Báo cáo nghiên cứu Tiền khả thi


Đánh giá những thành công và bài học kinh nghiệm trong công tác bảo vệ và phát triển rừng ven biển



tải về 3.15 Mb.
trang21/57
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích3.15 Mb.
#32733
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   57

2.7. Đánh giá những thành công và bài học kinh nghiệm trong công tác bảo vệ và phát triển rừng ven biển

2.7.1. Những thành công trong công tác bảo vệ và phát triển rừng ven biển


a. Bảo vệ môi trường, bảo vệ cơ sở hạ tầng và sản xuất nông nghiệp

Các dự án bảo vệ phát phát triển rừng ở vùng ven biển đã đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và nâng cao độ che phủ của rừng thông qua các hoạt động trồng rừng và trồng cây phân tán. Góp phần phủ xanh đất trống, đất hoang hóa, phát huy hiệu quả phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, gia tăng độ che phủ. Đặc biệt, các khu rừng phòng hộ, đặc dụng ven biển đã phát huy hiệu quả nhiệm vụ chắn sóng lấn biển, bảo vệ công trình hạ tầng nông thôn, hạn chế sạt lở, bảo vệ các công trình đê bao ngăn mặn. Các dải rừng phòng hộ đã ngăn chặn hiện tượng xâm nhập của sương muối từ ngoài biển mang vào vùng đất sản xuất nông nghiệp (lúa và hoa màu) duy trì năng suất năng suất và sản lượng của cây trồng nông nghiệp. Hệ thống rừng đặc dụng được bảo vệ có vai trò quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn gen động thực vật và các hệ sinh thái đất ngập nước có giá trị cao như hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển.



b. Hình thành cơ chế tổ chức bảo vệ rừng

Công tác giao khoán bảo vệ rừng cho tổ chức, hộ gia đình giúp từng bước thực hiện chính sách xã hội hóa nghề rừng. Người dân từng bước xác định quyền làm chủ trong sử dụng rừng, hạn chế nạn phá rừng, tạo công ăn việc làm cho người dân vùng nông thôn và ven biển, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế, phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng vùng ven biển, hải đảo. Từng bước tạo sự phối hợp giữa các Ban quản lý rừng, lực lượng kiểm lâm, chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang và hộ nhận khoán trong việc truy quét ngăn chặn việc chặt phá rừng. Chủ trương giao đất, khoán rừng phòng hộ đã mang lại lợi ích cho người dân địa phương - dưới hình thức quyền sử dụng trong các khu rừng ngập mặn.



c. Tạo việc làm góp phần ổn định an sinh xã hội

Hệ thống rừng phòng hộ ven biển đã góp phần đáng kể trong việc bảo vệ và cải thiện điều kiện môi trường, phục vụ nghề nuôi trồng thủy sản trong vùng phát triển (cua, sò huyết, nghêu), phòng hộ chắn gió, chắn cát, chắn sương muối, gió mang hơi nước mặn vào đất liền, giúp duy trì sinh kế cho người dân vùng ven biển.

Các hoạt động của dự án bảo vệ và phát triển rừng đã góp phần tạo ra việc làm cho các hộ gia đình ở vùng ven biển, đồng thời cũng huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư trong xã hội, sản xuất ra một khối lượng lớn và đa dạng nông-lâm sản từ đất rừng sản xuất ra hàng triệu mét khối gỗ rừng trồng các loại, góp phần giải quyết khá lớn nhu cầu gỗ, củi, lương thực, thực phẩm cho nhân dân, từ đó nâng cao thu nhập cho người dân sống trong vùng dự án, xóa đói giảm nghèo, tạo tiền đề thúc đẩy kinh tế nông thôn trong vùng phát triển. Góp phần ổn định được đời sống dân cư, xóa đói giảm nghèo, cải thiện mức sống và thu nhập cho người dân vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ở các tỉnh vùng dự án.


2.7.2. Những bài học kinh nghiệm bảo vệ và phát triển rừng ven biển


- Cần hoàn thiện các thể chế liên quan đến qui hoạch và cơ chế giám sát, chế tài liên quan đến quản lý qui hoạch Bảo vệ và Phát triển bền vững rừng ven biển đảm bảo rừng được bảo vệ lâu dài, tránh việc chuyển đổi sang các mục đích khác (việc đầu tư cho khu vực rừng ven biển rất tốn kém nếu không có cơ chế mạnh đảm bảo duy trì thì việc đầu tư rất lãng phí nguồn lực).

- Nhiều chương trình, dự án dự án quan tâm đến công đoạn thiết lập được rừng phòng hộ ven biển song giai đoạn sau dự án kết thúc dự án chưa có cơ chế lâu dài hơn như giao cho cộng đồng quản lý để duy trì tính bền vững cũng như phát huy giá trị gia tăng của rừng.

- Đa số diện tích rừng ven biển thường không tập trung, gần khu dân cư và đang giao cho UBND xã quản lý nên ngay từ khi thực hiện dự án cần đặt vai trò quản lý, phát triển bền vững rừng ven biển vào hai trọng tâm là: “cộng đồng dân cư ven biển” và “Vai trò của cấp xã” trong việc lập kế hoạch quản lý rừng. Các diện tích mục tiêu của dự án tác nghiệp để đảm bảo tính bền vững sau khi dự án kết thúc cần được giao cho nhóm hộ và cộng đồng địa phương bảo vệ lâu dài theo qui định hiện hành.

- Tất cả các diện tích rừng được qui hoạch là “rừng ven biển” cần được xác định rõ là rừng phòng hộ. Việc tính toán chi phí cho thiết lập rừng và quản lý rừng bền vững cần tính toán đảm bảo tính đúng, tính đủ kinh phí để thực hiện thiết lập rừng.

- Công tác nâng cao năng lực quản trị rừng cho các cấp và giáo dục, tuyên truyền cho cộng đồng địa phương khi tham gia dự án là yếu tố rất quan trọng đảm bảo thành công của dự án.

- Cần có những giải pháp phát triển sinh kế bền vững gắn với các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng ven biển.

CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU ĐẦU TƯ, CÁC NHÓM HƯỞNG LỢI, PHẠM VI VÙNG DỰ ÁN

3.1 Mục tiêu tổng quát của dự án


Mục tiêu tổng thể của dự án là khôi phục, phát triển và quản lý bền vững rừng ven biển nhằm tăng cường khả năng chống chịu trước bất lợi của các hiện tượng thời tiết cực đoan, nước biển dâng của vùng ven biển tại các tỉnh được lựa chọn và hỗ trợ xây dựng, triển khai các chính sách ưu tiên quan trọng phục vụ tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp “Improve coastal forest management in the targeted provinces“.

3.2 Các mục tiêu cụ thể


(i) Mục tiêu phát triển của dự án:

Cải thiện quản lý rừng ven biển ở các tỉnh đã được lựa chọn thông qua cải thiện các hoạt động lâm sinh để bảo vệ rừng ven biển hiện có và rừng trồng mới; và hỗ trợ các bên liên quan ở địa phương bảo vệ và phát triển bền vững các dịch vụ của hệ sinh thái rừng. Quản lý bảo vệ 50.267 ha rừng hiện có, phục hồi làm giàu rừng 11.803 ha rừng nghèo kiệt, trồng mới 10.000 ha, trồng 10 triệu cây phân tán.

(ii) Về chính sách, thể chế:

Góp phần tái cấu trúc ngành lâm nghiệp thuộc các lĩnh vực: quy hoạch không gian ven bờ; nâng cao năng suất chất lượng rừng thông qua cải thiện giống cây trồng lâm nghiệp; định giá rừng và thực nghiệm chi trả dịch vụ môi trường rừng ven biển; phát triển cơ chế liên kết sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm gắn với bảo vệ và phát triển rừng; tăng cường năng lực quản trị rừng bền vững.

(iii) Về kinh tế - xã hội:

Tăng cường khả năng chống chịu của vùng ven biển, tăng tuổi thọ và giảm chi phí xây dựng, duy tu, bảo dưỡng đê biển và các công trình cơ sở hạ tầng vùng ven biển khác. Phát triển kinh kế và nâng cao thu nhập cho cộng đồng ven biển thông qua hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng, cải thiện các mô hình nuôi trồng thuỷ sản, áp dụng kỹ thuật mới trong nuôi trồng thủy sản thích ứng với khí hậu, sản xuất nông lâm kết hợp, du lịch sinh thái và liên kết giữa nông dân với các doanh nghiệp.

(iv) Về môi trường:

Góp phần thực hiện mục tiêu giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường bằng nguồn lực trong nước và giảm 25% trong trường hợp nhận được hỗ trợ quốc tế theo các cam kết của Chính Phủ đối với Công ước khung của Liên hiệp quốc tế về biến đổi khí hậu.




tải về 3.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   57




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương