Bán nguyệt san – Số 239 – Chúa nhật 04. 01. 2015



tải về 0.69 Mb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích0.69 Mb.
#37916
1   2   3   4   5   6   7

 "ANH NẰM XUỐNG…"

 


 

“Em nào mà gặp Soeur này, chắc chắn sẽ xin đi tu thôi”. Người bạn cùng đi với chúng tôi thốt lên như vậy. Hẳn tôi không nghĩ như thế nhưng một ngày làm việc với nhau, người Nữ Tu này đã để lại nơi tôi nhiều cung bậc cảm xúc.

Người bạn cùng đi với chúng tôi nói tiếp: “Con đã rất quen với các cơ sở từ thiện, đến nhiều nơi, gặp nhiều người, con muốn nói đến sự quen thuộc, nhưng Soeur này để lại trong con nhiều ấn tượng mạnh mẽ, quả thật diệu kỳ”.

Đúng vậy, với các “thành tích”: nuôi các chị em mang thai ngoài ý muốn, nuôi các cháu cô nhi, quy tụ nâng đỡ người già neo đơn, kẻ nghèo khó, mỗi ngày phục vụ 300 tô cháo ở bệnh viện, chôn cất các thai nhi bị phá bỏ… là những hình thức bác ái quen thuộc. Khó khăn có, gian lao có, thách thức có, nhất là công viêc Bảo Vệ Sự Sống những năm khởi đầu khi hiếm có nơi nào làm. Nhưng những khó khăn ấy nhờ ơn Chúa, với thời gian và lòng quảng đại của nhiều người, sẽ không đến nỗi là những ngăn trở hiểm nguy cho lắm đối với chị. Trong sứ mạng của chị, chị cũng đã vượt qua.



Nhưng rồi, cách đây vài năm, qua thông tin của dân chúng, chị biết có vài ngôi mộ vùi dập thân xác những người vượt biển chết trôi dạt vào bờ. Người ta bắt đầu cần đất bờ biển để làm du lịch. Không ai là thân nhân của những người xấu số, chị đứng ra nhận rồi cải táng về nghĩa trang Giáo Xứ, ngày ngày thăm viếng, đốt một nén nhang cho ấm áp hương hồn. Tin này truyền đi trong dân chúng quanh vùng. Và thế là một ngày “duyên nợ” lại đến.


Người ta dẫn chị đến một ngọn đồi với cái tên thật thơ mộng, “Đồi hoa sim”. Hàng trăm ngôi mộ đất hoàng tàn của những người lính Việt Nam Cộng Hòa năm xưa. Những trận đánh khốc liệt của những ngày tháng tư năm 75, cuộc tan hàng vội vã bỏ lại phía sau những anh em đồng đội đã gục ngã… Rồi thất trận ly tán bốn phương, những ngôi mộ đất rơi vào quên lãng, âm thầm lặng lẽ u buồn theo năm tháng…

Rồi lại một nghĩa trang khác của một trại lính, cũng vậy, lác đác vài chục ngôi mộ, trại lính năm xưa chỉ còn là cỏ dại, cô quạnh với những cành sim khô khốc…

Rồi lại một trại tù cải tạo, người ta phát hiện ra vài ngôi mộ năm chơ vơ giữa đồng cát. Trại tù đã giải thể, bỏ lại cánh đồng vắng những kẻ chết rũ tù chẳng biết tự bao giờ !

Chị đã bật khóc nhiều lần khi kể lại cho chúng tôi nghe. Chị dẫn chúng tôi đến từng ngôi mộ, kể lể chi tiết, rằng khi đào lên bên trong còn những gì. Thật khó, hơn 400 ngôi mộ vô danh, chị ghi lại lý lịch từng ngôi mộ, cái này xác còn cuốn trong Poncho, cái này đôi giầy còn nguyên vẹn, cái này có răng vàng, cái này còn cái đinh niken ở ống chân... May mắn có tất cả 74 ngôi mộ bên dưới còn giữ được chiếc thẻ bài của người lính.

Với các chi tiết có được, chị ghi chép cẩn thận và bày tỏ với chúng tôi nỗi trăn trở làm cách nào đây để thân nhân từng người lính này biết được nơi an nghỉ của họ, làm cách nào để những con người đã nằm xuống có ngày nhận được những nén nhang từ tay người thân của mình cắm trên phần mộ... Chị không mong ước gì hơn và hoàn toàn không có một mục đích nào khác ngoài việc quy tập anh em, cầu kinh khấn nguyện và cùng anh em ngóng đợi người thân...

Tôi đi dọc theo những hàng mộ xây dựng thẳng tắp ngay ngắn, xin lỗi chị, dưới con mắt của người biết chút ít về nghệ thuật kiến trúc, tôi thấy việc xây dựng mộ khá thô vụng xét về kiểu dáng, về chất liệu cũng như mầu sắc, nhưng tôi khâm phục chị và các cộng tác viên vô cùng. Làm sao một phụ nữ mỏng manh bình dị như thế, một Nữ Tu lẽ ra bằng lòng với câu kinh tiếng kệ trong bốn bức tường Tu Viện, chị lại xông pha sương gió làm gì, nhận lấy những gian lao khốn khó làm gì, đối đầu với bao rủi ro hiểm nguy đến từ một chế độ quá nhiều ác cảm và phân biệt đối xử làm gì, và bởi đâu chị lại kiên trì âm thầm thực hiện được một công việc quá to lớn như vậy ? Cánh đàn ông chúng tôi có thể biết làm đấy, nhưng có dám làm, có dám chịu trách nhiệm ? Người ta chỉ bằng lòng dừng lại với việc “cầu cho các linh hồn mồ côi”, thế thôi, chớ có dại làm gì ảnh hưởng đến các hoạt động mục vụ khác, thậm chí có khi người ta còn nại đến… vì lợi ích Dân Chúa ! Thật buồn…

Thấy tôi ngạc nhiên về những cành hoa tươi cắm đều trên các phần mộ, chị giải thích: “Có một vị ân nhân ở Đà Lạt, đôi ba ngày lại gởi xuống một giỏ hoa tươi, chúng con chỉ việc nhặt nhạnh rồi cắm vào các ngôi mộ, nhang thì chúng con thắp mỗi ngày”. Vùng giáp biển nên gió thổi rất mạnh, một cái giếng được đào bên rìa nghĩa trang, cứ vài ngày thì các ngôi mộ được bơm nước rửa sạch bụi bặm. Một bức tường cao được xây dựng để ngăn trâu bò len vào giẫm đạp. Lại có hai người thường xuyên ngoài nghĩa trang đến để dọn dẹp quang quẻ sạch sẽ cũng như tiếp tục chôn cất các thai nhi.

Một ngày làm việc trôi qua với nhiều cảm xúc, chúng tôi quây quần quanh nhau để lắng đọng tâm hồn cùng với lời cầu kinh cho những người đã nằm xuống, ráng chiều đã rực lên, gió hoàng hôn đã bắt đầu những cơn quần quật. Mọi người lặng thinh với không gian và với chính mình. Trên đường về không ai bảo ai, lòng như trùng xuống ngậm ngùi, chạnh nhớ một bài hát của Trịnh:

Anh nằm xuống sau một lần đã đến đây,


Đã vui chơi trong cuộc đời này,
Đã bay cao trong vòm trời đầy,
Rồi nằm xuống, không bạn bè, không có ai,
Không có ai, từng ngày, không có ai đời đời
Ru anh ngủ vùi, mùa mưa tới trong nghĩa trang này có loài chim thôi !

May quá, ở nghĩa trang này, không chỉ có chim trời và hoa dại, mà vẫn luôn có đó một chị Nữ Tu ân cần tận tụy và những con người tốt bụng chăm sóc gần gũi các anh...



Lm. VĨNH SANG, DCCT, 26.12.2014

VỀ MỤC LỤC


GIẢI QUYẾT TRƯỜNG HỢP PHÁ THAI

 

Hôm nay, lúc 8 giờ 15 ngày 31-12-2014, con lên Tòa Tổng Giám Mục Sài gòn thành phố HCM gặp Đức Tổng Phaolô Bùi Văn Đọc trình Ngài về nố phá thai :



Một ngươi nữ vào trình : Con đã phá thai và xưng với một Cha, Ngài bảo Ngài không có quyền tha vạ này. Con nói chị ta : Tôi biết rõ rồi, tôi có Năng quyển Thập niên I970-1980 của các Đức Giám mục Bản Quyền tại Miền Nam Việt Nam, thỏa thuận ban cho các linh mục của mình (linh muc đã nhập tịch hay nhập vụ) nay còn hiệu lực để giải quyết cho chị .

Đức Tổng Phaolô xác đinh Năng quyền này “hết hạn”, nhưng Đức Tổng Phaolô Nguyễn Văn Bình còn cho dùng và đến Đức Hồng Y còn được dùng, thì cha cứ việc dùng . Tôi sẽ có văn bản xác định lại “tiếp tục dùng” ở tổng địa phân Saigon, thành phố HCM .

Ngài còn cho biết, một Việt kiều ở Mỹ cũng ở trường hợp phá thai, linh mục giải tội tha tội, nhưng vạ không được tha. Đức Tổng đã nói về quyền do “sụ hiệp thông quyền trong Giáo Hội” , Ngài tha cho họ trường hợp nầy .

Thú thật khi con giúp các giáo xứ : Tân Hòa, Nam Hải, Xóm Lách ,Công Lý và Xây Dựng chưa có trường hợp nào như vậy . Chỉ cần cứng rắn với họ một chút : ít nhất sáu tháng học Giáo lý gồm 30 bài học và làm 50 của hỏi theo sách in của con. Ai muốn đi học nơi khác cũng được, con sẵn sàng rao, cho giấy đã rao, không ai kiện cáo gì và xin đi làm lễ cười xứ nào cũng được! Còn người học Giáo lý hôn nhân, phải đi học, nộp bài, nhưng họ đã cám ơn sau khi học Giáo lý, vì thấy được ích lợi của việc học này. Thí dụ bài ra : Em bé hờn giỗi và khóc, cha mẹ phải xử sự thế nào? Hầu hết là đánh. Sai hoàn toàn, giải pháp đúng nhất là cha me ngồi xa, canh chừng cho đứa bé khóc. Khóc chán, bé chỉ cò ư, ư, thì tới giơ tay, bé sẽ chấp nhận cha mẹ đưa bé về nhà. Thời Đức Tổng Phaolo Nguyễn Van Bình, con đã xin Ngài bắt Cha phụ trách giáo xứ phải dạy Giáo lý cho đôi hôn nhân. Đức Tổng hiền quá! Đến Đức Cha Giám quản Nicola Huynh Văn Nghi, Ngài đã bắt phài dạy Giáo lý Hôn nhân 20 giờ .

Có lẽ thời của con cũng như các vị khác đã qua rồi, bây giờ phải đối mặt với thực tế của cuộc sống. Có vị lấy quyền mình “dứt phép thông công”, đuổi ra khỏi cộng đoàn... Làm như vậy thời nay người ta sẽ nghĩ “có lý do để bỏ Đạo!".

Ngày 31-12-2014 - Lm Fx Nguyễn hùng Oánh



VỀ MỤC LỤC


MÙA ĐÔNG NĂM ẤY - MÙA XUÂN NĂM NÀY

 

Người đàn bà đang ngơ ngác ở khoảng sân hẹp reo lên mừng rỡ khi thấy có tiếng xe lịch kịch vô cổng. Thiện nguyện viên ríu rít: “Dì Cúc! Dì Cúc! Tụi con quay lại thăm dì nè!”



Từ trong nhà có riếng rột rẹt, và ào ào lao ra một bầy chó lẫn mèo. Khách ngạc nhiên bởi chó thì gần chục con, mèo thì cũng không thua kém, chừng... nửa chục. Con nào con nấy xinh xắn dễ thương, khác hẳn gia chủ tiều tụy và có nét hơi lẩn thẩn.

- Để tui ra đón má, nói cho má mừng. Đợi tui! Đợi tui...

- Dạ, hồi nãy tụi con có thấy, có chào má, nhưng hình như má không nghe thấy.

- ...ờ...má tui...lẫn tới nơi rùi! Bà sắp chín mươi rồi còn gì. Đợi tui chút!...suỵt!...Mấy con, im! Đừng có làm rộn.

Bầy chó và mèo chạy lung tung. Con thì cụp đuôi nép vào nhau. Có chú mèo khoang phi lên nóc cái tủ cũ rụng chân, ngơ ngác ngó xuống đám người lạ huơ lạ hoắc.

Ở rìa con đường lầm bụi, má Tư lập cập đứng lên, bỏ lại cái mẹt có ba quả xoài héo queo và một cây bắp cải. Má run run hỏi: “Họ thăm má thiệt hả con? Đi về! Ừ thì đi về!”

Hai người đàn bà: già đã sắp chín mươi, trẻ cũng đã sáu lăm tuổi, cùng ốm yếu và cùng hơi...ngơ ngác.

Người mẹ là cụ Tư, xóm gọi là cụ Tư ve chai. Người con là dì Cúc. Nếu tìm bà con ở xóm nhỏ Tân  Thới  Nhì mà hỏi thăm người ta sẽ cho bạn biết vốn dĩ hai người không phải là dân gốc ở địa phương. Hồi chiến tranh họ từ đâu đó trôi dạt về đây, làng xóm cho họ miếng đất cất cái chòi.

Dì Cúc thở dài: “Lúc tôi có thai, sảy chân, mất đứa con. Thời chiến tranh không có thuốc thang. Tôi bệnh miết, không sinh nở. Ổng đánh tôi chán tay thì bỏ đi. Nhà chỉ có hai mẹ con từ dạo ấy...”

Từ dạo lâu lắc ấy, hai mẹ con họ sống với nhau. Người con bệnh rề rề và tính tình ngơ ngác. Theo năm theo tháng, bà mẹ cũng thành già nua, và cũng bệnh te tua. Cụ Tư bị tiểu đường, hai cẳng chân bầm đen, và cụ cũng thành ra lẫn cẫn tự khi nào, vậy nhưng cụ vẫn làm một người mẹ nuôi con tần tảo.

Cụ đi lụm rác, nhặt tất cả những gì có thể nhặt đem về. Khi chân đau không đi xa được, cụ ra chợ gần nhà, bà con biết thường cho cụ tí quà, khi quả xoài, khi mớ rau. Cụ mang về, để ở cái mẹt ngay rìa đường gần nhà, bà con thương lại mua dùm cho cụ.

Còn dì Cúc, cứ mang mãi nỗi đau mất con. Dì bỗng có cái thú nuôi chó nuôi mèo. Từ chú chó con dì nhặt ở ven đường hồi nào đưa về nhà, giờ bầy chó đã lủ khủ cả chục con. Có chó bà, chó mẹ, và cả con chó con mới sinh thuộc vai...chó cháu!

Thiện nguyện viên không thể quên hồi mùa đông năm ngoái khi được một cô sinh viên gần nhà cụ cho tin, tìm tới thăm đã không cầm được nước mắt khi thấy cảnh cô Cúc ngồi nựng con chó cái ốm o: “Ráng đi, ráng đi con. Chút ngoại về, ngoại mang gạo nấu cơm, má con mình ăn con nhé!”

Khi có người tới thăm hỏi, cô sụt sịt không phải vì thương cái phận khổ của cô, mà là: “Thương con chó Vàng quá đi! Nó khổ giống tui nè! Nó có bầu mà bị hư thai. Bữa rày nó ốm quá !”




 

Kể từ mùa đông ấy, căn nhà tình thương hắt hiu buồn của hai mẹ con lại thi thoảng có khách tới thăm. Trên tường nhà cụ Tư có một thứ mà cụ quý vô cùng. Đó là bức hình một đám thanh niên thiện nguyện tới dọn nhà cho hai mẹ con vào một mùa hè. Cụ Tư cứ chép miệng: “Vui đến là vui! Vui quá!”



Mùa đông năm nay trời hơi lạnh, và ngày Tết thì sắp đến nơi. Cụ Tư với hai cẳng chân bầm đen vẫn ngồi bên bờ đường với ba quả xoài và cây rau cải.


Trong gian nhà toàn những đồ phế thải, cô Cúc vẫn thì thầm với bầy chó mèo lủ khủ của mình. Cô muốn tiếng thì thầm yêu thương của mình lấp đầy cái bụng của bầy con chó mèo. Bà ngoại mà không bán được mấy trái xoài là cả nhà mình đói !



Và có khách tới, là khách của mùa đông năm trước từng qua đây, là những thiện nguyện viên của cộng đoàn lòng thương xót. Mùa đông năm ấy, rồi mùa đông năm nay, có một người linh mục vẫn không quên thông tin ông nhận được từ nhóm thiện nguyện vẫn lặng lẽ âm thầm đi tìm những mảnh đời rách nát cần được xót thương. Ông hỏi các học trò đã làm gì cho mẹ con người đàn bà cô đơn cùng bầy chó lũ mèo.


Và thế là các thiện nguyện viên lại tiếp tục lên đường. Họ miệt mài đi và đến mà học lấy những câu chuyện sống động của lòng xót thương. Người nghèo khổ vì thiếu thốn vật chất đã đành, lại thêm nỗi khổ vì cô đơn nữa thì thật là cùng khổ ! Hai người phụ nữ yêu thương nhau và sẻ chia tình thương cho bầy chó lũ mèo. Bầy chó lũ mèo không tư duy giỏi giang, không quyền cao chức trọng, ấy vậy mà lại tỏa hơi ấm sưởi cho người. Không phải học ở đâu xa, học ngay trong ngõ ngách cuộc đời, chữ “xót thương” đơn sơ mà vô vàn sâu sắc.




Người linh mục và nhóm thiện nguyện đã chuẩn bị chu đáo quà Noel và Tết cho hai mẹ con đơn chiếc ốm đau cùng với bầy chó lũ mèo, cũng như cho những người khuyết tật, nhưng con người nghèo khó bị bỏ quên nơi vùng sâu vùng xa. Mùa xuân này họ sẽ có khách của lòng Chúa xót thương đến thăm với những món quà làm ấm lên tình người.

Lòng xót thương nằm ngay trong những hành động cụ thể như thế, chứ không phải nơi những phong trào rầm rộ, hay những bài diễn văn hào nhoáng văn chương bóng bẩy bên ngoài.

“Bình an dưới thế cho người thiện tâm…”

“Nhân loại ngày nay chỉ tìm được bình an đích thật, khi đến với lòng Chúa thương xót và thực hành lòng xót thương”
Thu Hương

Những ngày chờ xuân sang



VỀ MỤC LỤC


tải về 0.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương