28 Suy Niệm LỄ hiển linh – Năm b lời Chúa: Is 60,1-6; Ep 3,2-3a. 5-6; Mt 2,1-12



tải về 426.03 Kb.
trang1/17
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích426.03 Kb.
#1400
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17
28 Suy Niệm - LỄ HIỂN LINH – Năm B

Lời Chúa: Is 60,1-6; Ep 3,2-3a.5-6; Mt 2,1-12

MỤC LỤC

SUY NIỆM 3

1. Lễ vật của dân tộc 3

2. Gặp gỡ Chúa. 5

3. Một ngôi sao để đi theo. 7

4. Suy niệm của ĐTGM. Ngô Quang Kiệt. 10

5. Thành tâm thiện chí sẽ gặp Chúa. 13

6. Gọi tên ngày lễ - ĐGM Vũ Duy Thống. 16

7. Gặp được Chúa Cứu Thế. 21

8. Lễ Giáng Sinh của muôn dân. 24

9. Gặp Chúa – Lm Tạ Duy Tuyền. 30

10. Ánh sáng cho mọi dân tộc – Flor McCarthy. 33

11. Lễ Hiển Linh. 40

12. Thiên Chúa cho ai nhận biết Người? 43

13. Thiên Chúa của các dân tộc. 46

14. Tìm Đức Kitô 50

15. Ba vua 52

16. Ra đi 55

17. Ngôi sao dừng lại 58

18. Ngôi sao dẫn đường 61

19. Niềm tin: một chuyến đi - ĐGM Vũ Duy Thống. 64

20. Những con mắt hiển linh. 69

21. Từ bỏ 72

22. Đến thờ lạy. 75

23. Suy niệm của JKN 77

24. Lễ vật 83

25. Ngôi sao hy vọng 86

26. Món quà 89

27. Lễ Hiển Linh - Lm. Munachi Ezeogu 92

28. Món quà của các Đạo Sĩ - Lm Mark Link 95

CHÚ GIẢI 100

1. Chú giải mục vụ của Claude Tassin 100

2. Chú giải của Fiches Dominicales 105

3. Chú giải của Noel Quesson 111

4. Chú giải của Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt 117


Nguồn : www.gpthanhhoa.org


SUY NIỆM

1. Lễ vật của dân tộc


Cách đây 20 thế kỷ, một nhóm chiêm tinh rời bỏ xứ sở để bước theo một ngôi sao lạ. Họ nhận ra ngôi sao ấy, có lẽ do họ được ơn soi sáng và được biết trước. Vì thế, khi ngôi sao xuất hiện, họ liền ra đi vì lòng họ đang mong mỏi trông chờ.

Quả thực, từ rất xa xưa, con người vẫn trông đợi một Đấng cứu tinh. Tội lỗi và đau khổ của kiếp người khiến cho những ai biết suy nghĩ đều cảm thấy bâng khuâng, như luyến tiếc một thiên đàng đã mất. Chính vì mong mỏi Đấng Cứu Thế, khao khát một thứ ánh sáng siêu việt và một thứ ơn huệ từ trên ban xuống, mà nhiều khi con người đã tự tạo ra cho riêng mình những vị cứu tinh.

Lòng mong mỏi ấy càng trở nên tha thiết hơn nơi dân Do Thái, dân được tuyển chọn để bảo tồn lời giao ước. Thế nhưng, con người không thể trở về với Thiên Chúa mà không có hoà giải, mà không có phần đóng góp của mình.

Thực vậy, nếu hoà giải là một cuộc trở về của con người, sau những năm tháng bất hiếu và chìm đắm trong tội lỗi, thì cái phần hy sinh ở chính bản thân lại càng cần thiết hơn nữa, đó là dứt khoát từ bỏ con người cũ.

Như ba nhà đạo sĩ đã lên đường theo ánh sáng của ngôi sao lạ thế nào, thì chúng ta cũng vậy, tâm tình sám hối ăn năn chính là bước chân đầu tiên của chúng ta trên con đường trở về tìm gặp Thiên Chúa.

Đọc lại Phúc Âm chúng ta còn thấy, sau khi gặp gỡ Hài Nhi Giêsu, ba nhà đạo sĩ đã dâng tiến những lễ vật, gồm có vàng, nhũ hương và mộc dược, là những sản phẩm đặc biệt của quê hương mình. Chúng ta cũng vậy, hãy dâng lên Chúa Hài Nhi của lễ cá nhân chúng ta, đó là những hy sinh gian khổ chúng ta gặp phải trong cuộc sống thường ngày. Đồng thời chúng ta cũng hãy dâng lên Chúa Hài Nhi của lễ đóng góp của dân tộc mình, để nhờ đó ơn cứu độ có thể đến cho mọi người trên quê hương đất nước. Vậy của lễ dân tộc là gì?

Trước hết đó là những lầm than của dân tộc từ xưa đến nay. Có khi dân tộc ta đã kiên nhẫn chịu đựng và đó là một hành vi tùng phục đối với Chúa, mở đường cho ta tìm thấy Chúa hôm nay. Có khi dân tộc ta chưa kiên nhẫn chịu đựng, chưa tham dự vào cùng khổ giá ấy, thì ta có thể thay mặt dân tộc để tùng phục Chúa, và để, ở cương vị con cái Chúa, dâng phần đóng góp thay cho dân tộc.

Như thế, càng hoà mình trong những chuyển biến thăng trầm của dân tộc, ta lại càng có thể đồng công cứu chuộc dân tộc nhiều hơn. Càng hoà mình với những người nghèo túng và bị hất hủi, ta lại càng góp được phần nhiều hơn vào của lễ của dân tộc.

Của lễ dân tộc còn là những tinh tuý, những giá trị văn hoá và luân lý, đó là những cố gắng trong tối tăm của cha ông từ hàng ngàn vạn năm đã vươn mình về phía Chúa. Của lễ ấy phần nào đang hiện diện nơi ta, bởi lẽ rằng, cũng như một người càng thông thái bao nhiêu, thì khi tòng giáo rồi, họ càng dễ sống đạo sâu xa bấy nhiêu.

Như thế, ta sẽ đưa những cố gắng của cha ông thuở trước tới đích nơi ta, để những cố gắng này trở thành một của lễ ba vua, của lễ đóng góp của dân tộc nhỏ bé chúng ta.



2. Gặp gỡ Chúa.


Những hạng người nào đã được diễm phúc gặp gỡ Hài Nhi Giêsu nơi máng cỏ Bêlem? Trước hết là các mục đồng, những người canh giữ đoàn vật. Họ là những người nghèo và hơn thế nữa, họ còn là những người bị khinh dể bị coi thường. Các luật sĩ và Biệt phái thường gọi họ là bọn dân đen. Cái đám người không biết đến lề luật, họ là những kẻ bị chúc dữ. Thế nhưng, chính đám người bị chúc dữ ấy, chính đám người không biết đến lề luật ấy lại là những người đầu tiên được đón nhận Hài Nhi Giêsu.

Tiếp đến là những nhà bác học xa lạ. Đường không quen, nẻo không thuộc. Họ từ xa mà đến, dám chấp nhận mọi hy sinh gian khổ. Cái nghèo của những người này chính là thái độ sẵn sàng của họ. Các Luật sĩ và Biệt phái coi họ là dân ngoại. Thế nhưng, cái đám dân ngoại này lại được diễm phúc gặp được Hài Nhi Giêsu.

Từ những sự kiện trên chúng ta rút ra được hai nhận định. Nhận định thứ nhất đó là sự gặp gỡ giữa người giàu và kẻ nghèo nơi Hài nhi Giêsu. Đúng thế, từ xưa cho đến nay vẫn có một hố ngăn cách giữa giàu và nghèo. Sự ngăn cách này được tạo nên bởi những nghi ngờ và thù oán. Mỗi bên đều có cái lý của mình. Tuy nhiên trong lịch sử đã có một khoảnh khắc trong đó giàu và nghèo không còn đố kỵ nhau, đó là khoảng khắc Chúa Giêsu sinh ra. Bởi vì có những người giàu, giàu về tiền bạc cũng như giàu về kiến thức đã đến viếng thăm một Hài nhi nghèo nàn, sinh ra không cửa không nhà.Thế nhưng, cái nghèo của Hài Nhi Giêsu mà ba nhà đạo sĩ khám phá ra đã không đẩy lùi họ, trái lại còn hấp dẫn họ, không làm cho họ hổ thẹn, trái lại còn làm họ cảm thấy được tôn vinh. Vì vậy, không ngỡ ngàng, không nghi vấn, họ tự dâng của lễ cho một Hài Nhi của người nghèo, như triều cống cho một hoàng tử của đế vương.

Nhận định thứ hai đó là các mục đồng và dân ngoại là những người ít được chuẩn bị nhất lại nhận ra Chúa. Trong khi đó các Luật sĩ, Biệt phái và tư tế, là những người đã được chuẩn bị nhiều nhất, đã được thông tin hoàn toàn nhất, bởi vì chính họ đã cho các đạo sĩ biết rõ nơi gặp gỡ đích thực của vị Vua mới sinh ra, thế nhưng cuối cùng họ đã không nhận ra Ngài. Họ có dư khả năng để biết nhưng lại không có khả năng để hiểu. Đúng thế, họ biết được bằng trí tuệ, bằng những phương tiện thông tin đầy đủ có trong tầm tay, nhưng muốn hiểu thì còn cần đến tấm lòng, cần đến con tim nữa.

Các mục đồng là những kẻ thiếu học, còn các nhà đạo sĩ là những người thiếu thông tin. Họ không có khả năng để biết, nhưng lại có khả năng để hiểu. Không phải chỉ sáng trí, có học là đủ để đi vào những mầu nhiệm của Thiên Chúa. Trái lại, cần phải có thiện chí, cần phải có tấm lòng, dám chấp nhận những hy sinh, dám từ bỏ cái tự cao tự đại của mình, thì mới có thể đến gần và gặp gỡ Chúa.

Bởi đó, là những người có đức tin, thế nhưng chúng ta đã gặp gỡ Chúa như các mục đồng và như ba nhà đạo sĩ phương đông hay chưa?



tải về 426.03 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương