Bán nguyệt san – Số 239 – Chúa nhật 04. 01. 2015


TẢN MẠN VỀ MÙA CHAY VÀ NHỊN ĂN TRỊ BỆNH



tải về 0.69 Mb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích0.69 Mb.
#37916
1   2   3   4   5   6   7

 TẢN MẠN VỀ MÙA CHAY VÀ NHỊN ĂN TRỊ BỆNH.



  

 

Một cách dân dã và phổ thông, chay đồng nghĩa với sự kiềm chế, hãm dẹp và buông bỏ. Mùa chay năm nay đến cùng với Tết Nguyên đán, những ngày thiêng liêng nhất trong một năm theo truyền thống ngàn đời của dân tộc.



Mùa chay còn được gọi là Mùa bốn mươi- nhắc nhớ việc Đức Giêsu ra hoang địa nhịn ăn 40 ngày trước khi thực hiện sứ vụ công khai.

Phụng vụ Mùa chay bắt đầu bằng Lễ Tro với nghi thức rắc tro lên đầu, qua đó, Giáo hội đã nhắc nhớ chúng ta thân phận bụi tro của kiếp người và kêu gọi “Hãy sám hối và tin vào Tin mừng” để “xé lòng mà đừng xé áo” khi thực hiện chay tịnh. Mùa chay với chuyện Đức Giêsu nhịn ăn 40 ngày đêm trong hoang mạc luôn có nhiều điều để nói, nhưng ở đây, chỉ xin giới hạn trong vấn đề nhịn ăn chữa bệnh, một vấn đề rất quen nhưng cũng thật lạ đối với nhiều người .



Người thày thuốc vô hình bên trong và chiếc Chìa khóa vàng

Cho đến lúc này vẫn không ít người nghĩ rằng chỉ có Chúa mới có thể nhịn ăn đến 40 ngày, vì người bình thường nếu chỉ trễ một bữa là bụng đã sôi lên cồn cào, tay run mắt hoa và tim loạn nhịp. Thật đáng tiếc về cách hiểu như thế vì ít nhiều đã xa rời ý nghĩa của lời Chúa trong sách Thánh và nhất là, quá cách biệt với thực tế cuộc sống.

Thực ra, nhịn ăn là hiện tượng phổ biến nơi hàng loạt những động vật có vú trong tự nhiên. Những động vật như gấu, chồn, nhím, chuột vàng v.v... cả các động vật lưỡng thể và những loại bò sát, các loại cá, côn trùng, v.v... chúng đều ngủ khi mùa Hạ hoặc mùa Đông đến, và dĩ nhiên, chúng đều không ăn trong suốt thời gian này. Ngoài ra, nơi con người, tuy không phổ biến và cũng không cố ý, nhưng hiện tượng không ăn cũng xảy ra nơi nhiều người ở các nơi. Riêng tại Việt Nam cũng có nhiều trường hợp tương tự và được cho là hiện tượng lạ.

Trên thế giới, nhiều công trình nghiên cứu nghiêm túc và công phu về nhịn ăn đã được tiến hành, nhiều tài liệu rất giá trị đã được công bố sau khi nhiều chứng bệnh được chữa lành qua nhịn ăn. Cơ quan hàng không Hoa kỳ đã có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này. Có tài liệu đã dùng các cụm từ như “thần diệu, nhiệm màu…” khi nói về nhịn ăn trong tác phẩm của mình như quyển sách “Trị bệnh trong phép nhịn ăn - trị bệnh của nhiệm màu” của Bác sĩ Adolph Mayer ở Đức. Bác sĩ Gustave Riedlin ( Pháp) đã thành công 2 chuyên đề và khẳng định: “Nhịn ăn tăng cường sinh lực và nhịn ăn là phương pháp giải phẫu không cần dao, một điều quá đỗi thần diệu”

Riêng tại Việt Nam, từ rất lâu rồi, nhiều người đã áp dụng phương pháp nhịn ăn chữa bệnh đạt kết quả rất tốt. Năm 1968, bác sĩ Cao Sĩ Tấn ở Sài Gòn đã biên soạn quyển “Pháp vô úy thí” (phép về sinh tiết thực). Năm 1970, ở Huế, tác giả Thái Khắc Lễ biên soạn quyển “Tuyệt thực đi về đâu”. Năm 1987 tác giả Lưu Nguyễn viết cuốn“Một phương pháp chữa bệnh mầu nhiệm”. Cuối năm 1994, Nhà xuất bản y học (Bộ y tế) xuất bản tập sách “Phòng bệnh và chữa bệnh bằng thức ăn” (Lý pháp thực y) của Bác sĩ Lê Minh cũng có một mục đề cập phương pháp nhịn ăn trong thực y.

Vậy xin hỏi, tại sao nhịn ăn có thể chữa được bệnh? Một hiện tượng xem ra quá đỗi bất thường?

Thưa rằng, vì bên trong mỗi con người đều có một bác sĩ thực sự. Nhiệm vụ bác sĩ bên ngoài là hỗ trợ bác sĩ bên trong. Chính người thầy thuốc vô hình thầm lặng bên trong mới thực sự là kẻ chữa lành. Cụ thể khi đứt tay, gãy xương... bác sĩ bên ngoài chỉ băng bó, buộc rửa vết thương còn chính cơ thể mới có cơ chế tự chữa lành. Sự nhịn ăn nằm trong nguyên tắc đó.

Tại sao không ăn vẫn không đói và chết ?

Vì rằng, khoảng 60% trọng lượng cơ thể chúng ta là những chất dự trữ, nghĩa là, khi không ăn cơ thể vẫn có dự trữ chứ không bị đói và chết. Cảm giác “ bụng sôi cồn cào, run tay, hoa mắt” khi trễ bữa ăn chỉ là “đói giả ” không nguy hiểm, khác hẳn cái “đói bệnh lý” khi hết dự trữ. Trung bình năng lượng dự trữ đó có thể sử dụng được trong 4 tuần lễ, ít hoặc nhiều hơn tùy từng người. Thông thường phải mất trên 60% trọng lượng cơ thể mới nguy hiểm tính mạng.

Cơ chế vận hành và những hiệu quả lạ lùng vi diệu

Khi quyết định nhịn ăn, nghĩa là khi ngừng nạp các loại thực phẩm vào trong người, cơ thể bắt đầu vận hành cơ chế của nó để duy trì sự sống, một cơ chế hoàn toàn tự động. Đó là cơ chế tự phân, tự dưỡng, tự điều chỉnh và tự chữa lành, cơ chế ấy diễn ra liên tục và âm thầm. Đó là quá trình phân giải, tiêu hóa các tế bào bệnh tật, các mô mỡ dư thừa; lập lại sự điều hòa và cân bằng cho cơ thể, tăng thêm khí lực, đó là nhịn ăn sinh lí.

Cơ thể không chỉ là cỗ máy tuyệt vời hoàn hảo, nhưng còn là một tổ hợp các tầng lớp tế bào có linh tính với sự sống riêng từng tầng. Khi nhịn ăn, để sự sống tiếp tục, chúng nhận biết những bộ phận quan trọng và nó chỉ chọn lần lượt những bộ phận kém quan trọng, dư thừa hoặc có hại để "ăn" và thải loại ra khỏi cơ thể, ví dụ các mô mỡ dư thừa, mỡ trong các mạch máu, mụn cóc, các tế bào ung nhọt, già cỗi... Sau đợt nhịn ăn, tế bào sẽ được tái sinh, trẻ hóa, hệ miễn dịch được làm mới.

Nhịn ăn làm tiêu độc, tiêu số mỡ thừa, cũng như các mụn nhọt, u bướu trên cơ thể bằng cách tự phân hóa để nuôi các mô cần thiết cho sinh mạng. Do đó, trong quá trình nhịn ăn nhiều chứng viêm thường được chữa khỏi trước và các u bướu, ung nhọt sẽ bị tiêu tan dần sau đó, vì thế, nhịn ăn được xem là giải phẫu không cần dao mổ.

Trừ các trường hợp: người có thai, người quá suy kiệt, người trong giai đoạn đói ăn, người sợ nhịn ăn, các công trình nghiên cứu uy tín đều thống nhất khẳng định rằng, nhịn ăn là một phương pháp phù hợp với mọi bệnh tật, cần thiết cho cả hai loại mạn tính và cấp tính, không hề nguy hại đến sinh mạng.

Nhịn ăn là một biện pháp giúp toàn bộ cơ thể được nghỉ ngơi thực sự. Khi không phải nhai, bao tử ít co bóp trong việc tiêu hóa thức ăn, mọi cơ phận liên hệ khác tất nhiên sẽ ảnh hưởng và được nghỉ ngơi theo.

Nhịn ăn giúp khu trục các chất độc và thanh lọc cơ thể hết sức hữu hiệu. Nhịn ăn tạo ra sự phá vỡ và bài tiết các chất thải độc hại bám vào các cơ quan và mô của cơ thể.

Nhịn ăn từ 2 đến 4 ngày là nhịn ăn ngắn ngày, từ 7 ngày trở lên được xem là nhịn ăn dài ngày. Trong hoàn cảnh môi trường bị ô nhiễm khắp nơi, các loại thực phẩm độc hại của Trung quốc đang tràn ngập và lan đến mọi ngõ nghách của từng nhà, đa số chúng ta đã bị nhiễm độc nhưng không có điều kiện và thời gian giải độc theo quy trình ở các bệnh viện lớn vốn rất đắt đỏ. Vì thế, nhịn ăn để giải độc hoặc phòng bệnh, để tăng cường sức khoẻ và nâng cao tuổi thọ là rất thích hợp trong hoàn cảnh này. Hàng tuần nhịn một vài bữa tối (đầu tuần và giữa tuần) hoặc hàng tháng nhịn một vài ngày (một ngày đầu tháng và một ngày giữa tháng) hoặc hàng năm nhịn một đợt 7 ngày là đủ. Nhịn ăn chính là chiếc Chìa khóa vàng cho sức khỏe trong thời điểm hiện nay.

 

Để nhịn ăn thành công

Nhịn ăn nghe có vẻ rất đơn giản, nhưng thực ra, không phải là chuyện dễ dàng, vì chẳng phải ai cũng muốn nhịn ăn và thực hiện thành công. Do đó, để thành công trong nhịn ăn, trước hết, rất cần phải trang bị cho mình những hiểu biết rốt ráo và tin tưởng vào phương pháp mình sẽ thực hiện.

Nhịn ăn là phương pháp “Chữa bệnh không dùng thuốc”, là một trong nhiều phương cách chữa bệnh không dùng thuốc hiện nay như Khí công, xoa bóp bấm huyệt, Yoga, Thiền định....

Rất cần tham khảo những người có chuyên môn, và không nên hỏi ý kiến các cán bộ y tế, kể cả bác sỹ, nếu vị này chưa từng áp dụng và thành công trong nhịn ăn. Biển học là mênh mông vô tận, vì vậy, không thể đòi hỏi một bác sỹ phải hiểu biết và có kinh nghiệm về tất cả.

Thiếu hiểu biết và kém tin tưởng dễ dẫn đến thất bại và mất tinh thần khi nhịn ăn, đang khi trạng thái tinh thần quyết định chiếm 70% và bệnh lý chỉ là 30% còn lại. Nói cách khác, yếu tố tinh thần luôn hết sức quan trọng và mang tính quyết định, đặc biệt khi nhịn ăn.

Tốt nhất trong lần đầu tiên thực hiện phương pháp này, rất nên đến một cơ sở chuyên môn để hoàn toàn an tâm. Các lần sau có thể thực hiện một mình ở nhà.

Tại Việt Nam, viện Đại học Y học dân tộc trước đây có Khoa “Nhịn ăn”. Một vài ngôi chùa trong miền Nam cũng giúp nhịn ăn. Nhưng quy mô hơn cả là nhà Dòng Naza ở Thủ Đức. Cùng với đủ loại bệnh, rất nhiều người đã được chữa lành nhờ nhịn ăn tại đây, số người ấy gồm đủ mọi thành phần xã hội, không ít các nhân vật vị vọng cả đời và đạo.

Nếu là người Công giáo, bạn sẽ được khuyên đi xưng tội và hãy phó thác mọi sự cho quyền năng Chúa. Về phần mình, bạn phải tự trang bị những hiểu biết về nhịn ăn và chuẩn bị chu đáo nhất có thể. Khâu này rất quan trọng, nhiều trường hợp thất bại hoặc phải chấm dứt nửa chừng vì thiếu chuẩn bị.

Để tinh thần không bị ảnh hưởng tiêu cực khi nhịn ăn, trước khi tiến hành, hãy thu xếp giải quyết sắp xếp công việc. Hạn chế tối đa mọi tiếp xúc, nhất là nên ít gặp gỡ những người không hiểu biết về nhịn ăn. Đó cũng là thời gian tạm thời rút lui khỏi đời sống, nhưng không thụ động tiêu cực mà hoàn toàn ngược lại.

Cùng với hít thở đúng cách hoặc Thiền định, mọi đi, đứng, nằm, ngồi cần phải từ tốn khoan thai và nhất là, nên nói ít, vì nói nhiều sẽ rất hao tổn năng lượng đang khi nhịn ăn rất cần tiết kiệm.

Nhờ thế, sẽ có dịp làm quen với những suy tưởng về Thiên Chúa trong thinh lặng và quan sát, quan sát từ vũ trụ bao la đến mỗi tế bào nhỏ bé trong cơ thể người, mọi sự vật đều đang được vận hành theo những cung cách riêng mà con người gọi là quy luật vũ trụ, quy luật đời sống, quy luật thiên nhiên…đó chỉ là những cách nói khác nhau về quyền năng Thiên Chúa. Và quá trình được coi là tự động gồm tự phân, tự dưỡng, tự điều chỉnh và tự chữa lành kia là gì, nếu không là sự điều khiển từ quyền năng siêu việt của Thiên Chúa?

Nói thẳng ra, khi chấp nhận nhịn ăn, bạn sẽ được chữa lành trực tiếp từ Thiên Chúa bằng quyền năng của Ngài, một quyền năng mà con người hữu hạn không bao giờ có thể hiểu biết đầy đủ.

Nhịn ăn là cơ hội tốt nhất cho sự nghỉ ngơi, và cũng là thời điểm thích hợp cho sự rà soát nội tâm để loại trừ những cảm xúc hoặc hành vi tiêu cực. Những cảm xúc và các ý niệm tư tưởng về giận dữ, tham lam, ích kỷ, oán thù, căm ghét, tà dâm…không chỉ kéo con người xuống thấp về mặt tâm linh, nhưng sẽ ảnh hưởng lập tức và cả lâu dài sẽ tác động đến sức khỏe, điều này không mới mẻ gì, nhưng con người vốn hay quên nên nhịn ăn chữa bệnh là cơ hội rất thích hợp cho sự nhắc nhớ ấy.

Nhịn ăn không phải là chuyện dễ dàng, nhưng chắc chắn, cũng không phải là những gì nghiêm trọng vượt quá sức con người. Tất nhiên thôi, những cảm giác khác lạ khó chịu khi bắt đầu nhịn ăn sẽ xảy ra, và “bụng sôi, mắt hoa, tay run” những cảm giác khác lạ ấy tất yếu sẽ đến. Dù vậy, những khác lạ khó chịu ấy và những điều tương tự chẳng có gì là ghê gớm và sẽ giảm dần rồi hoàn toàn dứt hẳn sau ngày thứ ba trong quá trình nhịn ăn dài ngày.

Có thể vì thế nên nhiều tác giả đã phải dùng những cụm từ “ mầu nhiệm, thần diệu…” khi viết về nhịn ăn vì nó vượt xa mọi diễn tiến và hiểu biết thông thường?

 

XẢ NHỊN

Người nhịn ăn khi ăn trở lại, thường có khuynh hướng muốn ăn nhiều, một phần vì thấy đói, vì thèm ăn, nhưng cũng vì muốn chóng lên cân, một phần do những người thân thúc đẩy ăn cho “mau lại sức”. Oái ăm thay, họ lại thường thích   những món ăn tác hại mà họ có thói quen ham thích trước kia, lấy cớ là người bệnh thèm thức gì thì thức đó phù hợp với tạng phủ của họ. Đó là điều sai lầm nghiêm trọng, dễ dẫn đến bệnh tật.

Nhịn ăn nói là đơn giản nhưng không dễ dàng chính là thời điểm này, vì thời kì ăn trở lại còn phức tạp và gay go hơn nhiều. Nếu không thắng nổi những khoái cảm của giác quan, vì như dân gian thường nói “tham thực cực thân, thần khẩu hại xác phàm”, sẽ dẫn đến những tình trạng đáng tiếc có thể hủy hoại thành quả nhịn ăn trước đó.

Dễ thấy sự cần thiết của việc ăn, nhưng ít ai thấy sự ích lợi của nhịn ăn. Sức khỏe con người bị suy giảm phần lớn không phải vì thiếu ăn, mà vì đã tích trữ quá nhiều chất độc trong người. Muốn đào thải chúng thì không cách nào tốt đẹp và thích hợp bằng phương pháp nhịn ăn, một phương pháp tự nhiên nhằm giúp cơ thể lập lại quân bình như thiên nhiên vốn có.

 

Lạy Chúa.



Phương pháp nhịn ăn dù tốt đẹp và hoàn hảo bao nhiêu đi nữa thì cũng chỉ có thể chữa lành và thanh lọc cho phần thân xác. Thân xác thường được chăm sóc và lo lắng chu đáo, còn linh hồn lại dễ bị lơ là bỏ quên, đôi khi còn sống như không có linh hồn vậy.

Xin cám ơn Mùa Chay trong Phụng vụ của Giáo hội. Xin cám ơn 40 ngày nhịn ăn của Chúa trong hoang mạc. Không ít người có thể nhịn ăn quá 40 ngày, nhiều hơn cả Chúa, nhưng chẳng ai là người thiện hảo không tỳ vết và hoàn toàn vô tội, giống y như Chúa.

Xin ban cho con một tia sáng từ trời, nhỏ thôi, để con luôn ý thức về thân phận tội đồ của mình. Nhờ đó, con sẽ biết cân bằng giữa hồn và xác, để nhận ra tình trạng bệnh tật cần được chữa lành và cả những độc hại cần được thanh lọc nơi hồn xác con, để mùa chay năm nay, sẽ đích thực là Mùa chay Thánh tràn đầy ân sủng cho con và tất cả những kẻ thuộc về con. Amen.
Xuân Thái.
VỀ MỤC LỤC

MIỆNG LƯỠI, ĐÔI MẮT & ĐÔI TAI





CUỘC CHIẾN THIÊNG LIÊNG THEO THÁNH KINH, TRONG HỘI THÁNH & NƠI CÁC THÁNH - ONWARD CATHOLIC SOLDIER

Chương 8



MIỆNG LƯỠI, ĐÔI MẮT & ĐÔI TAI

Đừng nói lời thô tục, nhảm nhí, cợt nhả: đó là những điều không nên; trái lại, phải tạ ơn Thiên Chúa thì hơn (Ep 5, 4).

Thật thế, ai là người thiết tha được sống và ước ao hưởng chuỗi ngày hạnh phúc, thì phải giữ mồm giữ miệng, đừng nói lời gian ác điêu ngoa; người ấy phải làm lành lánh dữ, tìm kiếm và theo đuổi bình an, vì Chúa để mắt nhìn người chính trực và lắng tai nghe tiếng họ kêu xin, nhưng Người ngoảnh mặt đi, không nhìn kẻ làm điều ác (1 Pr 3, 10-12).

Cái lưỡi cũng vậy: nó là một bộ phận nhỏ bé của thân thể, mà lại huênh hoang làm được những chuyện lớn lao. Cứ xem tia lửa nhỏ bé làm sao nhưng vẫn đốt cháy cánh rừng bát ngát! Cái lưỡi cũng là ngọn lửa, là cả một thế giới của sự ác. Cái lưỡi chiếm một vị trí trung tâm các bộ phận thân thể, nó khiến toàn thân ô nhiễm, đốt cháy bánh xe cuộc đời, vì chính nó bị lửa hoả ngục đốt cháy. Thật thế, mọi loài thú vật, chim chóc, bò sát,cá biển... loài người đều có thể chế ngự và đã chế ngự được; nhưng cái lưỡi thì không ai chế ngự được: nó là một sự dữ không bao giờ ở yên, vì nó chứa đầy nọc độc giết người. Chúng ta dùng lưỡi mà chúc tụng Chúa là Cha, cũng nó mà nguyền rủa những người anh em được tạo dựng theo hình ảnh Người. Từ cùng một cái miệng, phát xuất lời chúc tụng lẫn lời nguyền rủa. Thưa anh em, như vậy thì không được (Gc 3, 5-10).

Tai để nghe, mắt để thấy, Đức Chúa làm nên cả hai (Cn 20, 12).

Anh Timôthê, hãy bảo toàn giáo lý đã được giao phó cho anh, tránh những chuyện nhảm nhí, trống rỗng và những vấn đề của tri thức giả hiệu (1 Tm 6, 20).

Có quá nhiều tổn thương hành hạ Thân Mình Đức Kitô do bởi tội lỗi cuốn hút từ đôi mắt, đôi tai và cái miệng. Những tội này phỉ báng những cảm xúc của bạn khiến bạn chỉ làm lợi cho Satan. Satan thích hích bạn, xúi bạn nói những lời bạn thường không hay nói. Khi đã mắc mồi nó, bạn cung cấp cho nó một chỗ núp hoàn hảo. Nó khoái chí làm ngập cảm xúc bạn từ bên ngoài vào bên trong bằng những âm thanh, hình ảnh kích thích đôi mắt, đôi tai và cái miệng.

Bạn phải làm chủ những gì bạn nói, canh chừng những gì bạn nghe để khỏi vô tình hỗ trợ và động viên những nỗ lực của ma quỷ. Đừng để tri giác của bạn quanh quẩn bên những dịp tội. Nhờ ơn Chúa, bạn phải đóng kín cửa nhà và đẩy lùi mọi nỗ lực thâm nhập của ma quỷ.

Mọi giác quan lơ đễnh đều sinh tội (Thánh Grêgôriô Nazianzus).

Ngay cả khi chúng ta không muốn, bọn cướp vẫn lẻn vào qua những cánh cửa giác quan. Làm sao ngôi nhà có thể không tối sầm lại bởi khói đen bên ngoài ùa vào qua những cánh cửa lớn nhỏ đã mở toang? (Thánh Syngletike).

Bạn nói, nhìn, nghe nhờ miệng, mắt và tai; qua đó, mỗi một trong ba bộ phận đều là đối tượng của sự lợi dụng. Chúng có khả năng góp phần làm nên một lối sống tội lỗi hay một cuộc đời đạo đức. Dĩ nhiên, chúng được tạo dựng cho điều lành chứ không cho điều dữ; nghĩa là được sử dụng như những khí cụ thăng tiến Vương Quốc Trên Trời của Thiên Chúa chứ không phải địa ngục trầm luân của Satan.



TỘI LỖI TỪ MIỆNG

Ngôn ngữ, một năng lực mạnh mẽ; Thiên Chúa phán và mọi vật hiện hữu. Ngôn ngữ có khả năng xúi động, gây cảm hứng. Ngôn ngữ là cảnh quang của tâm trí. Nó nói cho biết bạn là ai và với bạn, điều gì là quan trọng. Nó hình thành nền tảng phần lớn giao tế xã hội của bạn. Nó có thể là khí cụ bình an hay khí cụ chiến tranh. Tội lỗi từ miệng lưỡi đâm thâu, sâu hơn bất cứ thanh gươm nào. Những tội này có thể không có khả năng đâm thủng làn da nhưng có thể đâm xuyên tâm hồn và tác hại linh hồn.

Khi báng bổ, bạn gây nguy hiểm cho linh hồn bất tử của mình. Khi nói xấu, mách lẻo hay vu khống, bạn làm phương hại đến bản thân và những người khác. Khi bạn nói lời thô lỗ hoặc phát ra những lời nguyền rủa, bạn đang làm công việc của ma quỷ. Khi nói năng khiếm nhã, phân biệt chủng tộc hay đùa cợt không thích đáng... bạn trải thảm đỏ chào đón ma quỷ.

Satan chộp ngay những ngôn từ bất hảo của bạn, làm cho chúng còn mãi với mục đích tối hậu là dùng chúng để phân cách bạn và những người khác khỏi sự sống đời đời với Thiên Chúa. Satan cứ tiếp tục làm vang vọng những lời ấy trong những nỗi đau riêng của bạn đến mức bạn tin chúng và truyền bá chúng. Nó tiếp tục làm chúng dội lại trong kiêu căng đến mức bạn bắt đầu bào chữa cho tội lỗi, từ chối trách nhiệm và ngay cả biện hộ cho những hành động của mình. Satan sẽ làm méo mó tâm hồn và lý trí bạn cho đến khi bạn trở nên khí cụ chúng dùng để chống lại Đức Kitô và Giáo Hội.

Đức Giêsu là Ngôi Lời. Mọi lời Ngài nói đem vinh quang và danh dự cho Thiên Chúa. Khi bạn nói trong chân lý và tình bác ái, bạn cũng đem vinh quang, danh dự cho Người. Bạn phải luôn nói năng làm sao cho giới răn thứ hai được tôn vinh.

Người ác khẩu ăn thịt anh em mình và cắn xé thân thể người lân cận (Thánh Gioan Kim Khẩu).

Đừng nói xấu ai và tránh xa phường phỉ báng người thân cận (Chân Phước Jacinta Marto).

Than ôi, đó là yếu đuối của chúng ta, vì chúng ta thường sẵn sàng tin và rêu rao những điều xấu xa thay vì những gì tốt đẹp về người khác (Thomas a’ Kempis, Tôi tớ Chúa).

Rất nhiều tội khác nhau bắt nguồn từ lời ăn tiếng nói đã mở cho Satan những cánh cửa đi vào tâm hồn con người. Một khi đã nói ra, lời nói không thể lấy lại được; vì thế, bạn hãy cẩn thận khi sử dụng ngôn từ.

Ngồi Lê Đôi Mách

Ngồi lê đôi mách là ngồi nói những chuyện không đâu vào đâu, đặc biệt, nói về người khác. Đó có thể là việc tiết lộ những bí mật, tung tin đồn nhảm hay đơn giản là những cuộc chuyện trò vô tích sự. Sự thật tương đối của những gì được nói đến khi ngồi lê đôi mách không hẳn là tội, nhưng không phải điều gì đúng cũng được phép đem ra bàn tán. Ngồi lê đôi mách cũng có thể là một tội do lười biếng; thời giờ và năng lượng tiêu tốn cho việc đó có thể ích lợi hơn cho những việc khác. Satan lợi dụng những câu chuyện tầm phào đó để gieo rắc dối trá, để đột nhập và làm suy yếu quyết tâm của chúng ta.

Hãy để việc lắng nghe chuyện thế tục trở nên đồ ăn thức uống đắng cay và lời hay ý đẹp của các thánh trở nên mật tảng ngọt ngào cho con (Thánh Basiliô Cả).

Gièm Pha

Gièm pha là rêu rao một sự thật làm phương hại đến thanh danh một ai đó bằng lời nói hay chữ viết. Chỉ với sự kiện bạn biết một điều gì đó về một ai đó không cho bạn quyền để tiết lộ nó. Gièm pha tai hại hơn ngồi lê đôi mách, vốn có thể hoặc không phải là ý định của ma quỷ, vì mục đích của gièm pha là gây hại. Rõ ràng, gièm pha là việc của ma quỷ. Đây thường là giai đoạn tiếp theo của ngồi lê đôi mách.

Ai trong chúng ta muốn tiết lộ những lỗi lầm thầm kín của mình? Thế nên, hãy lặng thinh trước lỗi lầm của người khác (Thánh Gioan Lasan).

Phỉ Báng

Phỉ báng là làm mất danh dự khi vạch trần sự thật của một ai đó bằng lời nói. Phỉ báng chỉ khác với gièm pha ở cách thức truyền đạt; phỉ báng được nói lớn tiếng. Mục đích của chúng thì giống nhau, bôi nhọ danh thơm tiếng tốt của một ai đó. Đang khi chữ viết tồn tại lâu dài một cách đặc thù thì lời nói thường tức thời và làm tổn thương hơn. Satan sẽ xúi bạn ngồi lê đôi mách, châm lửa sự giận dữ để rồi chính bạn kết hợp cả hai thành hành động phỉ báng.

Kẻ nói, người nghe lời phỉ báng có chung bạn đồng hành là ma quỷ; nó ở trên lưỡi người này và ngự trong tai người kia (Thánh Bênađô Clairvaux).

Vu Khống

Vu khống là lời độc địa thốt ra một điều không có hầu xúc phạm thanh danh một ai đó. Tội vu khống là kết hợp một lời dối trá và một sự công kích về uy tín của một ai đó. Với những cuộc ngồi lê đôi mách, nói xấu người khác, những gì được bàn ra tán vào có thể đúng; nhưng với vu khống, thì đó là một điều dối trá ngay từ đầu. Tuy Satan là một tên dối trá từ ngàn xưa, nhưng một khi bạn vu khống ai, bạn lại tiến sâu hơn vào ma trận của nó.

Để tước đi uy tín và danh dự của ai, chỉ một lời là đủ. Chỉ cần tìm một điểm yếu nhạy cảm nhất nơi họ, con có thể làm mất thanh danh người ấy qua việc nói điều đó cho người quen biết người ấy; danh dự và tính liêm chính của người ấy sẽ mất cách dễ dàng. Tuy nhiên, để làm điều này, không cần nhiều thời gian vì ngay khi con thoả lòng ấp ủ ước mong vu khống, con đã phạm tội (Thánh Gioan Kim Khẩu).

Chửi Thề

Chửi thề là việc dùng sai quà tặng ngôn ngữ. Chính ngôn ngữ thô bỉ, lỗ mãng và tục tĩu là mảnh đất màu mỡ cho mầm mống tội lỗi của Satan. Cùng với việc kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ, điều này trở nên nghiêm trọng gấp hai lần. Nó làm chói tai cũng như làm mờ đi ánh sáng của linh hồn. Tai hại nhất của việc chửi thề không nhất thiết ở chính những lời đó, nhưng ở chỗ cánh cửa tâm hồn đã mở toang bởi việc nói năng những lời kinh tởm. Ở đâu có chửi thề, ở đó các tội khác cảm thấy tự nhiên như ở nhà.

Lời tục tĩu khiến chúng ta cảm thấy thoải mái với hành động tục tĩu. Người biết cách làm chủ miệng lưỡi được chuẩn bị để chống lại các đợt tấn công của dục vọng (Thánh Clément Alexandria).

Nguyền Rủa

Nguyền rủa, gọi ma quỷ xuống trên một ai đó, là một sự dữ nghiêm trọng và dùng sai quà tặng ngôn ngữ. Nguyền rủa không phải là vô hại và không phải do tưởng tượng. Nguyền rủa có thật, độc địa và là một tội trọng. Thứ tội này cản lối chúng ta đến với Chúa và mở ra cánh cửa dẫn tới Satan. Bạn đừng bao giờ thốt ra những lời như vậy, và cũng đừng lấy làm lạ nếu bị nguyền rủa bởi những kẻ làm nô lệ cho Satan. Nếu bạn bị nguyền rủa, hãy có một đời sống cầu nguyện liên lỉ, sốt sắng... với một tâm hồn đầy tràn ân sủng. Đó là khiên che thuẫn đỡ tốt nhất cho bạn.

Những lời xấu xa chúng ta nói ra là những phán quyết hoặc ước muốn sự dữ cho người khác. Vì ước sự dữ cho người khác hoặc góp phần đưa đến sự dữ bằng cách đưa ra những phán quyết, tự bản chất, đối nghịch với bác ái, vốn qua đó, chúng ta yêu thương người anh em bằng việc ước muốn điều lành cho họ. Cho nên, nguyền rủa là một tội trọng (Thánh Tôma Aquinô).

Báng Bổ

Báng bổ là thể hiện trực tiếp hay gián tiếp coi thường, thiếu tôn trọng hay bất kính Thiên Chúa. Đó có thể là một ý nghĩ, một lời nói hay hành động; nhưng biểu thị thường xuyên nhất của nó chính là lời nói. Dù đó là thề gian, hoặc lấy danh Chúa mà thề hay xen danh Người vào trong lời nói thì đó vẫn là tội nghịch lại giới răn thứ hai. Theo một nghĩa nào đó, báng bổ tựa hồ tuyên bố công khai chống lại Thiên Chúa, lăng mạ Người và công việc Người.

Nếu gia đình con đầy những lời báng bổ, chắc chắn nó sẽ lụi tàn (Thánh Gioan Maria Vianney).

Nhu cầu ngồi lê đôi mách, gièm pha, phỉ báng, vu khống, nói lời tục tĩu, nguyền rủa hoặc báng bổ thường phát xuất từ một vết thương bên trong của bạn. Ghen tị là thủ phạm thường tình. Bạn cảm thấy có thể tự tôn mình lên bằng cách hạ bệ kẻ khác. Satan đắc ý tiếp tục gợi lại những thương tổn bên trong của bạn nếu bạn tiếp tục hưởng ứng sự kích động của nó bằng việc báng bổ kẻ khác, phạm tội hay rơi vào tuyệt vọng.

Người ghen tị bịa đặt đủ trò xấu xa. Họ nại tới những lời độc địa, những lời vu khống, những xảo trá để bôi nhọ tha nhân. Họ nhắc đi nhắc lại những gì mình biết, bịa đặt và cường điệu những gì mình không biết. Qua lòng ghen tị của ma quỷ, sự chết đi vào trần gian; cũng qua lòng ghen tị, chúng ta giết chết tha nhân. Bằng những đòn hiểm độc và dối trá, chúng ta làm cho người khác mất thanh danh, mất địa vị. Hãy trở nên những Kitô hữu tốt lành, đừng bao giờ ghen tị vận may của người khác cũng đừng bao giờ nói xấu người anh em; như thế, bình an ngọt ngào sẽ đến với chúng ta, tâm hồn chúng ta sẽ thanh thản và thiên đàng sẽ được tìm thấy ngay trên trần gian (Thánh Gioan Maria Vianney).

TỘI CỦA ĐÔI MẮT

Ngoài ra, đôi mắt, “cửa sổ của tâm hồn”, là con đường đầu tiên, qua đó, phần lớn nhân loại trải nghiệm thế giới. Như bất cứ giác quan nào khác, đôi mắt của bạn có thể được sử dụng, theo một cách hiểu nào đó, để hướng tới điều lành hay sự dữ. Khi chiêm ngắm những gì là chân thiện mỹ, bạn đã mở lòng mình ra cho đời sống thánh thiện; khi dán mắt vào những đối thể cám dỗ và tục lụy, bạn mở lòng mình ra cho lối sống tội lỗi. Việc canh chừng đôi mắt là một nhân đức quan trọng phải vun trồng, bởi lẽ biết bao hình ảnh vô tình đập vào mắt bạn trong đời sống thường nhật. Những hình ảnh này vẫn lưu lại trong tâm trí; thậm chí tệ hơn, bất cứ hình ảnh không thích hợp nào mà bạn chủ động xem lại sẽ là trò ma mãnh Satan tận dụng để cám dỗ bạn phạm tội ngay sau đó.

Thực tế, hầu như bạn không thể tránh khỏi mọi hình ảnh nhan nhản trước mắt. Bạn bị oanh tạc dồn dập bởi những kích thích thị giác. Một cái nhìn vô tình, ngay cả nhìn vào một đối thể tội lỗi khách quan, không phải là tội. Sẽ không phạm tội nếu chưa có sự bằng lòng của ý chí. Tội lỗi chỉ nảy sinh khi bạn cố tình đặt mình giữa một môi trường dễ dàng cho việc phạm tội và dường như sẽ làm cho bạn không còn canh chừng đôi mắt. Tội lỗi cũng nảy sinh khi bạn nhìn lần thứ hai, nghĩa là đồng ý tiếp tục xem một hình ảnh không thích hợp bất luận cái nhìn ban đầu là vô tình hay cố ý.

Thông thường, đôi mắt sẽ chú ý đến những đối tượng hay đặc điểm vốn thu hút những cảm xúc mạnh của bạn. Điều này có thể dễ dàng dẫn đến ghen tị hay tham lam những gì bạn ao ước; hoặc dẫn bạn đến việc xét đoán, lên án những gì không hấp dẫn. Thấy chiếc xe hơi yêu thích mà bạn không đủ tiền mua có thể dẫn đến ghen tị với người đang lái nó. Thấy một người vô gia cư ăn mặc tồi tàn, lôi thôi có thể dễ dàng dẫn đến việc xét đoán hoàn cảnh của họ. Ghen tị và xét đoán đều là mầm mống sự dữ.

Bất cứ khi nào ghen tị với tha nhân, con dọn chỗ cho ma quỷ nương náu (Thánh Ephrem Syria).

Con không biết rễ cây thường phải làm đá nẻ ra để bám trụ sao? Đừng cho hạt giống sự dữ một chỗ nào cả, nó sẽ làm vỡ đức tin của con (Thánh Cyril Jérusalem).

Một hình thức khác của việc phạm tội qua đôi mắt thể hiện từ trong ra ngoài có thể được tóm tắt trong câu nói “Nếu cái nhìn có thể giết chết...”. Những người khác có thể nhìn thấy ngay cảm xúc của bạn thể hiện qua ánh mắt. Khi bạn nhìn trừng trừng, nổi giận trong ánh mắt hoặc khi xét đoán, lên án một ai đó bằng một cái nhìn, bạn dễ phạm tội “giết chết” tinh thần họ. Phải canh chừng đôi mắt cả khi bạn thu nhận hình ảnh cũng như khi phát ra cái nhìn. Những cám dỗ dẫn đến ham muốn, ghen ghét, tham ăn và dâm ô... là những đại lộ trọng yếu của tội do đôi mắt; ngay sau đó là kiêu căng và xét đoán.

Kẻ thù đứng quan sát ngay trước mắt chúng ta ngày cũng như đêm để tìm lối vào mà các giác quan mở ra cho nó. Một khi đã đi vào qua một trong các giác quan, vì chúng ta thiếu cảnh giác, con chó ranh mãnh trơ trẽn này tấn công chúng ta nhiều hơn với nanh vuốt của nó (Thánh Isaac Syria).

Đừng kết án, ngay cả với đôi mắt, vì chúng thường bị đánh lừa (Thánh Gioan Climacus).
TỘI CỦA ĐÔI TAI

Tội của đôi tai có thể đơn giản như việc nghe nhạc, xem phim, những lời lẽ hoặc những câu chuyện bất chính, kích thích hay nghiêng chiều về điều xấu. Sử dụng sai khả năng nghe còn thể hiện qua việc nghe trộm, nghe lén. Rất thông thường, tội của đôi tai là tội bỏ qua. Đó là khi bạn nghe một điều gì đó không hợp lẽ, cách riêng vấn đề ngồi lê đôi mách, vu khống, .v.v.. thay vì thẳng thắn phản đối hoặc ít nhất bỏ đi, bạn lại không nói gì. Thật không may, thinh lặng của bạn đang nói lên một cách hùng hồn.

Tội bỏ qua có thể dễ dàng dẫn đến thoá mạ. Thiếu một hành động cụ thể, chẳng hạn khi bạn không nói ra, đang khi những người khác đang bàn ra tán vào một điều gì đó sai trái, bạn đã mặc nhiên tán đồng với họ. Không nói ra một điều gì đó, thông thường, tự nó không phải là tội; nhưng nó nên tội khi chân lý và đức ái buộc bạn phải nói mà bạn không nói. Chỉ cần một lời của bạn, cuộc thảo luận có thể chấm dứt trước khi nó trở thành tội bỏ qua về phía bạn.

Ở đây, Satan đóng hai mặt, trước hết, nó khuấy động những e dè sợ hãi; tiếp đến, kích động và gợi lên những bản năng đê hèn để bạn tham gia ngồi lê đôi mách hoặc vu khống kẻ khác, .v.v..

Đừng bao giờ quên rằng, linh hồn bị đầu độc qua đôi tai cũng như cơ thể bị đầu độc qua miệng lưỡi (Thánh Phanxicô Salêsiô).

Cấm lưỡi lẩm bẩm thì chưa đủ; chúng ta còn phải từ chối lắng nghe những kẻ càm ràm (Chân Phước Louis Granada).

Hai giác quan khác, xúc giác và khứu giác, cũng có thể góp phần dẫn đến tội. Rõ ràng, xúc giác có thể dễ dàng dẫn đến tội xác thịt; điều này được trình bày chi tiết suốt cuốn sách này nhưng khứu giác cũng có thể là tác nhân dẫn đến tội. Tham ăn là dẫn chứng rõ ràng nhất nhưng ở đây còn có nhiều thứ khác. Trong các giác quan, khứu giác là giác quan độc đáo khơi gợi mạnh nhất. Một mùi hương nào đó có thể tức khắc mang bạn trở lại quá khứ.

Dù đó là mùi cỏ mới cắt, mùi biển mặn hay mùi một thanh củi đang cháy trong lò... khứu giác của bạn vẫn có khả năng khơi gợi mạnh mẽ. Sự tinh tế và mãnh liệt của giác quan này không thoát khỏi tầm ngắm của Satan. Những ký ức tội lỗi trong quá khứ thường gắn liền với những cảm xúc mãnh liệt có thể ùa về qua một mùi hương gợi nhớ. Những mùi hương tưởng chừng như vô hại có thể bất ngờ ngập đầy lòng bạn với những ham muốn, giận dữ hay nổi loạn mà chính bạn cũng không biết tại sao.

Vậy, bất cứ ai ước ao sống thanh sạch trong Chúa Giêsu Kitô sẽ không chỉ phải chạy trốn con chuột ham muốn mà còn phải chạy trốn mùi hương của nó (Thánh Antôn Padua).

Một mùi hương gợi nhớ, ngay cả mùi hương có gắn bó đến một quá khứ lỗi lầm vẫn không phải là tội bao lâu ý chí chưa tham gia. Tuy nhiên, đặt mình trong một môi trường, nơi những mùi hương gợi lại những quyến luyến xấu là đặt mình bên dịp tội gần. Satan hiểu rất rõ cơ cấu của sự liên hệ và gợi nhớ này, nó sẽ khai thác điều đó chừng nào có thể.

Chúa Giêsu đã nói đến tất cả các giác quan, tôi tin điều đó; thế nên, ai sờ đụng hoặc sử dụng nội lực của mình để tìm khoái lạc, họ đã thực sự phạm tội trong lòng (Thánh Grêgôriô Nyssan).

Chúng ta còn phải chiến đấu để bảo vệ các giác quan, bởi lẽ không chỉ qua đôi mắt tò mò mà chúng ta rơi vào thèm muốn, gian dâm hay ngoại tình trong lòng như Chúa Giêsu cảnh báo; chúng ta còn gian dâm, ngoại tình qua thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác và các giác quan khác nữa (Thánh Nicôđêmô Núi Thánh).

Giác quan của bạn có thể là những cánh cổng dẫn đến ân sủng hay tội lỗi. Những xung năng đi qua các giác quan dấy lên những cảm xúc và đi vào suy nghĩ của bạn. Những ý nghĩ và cảm xúc này có thể phục vụ một trong ba vương quốc: vương quốc Thiên Chúa, vương quốc trần gian hoặc vương quốc ma quỷ. Phụng sự hai vương quốc sau sẽ đẩy bạn xa rời vương quốc Thiên Chúa. Satan biết rõ điều này và chỉ chờ một cơ hội, một khe hở nhỏ nhất hầu làm vẩn đục suy nghĩ và cảm xúc của bạn. Đừng cho nó một ngõ nào, trái lại, đóng chặt mọi cánh cửa bằng cách khước từ những thói hư tật xấu nó bày ra. Hãy ghì chặt những nhân đức vốn có thể đưa bạn đến gần Thiên Chúa hơn.

Nếu trong con chợt xuất hiện bất cứ một ý tưởng xấu nào, hãy làm dấu thánh giá hay đọc một Kinh Lạy Cha hoặc đấm ngực và cố nghĩ đến một điều gì khác. Nếu làm được như thế, ý nghĩ xấu đó sẽ thực sự lập công cho con vì con đang chống lại nó (Thánh Têrêxa Avila).

Tật xấu bắt chước nhân đức (Thánh Cyril Jérusalem).

Khi bị thói hư tật xấu tấn công, chúng ta phải thực hành điều ngược lại ngần nào có thể (Thánh Phanxicô Salêsiô).

Tóm lại, phải canh chừng tất cả giác quan trong mọi lúc. Mỗi khi được rảy nước thánh, hãy để các giác quan của bạn cũng được lãnh nhận. Hãy làm dấu thánh giá với nước thánh ở mắt, tai, mũi, tay và miệng. Hãy xin Chúa đổ ơn xuống trên từng giác quan. Xin Người tẩy sạch những lầm lỗi quá khứ và che chở bạn khỏi những lỗi lầm mới. Về phần mình, bạn cũng hãy cộng tác với ơn Chúa. Hãy nói sự thật trong yêu thương, hãy thinh lặng khi cần thiết, hãy dán mắt vào Chúa Giêsu, chỉ lắng nghe những gì có thể nâng tâm hồn bạn lên với Ngài. Hãy bắt chước Ngài trong mọi lời nói việc làm, và như thế, mọi nỗ lực của Satan sẽ trở nên vô ích.

Một giọt nước thánh cũng khiến ma quỷ chạy xa (Thánh Phanxicô Salêsiô).

Trước mặt con, bao mưu chước tội lỗi không ngừng giăng mắc và ngày cũng như đêm, tất cả giác quan của con đang bị tấn công bởi những ước muốn bất chính của chúng (Thánh Basiliô Cả).

Khi cảm thấy mình khổ đau và dấy lên những cơn giận dữ, đó là lúc con cần im lặng như Chúa Giêsu đã lặng im giữa những nhục hình (Thánh Phaolô Thánh Giá).

Tôi nghĩ rằng, kẻ được gọi là người kiến tạo hoà bình sẽ dẹp yên tận căn bất hoà giữa thể xác và tinh thần trong chính họ, dẹp yên cả những xung khắc tự nhiên không thể tránh khỏi, để rồi, luật thân xác không còn tuyên chiến với luật lý trí nhưng phải khuất phục luật cao hơn nó và trở nên kẻ tuân hành mệnh lệnh Thiên Chúa (Thánh Grêgôriô Nyssan).

Có ba điều tôi không thể trốn chạy: ánh mắt của Chúa, tiếng nói lương tâm và đòn chí tử của thần chết. Vậy, với bạn bè, hãy canh chừng miệng lưỡi; với gia đình, hãy kiềm chế tính khí; khi ở một mình, hãy canh phòng các suy nghĩ của con (Chân Phước Matt Talbot).



Còn tiếp nhiều kỳ
LTS. Lm. Minh Anh, TGP Huế có một tài sản rất lớn và quí báu, đồng thời sẵn sàng trao tặng cho bất cứ ai muốn nhận, đó là 13 bản dịch của những tác phẩm uy tín và giá trị. Quí vị có thể chọn lựa tên tác phẩm và xin nhận qua email bằng file, hoặc tham khảo tại đây (tải về máy dễ dàng):

http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=module2&id=69


CUỘC CHIẾN THIÊNG LIÊNG THEO THÁNH KINH, TRONG HỘI THÁNH & NƠI CÁC THÁNH - ONWARD CATHOLIC SOLDIER
“Đừng sợ những mưu chước, những công kích của ma quỷ, kẻ có thể đến cướp phá và chiếm cứ thành phố linh hồn con. Không, đừng sợ, nhưng hãy như những chiến sĩ đang dàn quân trên mặt trận, võ trang bằng thanh kiếm đức ái của Thiên Chúa. Thanh kiếm này là ngọn roi quất vào chúng” (Thánh Catarina Siêna). ...File kèm




Tìm Kiếm và Giữ Lấy Bình An - Searching for and Maintaining Peace
Cần biết rằng, con đường dẫn đến Thiên Chúa, dẫn đến sự trọn lành mà Thiên Chúa đòi hỏi nơi chúng ta thì ngắn hơn, hiệu năng hơn và thật hiển nhiên, dễ dàng hơn khi chúng ta học biết dần dần cách thức giữ lấy bình an thẳm sâu trong tâm hồn ở bất cứ hoàn cảnh nào. Vì lẽ, lúc bấy giờ, tâm hồn đã phó mặc cho sự dẫn dắt của Thánh Thần, và với ân sủng của Người, Thiên Chúa có thể hành động nhiều hơn những gì mà tâm hồn có thể thực hiện bằng sức riêng của mình. ...File kèm




TỰ DO NỘI TÂM - La Liberté intérieure (Jacques Philippe)
Cuốn sách này nói đến chủ đề nền tảng của đời sống Kitô giáo: tự do nội tâm. Mục đích của nó thật rõ ràng. Mọi Kitô hữu cần khám phá ra rằng, ngay trong những hoàn cảnh bên ngoài bất ưng nhất, bên trong chúng ta vẫn có một khoảng không tự do mà không ai có thể lấy đi, bởi Thiên Chúa là nguồn mạch và là bảo chứng của tự do đó. Không có khám phá này, chúng ta sẽ luôn luôn bị giới hạn cách nào đó và sẽ không bao giờ nếm hưởng được hạnh phúc đích thực. Nhưng nếu chúng ta học cách để cho khoảng không tự do nội tâm này mở ra, thì dù cho bao điều làm chúng ta đau khổ, vẫn không gì thực sự có thể đàn áp hay nghiền nát chúng ta. ...File kèm




Cẩm Nang Hạnh Phúc Gia Đình Kitô của D. Wahrheit
Cẩm Nang Hạnh Phúc Gia Đình Kitô của D. Wahrheit được hiệu đính từ một tập sách rất khó đọc dạng ronéo. Sau một thời gian dài tìm tác giả cũng như người dịch, tôi được Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài, Giám Đốc Đài Chân Lý  Á Châu, cho biết: các sách có tên tác giả D. Wahrheit là những tác phẩm của Đài Chân Lý Á Châu đã phát thanh, được thính giả ghi lại trong thời gian khó khăn khi chưa có internet (D: Đài; Wahrheit: Chân Lý); và nay, được phép ngài cho phổ biến, tôi chân thành giới thiệu tập sách bổ ích Cẩm Nang Hạnh Phúc Gia Đình Kitô này cùng các bạn trẻ, cách riêng những bạn trẻ sắp bước vào đời sống hôn nhân. Lễ Thánh Mônica, 27.8.2009. Lm. Minh Anh (Gp. Huế) ...File kèm




Thầy Dạy Khát Khao - Le Maître du désir
Con người muốn sống. Con người được tạo dựng để sống. Không chỉ tự nhiên tìm cách bảo tồn sự sống, nhưng chúng ta còn muốn phát triển nó, làm cho cuộc sống của mình hạnh phúc hơn, tươi đẹp hơn, thanh cao hơn, mạnh mẽ hơn; tắt một lời, sống động hơn. “Vì chưng, gánh nặng nặng nề nhất là tồn tại mà không sống” (Victor Hugo). Sống có ý nghĩa gì nếu không có niềm vui sống? ...File kèm




HOA TRÁI THINH LẶNG - Thoughts in Solitude
Những lời ghi chép trong tập này được viết vào những năm 1953 và 1954 vào thời điểm mà tác giả, nhờ ân sủng của Thiên Chúa và nhờ sự rộng lượng của các Bề Trên, có thể tận dụng những cơ hội đặc biệt dành cho việc tĩnh tâm và suy niệm; từ đó, mới có đề tựa tập sách như trên. Điều này không muốn nói rằng, những lời ghi chép đó mang tính chủ quan hay tự thuật. Chúng không hề được nhắm đến như một tường trình về những cuộc phiêu lưu tinh thần. Đối với tác giả, không có cuộc phiêu lưu nào để viết, và nếu có, nó cũng sẽ không phó mặc cho việc in ấn trong bất kỳ trường hợp nào. Đây chỉ là những suy tư về đời sống chiêm niệm, những hiểu biết bằng trực giác mà dường như có một tầm quan trọng cơ bản vào một lúc nào đó trong quá khứ. ...File kèm




Một Quan Điểm Công Giáo về Tác Phẩm Sống Theo Đúng Mục Đích - “A Catholic Perspective on The Purpose Driven Life”
Là một linh mục Công giáo Rôma, từ hơn 50 năm nay, tôi vẫn thường lướt qua những phim ảnh và những cuốn sách được yêu chuộng như là nguồn tài liệu khả dĩ có thể sử dụng cho việc giảng dạy và viết lách. Sự hiếu kỳ đó đã dẫn tôi đến với quyển sách của Mục sư Rick Warren.  ...File kèm




Sống Theo Đúng Mục Đích - The Purpose-Driven Life
Ngày nay, ta biết quá nhiều thứ, nhưng lại ít biết về chính mìình, theo đuổi nhiều thứ nhưng không biết cái gì là chính. Ta quay cuồng và bị lôi kéo, bị xô đẩy giữa biết bao khuynh hướng, trào lưu mà không biết đi về đâu. Biết mình, biết mục đích đời mình và sống đúng mục đích, điều quan trọng bậc nhất trong đời sống này sẽ giúp đời sống ta thay đổi, có ý nghĩa và triển nở đến vô tận. (TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, giới thiệu) ...File kèm




BÀI CA CỦA BÌNH MINH - THE SONG OF THE DAWN
Người ta có thể ngạc nhiên khi những ý tưởng sâu sắc lại được tìm thấy trong những tác phẩm thi ca của các nhà thơ hơn là của các triết gia; bởi lẽ, nhà thơ vận dụng hết mọi nỗi niềm và khai thác tối đa khả năng tưởng tượng. Như đá lửa, trong chúng ta, có những hạt giống của ánh sáng. Qua lý trí, triết gia khơi dậy chúng, đang khi nhà thơ làm cho chúng chiếu toả rạng ngời hơn nhờ đặc ân tưởng tượng. Descartes, Cogitationes Privatae ...File kèm




ĐI TRÊN NƯỚC - WALKING ON WATER
Cầu nguyện, yêu thương, đời sống tinh thần, đời sống đạo đức sắp giải thoát bạn khỏi những ảo giác. Một khi đời sống đức tin triển nở, thật tuyệt vời, tuyệt vời! Nhưng khi nó trệch hướng, thì đó là bệnh hoạn, một dịch tể phải tránh. Khi ảo giác rơi rụng, con tim không còn bị tắc nghẽn, tình yêu sẽ nở hoa. Đó cũng là lúc hạnh phúc chợt đến và bắt đầu có sự đổi thay. Và rồi, chỉ khi đó, bạn mới biết Thiên Chúa là ai...  ...File kèm




TAKING FLIGHT - BAY LÊN ĐI!
Đã một thời, Tony de Mello, một linh mục dòng Tên dạy đàng thiêng liêng không ngừng đánh động tâm hồn bao người khắp năm châu; bởi lẽ, ngài quá yêu đời, yêu cuộc sống - một cuộc sống thực tế, sôi nổi và tràn đầy niềm vui. Những chuyện kể đầy mê hoặc, đầy nhiệt huyết, đậm nét hài hước và những hiểu biết sâu sắc của ngài về bí quyết hạnh phúc, về việc khám phá bản ngã đích thực của mỗi người - tất cả đã tạo nên một tác động đầy phấn khích cho bất cứ ai đã từng nghe ngài. Ngài đến cho những tâm hồn được giải thoát, cho người vô cảm biết yêu thương, đem ý nghĩa cho tất cả những gì làm nên một nẻo đường thiêng liêng trên đó bao người đang tiến bước. ...File kèm




SADHANA - MỘT NẺO ĐƯỜNG DẪN TỚI THIÊN CHÚA - Linh Thao Kitô Giáo Theo Lối Đông Phương
 Nguyên bản tiếng Anh chúng ta đang có là Sadhana toàn tập, không rút gọn, như tác giả đã lưu ý (complete and unabridged). Vì thế, bạn sẽ có một bản dịch đầy đủ. Ước mong sao, chúng ta cùng khám phá những chiều kích mới mẻ của kho tàng hiểu biết và tinh thần bên trong chính mình, qua việc ý thức đem toàn thể con người - thân xác, linh hồn, con tim, lý trí, ký ức và tưởng tượng - đi vào cầu nguyện, đi vào chiêm ngắm Đấng đang ngự ở đó. ...File kèm




HUẾ CỔ VẾT TÍCH ĐẠO VÀ ĐỜI

Vestiges Religieux et Profanes du Vieux Hué” của Cố Ngôn (J. B. Roux) được chuyển dịch như một đóng góp nhỏ nhân dịp Kỷ Niệm 15 Năm Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II tôn phong 117 Hiển Thánh Tử Đạo Việt Nam (1988-2003) với tựa đề “Vết Tích Chứng Nhân Đức Tin Của Huế Cổ”. Nay, nhân Kỷ Niệm 20 Năm Tôn Phong Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (1988-2008), một lần nữa tập sách được tái bản với đề tựa mới, “Vết Máu Trên Huế Cổ”.

...File kèm



VỀ MỤC LỤC


tải về 0.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương