Báo cáo nghiên cứu Tiền khả thi


Cơ sở hạ tầng vùng ven biển



tải về 3.15 Mb.
trang19/57
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích3.15 Mb.
#32733
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   57

2.5.2. Cơ sở hạ tầng vùng ven biển

2.5.2.1. Đường giao thông


Đường bộ: Vùng ven biển có hệ thống giao thông đường bộ khá phát triển bao gồm đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và liên xã (bình quân 5,8km/km2). Nhưng sự phân bố và chất lượng không đồng đều, nhiều vùng (đặc biệt là vùng cát) mật độ đường thưa và chất lượng đường thấp, nền đường không ổn định, thường xuyên bị xói lở.

Đường thủy: hàng ngàn km đường biển, đường sông (phân bố khá đều trong toàn vùng) và cảng biển, cảng sông, bến thuyền,... là yếu tố thuận lợi trong việc vận chuyển đường thủy, khai thác đánh bắt thủy sản, neo đậu tàu thuyền khi có gió bão,... Nhưng đây cũng là những tác động bất lợi đến quá trình sinh trưởng, phát triển của rừng ngập mặn và gây ô nhiễm môi trường biển.

2.5.2.2. Hiện trạng các tuyến đê và các công trình dưới đê


Theo Báo cáo tổng hợp rà soát điều chỉnh Quy hoạch đê biển Quảng Ninh-Quảng Nam của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.Đê biển từ Quảng Ninh đến Huế được hình thành qua nhiều thời kỳ khác nhau nên thiếu sự đồng bộ, không thống nhất về các chỉ tiêu thiết kế, xây dựng và hầu như chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật nhất là trong điều kiện triều cường kết hợp với gió bão và đặc biệt là trong xu thế nước biển ngày càng dâng cao.

Bảng 23. Tổng hợp các nhóm đối tượng đê biển



STT

Tỉnh

Chiều dài bờ biển (km)

Khu vực không có đê (km)

Đê trực diện với biển (km)

Đê có RNM phía trước (km)

Đê cửa sông

Núi đá

Không có núi

1

Quảng Ninh

302.36

131.64

170.72

15.00

75.79

55.37

2

Hải Phòng

66.10

15.40

0.00

10.00

35.70

30.12

3

Thanh Hóa

95.00

15.43

43.23

25.34

20.13

48.80

4

Nghệ An

51.10

12.00

39.10

10.70

24.50

68.46

5

Hà Tĩnh

135.57

41.55

94.02

9.70

18.10

55.66

6

Quảng Bình

73.15

13.00

60.15

5.00

0.00

81.29

7

Quảng Trị

67.70

10.50

50.20

7.00

0.00

50.00

8

Thừa Thiên Huế

118.40

26.10

92.30

0.00

0.00

177.27




TỔNG

909.38

265.62

549.72

82.74

174.22

566.97

Nguồn: Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, 2016. Báo cáo tổng hợp rà soát điều chỉnh Quy hoạch đê biển Quảng Ninh-Quảng Nam

a. Hệ thống đê biển, đê sông

Đê biển tỉnh Quảng Ninh có bề rộng mặt đê nhỏ khoảng 3,0m - 4,0m. Nhiều đoạn đê có chiều rộng mặt đê B < 2,0m như một số đoạn thuộc các tuyến đê Hà Nam, đê Bắc Cửa Lục, đê Hoàng Tân (tỉnh Quảng Ninh). Có 66,505 km kè. Các tuyến đê biển ở đây nhìn chung đảm bảo chống được mức nước triều tần suất 5% có bão cấp 9.

Vùng ven biển các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh là vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai (đặc biệt là bão áp thấp nhiệt đới). Hệ thống đê biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế,phần được đắp bằng đất thịt nhẹ pha cát, một số tuyến nằm sâu so với cửa sông và đầm phá đất thân đê là đất sét pha cát như đê Tả Gianh (Quảng Bình) đê Vĩnh Thái (Quảng Trị),… Một số đoạn đê đã được bảo vệ 3 mặt hoặc 2 mặt bằng tấm bê tông để cho lũ tràn qua như tuyến đê phá Tam Giang (Thừa Thiên Huế), đê hữu Nhật Lệ (Quảng Bình),... Ngoài các đoạn đê trực tiếp chịu tác động của sóng, gió được xây dựng kè bảo vệ, hầu hết mái đê được bảo vệ bằng cỏ, đê vùng cửa sông được bảo vệ bằng cây chắn sóng với các loại cây sú, vẹt, đước.

b. Hiện trạng hệ thống kè bảo vệ

Kè phía biển hầu hết đều có mái dốc từ m= 3-4. Hình thức kè chủ yếu là gia cố tấm bê tông đúc sẵn đối với những tuyến đê trực diện với biển, đá lát khan với những tuyến đê cửa sông hoặc đê có rừng ngập mặn bảo vệ. Các khu vực trọng điểm cần bảo vệ cơ bản được kè và hầu hết đảm bảo ổn định trong điều kiện sóng, gió, triều trực tiếp ảnh hưởng. Kè phía đồng chủ yếu là trồng cỏ, hoặc để cỏ mọc tự nhiên, với m=2-3. Hầu hết các kè đều ổn định, đảm bảo chống chịu được các ảnh hưởng trực tiếp từ biển.

Ngoài hệ thống kè bảo vệ dọc các tuyến đê còn có mỏ hàn biển (MHB) là hệ thống công trình có dạng như mỏ hàn, thường bố trí vuông góc với đường bờ, mũi vươn ra tới vùng sóng vỡ. MHB thường được ứng dụng nhằm hàn chế và chống xói lở bãi do dòng ven bờ do sóng gây ra và giảm khả năng vận chuyển bụn cát dọc bờ. Trong vùng nghiên cứu đã có 10 hệ thống MHB.

c. Hiện trạng công trình cống dưới đê

Các cống được xây dựng trước đây đều ngắn so với mặt cắt đê hiện tại, thân cống, mang cống, dàn van... đều cần được tu bổ. Đặc biệt, các hệ thống van đóng mở, cánh cống, thân cống cốt thép đều bị ăn mòn nhanh, làm giảm khả năng hoạt động của cống. Về lâu dài sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến đê, nhất là trong điều kiện bão, lũ lớn xảy ra.Trong điều kiện hiện nay biến đổi khí hậu và nước biển dâng đang thể hiện ngày càng rõ rệt. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến diễn biến bờ biển, các công trình bảo vệ bờ biển qua thời gian, đặc biệt là sau mỗi trận bão đổ bộ. Việc tính toán thiết kế từ trước đến nay mới chỉ xác định theo nhu cầu tưới, tiêu nước cũng chưa có công trình nào được tính toán cụ thể với các ảnh hưởng do ngập lụt, biến đổi khí hậu, nước biển dâng.




tải về 3.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   57




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương