Báo cáo nghiên cứu Tiền khả thi


Phạm vi và mức độ khó khăn của các hoạt động trồng rừng-phục hồi rừng



tải về 3.15 Mb.
trang36/57
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích3.15 Mb.
#32733
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   ...   57

6.2.1.6. Phạm vi và mức độ khó khăn của các hoạt động trồng rừng-phục hồi rừng


Phạm vi địa lý và mức độ thuận lợi và khó khăn của các hoạt động trồng rừng và phục hồi rừng dưới đây, về phạm vị địa lý, căn cứ vào độ cao đã chia ra theo các mức, dưới 5 mét; từ 5 đến 20 mét; và trên 20 mét. Về mức độ thuận lợi và khó khăn trong công tác trồng rừng và phục hồi rừng được đánh giá khái quát thông qua các yếu tố địa hình, thủy văn và hiện trạng đất đai ở vùng dự án. Nhóm chuẩn bị dự án đã sử dụng các thông tin từ ảnh viễn thám, bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng rừng của các tỉnh, khảo sát điển hình ở thực địa và phỏng vấn các can bộ ở các tỉnh.

Bảng 36. Phạm vi địa lý và mức độ khó khăn của các hoạt động trồng rừng và phục hồi rừng



Phân cấp các khu vực trồng rừng và phục hồi rừng theo độ cao


  • Trồng rừng ngập mặn ở độ cao dưới 5 mét (5.907 ha, chiếm 100% )

  • Trồng rừng trên cạn ở độ cao dưới 5 mét (309 ha, chiếm 7,0%), từ 5-20 mét (2.782 ha, chiếm 63,2%, trên 20 mét (1.311 ha, chiếm 29,8%).

  • Phục hồi rừng ngập mặn ở độ cao dưới 5 mét (4.878 ha, chiếm 100%)

  • Phục hồi rừng trên cạn theo độ cao dưới 5 mét (586 ha, chiếm 8,5%), từ 5-20 mét (5.275 ha, chiếm 76,2%), trên 20 mét (1.064 ha, chiếm 15,3%)

Phân cấp các khu vực trồng rừng và phục hồi rừng theo mức độ thuận lợi, khó khăn trong trồng rừng và phục hồi rừng

  • Trồng rừng ngập mặn, mức độ trung bình (4.373ha, chiếm 78,1%), mức độ khó (1.228ha, chiếm 21,9 %);

  • Trồng rừng trên cạn, mức độ khó (4.402ha, chiếm 100%)

  • Phục hồi rừng ngập mặn, mức độ trung bình (577ha, chiếm 11,8%), mức độ khó (4.301ha, chiếm 88.2%);

  • Phục hồi rừng trên cạn, mức độ trung bình (942 ha, chiếm 13,6%), mức độ khó (5.983 ha, chiếm 86,4%);

Đối với các hoạt động trồng rừng, trong tổng số 10.000 ha là diện tích sẽ được trồng rừng mới thì có 5.907 ha là diện tích phân bố ở độ cao dưới 5 mét, đối tượng này chủ yếu là rừng ngập ngập mặn, thuộc rừng phòng hộ chắn sóng lấn biển. Đất sẽ đưa vào trồng rừng ở độ cao từ 5 đến 20 mét là 2.782 ha. Diện tích ở độ cao trên 20 mét là 1.311 ha. Những diện tích này chủ yếu là đất cát thuộc rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và bảo vệ môi trường ở vùng ven biển.

Đối với các đối tượng được nâng cấp và phục hồi rừng, tổng diện tích là 11.803 ha, trong đó có 5.464 ha nằm ở độ cao dưới 5 mét, 5.275 ha nằm ở độ cao từ 5 đến 20 mét và 1.064 ha nằm ở độ cao trên 20 mét. Nhìn chung, các khu vực ở độ cao dưới 5 mét chủ yếu là rừng ngập mặn, thuộc rừng phòng hộ chắn sóng lấn biển, các khu vực nằm ở độ cao trên 5 mét là rừng phòng hộ chắn gió cát bay.

Kết quả phân tích về mức độ thuận lợi và khó khăn trong công tác trồng rừng và phục hồi rừng đã cho thấy có 72,99% tổng diện tích đất sẽ được trồng rừng và phục hồi làm giàu rừng thuộc các lập địa khó.

Đối với trồng rừng ngập mặn, diện tích trồng rừng mới ở mức độ trung bình là 78,1%, ở mức độ khó là 21,9%; Đối với trồng rừng trên cạn thì 4.402 ha đều thuộc đối tượng khó trồng. Trong số 4.879 ha phục hồi làm giàu rừng ngập mặn, có 577 ha thuộc đối tượng trung bình, và 4.301 ha thuộc đối tượng khó thi công. Về phục hồi làm giàu rừng trên cạn ven biển có 6.925 thì 942 ha thuộc đối tượng trung bình và 5.983 ha thuộc đối tượng khó tác động.


6.2.1.7. Tổ chức thực hiện cung cấp giống trồng rừng và phục hồi rừng


a. Nhu cầu và khả năng cung cấp giống

Căn cứ vào diện tích trồng rừng, phục hồi rừng ngập mặn ở các tỉnh vùng dự án, các định mức kỹ thuật trồng và phục hồi rừng, kết quả phân tích đã xác định được nhu cầu cây giống phục vụ trồng rừng và trồng làm giàu rừng khoảng 39.952 ngàn cây. Trong đó, khoảng 14.877 ngày cây trồng rừng và trồng làm giàu rừng trên cạn (như Phi lao, Keo lá liềm, Keo lai...) và 24.305 ngàn cây trồng rừng và trồng làm giàu rừng ngập mặn (như Bần chua, Mắm đen, Sú, Trang, Vẹt, Đước).



Bảng 37. Nhu cầu và khả năng cung cấp cây con để trồng và phục hồi rừng ngập mặn và rừng trên cạn

Đơn vị: 1000 cây

Loài cây

Nhu cầu giống

Khả năng cung cấp giống

2018

2019

2020

2021

2018

2019

2020

2021

Phi lao (Casuarina equisetifolia)

1.355

3.538

2.407

225

10.000

10.000

10.000

10.000

Keo lá liềm (Acacia crassicarpa)

1.324

3.457

2.352

219

10.500

10.500

10.500

10.500

Các loài bản địa trên đất cát

139

362

247

23

1.500

1.500

1.500

1.500

Trang (Kandelia obovata)

1.124

2.989

2.133

268

12.500

12.500

12.500

12.500

Đước vòi (Rhizophora stylosa)

1.342

3.561

2.527

308

8.000

8.000

8.000

8.000

Mắm đen (Avicennia officinalis)

498

1.321

939

116

4.000

4.000

4.000

4.000

Bần chua (Sonneratia caseolaris)

1.044

2.779

1.990

255

9.500

9.500

9.500

9.500

Vẹt dù (Bruguiere gymnorhiza)

100

270

198

29

9.000

9.000

9.000

9.000

Sú (Aegiceras corniculatum)

86

231

170

24

2.500

2.500

2.500

2.500

Về khả năng cung cấp cây con cho các hoạt động trồng rừng và phục hồi rừng trong vùng dự án đã thống kê được 49 đơn vị là các cơ sở ở địa phương có khả năng sản xuất cây con theo các loài cây được lựa chọn trồng trong vùng dự án. Cụ thể là Quảng Ninh: (3 đơn vị), Hải phòng (2 đơn vị); Thanh Hóa (4 đơn vị), Nghệ An (2 đơn vị), Hà Tĩnh (16 đơn vị), Quảng Bình (10 đơn vị), Quảng Trị (3 đơn vị), Thừa Thiên Huế (9 đơn vị). Ngoài ra, có các cơ sở sản xuất giống của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn và các đơn vị có liên quan như Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng (RIFEE), Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ, Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy.. cũng là những đơn vị có đủ năng lực cung cấp giống có chất lượng cao cho dự án.

Như vậy, về số lượng cây giống, bước đầu có thể thấy rằng các cơ sở sản xuất giống trong vùng có đủ khả năng cung cấp giống cho dự án. Tuy nhiên, về chất lượng cây giống là một vấn đề đáng được quan tâm. Theo Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp (19) và Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020 thì 85% diện tích rừng trồng có giống được kiểm soát nguồn gốc và 50% diện tích rừng trồng sử dụng giống cây mô/hom (đối với dự án là các loài cây trồng trên cạn).

Bên cạnh đó, Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng (RIFEE) thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam là đơn vị đang thực hiện Dự án “Phát triển giống một số loài cây phục vụ trồng rừng vùng cửa sông, ven biển các tỉnh miền Bắc”. Trong những năm qua, (RIFEE) đã chuyển hóa được 130 ha, (gồm Bần Chua 55 ha tại Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Ninh Bình; Rừng Trang 55 ha tại Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Ninh Bình; rừng Vẹt dù 10 ha và Đước vòi 10 ha tại Quảng Ninh. RIFEE đã lựa chọn được 160 cây mẹ để thu thập vật liệu giống phục vụ xây dựng rừng giống trồng cho 4 loài cây ngập mặn chính Bần chua (Sonneratia caseolaris) 50 cây, Trang (Kandelia abovata): 50 cây, Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhira) 30 cây và Đước vòi (Rhizophora stylosa) 30 cây. Tại các tỉnh Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa; Quảng Ninh. xây dựng được 08 ha rừng giống trồng cho 4 loài cây ngập mặn, gồm: 3 ha rừng Bần chua (Sonneratia caseolaris); 3 ha rừng Trang (Kandelia abovata); 1 ha rừng Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhira; và 1 ha rừng Đước vòi (Rhizophora stylosa). Tại các tỉnh Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa; Quảng Ninh. Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng (RIFEE)(20) hàng năm có thể cung cấp các loại giống cây ngập mặn với số lượng sau (Bần chua: 1.008.000 cây/năm; Trang: 6.750.000 cây/năm; Vẹt dù: 1.312.500 cây/ha; Đước vòi: 1.260.000 cây/năm; Sú: 1.134.000 cây/năm; Mắm biển: 1.890.000 cây/năm).

Đối với trồng rừng mới và trồng làm giàu rừng phòng hộ chắn gió và cát bay, tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, một số cơ quan có năng lực cung cấp giống có chất lượng cao là Trung tâm KHLN Bắc Trung Bộ; Cty TNHH MTV LN đường 9; Tổng Cty TNHH MTV LN Bến Hải; Tổng Cty TNHH MTV LN Long Đại; Cty TNHH MTV LN Tiền Phong…Các loài cây giống đang được các công ty Cty TNHH MTV LN Tiền Phong sản xuất là Keo lá tràm, Keo tai tượng, Keo lá liềm, Bạch đàn uro, Thông caribe, Sao đen, Dầu rái, Thông nhựa, Huỷnh, Phi lao, Nuôi cấy mô Keo lai, Giâm hom Keo lai. Mỗi năm chỉ riêng Trung tâm KHLN Bắc Trung Bộ có 139 ha rừng giống và 45 ha vườn giống, có khả năng cung cấp mỗi năm 5 triệu cây (3 triệu cây Phi lao và 2 triệu cây Keo lưỡi liềm). Các công ty giống có thể liên kết để cung cấp giống theo yêu cầu của dự án.



b. Giải pháp đảm bảo cây con cho các hoạt động trồng rừng và phục hồi rừng

Để đảm bảo khối lượng cây giống với chất lượng tốt cho các hoạt động trồng rừng và làm giàu rừng, thì ngay trong năm đầu tiên, sau khi đánh giá lập địa, thiết kế trồng rừng, dự án cần xác định rõ nhu cầu các loại cây con cho từng địa phương, các Ban quản lý dự án cấp tỉnh sẽ ký hợp đồng với các đơn vị cung cấp giống có đủ năng lực chuyên môn và tài chính để lập vườn ươm, sản xuất cây con.

Về vấn đề cung cấp giống cho các hoạt động của dự án, có 2 phương án (1) Giao cho các hộ dân và các ban quản lý rừng phòng hộ thực hiện dưới sự hướng dẫn của dự án; hoặc (2) Đặt hàng cho các Viện nghiên cứu, hoặc các Công ty lâm nghiệp phối hợp với các hộ dân trong vùng dự án thực hiện. Hai phương án này có những mặt ưu nhược điểm sau đây:

(1) Phương án thứ nhất động viên các tổ chức cá nhân trong vùng dự án cung cấp cây con cho các hoạt động trồng rừng và làm giàu rừng: Ban quản lý dự án các tỉnh có thể động viên các hộ dân tham gia cung cấp giống cho dự án và được hưởng lợi từ dự án, tạo công việc cho cộng đồng. Nhưng các hộ dân đa phần ít có kiến thức và kỹ năng tạo giống; nguồn giống không xác định được.Việc sản xuất nhỏ, lẻ sẽ khó cung cấp một khối lượng giống lớn, tập trung trong giai đoạn 2 năm (năm thứ hai và năm thứ 3 của dự án). Mặt khác, nếu các hộ nhỏ lẻ sẽ không đủ điều kiện tham gia đấu thầu theo các quy định về mua sắm đấu thầu, khó có khả năng cung cấp khối lượng giống tốt, kịp thời, theo kế hoạch trồng rừng.

(2) Theo phương án thứ 2 hợp đồng với các công ty và các viện chuyên nghiên cứu sản xuất cây giống: Ban quản lý dự án các tỉnh có thể ký hợp đồng với công ty, các Viện chuyên nghiên cứu sản xuất giống. Một số đơn vị có sẵn rừng giống, có kiến thức và kỹ năng sản xuất giống; việc kiểm soát nguồn giống, chất lượng giống sẽ dễ hơn. Các cơ quan này sẽ đủ điều kiện tham gia đấu thầu cạnh tranh theo quy định của dự án. Đặc biệt, có thể đáp ứng nhu cầu cung cấp cây giống với khối lượng lớn cho dự án và có thể tự chủ động ứng trước về tài chính để sản xuất giống. Họ cũng cần liên kết với các hộ dân ở địa phương để sản xuất giống, qua đó sẽ chia sẻ lợi ích với các hộ dân.

+ Theo Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp () và Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020. Giống cây trồng lâm nghiệp phải có chất lượng tốt, đảm bảo rõ nguồn gốc. Do vậy, trong cả hai phương án trên đây, Ban quản lý dự án cần có chuyên gia hướng dẫn và giám sát các đơn vị cung cấp giống thực hiện đúng từng bước công việc từ giai đoạn tạo lập vườn ươm, ươm cây đến giai đoạn trồng và chăm sóc rừng non. Trong giai đoạn trước mắt, đối với một số cây trồng trên cạn đòi hỏi kỹ thuật sản xuất giống cao (cộng đồng chưa gieo ươm thành công) thì có thể vẫn phải do các vườn chuyên nghiệp thực hiện. Tuy nhiên việc gieo ươm vẫn phải triển khai gần hiện trường trồng rừng để giảm thiểu các rủi ro về môi trường sống cho cây con và thiết hại do vận chuyển, đồng thời cũng để người dân địa phương tiếp cận với kỹ thuật và dần chuyển giao cho người dân trong cộng đồng tự sản xuất.

Quá trình sản xuất cây giống phải được hướng dẫn và giám sát của dự án. Ban quản lý dự án tổ chức tập huấn quy trình kỹ thuật tạo cây con cho các cơ sở cung cấp giống. Tổ chức kiểm tra định kỳ từng công đoạn trong quá trình sản xuất giống của các cơ sở cung cấp giống cây trồng rừng, trên địa bàn dự án. Trước khi triển khai vụ trồng rừng đầu tiên dự án cần xây dựng các hướng dẫn về cung ứng và sử dụng phân bón cũng như tiêu chuẩn cây con và quy trình sản xuất cây con tại vườn ươm phân tán phục vụ cho trồng rừng.

Các Sở ở các tỉnh tham gia dự án phải hoàn thành phiếu khảo sát đơn vị có năng lực cung cấp giống để gửi cho dự án để lập kế hoạch sản xuất giống. Do cây con để trồng rừng không có sẵn trên thị trường, nên các đơn vị cung cấp cây giống phải chuẩn bị trước (từ 12-24 tháng). Một số loài cây chưa có hướng dẫn kỹ thuật đề nghị các Sở gửi công văn về PMU để làm việc với VNFOREST hỗ trợ ban hành các hướng dẫn kỹ thuật).

Việc cung cấp phân bón và các vật liệu cho trồng rừng và làm giàu rừng có thể do Ban quản lý dự án cấp tỉnh (BQLDA) ký hợp đồng với các đơn vị có đủ năng lực cung cấp. Tuy nhiên, các cộng đồng sau khi ký hợp đồng trồng rừng phải được quyền kiểm tra chất lượng phân bón do nhà thầu cung ứng và có quyền từ chối nếu như chất lượng không đảm bảo. Mặt khác, cần có sự ràng buộc về trách nhiệm của bên cung cấp giống với tỷ lệ sống của rừng trong quá trình tổ chức thực hiện trồng rừng.

c. Tổ chức thực hiện trồng rừng

Để tổ chức thực hiện trồng rừng, có 3 phương án dưới đây đã được thảo luận.



  1. Ban quản lý dự án cấp tỉnh (PPMU) ký hợp đồng với các tổ chức Ban quản lý rừng phòng hộ/đặc dụng, hoặc các tổ chức đã được giao đất hoặc khoán đất lâm nghiệp.

  2. PPMU ký hợp đồng với các hợp tác xã (nông nghiệp/thủy sản) hoặc tổ chức xã hội (nông dân, phụ nữ).

  3. PPMU ký hợp đồng với các công ty trồng rừng.

Phương án (a) được thực hiện ở những địa phương hiện nay đang có các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, hoặc các tổ chức đã được giao đất hoặc khoán đất lâm nghiệp. Trên cơ sở hợp đồng này các tổ chức đó sẽ thuê các hộ dân địa phương thực hiện trồng rừng.

Phương án (b) được thực hiện ở những địa phương hiện nay chưa có các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng. Các PPMU cần xác định các tổ chức hiện có tại xã như Ban Lâm nghiệp xã, Hợp tác xã, Hội nông dân/phụ nữ, Đoàn thanh niên để làm đối tác triển khai các hoạt động thiết lập rừng nhằm đảm cho sự thành công của dự án.

Phương án (c) các PPMU ký hợp đồng với các công ty trồng rừng. Các công ty này sẽ được hợp đồng thông qua hình thức đấu thầu cạnh tranh theo các quy định của dự án.

Trong cả 3 phương án trên đây, người thi công trồng rừng và chăm sóc, bảo vệ rừng non là các cộng đồng dân cư địa phương (sống gần địa bàn trồng rừng). Nhóm cộng đồng này có thể được khoán đất lâm nghiệp lâu dài.

Ban quản lý dự án cấp tỉnh phải thuê một đơn vị tư vấn độc lập để giám sát, đánh giá, nghiệm thu kết quả trồng rừng. Đơn vị tư vấn độc lập không tham gia các hoạt động thiết kế trồng rừng và làm giàu rừng, sản xuất, cung ứng giống và vật liệu trồng rừng.

Các hình thức kiểm tra đánh giá chất lượng, nghiệm thu là nghiệm thu từng công đoạn trong quá trình (thiết kế trồng rừng, xử lý thực bì, làm đất, tiêu chuẩn cây con, bón phân, trồng, chăm sóc), nghiệm thu hoàn thành trồng rừng. Kiểm tra loài cây trồng theo điều kiện lập địa và thiết kế trồng rừng đã được phê duyệt. Đánh giá diện tích trồng rừng so với thiết kế. Kiểm tra kỹ thuật xử lý thực bì, đào hố, bón lót (chủng loại phân, liều lượng và kỹ thuật bón). Đánh giá chất lượng cây con đem trồng, mật độ trồng, tỷ lệ sống, theo quy định của dự án. Nghiệm thu chăm sóc, bảo vệ rừng.

Việc thanh toán, chi trả tiền công bảo vệ, trồng rừng, chăm sóc rừng hàng năm khi công tác kiểm tra, phúc kiểm từ dự án thực hiện theo qui định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

d. Tổ chức thực hiện quản lý bảo vệ rừng

Việc lập hồ sơ giao đất và khoán rừng thực hiện các hoạt động quản lý bảo vệ rừng ổn định, lâu dài, bền vững. Đây là cơ sở để thực hiện các hoạt động của dự án như khoán trồng rừng, khoán làm giàu rừng và bảo vệ rừng, đồng quản lý, các hoạt động sinh kế và các chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Các cơ sở pháp lý và trình tự lập hồ sơ khoán rừng, khoán đất cho cộng đồng bảo vệ và phát triển rừng lâu dài vận dụng theo “ Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004” Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng và Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007. Các chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu thực hiện theo Nghị định 119/2016/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 23/8/2016.

Mẫu hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng có thể thực hiện theo Văn bản số 4545/BNN-TCLN ngày 23/12/2013 hướng dẫn khoán bảo vệ rừng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các quy định chi tiết của Dự án.

Nội dung bảo vệ rừng phòng hộ được ghi trong Điều 11, Quyết định 17/2015/QĐ-TTg ngày 9 tháng 6 năm 2015 của Thủ Tướng Chính Phủ (Thủ Tướng Chính Phủ, 2015).

Theo Thông tư số 38/2007/TT-BNN, trình tự, thủ tục khoán rừng cho cộng đồng dân cư thôn gồm 5 bước: (1) chuẩn bị; (2) nhận hồ sơ và xét duyệt hồ sơ, thời gian thực hiện bước 2 là 15 ngày làm việc kể từ sau khi nhận đơn của cộng đồng dân cư thôn; (3) thẩm định và hoàn thiện hồ sơ; thời gian thực hiện bước 3 là 10 ngày làm việc; (4) Quyết định việc giao rừng, thời gian thực hiện bước 4 là 3 ngày làm việc; (5) thực hiện quyết định giao rừng, thời gian thực hiện bước 5 là 3 ngày làm việc. Các bước thực hiện cần được chi tiết trong sổ tay quản lý dự án.

Để thực hiện công tác khoán quán lý bảo vệ rừng lâu dài, liên tục, Ban Quản Lý dự án cần thuê chuyên gia hỗ trợ cộng đồng xây dựng hồ sơ khoán quản lý bảo vệ rừng. Cần xác định rõ hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp trên từng lô rừng. Xác định rõ mục tiêu sử dụng đất, thời hạn sử dụng, nghĩa vụ, quyền lợi của cộng đồng nhận đất nhận rừng. Cần tham khảo ý kiến của nhân dân trong xã và các xã lân cận, xây dựng Quy ước bảo vệ rừng.



tải về 3.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   ...   57




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương