhu cầu gỗ gia dụng trong vài chục năm tới. Một số loài cây vừa có bóng mát, cảnh quan đẹp và cho thu hoạch quả đã được trồng ở nhiều nơi; các hàng cây Phi lao, cây Lộc vừng cũng có phổ biến ở các vùng.

Một số dự án đã hỗ trợ trồng cây môi trường thông qua giao cho Đoàn thanh niên của các xã thực hiện đã đem lại hiệu quả cao (Dự án VDF). Do vậy, dự án sẽ phối hợp với Đoàn thanh niên, phụ nữ để triển khai thực hiện trồng cây phân tán trên tất cả các địa bàn xã mà dự án thực hiện nhằm tạo ra được phòng trào trồng cây cho vùng thông qua việc hỗ trợ cây giống, phân bón và các đầu vào cần thiết. Cây giống phải đảm bảo chất lượng và là những cây có chiều cao tối thiểu 2m trở nên. Việc thiết lập cơ chế quản lý, bảo vệ, chăm sóc có sự tham gia của người dân và chính quyền địa phương cần được xác lập trước khi triển khai để đảm bảo hiệu quả và bền vững.

Công tác trồng cây phân tán có thể thực hiện theo trình tự sau: (1) Ban quản lý dự án tới UBND xã, thị trấn về kế hoạch trồng cây phân tán; (2) UBND xã, thị trấn thông báo cho các cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân đăng ký rồi tổng hợp nhu cầu gửi tổ công tác cấp huyện; (3)Tổ công tác cấp huyện tiến hành kiểm tra diện tích đăng ký, kiểm tra hiện trường trồng cây phân tán; (4) Tổ công tác cấp huyện Lập kế hoạch, cung ứng cây giống; (5) UBND xã, thị trấn thông báo đến các t các cơ quan, đơn vị, cá nhân đã đăng ký nhận cây giống; (6) Sau 3 tháng trồng, tiến hành nghiệm thu, đánh giá sinh trưởng của cây (tỉ lệ cây sống) và lập hồ sơ bàn giao cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân đã trồng cây phân tán quản lý bảo vệ; (7) Tổ công tác cấp huyện tổng hợp hồ sơ để Ban quản lý dự án cấp tỉnh thanh quyết toán.


6.2.2 Tiểu hợp phần 2.2: Bảo vệ rừng trồng thông qua các giải pháp bảo vệ bờ biển

6.2.2.1. Đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng để bảo vệ rừng ven biển


Để tạo thuận lợi cho việc thực hiện các tiểu hợp phần phát triển rừng và quản lý lâu dài các khu vực dự án, có một nhu cầu về xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng lâm sinh liên quan đến khu vực dự án.

a. Các cấu trúc hỗ trợ bảo vệ rừng ven biển

- Ở các khu vực ven biển, nhưng nơi chịu tác động trực tiếp của các thảm họa tự nhiên như sóng biển và dòng thủy triều, hoặc những khu vực cát di động cần có các cấu trúc bảo vệ rừng mới trồng. Nhóm xây dựng dự án với sự tham gia của các chuyên gia do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ, đã nghiên cứu đặc điểm thủy văn của các khu vực rừng ngập mặn và địa hình vùng đất cát đề xuất các cấu trúc bảo vệ rừng non. Đối với khu vực rừng ngập mặn, các cấu trúc bảo vệ rừng là các hàng rào chắn sóng, phá sóng gây bồi bảo vệ rừng non.

- Địa điểm cần xây dựng các cấu trúc bảo vệ rừng non ở khu vực rừng ngập mặn (như các hàng rào chắn sóng, phá sóng gây bồi) được xác định dựa vào các tiêu chí như mức độ ảnh hưởng của thủy triều vào dòng chảy đối với khu vực trồng rừng; mức độ xói lở, bồi tụ, đặc điểm địa hình, địa mạo. Phương pháp tiếp cận toàn diện đã được thảo luận để thiết lập hệ thống bảo vệ rừng bao gồm các cấu trúc hỗ trợ như hàng rào chắn sóng, phá sóng và cả đê chắn sóng. Chi phí đầu tư cho các cấu trúc này sẽ bao gồm cả các chi phí đánh giá lập địa, thiết kế, mua vật liệu và xây dựng công trình.

Các chuyên gia của Ngân hàng thế giới đã phân tích xác định sự cần thiết xây dựng các cấu trúc bảo vệ rừng dựa trên các thông tin, dữ liệu. Trên cơ sở đó, đã phân vùng dự án dựa trên các điều kiện biên thủy động lực học và hình thái học ở các khu vực: đất cát ven biển (Chủ yếu ở vùng Bắc Trung Bộ) và đất rừng ngập mặn (chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Hồng). 

Bảng 38. Các thông số chính và các tài liệu được sử dụng phân tích

Tham số

Mô tả

Thông tin, số liệu

Dữ liệu gốc

Bản đồ /

Sơ đồ


Số liệu thứ cấp

Mực nước thủy triều

Biên độ sóng triều, các thông số thống kê (mực thủy triểu thấp nhất, cao nhất))







Sóng biển

Chiều cao sóng tối đa, thời gian trung bình, hướng sóng

×

×



Dòng chảy

Dòng thủy triều, dòng chảy đại dương

×





Bão

Tần số, cường độ, thời gian, tốc độ gió



×



Bão

Mực nước dâng do bão

×

×



Thời tiết

Nhiệt độ, lượng mưa

×

×



Sự thay đổi địa mạo (Morphodynamics)

Các loại đất, tỷ lệ vận chuyển bùn cát, xói mòn /mức độ bồi tụ

×

×



Địa hình

Độ cao

×





Độ sâu mực nước

Cao trình đáy biển, nước độ sâu

×





Dựa trên các kết quả phân tích dữ liệu nói trên, các giải pháp xây dựng cấu trúc bảo vệ rừng đã được đề xuất cho các khu vực như sau:


  1. Đối với vùng đất cát

Hầu hết các khu vực trồng đề xuất trên đất cát có độ cao cao hơn 5 m so với mực nước biển hoặc là vành đai đụn và các cồn cát ven biển. Ở nhưng khu vực này, khi trồng cần xây dựng các cấu trúc hỗ trợ như đê chắn sóng. Một số khu vực là bãi biển. Ở những nơi không có rừng tự nhiên tồn tại, việc tái trồng rừng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự cân bằng động của các bãi biển và rất có thể sẽ gây ra xói lở hoặc rừng trồng sẽ bị cuốn trôi theo đụn cát di động. Vì các cồn cát ven biển là các hệ thống bảo vệ bờ biển chính của những khu vực này và cũng bảo vệ các khu vực trồng, biện pháp bảo vệ cồn cát đơn giản như hàng rào cây bụi để giảm cát di động do gió (Hình 6) đã được xem xét và đề xuất khuyến khích cho các vùng trồng mới. Mặt khác, ở các vùng đất cát không nên trồng rừng trên bãi cát sát biển trong phạm vi 50 mét dọc bở biển kể từ mép bờ biển vào phía đất liền.







Hình 6.Ví dụ cho hàng rào cây bụi để giảm cát di động do gió và bảo vệ các cồn cát


b. Đối với khu vực rừng ngập mặn

Một số khu vực sẽ trồng rừng ngập mặn là những vùng có nền đất yếu và bùn. Đồng thời cũng chịu tác động trực tiếp của sóng biển và dòng chảy thủy triều. Ở những khu vực này, sóng và các dòng thủy triều trong điều kiện thời tiết bất thường hoặc bão sẽ gây xói lở các khu rừng ngập mặn mới trồng trồng làm giảm sự thành công của các biện pháp trồng rừng. Việc xây dựng các cấu trúc như hàng rào hoặc đê chắn sóng (chìm) nhằm giảm năng lượng sóng và vận tốc dòng chảy đồng thời làm tăng tỷ lệ sống của rừng trồng. Ở một số vị trí dễ bị tổn thương (là những khu vực không được bảo vệ) thì các cấu trúc này cần phải bền vững hơn. Các chi phí cho các công trình bền vững, cấu trúc cứng như đê chắn sóng, sẽ có với chi phí cao hơn đáng kể so với các giải pháp “mềm“ như hàng rào bằng vật liệu địa phương. 

Như vậy, mức độ phơi lộ của khu vực trồng rừng là một trong những tiêu chí quan trọng để lựa chọn lập địa trồng rừng vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí của biện pháp xây dựng cơ cấu bảo vệ rừng. Tiêu chí lựa chọn địa điểm khác cũng đã được thảo luận là mức độ xói mòn bồi tụ, độ cao và mức độ dễ bị tổn thương. Các biện pháp này được chỉ được đề nghị cho các khu vực trồng mới.


Hình 7. (a) Cấu trúc hàng rào tre; (b) Xây dựng một hàng rào tre- ví dụ từ tỉnh Bạc Liêu ở đồng bằng sông Cửu Long




Đối với các địa điểm bị xói lở nhẹ, do không bị tác động trực tiếp của sóng và dòng chảy, có thể xây dựng hàng rào bằng vật liệu địa phương. Mức chi phí xây dựng dựa trên kinh nghiệm ở bằng sông Cửu Long là 55-75 USD /m.

Đ

Hình 8. Cấu trúc phá sóng, chắn sóng chìm bằng đá dăm




ối với các địa điểm bị tác động trực tiếp của sóng và dòng chảy, năng lượng sóng cao, có thể xây dựng các cấu trúc chắn sóng, phá sóng (chìm) như (hình 8). Dựa trên kinh nghiệm chung chi phí xây dựng là khoảng 1.200 đến 2.500 USD / m, tùy thuộc vào lòng đất và nền tảng cần thiết của đê chắn sóng.

  1. Xác định vị trí để can thiệp

Trong quá trình thực hiện việc đánh giá lập địa và thiết kế trồng rừng cần tiến hành các hoạt động điều tra nghiên cứu chi tiết hơn. Trên cơ sở đó sẽ thiết kế chi tiết các cấu trúc và dự toán chi tiết từng hạng mục. Một số tiêu chí để xác định các khu vực cần xây dựng các cấu trúc bảo vệ rừng như sau:

  • Mức độ bị đe dọa bởi sóng biển và nước dâng

  • Độ cao tương đối của mặt đất so với mực nước biển

  • Mức độ dễ bị tổn thương của vùng nội địa (sử dụng đất, đánh giá định tính)

Những tiêu chí này đã được sử dụng để xác định các điểm nóng nơi cần các biện pháp can thiệp khi trồng mới rừng ngập mặn. Các tham số để đánh giá dựa vào việc đánh giá định lượng tất cả các tiêu chí. Đối với những khu vực ở mức độ cấp bách thấp hoặc trung bình cần xây dựng hàng rào. Đối với các đoạn bị đe dọa ở mức cao hơn cần xây dựng các cấu trúc chắn sóng kiên cố hơn. Trước khi xây dựng cần nghiên cứu phân tích sâu hơn.

Kinh phí trong tiểu hợp phần này sẽ đầu tư cho các cấu trúc làm tăng tỷ lệ sống sót của cây trồng, làm giảm sự tổn thương của các khu rừng dưới ảnh hưởng của các yếu tố sóng và dòng chảy thủy triều. Đồng thời, cũng tập trung đầu tư cho các cấu trúc hỗ trợ cải thiện chăm sóc rừng trồng mới, bảo vệ rừng trước những tác hại của côn trùng và động vật.  Đầu tư cho các cấu trúc để ngăn ngừa các hoạt động bất hợp pháp và tăng cường các hoạt động của các bên liên quan vào việc giám sát một cách hiệu quả các khu rừng. Tài liệu hướng dẫn thực hiện dự án sẽ chỉ ra các quá trình và các thông tin cần thiết để xác định cấu trúc phù hợp và các ưu tiên dựa trên các nguồn lực sẵn có và chỉ ra danh sách các cấu trúc.

Tiểu hợp phần này sẽ tài trợ cho tất cả các hoạt động liên quan đến việc đưa ra các cấu trúc cần thiết. Điều này sẽ bao gồm các đánh giá lập địa, thiết kế trồng rừng, mua sắm vật liệu, thiết bị, lao động & xây dựng các cấu trúc. Việc phân bổ kinh phí của tỉnh là tỷ lệ thuận với diện tích mà mỗi tỉnh sẽ trồng rừng ven biển với trọng số lớn hơn (0,7) trên khu vực rừng ngập mặn. Các tính toán chính xác hơn sẽ được thực hiện sau khi các điểm nóng cho các cấu trúc đã được xác định.

b. Các công trình bảo vệ rừng

- Đường lâm nghiệp: Đường Lâm nghiệp cần phải được xây dựng để kết nối các khu vực dự án và vận chuyển các vật liệu hay thành viên nhóm quản lý rừng giám sát thực hiện dự án trong hiện tại và tương lai. Việc thiết kế, thi công các tuyến đường lâm nghiệp theo tiêu chuẩn đường cấp phối trong lâm nghiệp, đặc biệt có những nơi cần có kết cấu đường cao hơn (tốt hơn), như trải nhựa bán thâm nhập, hoặc các cấp đường phù hợp với công năng sử dụng theo dạng địa hình...tùy điều kiện từng vị trí đoạn đường cụ thể... Công tác vận hành và bảo trì được thực hiện bởi Ban QLRPH/UBND xã có liên quan đến việc quản lý rừng trên khu vực xây dựng đường để làm cho sử dụng đường lâm nghiệp hiệu quả nhất.

- Nạo vét kênh rạch, tạo bãi đẻ: mục đích chính là để tạo các tuyến đường cho người dân thuận lợi di chuyển trong khu vực rừng ngập mặn, thu lượm thuỷ, hải sản và những giải pháp kỹ thuật để tạo bãi đẻ cho phát triển các loài thuỷ sản tự nhiên dưới tán rừng. Công tác kỹ thuật phải được thiết kế bởi các đơn vị chuyên môn liên quan đến nuôi trồng thuỷ sản.

- Điểm tiếp nước PCCR: mục đích chính là tạo ra các nơi chứa nước thích hợp gần các diện tích rừng được thiết lập để cung cấp nước kịp thời cho công tác dập cháy rừng thuận lợi. Có thể tạo ra các hồ/bể chứa nước phù hợp cho những khu vực khác nhau cần được khảo sát kỹ lưỡng trước khi tiên hành.

- Trạm bảo vệ rừng: Trạm bảo vệ rừng sẽ được sử dụng như là một văn phòng và một phần căn nhà để ở cho các nhân viên của Ban QLRPH/Ban Lâm nghiệp xã và là địa điểm cho các cuộc họp với các nhóm quản lý rừng. Nên nó được xây dựng tại các vị trí chiến lược giúp cho công tác bảo vệ rừng được thuận lợi. Việc thiết kế, xây dựng các Trạm bảo vệ rừng phù hợp với công năng sử dụng, do tỉnh đề xuất và trong giới hạn về kinh phí dự án cho các Trạm bảo vệ rừng.

- Bảng thông tin: Bảng thông tin được xây dựng trên những khu vực có tầm quan sát thuận lợi và mật độ trao đổi thông tin dễ dàng để thông báo cho công chúng biết rằng khu vực này đang được bảo vệ bởi Ban QLRPH/UBND xã/nhóm hộ/cộng đồng hoặc các thông tin về dự án... Bảng được xây dựng theo mẫu quy định do TA hỗ trợ CPMU hướng dẫn các tỉnh triển khai thực hiện.

- Trong thời điểm khảo sát dự án, các nhu cầu đề xuất của mỗi tỉnh được ghi nhận, để đảm bảo các công trình được đầu tư hiệu quả, việc triển khai thực hiện khảo sát thiết kế các công trình sẽ thực hiện vào cuối năm thứ 2 thực hiện dự án để làm cơ sở tổ chức đấu thầu xây lắp trong năm thứ 3,4. Các công trình xây lắp phải đảm bảo không có giải phóng mặt bằng và đền bù tái định cư đồng thời có giá trị dưới 15 tỷ VND/công trình.

Căn cứ vào kế hoạch của dự án, Ban quản lý dự án tỉnh thuê đơn vị tư vấn khảo sát xây dựng hồ sơ thiết kế chi tiết và dự toán kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng lâm sinh theo các nguyên tắc và tiêu chí của dự án. Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Sở Xây dựng của tỉnh thẩm định dự án và thiết kế công trình cơ sở hạ tầng lâm sinh và dân sinh, trình UBND tỉnh phê duyệt. Đơn vị tư vấn có thể cũng đồng thời là đơn vị chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát thi công và nghiệm thu công trình.

Sau hồ sơ thiết kế chi tiết và dự toán kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng lâm sinh được phê duyệt. BQLDA tỉnh tổ chức đấu thầu thi công xây dựng công trình. Việc lựa chọn nhà thầu tham gia thực hiện các hoạt động của dự án cần chú trọng về năng lực và khả năng thực hiện hợp đồng của các nhà thầu. Việc triển khai xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng lâm sinh sẽ do BQLDA tỉnh triển khai theo đúng các quy định của Luật Xây dựng năm 2014, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn và Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 6/3/2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ



tải về 3.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   33   34   35   36   37   38   39   40   ...   57




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương