Báo cáo nghiên cứu Tiền khả thi


Quy mô, phạm vi vùng dự án



tải về 3.15 Mb.
trang24/57
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích3.15 Mb.
#32733
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   57

3.5.3. Quy mô, phạm vi vùng dự án


Phạm vi vùng dự án bao gồm 8 tỉnh/thành phố, cụ thể như sau:

(1) Tỉnh Quảng Ninh (7 huyện, 45 xã, diện tích 24.434 ha), trong đó: huyện Đầm Hà (diện tích 2.492 ha, các xã: Đại Bình, Đầm Hà, Tân Bình, Tân Lập); huyện Hải Hà (diện tích 1.614 ha, các xã Đường Hoa, Quảng Minh, Quảng Phong, Quảng Thành, Quảng Thắng, Tiến Tới); huyện Hoành Bồ (diện tích 689 ha, các xã Lê Lợi, Thống Nhất) ); huyện Tiên Yên (diện tích 3.536 ha, các xã Đông Hải, Đông Ngũ, Đồng Rui, Hải Lạng, Tiên Lãng) ); Thành phố Móng Cái (diện tích 7.281 ha, các xã Bình Ngọc, Hải Đông, Hải Tiến, Hải Xuân, P. Hải Hòa, P. Hải Yên, P. Trà Cổ, Quảng Nghĩa, Vạn Ninh, Vĩnh Trung); Thị xã Quảng Yên (diện tích 2.325 ha, các xã Hoàng Tân, Liên Hòa, Liên Vị, P. Hà An, P. Minh Thành, P. Nam Hòa, P. Phong Cốc, P. Phong Hải, P. Yên Hải, Tiền Phong); huyện Vân Đồn (diện tích 6.497 ha, các xã Bản Sen, Bình Dân, Đài Xuyên, Đoàn Kết, Ngọc Vừng, Quan Lạn, Thắng Lợi, Vạn Yên).

(2) Thành phố Hải Phòng (5 huyện/quận, 12 xã/phường, diện tích 4.993 ha), trong đó: huyện Kiến Thụy (diện tích 491 ha, xã Đại Hợp), Quận Dương Kinh (diện tích 297 ha, xã Tân Thành); Quận Đồ Sơn (diện tích 1.780 ha, các phường Bằng La, Ngọc Hải, Ngọc Xuyên); huyện Tiên Lãng (diện tích 2.206 ha, các xã Đông Hưng, Tiên Hưng, Vinh Quang); huyện Nguyên Thủy (diện tích 219 ha, các xã Gia Đức, Lập Lễ, Phả Lễ, Phục Lễ).

(3) Tỉnh Thanh Hóa (6 huyện, 27 xã, diện tích 3.272 ha), trong đó: huyện Hậu Lộc (diện tích 605 ha, các xã: Đa Lộc, Hải Lộc, Minh Lộc, Ngư Lộc); huyện Hoàng Hóa (diện tích 314 ha, các xã: Hoằng Châu, Hoằng Phụ, Hoằng Trường); huyện Nga Sơn (diện tích 393 ha, các xã: Nga Tân, Nga Thủy); huyện Quảng Xương (diện tích 184 ha, các xã: Quảng Chính, Quảng Hải, Quảng Nham, Quảng Thạch, Quảng Thái); huyện Tĩnh Gia (diện tích 1.635 ha, các xã: Bình Minh, Hải An, Hải Châu, Hải Lĩnh, Hải Ninh, Hải Thượng, Mai Lâm, Ninh Hải, Tân Dân, Tĩnh Hải, Trúc Lâm, Xuân Lâm); Thị xã Sầm Sơn (diện tích 141 ha, Phường Trường Sơn)

(4) Tỉnh Nghệ An (6 huyện, 38 xã, diện tích 6.991 ha), trong đó: huyện Diễn Châu (diện tích 1.647 ha, các xã: Diễn An, Diễn Bích, Diễn Hải, Diễn Hùng, Diễn Kim, Diễn Phú, Diễn Thành, Diễn Thịnh, Diễn Trung, Diễn Vạn); huyện Nghi Lộc (diện tích 4.521 ha, các xã: Nghi Công Bắc, Nghi Đồng, Nghi Hưng, Nghi Kiều, Nghi Lâm, Nghi Phương, Nghi Quang, Nghi Tiến, Nghi Thái, Nghi Thiết, Nghi Văn, Nghi Xuân, Nghi Yên, Phúc Thọ); huyện Quỳnh Lưu (diện tích 300 ha, các xã: An Hòa, Quỳnh Bảng, Quỳnh Lương, Quỳnh Minh, Quỳnh nghĩa, Quỳnh Thuận, Quỳnh Yên); Thành phố Vinh (diện tích 107 ha, các xã: Hưng Hòa, phường Trung Đô); Thị xã Cữa Lò (diện tích 54 ha, các phường: Nghi Hải, phường Nghi Hòa); Thị xã Hoàng Mai (diện tích 362 ha, các xã: Quỳnh Dị, Quỳnh Lộc, Quỳnh Thiện).

(5) Tỉnh Hà Tĩnh (7 huyện, 46 xã, diện tích 8.861 ha), trong đó: huyện Cẩm Xuyên (diện tích 1.263 ha, các xã: Cẩm Dương, Cẩm Hà, Cẩm Hòa, Cẩm Lĩnh, Cẩm Lộc, Cẩm Minh, Cẩm Mỹ, TT. Thiên Cầm); huyện Kỳ Anh (diện tích 1.256 ha, các xã: Kỳ Hải, Kỳ Khang, Kỳ Phong, Kỳ Phú, Kỳ Xuân); huyện Lộc Hà (diện tích 363 ha, các xã: Hộ Độ, Mai Phụ, Thạch Bằng, Thạch Châu, Thịnh Lộc); huyện Nghi Xuân (diện tích 1.550 ha, các xã: Cỗ Đạm, Cương Gián, Tiên Điền, Xuân Đan, Xuân Giang, Xuân Hải, Xuân Hội, Xuân Liên, Xuân Phổ, Xuân Thành, Xuân Trường, Xuân Yên); huyện Thạch Hà (diện tích 712 ha, các xã: Thạch Bàn, Thạch Đỉnh, Thạch Hải, Thạch Khê, Thạch Lạc, Thạch Trị, Thạch Văn); Thành phố Hà Tĩnh (diện tích 66 ha, các xã: Thạch Hạ, Thạch Môn); TX. Kỳ Anh (diện tích 3.651 ha, các xã: Kỳ Hà, Kỳ Liên, Kỳ Long, Kỳ Lợi, Kỳ Nam, Kỳ Ninh, Kỳ Thịnh );

(6) Tỉnh Quảng Bình (6 huyện, 32 xã, diện tích 4.236 ha), trong đó: huyện Bố Trạch (diện tích 587 ha, các xã: Đại Trạch, Đồng Trạch, Nhân Trạch, Thanh Trạch); huyện Lệ Thủy (diện tích 1.524 ha, các xã: Cam Thủy, Hồng Thủy, Hưng Thủy, Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy Nam, Ngư Thủy Trung, Sen Thủy, Thanh Thủy); huyện Quảng Ninh (diện tích 814 ha, các xã: Gia Ninh, Hải Ninh, Hiền Ninh, Tân Ninh, Võ Ninh); huyện Quảng Trạch (diện tích 386 ha, các xã: Quảng Đông, Quảng Hưng, Quảng Phú, Quảng Xuân); Thành phố Đồng Hới (diện tích 277 ha, các xã/phường: Đồng Phú, Hải Thành, Quảng Phú, Bảo Ninh, Lộc Ninh, Quang Phú); Thị xã Ba Đồn (diện tích 448 ha, các xã/phường: Quảng Phong, Quảng Phúc, Quảng Thọ, Quảng Thuận, Quảng Hải, Quảng Văn);

(7) Tỉnh Quảng Trị (5 huyện, 25 xã, diện tích 7.915 ha), trong đó: huyện đảo Cồn Cỏ (diện tích 165 ha, xã: Cồn Cỏ); huyện Gio Linh (diện tích 872 ha, các xã: Cửa Việt, Gio Hải, Gio Mỹ, Gio Thành, Gio Việt, Trung Giang, Trung Hải ); huyện Hải Lăng (diện tích 1.836 ha, các xã: Hải An, Hải Ba, Hải Dương, Hải Khê, Hải Quế); huyện Triệu Phong (diện tích 3.632 ha, các xã: Triệu An, Triệu Lăng, Triệu Phước, Triệu Sơn, Triệu Trạch, Triệu Vân); huyện Vĩnh Linh (diện tích 1.412 ha, các xã: Vĩnh Giang, Vĩnh Kim, Vĩnh Tú, Vĩnh Thạch, Vĩnh Thái, Vĩnh Trung);

(8) Tỉnh Thừa Thiên Huế (5 huyện, 32 xã, diện tích 11.376 ha), trong đó: huyện Hương Trà (diện tích 3.254 ha, các xã: Bình Thành, Hải Dương, Hương Phong, Hương Thọ); huyện Phong Điền (diện tích 1.950 ha, các xã: Điền Hải, Điền Hòa, Điền Hương, Điền Lộc, Điền Môn, Phong Bình, Phong Chương, Phong Hải, Phong Hiền, Phong Hòa); huyện Phú Lộc (diện tích 5.686 ha, các xã: Lộc Bình, Lộc Điền, Lộc Vĩnh, Thị trấn Lăng Cô, Vinh Hải, Vinh Hiền, Vinh Mỹ); huyện Phú Vang (diện tích 721 ha, các xã: Phú Diên, Phú Hải, Phú Thuận, Phú Xuân, Thị trấn Thuận An, Vinh An, Vinh Thanh, Vinh Xuân); huyện Quảng Điền (diện tích 125 ha, các xã: Quảng Công, Quảng Ngạn, Quảng Thái).

PHẦN III: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ VÀ LÝ DO SỬ DỤNG VỐN ODA

CHƯƠNG 4: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ, VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CỦA DỰ ÁN TRONG QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN, NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

4.1. Sự cần thiết phải đầu tư


a. Tính dễ tổn thương của vùng dự án và mức độ đầu tư cho rừng ven biển nhằm tăng tính chống chịu trong thời gian qua:

- Về vị trí địa lý: Vùng dự án trải dài từ vùng ven biển Bắc bộ (Quảng Ninh), đồng bằng Bắc bộ, và Bắc Trung bộ từ Thanh Hoá, đến thừa thiên Huế. Theo Quyết định số 865/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ  ban hành năm 2008, các tỉnh Bắc bộ được định hướng sẽ trở thành vùng kinh tế quan trọng tầm quốc gia và quốc tế. Đồng thời là trung tâm văn hoá – lịch sử, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực và là trung tâm du lịch lớn tập trung trên trục kinh tế Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả-Móng Cái.

Vùng Bắc Trung Bộ nằm kề bên vùng KTTĐ Bắc bộ và vùng KTTĐ miền Trung, với hệ thống đường sắt, đường bộ, đường không, đang phát triển; các trung tâm công nghiệp, du lịch, dịch vụ đang hình thành. Nhiều đường ô tô hướng Đông Tây (7,8,9,29) nối Lào với Biển Đông, hệ thống sân bay (sân bay Thọ Xuânsân bay Vinhsân bay Đồng Hớisân bay Phú Bài), bến cảng (như Vinh, Nghi Sơn, Cửa Lò, Cửa Hội, Vũng Áng, Sơn Dương, Cửa Gianh, Nhật Lệ, Hòn La, Cửa Việt, Thuận An, Chân Mây...) hay (động Phong Nha-Kẻ BàngCố đô Huế.v.v.) có nhiều tiềm năng cho việc giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và các nước Lào, Myanmar.v.v..

Trong bối cảnh đó, việc tăng cường khả năng chống chịu cho vùng ven biển có ý nghĩa to lớn đối với việc bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế xã hội của vùng nội địa.

Về thiệt hại do thiên tai vùng dự án: Vùng ven biển là khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của bão. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn, trong vòng 110 năm ở dải ven biển có khoảng 231 cơn bão đổ bộ hoặc tiếp cận vào bờ biển của khu vực này. Bão có thể xuất hiện vào thời kỳ từ tháng 5 đến tháng 11, nhưng nhiều nhất vào 4 tháng (6 đến tháng 9). Tháng 7 vùng Quảng Ninh; tháng 8 - đoạn từ Hải Phòng đến Thanh Hóa. Bão gây sóng to gió mạnh và mưa lớn trên diện rộng. Mỗi cơn bão gây ra mưa kéo dài vài ngày, với tổng lượng mưa lên từ 200 đến 300 mm ở rìa đồng bằng; từ 300 đến 500 mm ở vùng bờ biển Quảng Ninh. Tính trung bình, lượng mưa bão chiếm khoảng 30% tổng lượng mưa toàn mùa mưa. Mùa bão ở miền Trung từ tháng 7 đến tháng 12, càng đi về phía Nam bão càng xuất hiện muộn dần.

Khu vực từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh mùa bão thông thường từ tháng 7 đến tháng 9, tháng 8 là tháng có nhiều bão nhất. Khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên - Huế mùa bão từ tháng 8 đến tháng 10. Trong những thập niên gần đây, đặc biệt giai đoạn 1996-2004 bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào miền Trung ngày càng có xu thế gia tăng cả về tần suất lẫn cường độ. Bão và áp thấp nhiệt đới đã gây lũ lụt và sạt lở nghiêm trọng vùng cửa sông ven biển miền Trung, làm thiệt hại nặng nề về người và của ở vùng đồng bằng, ven biển. Số liệu được tổng hợp từ hệ thống thông tin quản lý thiên tai được tài trợ bởi Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) trên trang Web (desinventar.net), cho thấy những thiệt hại về người và tài sản do các hiện tượng thời tiết bất thường ở các tỉnh trong vùng dự án trong 10 năm qua được trình bày trong bảng dưới đây.



Bảng 27. Tổng hợp thiệt hại do thiên tai theo tỉnh trong giai đoạn 2006 – 2015 ở các tỉnh vùng dự án

TT

Tỉnh

Người chết

Người bị thương

Người mất tích

Nhà bị phá hủy

Nhà bị hư hỏng

Ước tính thiệt hại (tỷ đồng)

1

 Quảng Ninh

46

81

10

521

12,113

608

2

 Hải Phòng

15

144

3

317

14,119

1,743

3

 Thanh Hoá

26

29

7

940

3,988

1,511

4

 Nghệ An

123

26

4

324

5,253

14,691

5

 Hà Tĩnh

73

138

4

594

56,027

1,696

6

 Quảng Bình

172

924

20

3,993

546,903

11,885

7

 Quảng Trị

45

139

7

59,080

50,237

3,106

8

 Thừa Thiên-Huế

59

237

7

2,095

14,820

1,476

Tổng

559

1,718

62

67,864

703,460

36,716

Nguồn: http://desinventar.net/
















Trong đó các nguyên nhân gây thiệt hại bao gồm: bão (87.7%); lũ (6.3%); mưa lớn (5.9%); lốc tố (0.1%). Mức độ thiệt hại tăng dần từ năm năm 2006 đến năm 2013. Tổng thiệt hại do thiên tai tại 8 tỉnh trong vùng dự án năm 2006 là 18 tỷ đồng; năm 2008 (167 tỷ đồng); năm 2009 (135 tỷ đồng); năm 2010 (2180 tỷ đồng; năm 2011 (3.494 tỷ đồng); năm 2012 (1.372 tỷ đồng); 2013 (29.351 tỷ đồng).

Theo Bản đồ nguy cơ ngập gây ra bởi nước dâng do bão theo kịch bản bão cấp 13 bổ bộ vào thời kỳ triều trung bình tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng do Viện khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu thực hiện năm 2016 (IMHEN, 2016); bản đồ dự báo các tai biến tự nhiên tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế do dự án quản lý rủi ro thiên tai, Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện năm 2011 (Bộ NN&PTNT, 2011), trong tổng số 257 xã trong vùng dự án, số xã có khả năng bị tác động của các yếu tố thời tiết và thiên tai trong vùng dự án là: hạn hán (43 xã); lốc tố (11 xã); nhiễm mặn (66 xã); nước biển dâng (46 xã); sấm sét (15 xã); sạt lở đất (10 xã); xói lở bờ biển (10 xã); xói lở bờ sông (18 xã); chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão (93 xã); cát bay (7 xã); ngập sau bão, lũ (54 xã).

Kết quả tổng hợp một số chương trình dự án đầu tư cho rừng ven biển của 08 tỉnh từ năm 2009 đến nay là 1.290 tỷ VND. Các chương trình, dự án đã trồng mới được gần 9.702 ha, phục hồi 1.259 ha và bảo vệ 19.200 ha. Bình quân vốn đầu tư cho rừng ven biển khoảng 20 tỷ VNĐ/năm/tỉnh. Như vậy, nguồn lực đầu tư cho vùng này chưa tương xứng với nhu cầu cần cho Bảo vệ và Phát triển bền vững rừng ven biển cũng như tăng cường tính chống chịu cho vùng ven biển. Trên thực tế, việc đầu tư của Chính phủ trong những năm gần đây đối với khu vực này còn rất hạn chế so với các nguồn vốn ODA đầu tư cho Lâm nghiệp các vùng khác như Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên.

b. Giá trị rừng ngập mặn và rừng trên cát trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai

- Giá trị kinh tế, môi trường của rừng ngập mặn

Nhiều nghiên cứu đã xác định rõ giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn trong việc cung cấp thực phẩm, vật liệu xây dựng, nhiên liệu, tạo thu nhập cho các hộ gia đình và các loại hình sử dụng khác, cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho bảo vệ đê biển và các công trình ven biển. Các giá trị về dịch vụ của hệ sinh thái bao gồm, cung cấp nơi sống, sinh sản, và kiếm ăn cho khoảng 75% các loài cá thương mại, tàng trữ khí nhà kính CO2; bảo vệ bờ biển chống bão, gió; cố định, hạn chế xói lở, lấn biển; hạn chế lũ, sự lan truyền nước biển, sóng biển và sâu trong nội đồng; cố định dưỡng chất và cải thiện chất lượng nước; bảo vệ các hệ sinh thái liên quan đến các hệ sinh thái biển thông qua các quá trình làm sạch nước ở ven biển. Các giá trị cung cấp sản phẩm như cung cấp gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ, dược liệu; cung cấp tài nguyên thực vật, động vật. Các giá trị khác như bảo tồn đa dạng sinh học; bảo vệ con người và các di sản văn hóa; bảo tồn các quá trình sinh thái, địa mạo ở vùng ven biển.

Nghiên cứu cho thấy RNM ở Hải Phòng có tác dụng làm giảm đáng kể độ cao sóng trong bão. Tại thời điểm đó đối với rừng Trang 5 tuổi và 6 tuổi độ rộng 650m, rừng Bần chua 8-9 tuổi có độ rộng 920 m và 650 m độ cao sóng sau rừng giảm từ 77- 88%9. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chiều rộng đai rừng ngập mặn cần thiết để chắn sóng ở khu vực nghiên cứu sẽ dao động từ 600- 1000m tùy thuộc vào mật độ và đường kính tán cây rừng ở tuổi trưởng thành (10). Các nghiên cứu khác cũng cho thấy cho thấy chiều cao sóng biển lớn nhất ở ven biển Việt Nam hàng năm dao động từ 3-5m; Chiều cao sóng lớn nhất phía trước dải rừng ngập mặn đã điều tra được là 173cm, chiều cao sóng trung bình là 49cm. Chiều cao sóng không ổn định, sai tiêu chuẩn tới 38cm. Đây là cơ sở để dự đoán chiều cao sóng và xây dựng những tiêu chuẩn chắn sóng của rừng ngập mặn (11).

Những phân tích trên đây cho chúng ta thấy rừng ngập mặn có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, và đặc biệt là có tác dụng rất lớn trong việc phòng chống giảm nhẹ thiên tai. Nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 27 tháng 5 năm 2009 về việc phê duyệt chương trình nâng cấp hệ thống đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang. Trong đó, trồng rừng ngập mặn là một giải pháp quan trọng để bảo vệ hệ thống đê biển. Tiếp đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT có văn bản số 1164/BNN-TCLN ngày 30/01/2015 về việc đề nghị UBND các tỉnh khẩn trương triển khai thực hiện dự án trồng rừng ứng phó với biến đổi khí hậu theo Văn bản số 78/TTg-KTTH ngày 16/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu SP-RCC.



- Giá trị của rừng trên đất cát

Một số nghiên cứu ở Việt Nam đã xác định hiệu quả của đai loại rừng trồng trên đất cát bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Vũ Tấn Phương, Trần Thi Thu Hà (2012) cho thấy tổng giá trị kinh tế - môi trường của rừng phòng hộ chắn gió, chống cát bay là khoảng 11,1 triệu đồng/ha/năm ở Ninh Thuận, khoảng 14,2 triệu đồng/ha/năm ở Bình Thuận. Trong đó, giá trị trực tiếp là từ 0,9 - 1,1 triệu đồng/ha/năm, chiếm khoảng 8,5%. Giá trị phòng hộ chắn gió, cát bay là từ 5,1 - 7,8 triệu đồng/ha/năm, chiếm 46 - 55% tổng giá trị của rừng. Giá trị hấp thụ carbon chiếm 33 - 42% tổng giá trị của rừng (12).

Về mặt kinh tế - xã hội kết quả nghiên cứu cho thấy cây Keo lá liềm tại Phong Điền - Thừa Thiên Huế, sinh trưởng của Keo lá liềm trồng trên cát nội đồng đạt khoảng 15m3/ha/năm, với chu kỳ kinh doanh 6 năm, lãi ròng 59 triệu đồng/ha. Như vậy, cây Keo lá liềm có thể trở thành cây trồng rừng chủ lực cho vùng cát nội đồng, góp phần giải quyết vấn đề xóa đói giảm nghèo và cải tạo môi trường sinh thái.Năng suất cây trồng nông nghiệp tăng rõ rệt khi có rừng Keo lá liềm che chắn bảo vệ. Chẳng hạn, Khoai lang có năng suất tăng hơn 5,6 tạ/ha so với trước khi có rừng Keo lá liềm; Thanh long ruột đỏ tăng 3,7 tạ/ha, đặc biệt cây Sắn tăng hơn 8,4 tạ/ha so với trước khi có rừng Keo lá liềm.

Bảng 28. Ước tính về Hiệu quả hợp phần phục hồi và phát triển rừng về hấp thụ khí CO2 vùng dự án tính cho 72.000 ha mục tiêu tác nghiệp



TT

Hạng mục

Đơn vị tính

Tăng trưởng

1

Tăng trữ lượng Các bon rừng




18.971.795

-

Giai đoạn 2017-2022

tấn CO2e

2.759.928

-

Giai đoạn 2022-2030

tấn CO2e

4.274.234

-

Giai đoạn 2030-2040

tấn CO2e

5.513.706

-

Giai đoạn 2040-2048

tấn CO2e

6.423.928

2

Hiệu quả kinh tế từ Các bon




115,03

-

Giai đoạn 2017-2022

triệu USD

16,73

-

Giai đoạn 2022-2030

triệu USD

25,92

-

Giai đoạn 2030-2040

triệu USD

33,43

-

Giai đoạn 2040-2048

triệu USD

38,95

Cơ sở tính toán (13)

Như vậy, rừng ngập mặn và rừng trồng trên cát có ý nghĩa rất to lớn trong việc phòng hộ, bảo vệ và cải tạo môi trường vùng ven biển. Bảo vệ bờ biển, đặc biệt góp tạo môi trường canh tác thủy sản và nông nghiệp thuận lợi. Duy trì và tăng năng suất, sản lượng canh tách thủy sản và nông nghiệp. Tăng thu nhập cho người dân. Nâng cao tính chống chịu của vùng ven biển trước các rủi ro do thiên tai, nước biển dâng. Bảo vệ và phát triển rừng ven biển là giải pháp hữu hiệu nhất để ứng phó với biến đổi khí hậu.


tải về 3.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   57




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương