Báo cáo nghiên cứu Tiền khả thi


Tiêu chí chọn vùng mục tiêu đầu tư



tải về 3.15 Mb.
trang23/57
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích3.15 Mb.
#32733
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   57

3.5.2. Tiêu chí chọn vùng mục tiêu đầu tư


Các tiêu chí chọn lựa khu vực mục tiêu vùng dự án như sau:

- Đảm bảo không trùng lặp với các chương trình dự án khác: Trên địa bàn 08 tỉnh vùng dự án đề xuất đã và đang thực hiện chương trình SP-RCC nên các diện tích mục tiêu đưa vào đầu tư dự án này phải đảm bảo không trùng lặp.



- Các diện tích mục tiêu đưa vào dự án đầu tư phải đảm bảo được qui hoạch lâu dài cho mục tiêu rừng phòng hộ ven biển: ở một vài địa phương, sau khi các chương trình, dự án thiết lập được rừng phòng hộ đã có những hiện tượng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nên gây lãng phí rất lớn cũng như phá với các cấu trúc phòng hộ ven biển. Do vậy, các diện tích đưa vào đầu tư dự án này, cần đảm bảo cam kết của địa phương về qui hoạch và quản lý qui hoạch rừng ven biển.

- Tính khả thi về mặt sinh thái: đánh giá khả năng thích nghi về mặt sinh thái của các hoạt động trồng rừng thông qua các yếu tố lập địa để hạn chế rủi thiết lập rừng, đảm bảo hiệu quả đầu tư. Đối với khu vực rừng ngập mặn, các yếu tố lập địa được xác định dựa trên các yếu tố khí hậu, thủy văn, địa hình, đất đai và thực vật nơi sống của cây. Các yếu tố đánh giá thể nền như số ngày ngập triều (ngày/tháng); thời gian phơi bãi (giờ/ngày); độ thành thục của đất. Đối với vùng đất cát, các tiêu chí liên quan trực tiếp tới điều kiện hình thành và quyết định tính sử dụng đất là địa hình địa mạo, chế độ n­ước, loại đất và thực vật chỉ thị đư­ợc lựa chọn làm căn cứ phân chia nhóm, dạng lập địa đất cát ven biển. Việc điều tra đánh giá lập địa chi tiết ở các lô trồng rừng và phục hồi (làm giàu rừng) sẽ được thực hiện trước khi trồng rừng.

- Tính dễ bị tổn thương hay những vùng thường bị đối mặt với hiện tượng thời tiết cực đoan: Để đánh giá tính dễ bị tổn thương, nhóm tư vấn đã thu thập danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn theo Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26/6/2014; Bản đồ nguy cơ ngập gây ra bởi nước dâng do bão theo kịch bản bão cấp 13 bổ bộ vào thời kỳ triều trung bình tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng do Viện khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu thực hiện năm 2016; Bản đồ các tai biến tự nhiên tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huê do Dự án quản lý rủi ro thiên tai, Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện năm 2011. Theo đó 119 xã đặc biệt khó khăn ở trong vùng dự án gồm: Quảng Ninh (11 xã); Thanh Hóa (25 xã); Nghệ An (10 xã); Hà Tĩnh (22 xã); Quảng Bình (16 xã); Quảng Trị (12 xã); Thừa Thiên Huế (23 xã).

- Tính rõ ràng về quyền sử dụng rừng và đất rừng: Dựa trên kết quả điều tra kiểm kê rừng để xác định rõ ràng vùng dự án sẽ đầu tư phục hồi và phát triển rừng ven biển, hiện trạng sử dụng đất, chủ sử dụng đất, hiện trạng quy hoạch đất lâm nghiệp. Trong quá trình thực hiện, dự án sẽ tiến hành điều tra, rà soát quy hoạch đất lâm nghiệp của từng xã, sau đó sẽ tổ chức giao khoán đất rừng cho các cộng đồng ở địa. Các khu vực dự án đầu tư cần phải được đảm bảo ưu tiên giao đất, giao rừng cho hộ gia đình/nhóm hộ/cộng đồng thôn quản lý, bảo vệ lâu dài. Dự án nhấn mạnh đến việc giao khoán rừng và đất rừng cho nhóm hộ và cộng đồng quản lý, bảo vệ lâu dài để đảm bảo tính bền vững sau khi kết thúc dự án.

  • Tính liền kề của rừng ven biển: nhằm đảm bảo tăng cường tính chống chịu vùng ven biển, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; giảm chi phí phi đầu tư từ tổ chức bộ máy thực hiện quản lý dự án. Tuy nhiên, tính liền kề của các xã trong vùng dự cần được cân nhắc. Do đặc điểm địa mạo địa hình ở vùng ven biển, kể cả các khu vực rừng ngập mặn và khu vực rừng trên đất cát, đều là vùng hạ lưu của các sông suối trước khi đổ ra biển. Nên vùng ven biển luôn luôn bị chia cắt bởi các dòng chảy. Mặt khác, do đặc điểm canh tác ở vùng ven biển, các hệ thống canh tác xen kẽ lẫn nhau, sản xuất nông nghiệp, thủy sản, đan xen lẫn nhau đây là một trở ngại lớn trong quá trình thực hiện dự án.

Tính thống nhất: Các quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng ven biển cần thống nhất với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước và của từng vùng. Đề án phát triển kinh tế xã hội vùng ven biển và phát triển kinh tế biển thích ứng với biến đổi khí hậu (8) có phạm vi không gian nghiên cứu bao gồm địa giới hành chính thuộc các huyện, thị và thành phố trực thuộc Trung ương. Do vậy, phạm vi ranh giới vùng nghiên cứu của dự án này cũng thống nhất lấy phạm không gian nghiên cứu là địa giới hành chính thuộc các huyện, thị của 8 tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Trên cơ sở một số nguyên tắc trên, việc rà soát diện tích mục tiêu dự án sẽ tác nghiệp có các đặc điểm như sau:

Bảng 25. Tiêu chí đánh giá cho các địa điểm mục tiêu dự án

Tiêu chí

Kết quả khảo sát

Phạm vi quy mô vùng dự án

Tổng diện tích đưa vào đầu tư trong dự án là 72.080 ha, thuộc 257 xã, trong 47 huyện, 8 tỉnh.

1. Loại hình chủ sở hữu rừng

 

 



 

Trong tổng số 72.080 ha mục tiêu dự án tác nghiệp đầu tư bao gồm:

- Diện tích do UBND các xã quản lý chiếm 50,22%

- Ban quản lý rừng phòng hộ quản lý chiếm 39,93%

- Các hộ gia đình cộng đồng, tổ chức khác: 9,85%

2. Về mức độ liền khoảnh liền vùng

 

 



- Số xã có diện tích rừng và đất lâm nghiệp vùng dự án trên 100 ha là 135 xã, chiếm 52,5%

- Số xã có diện tích rừng và đất lâm nghiệp vùng dự án từ 50-10 ha là 43 xã, chiếm 16,7%

- Số xã có diện tích rừng và đất lâm nghiệp vùng dự án dưới 50 ha là 79 xã, chiếm 30,6%.

3. Vị trí của các khu vực dự án tác nghiệp

 


Toàn bộ 72.080 ha vùng mục tiêu dự án tác nghiệp thuộc 257 xã, 47 huyện ven biển và chịu tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu và nước biển dâng, hoặc bị ảnh hưởng xâm nhập mặn, cát bay.

Mặc dù việc khảo sát thực địa đã kết hợp nhiều nguồn dữ liệu bản đồ, số liệu điều tra thống kê rừng. Tuy nhiên, hiện nay hiện trạng các tỉnh chưa có qui hoạch chính thức cho rừng phòng hộ ven biển nên trong thực tế, nhiều diện tích đất lâm nghiệp trên cạn ven biển trong những năm qua được chính quyền chuyển đổi sang rừng sản xuất sẽ được rà soát, chuyển đổi về rừng phòng hộ ven biển.

4. Vùng mục tiêu tác nghiệp lâm nghiệp trên địa bàn các xã khó khăn.

Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26/6/2014 về ban hành danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn, vùng dự án có 119/257 xã (chiếm 46,12%) thuộc diện nghèo, khó khăn.

5. Vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng của thiên tai

Có 172 xã/257 xã, chiếm 66,7% là xã thường xuyên bị ảnh hưởng nghiêm trọng do thiên tai từ 2006-2015.

5. Tầm quan trọng của rừng phòng hộ

Toàn bộ diện tích mục tiêu dự án tác nghiệp có vai trò bảo vệ gần 0,2 triệu ha vùng sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản; 257 xã; bảo vệ gần 100 km đê trực diện với biển, gần 200 km đê có rừng ngập mặn phía trước; khoảng 1.000 km đường giao thông; và các cảng biển, cảng cá, khu du lịch….

6. Khả năng tiếp cận các khu vực dự án.

Về cơ bản, những diện tích mục tiêu là vùng ven biển không có trở ngại về tiếp cận triển khai các hoạt động tác nghiệp hiện trường.

Bảng 26. Kết quả đánh giá của các vùng mục tiêu



Tỉnh/thành phố

Kết quả đánh giá

1. Quảng Ninh

Có 45 xã vùng dự án với diện tích là 24.434 ha, trong đó:

- Diện tích vùng dự án do UBND xã quản lý là 51,1%

- Diện tích do Ban quản lý RPH quản lý là 38,0%

- Các hộ gia đình và tổ chức khác quản lý là 10,9%



2. Hải Phòng

Có 12 xã vùng dự án với diện tích là 4.993 ha, trong đó:

- Diện tích vùng dự án do UBND xã quản lýlà 99,0%

- Các hộ gia đình quản lý là 1,0%


3. Thanh Hóa

Có 27 xã vùng dự án với diện tích là 3.273 ha, trong đó:

- Diện tích vùng dự án do UBND xã quản lý là 45,7%

- Diện tích do Ban quản lý RPH quản lý là 36,5%

- Các hộ gia đình, cộng đồng và tổ chức khác quản lý là 17,8%



4. Nghệ An

Có 38 xã vùng dự án với diện tích là 6.991 ha, trong đó:

- Diện tích vùng dự án do UBND xã quản lýlà 17,4%

- Diện tích do Ban quản lý RPH quản lý là 69,7%

- Các hộ gia đình, cộng đồng và tổ chức khác quản lý là 12,8%



5. Hà Tĩnh

Có 46 xã vùng dự án với diện tích là 8.861 ha, trong đó:

- Diện tích vùng dự án do UBND xã quản lý là 16,3%

- Diện tích do Ban quản lý RPH quản lý là 68,9%

- Các hộ gia đình, cộng đồng quản lý là 14,8%



6. Quảng Bình

Có 32 xã vùng dự án với diện tích là 4.236 ha, do UBND xã quản lý 100%.

7. Quảng Trị

Có 25 xã vùng dự án với diện tích là 7.917 ha, trong đó:

- Diện tích vùng dự án do UBND xã quản lý là 97,9%

- Các hộ gia đình, cộng đồng và tổ chức khác quản lý là 2,1%


8. Thừa Thiên Huế

Có 32 xã vùng dự án với diện tích là 11.376 ha, trong đó:

- Diện tích vùng dự án do UBND xã quản lý là 23,0%

- Diện tích do Ban quản lý RPH quản lý là 64,4%

- Các hộ gia đình, cộng đồng và tổ chức khác quản lý là 12,6%




tải về 3.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   57




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương