Bán nguyệt san – Số 229 – Chúa nhật 17. 08. 2014



tải về 0.74 Mb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu22.04.2018
Kích0.74 Mb.
#37022
1   2   3   4   5   6

b. Suy luận

Chúng ta nêu ra vài suy nghĩ để thấy sự hợp lý khi tìm hiểu Đức Maria  lên trời cả xác hồn .

1/ Đức Maria liên kết chặt chẽ với Đức Kytô

Một dây liên kết bằng tình mẫu tử do huyết nhục  với dây liên kết tình mẫu tử do lòng tin của Đức Mẹ dành cho Chúa Kytô ., một tinh yêu mẫu tử giữa Đức Maria  theo tình mẹ Con ở trần gian cũng bền chặt lắm rồi , nơi Đức Mẹ và Chúa Kytô  tình mẹ/con mang tính cao cả và thiêng liêng , một tinh mẫu tử tuyệt vời.

Có thể nói tình yêu mẫu tử đó  là chặt chẽ cùng với công nghiệp của Chúa Kytô  là mô thể  để Đức Mẹ được những đặc ân : Mẹ Thiên Chúa, Đống trinh trọn đời , Vô nhiễm nguyên tội v,v …

2/. Thể xác của Đức Maria trong quá trình nhập thể cứu chuộc của Chúa Kytô ..

Không có thể xác không thể hiện hữu  trên mặt đất nầy , không có thể xác, không thể nói đến mầu nhiệm nhập thể . Vậy, thể xác Đức Maria làm cho có sự hiện hữu cùa Đức Maria và mới có nhập thể của Ngôi Hai  trong cung lòng Đức Maria . Thể xác của Đức Maria đóng vai trò  hết sức quan trọng trong việc Ngôi Hai  làm người , vì thế Thiên Chúa đã dành  cho Đức Maria đặc ân trọn đời đồng trinh. Và chính thể xác Đức Maria là nơi thực hiện tình yêu mẫu tử  cao cả và thiêng liêng  giữa Đức Maria và Con của ngài là Đức Kytô .

Căn cứ vào những đặc ân Thiên Chúa dành cho Đức Maria  nhờ công nghiệp của Chúa Kytô , Con Đức Maria và tình yêu mẫu tử  cao cả và thiêng liêng nói trên , ta đặt vần đề :  thân xác Đức Maria có nên để tan nát trong mồ đến ngày tận thế sẽ sống lai như mọi người không. Theo thánh Phaolo bởi tội Adam  tội và sự chết  đã nhập vào thế gian , chết là báo ứng của tội ( Rm 5, 13 ; 6, 3 ;1 Cor 15, 26 ) . Cuộc chiến thắng của Chúa Kytô  sẽ hoàn toàn chỉ khi sự chết bị tiêu diệt ( Icor 15, 26 ; 15, 53-56) lúc đó đồ mục nát , cái thây chết sẽ mặc lấy trường sinh bất tử ). Đối với loài người sự chiến thắng của Chúa Kytô chỉ xảy ra trong ngày tận thế , nhưng đối với Chúa Kytô , nhân tính của Ngài đã đạt tới chiến thắng .Đối với loài người, sự chiến thắng này chỉ xảy ra trong ngày tận thế, nhưng đối với Chúa Kitô, nhân tính của Ngài đã đạt chiến thắng hoàn toàn từ trong ngày phục sinh.

Vậy có nên quan niệm rằng Đức Mẹ với tư cách là Mẹ Thiên Chúa , Mẹ đồng trinh trọn đời , không mắc tội nguyên tổ ,  và không phạm một tội riêng nào  phải chịu cảnh chiến thắng bất toàn,  tức là thân xác Mẹ bị tiêu tan trong lòng đất để chờ ngày tận thế xác Mẹ mới được hưởng chiến thắng hoàn toàn của Con mình không?

Ngoài ra, những đặc ân miễn trừ khỏi tội nguyên tổ . khỏi tội riêng cũng phải đưa  tới kết quả được miễn trừ  khỏi hư nát trong mồ (vì thân xác hư nát trong mồ là hình phạt của tội ) nên Thiên Chúa đưa hồn xác Đức Mẹ về trời là điều hợp lý .

Lm Fx Nguyễn hùng Oánh . 

 

NHỮNG QUY LUẬT TỔNG QUÁT VÀ NIÊN LỊCH

Số 58 : Để phục vụ lợi ích cho giáo dân  trong các Chúa nhật Thường niên được phép mừng lại vào ngày Chúa nhật các lễ đã mừng trong tuần miễn là lễ đó ở bậc cao hơn lễ Chúa nhật Thường niên ,

 LỄ Đức Maria hồn xác lên trời là lễ trọng bậc nhất, Chúa nhật Thưởng niên là lễ bậc hai, Linh mục có thể bỏ lễ  Chúa nhật vả cử hành lại Lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời nếu có giáo dân tham dự .



VỀ MỤC LỤC


NHÂN TÍNH VÀ THIÊN TÍNH CỦA MẸ MARIA


(Kh 11:19a; 12:1-6a, 10a; Tv 45; 1Cr 15:20-26; Lc 1:39-56)

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

Nhân lễ Đức Mẹ Đồng Trinh Hồn Xác Lên Trời mà Giáo Hội thường mừng vào ngày 15 tháng 8 hàng năm, người viết xin được chia sẻ ít suy niệm về ý nghĩa mục vụ và lịch sử của ngày lễ quan trọng này. Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa là dấu chỉ an ủi và hy vọng của chúng ta. Nhìn lên Mẹ thấy muôn thiên thần ca hát vui mừng, cuộc sống loài người như nở hoa để vươn tới một viễn tượng hạnh phúc vĩnh cửu. Chết không phải là hết mà là bước vào một cuộc sống mới không bao giờ chết. Chúng ta là nghĩa tử của đức Giesu và Mẹ Maria, chúng ta cũng được thông phần nhờ những ân huệ Chúa ban qua đức Maria.





ĐỨC MẸ KHÔNG VƯỚNG TỘI TỔ TÔNG 

Người Công Giáo chúng ta tin Đức Mẹ Lên Trời, đồng thời cũng tin và hiểu Đức Maria sinh ra không vướng tội tổ tông. Chúng ta tin rằng mẹ Maria không mắc tội là do ân huệ đặc biệt Chúa ban, do đó Mẹ cũng không bị ràng buộc bởi những hậu quả của tội. Chúng ta tin rằng vì sự vâng lời và lòng trung thành của Đức Trinh Nữ Maria nên lúc cuối đời, Mẹ đã được Thiên Chúa đem cả hồn lẫn xác lên thiên đàng hưởng phúc vinh quang.

 LỊCH SỬ XÁC ĐỨC MẸ LÊN TRỜI 

Ở Giáo Hội sơ khai, trong nhiều thế kỷ, không thấy các giáo phụ nhắc tới việc Đức Mẹ hồn xác lên trời. Irenaeus, Jerome, Augustine, Ambrose và nhiều giáo phụ khác cũng không đả động gì về vấn đề này cả. Trong bài viết vào năm 377 AD, giáo phụ Epiphanius quả quyết là chẳng ai biết Mẹ Maria chết ngày nào. 

Thế rồi, vào đầu thế kỷ V, lễ Đức Mẹ Lên Trời được mừng ở Syria. Thế kỷ V và VI, các ngụy thư cho thấy Giáo Hội đã bỏ ý nghĩ là xác Mẹ Thiên Chúa còn nằm trong mồ. Ở thế kỷ VI thì lễ được mừng ở Jerusalem và có lẽ ở cả Alexandria. 

Các bản cảo chính thức tham khảo Lễ Mẹ Lên Trời đều của những tác giả sống từ thế kỷ VI đến thế kỷ VIII. Trong những bài giảng của các thánh Andrew đảo Crete, thánh Gioan Damascene, thánh Modestus thành Jerusalem và nhiều thánh khác đều có nhắc đến lễ này. Ở Tây phương thì thánh Gregory thành Tours là người đầu tiên nói đến lễ này. Ngài sống ở thế kỷ VI, còn thánh Gioan Damascene ở thế kỷ VIII. 

Vào thế kỷ IX, lễ Mẹ lên Trời được mừng ở Y Pha Nho. Từ thế kỷ X đến XII thì không thấy bàn cãi gì nữa về việc mừng lễ này ở Giáo Hội Tây Phương. Thế kỷ XII thì lễ được mừng tại chính Roma và Pháp. 

Từ thế kỷ XIII đến nay thì hiển nhiên không còn bàn cãi gì nữa; trên khắp Giáo Hội hoàn vũ người ta tin là Mẹ đã lên trời cả Hồn và Xác. Năm 1950 Đức Pio XII ra luật bất khả ngộ bằng tông thư Munificentissimus Deus: “Mẹ Maria, đã có trọn vẹn cuộc sống trần thế, đã được lên Trời vinh hiển cả hồn lẫn xác.”

 ĐỨC MẸ LÊN TRỜI HAY ĐỨC MẸ NGỦ? 

Có một thời người ta tin rằng Mẹ Maria không chết mà chỉ ngủ giấc ngủ ngàn thu. Vậy thì Đức Mẹ lên trời hay Đức Mẹ ngủ? Giáo Hội Công Giáo mừng lễ Mẹ Lên Trời vào ngày 15 tháng 8; Chính Thống Giáo Đông Phương và Công Giáo Đông Phương mừng lễ Đức Mẹ Thiên Chúa Ngủ cũng đâu đó cùng ngày. Chính Thống Giáo tin rằng Đức Mẹ chết tự nhiên và linh hồn được Chúa Kito nhận lúc Mẹ chết; xác Mẹ đã sống lại sau ba ngày và được đem về Trời hưởng phúc phục sinh hoàn toàn. Mộ mẹ thấy trống  vào ngày thứ ba. Ngày nay mọi người có thể viếng mộ Mẹ Trinh Nữ Chính Thống Giáo ở Jerusalem, gần ngôi thánh đường chung của mọi quốc gia và vườn Gethsemane.

 DẤU CHỈ NƯỚC TRỜI      

Người phụ nữ mặc áo mặt trời” được mô tả trong sách Khải Huyền (Kh 11:19a; 12:1-6a, 10) là dấu chỉ nước trời, cho thấy bà “có thai… đang kêu la đau đớn vì sắp sinh con” (12:2). Vì như Chúa Kito phục sinh đã về trời luôn luôn mang những vết thương cứu chuộc do sự chết, thì Mẹ Người cũng đời đời mang “đau khổ” và “quằn quại  để sinh con”(12:2). Chúng ta có thể nói rằng Mẹ Maria, như là một ‘Eva mới’ sẽ tiếp tục sinh ra con người mới xuyên suốt thế hệ này qua thế hệ khác, “được tạo thành giống hình ảnh Thiên Chúa để sống thật sự công chính và thánh thiện” (Ep 4:24). Đó là hình ảnh thời cánh chung của Giáo Hội, hiện diện và sống động nơi Đức Mẹ Maria đồng trinh.

 NẾU CHÚA KITO KHÔNG SỐNG LẠI…. 

Thánh Phaolo trong thư gửi tín hữu Corinthians đoạn 15 (1Cr 15:20-26) đã đề cập đến vấn đề là họ không tin xác loài người sống lại (c.12) vì lẽ họ không thể tưởng tượng được làm sao xác người đã chết mà có thể sống lại và hiện hữu (c.35). Thánh Phaolo đã quả quyết cả việc thể xác sống lại lẫn chuyện tương lai của nó.  Câu trả lời của ngài đi theo 3 tiến trình: Ngài nhắc lại những “giảng huấn loan tin” căn bản về việc Chúa Giêsu phục sinh (15:1-11), chứng minh việc từ chối xác loài người sống lại là mâu thuẫn và không đúng lý luận (c.12-34), và cách thức kẻ chết sống lại dưới khía cạnh thần học (c.35-58). 

Không công nhận xác loài người sống lại (15:12) là lý luận mâu thuẫn, bất nhất.  Lý luận căn bản đã được nhắc lại 2 lần, là nếu xác loài người không sống lại thì chính Chúa Giêsu cũng không sống lại. Do dó hậu quả mà các tín hữu Corinthians lãnh chịu sẽ rất trầm trọng: Cả hai việc ‘Tội lỗi được tha thứ và ơn cứu chuộc’ trở thành mây khói. Niềm tin của họ chẳng cứu được họ, nếu Chúa Kito không sống lại. 

Việc chúa Kito toàn thắng sự chết do tội Adong đã đi vào lịch sử nhân loại, nay rực sáng nơi Đức Maria trên thiên đàng. Chính chúa Kito, một Adong “mới”, là người đã chinh phục sự chết, tự hiến mình hy sinh trên thập giá ở núi Calvary vì vâng lời Chúa Cha. Bằng cách đó, Người đã cứu chúng ta khỏi nô lệ tội lỗi và ác quỉ. Nhờ Mẹ Maria khải hoàn toàn thắng, Giáo Hội tôn vinh Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, vì Mẹ được Thiên Chúa Cha chọn làm mẹ thực sự của con độc sanh của Thiên Chúa, khiến Mẹ trở thành đồng công cứu chuộc nhân loại.

 QUYỀN NĂNG THIÊN CHÚA VƯỢT SỨC CON NGƯỜI

Bài phúc Âm hôm nay theo Luca (Lc 1: 39-56) kể lại câu chuyện rất đặc biệt của 2 người phụ nữ chia sẻ với nhau về niềm tin, hy vọng và hạnh phúc khi họ chuẩn bị làm mẹ. Đây là cơ hội để hai người chúc mừng nhau,  một người đã luống tuổi và hiếm muộn là Elizabeth và một người là vị hôn thê,  một trinh nữ trẻ đẹp tên Maria. Câu chuyện nói về quyền năng của Thiên Chúa vượt sức con người. Thiên Chúa có thể tạo ra sự sống, bằng cách cho phép những bà già hiếm muộn sinh con (Lc 1:36-37; Kn 21:1-3) và làm cho kẻ chết sống lại (Lc 7:14-16; Ga 1:43-44). Hành động Mẹ Maria vội vã lên đường đi về miền núi đồi xứ Giudea là một biểu tượng Nước Trời sắp đến. 

Mẹ Maria là khuôn mẫu cho mỗi người chúng ta, việc Mẹ về trời nhắc nhở chúng taanh và tôi đều có quyền hy vọng. Điều xẩy ra cho người con gái đồng trinh thành Nazareth vào cuối đời nơi dương thế cũng có thể xẩy ra cho mỗi người chúng ta nếu chúng ta có lòng tin, trung thành và biết vâng lời như Mẹ Maria. 

Nơi thiên đàng, mẹ Maria hướng dẫn cho chúng ta cách gặp Chúa, biết cách sống và biết đường tìm về thiên quốc. Mẹ chỉ cho những con của mẹ đã chịu phép thánh tẩy trong chúa Kito và tất cả những ai lòng thành. Mẹ mở rộng những cách thức đó cho các trẻ thơ bé nhỏ và người nghèo khó, những kẻ biết mở rộng lòng mình đón nhận tình Chúa thương xót. Nữ Vương Thế Giới biểu dương cho từng cá nhân, từng quốc gia, sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa, dẹp tan những kẻ kiêu căng, hạ bệ những kẻ quyền thế, nâng cao những kẻ khiêm nhường, cho no đầy những ai đói nghèo và làm tay trắng những kẻ giầu sang (Lc. 1: 51-53).

 BA GIAI ĐOẠN CỦA MẸ MARIA 

Chúng ta mừng ba giai đoạn lớn của cuộc đời mẹ Maria, giống như cuộc đời của tất cả chúng ta. Khi Đức Pio IX tuyên bố tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội  năm 1854 với sắc chỉ “Ineffabilis Deus”, ngài dẫn chứng rõ ràng bằng câu chuyện Phúc Âm thánh Luca nói về thiên thần Gabriel truyền tin cho Mẹ Maria (Lc 1:26-38). Sứ thần chào Mẹ: “Kính mừng Maria đầy ơn phúc”. Câu này phải được hiểu là Mẹ Maria luôn luôn tinh tuyền, không bao giờ nhiễm tội lỗi. Thiên Chúa đã hiện diện và hoạt động trong Mẹ ngay từ những giây phút khởi đầu sự sống. Ơn sủng của Chúa thì to lớn hơn cả tội lỗi, quyền lực đó bao chùm vượt qua cả tội lỗi và sự chết. Nhờ vô nhiễm nguyên tội, Mẹ Maria được kêu gọi lãnh  sứ mệnh đặc biệt. 

Giai đoạn hai là nhập thể. Qua việc Mẹ Maria sinh ra chúa Giesu mà còn đồng trinh thì chúng ta phải hiểu là quyền năng Thiên Chúa cũng đã  hoạt động trong cuộc sống của chúng ta. Câu trả lời của chúng ta cho giai đoạn này là phải khiêm tốn, công nhận, biết ơn, cởi mở và đón chào. Qua việc nhập thể, mẹ Maria sinh ra Ngôi Lời bằng xương bằng thịt thực sự. 

Giai đoạn ba là cuộc hành trình sau cùng của Mẹ Maria đi về Vương quốc Thiên Chúa một cách trọn vẹn với tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời do Đức Pio XII ban năm 1950. Như vây từ khởi đầu cũng như lúc kết thúc cuộc sống của Mẹ, Thiên Chúa đã hoàn thành nơi Mẹ tất cả những lời hứa mà Người đã hứa với chúng ta. Do đó chúng ta cũng sẽ được đưa lên thiên đàng như Mẹ vậy. Trong Mẹ Maria, chúng ta có hình ảnh nhân tính và thiên tính. Thiên Chúa thực sự thoải mái trong chúng ta và chúng ta cũng khoan khoái trong Thiên Chúa. Mẹ Maria lên trời ở một chỗ danh dự đặc biệt đã có sẵn trong ý của Thiên Chúa từ muôn thuở…. 

 LỜI KẾT: MẸ MARIA THEO BƯỚC CHÂN CỦA CHÚNG TA 

Để kết thúc, xin được nêu lên ít lời của Biển Đức XVI suy tư về Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời trong buổi triều yết chung hàng tuần tại Castel Gandolfo ngày 16-8-2006.  

Nhờ chiêm ngưỡng sự vinh quang của Mẹ Maria trên thiên quốc, chúng ta hiểu được trần thế không phải là quê hương thực của chúng ta, và nếu chúng ta luôn luôn chăm chú để mắt nhìn vào những của cải vĩnh cửu thì một ngày kia chúng ta sẽ được chia sẻ cùng một vinh quang ấy, và trần thế sẽ trở nên tươi đẹp hơn. Vì vậy chúng ta sẽ không mất bình thản và an bình giữa hàng ngàn khó khăn mỗi ngày. Những tia óng ánh của Mẹ được mang về trời sẽ chiếu rọi rực rỡ hơn khi bóng tối sầu buồn của đau khổ và bạo động như lu mờ ở chân trời. 

Chúng ta có thể chắc chắn về điều đó: Từ trên trời cao Mẹ Maria theo rõi những bước chân đi của chúng ta với niềm ưu tư nhẹ nhàng, đánh tan những băn khoăn sầu muộn trong những lúc đen tối và buồn nản, bảo đảm cho chúng ta yên tâm qua bàn tay dịu hiền của mẹ. Biết được như vậy, chúng ta hãy tiếp tục đi trên đường quyết tâm của người Kito hữu bất cứ khi nào Chúa quan phòng dẫn đưa chúng ta. Chúng ta hãy tiến bước trong cuộc sống của chúng ta dưới sự dìu dắt của Mẹ Maria.”

 Fleming Island, Florida

August 15, 2014



Fxavvy@aol.com

NTC


 Mời nghe nhạc Mẹ Về Trời: Ấn và giữ nút Ctrl trên bàn phím và click link ở dưới:

http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=83ShcuFOqxw

VỀ MỤC LỤC


NGƯỜI PHỤ NỮ CANAAN (Mátthêu 15,21-28 – CN XX TN - A)



Đối với cộng đoàn đã tách khỏi Israel, giai thoại người phụ nữ Canaan này cho thấy các tín hữu có thể tìm được một cuộc sống mới và một vùng dấn thân mới giữa các Dân ngoại.

 

Lm FX Vũ Phan Long, ofm

Nguồn: http://kinhthanhvn.org/viewItem.jhtml?itemId=8993

 

1.- Ngữ cảnh


Trong các bản văn trước, ta thấy, sau khi Đức Giêsu bị dân Nadarét loại trừ và Gioan Tẩy Giả bị chém đầu, Đức Giêsu đã hoàn toàn tập trung vào việc giáo huấn các môn đệ; Người có chữa bệnh, nhưng không còn ngỏ lời với đám đông nữa. Tuy nhiên, các tranh luận với người Pharisêu vẫn còn, ngày càng gay gắt hơn. Đức Giêsu trách họ là đã thêm quá nhiều quy tắc vào Luật Môsê khiến cho Luật này trong thực tế không còn giá trị nữa; cùng lắm chỉ một số chuyên viên rất rành các truyền thống tiền nhân mới giữ được mà thôi. Đức Giêsu phản ứng bằng cách đưa Luật Môsê trở lại với sự đơn giản ban đầu, để toàn dân có thể tuân giữ.

Trong bản văn đi trước sát đoạn văn của chúng ta, Đức Giêsu còn đi xa hơn. Trong  một dịp tranh luận với người Pharisêu về món ăn trong sạch và không trong sạch, dường như Người gợi ý là người ta có thể ăn mọi thức mà chính Luật Môsê cấm! Thế mà điều này đã từng là một trong những lý do gây chia rẽ Do Thái và Dân ngoại. Vậy Đức Giêsu dường như đang quay về với một thái độ mềm dẻo hơn đối với Dân ngoại. Chính trong khung cảnh này mà ta đọc được truyện “Người phụ nữ Canaan”. Tác giả Mt trình bày cho thấy Đức Giêsu đã làm một phép lạ theo lời thỉnh cầu của một phụ nữ ngoại giáo. Đứng trước sự cứng lòng tin của dân Người và sự chống đối ngày càng gia tăng của giới lãnh đạo tôn giáo, phải chăng Đức Giêsu đã quyết định bỏ mạc Israel mà quay sang hẳn với người ngoại?



2.- Bố cục
Bản văn được bố trí thành những đoạn đối thoại với Đức Giêsu, như những bậc đi lên tới một cao điểm:

* Mở: Hoàn cảnh (15,21);

1) Đoạn một: Đức Giêsu và người phụ nữ: Đức Giêsu làm ngơ = từ chối (15,22-23a);

2) Đoạn hai: Đức Giêsu và các môn đệ: Đức Giêsu trả lời = từ chối (15,23b-24);

3) Đoạn ba: Đức Giêsu và người phụ nữ: Đức Giêsu trả lời = từ chối (15,25-26);

4) Đoạn bốn: Đức Giêsu và người phụ nữ: Đức Giêsu khen ngợi =  đồng ý (15,27-28).   



3.- Vài điểm chú giải
- Đức Giêsu lui về miền Tia và Xiđôn (21): Ghi chú về nơi chốn này có tính cách thần học. Tác giả Mt cho thấy Đức Giêsu tiếp xúc với Dân ngoại cư ngụ trong vùng này. Cụm từ “Tia và Xiđôn” thường được dùng để gọi vùng Dân ngoại cư ngụ ở về phía biên giới tây bắc Paléttina; nơi này cũng còn được gọi là Phêniki . Dân Phênikia tự gọi mình là “dân Canaan”, và Cựu Ước cũng như Tân Ước đã lấy lại tên gọi đó.

- ở vùng ấy đi ra
(22): Giải thích như BJ (1998) rằng “ân huệ cuối cùng được Đức Giêsu ban cho người phụ nữ ngoại giáo này rất có thể sẽ là trong đất Israel”, hay như Bd CGKPV (2004): “Mátthêu hình như muốn ngụ ý rằng, sở dĩ người đàn bà ngoại giáo biết tuyên xưng Chúa Giêsu là Con vua Đavít là vì bà đã đi ra khỏi miền dân ngoại và chỉ trong đất Ít-ra-en bà mới được Chúa thi ân” dường như có phần ép nghĩa. Nhưng c. 21 lại cho hiểu rằng chính Đức Giêsu mới đi ra khỏi đất Israel để đi vào vùng Dân ngoại. Trong thực tế, các biên giới địa lý, chính trị và dân tộc giữa Galilê, Xyri và Phêniki cũng chẳng rõ ràng gì. Đàng khác động từ “đi ra” (exelthousa) và giới từ apo cũng rất có thể chỉ liên hệ đến xuất xứ ngoại giáo của bà ấy mà thôi. Vì thế, giáo sư Guillemette đề nghị dịch là “… thì này có một người đàn bà Canaan của vùng ấy…”. Dịch như thế, thì hài hòa với câu trước (c. 21). TOB (1994) dịch là “này đây một người đàn bà Canaan đến từ đó…”.

- Con vua Đavít
(23): Vì danh tiếng Đức Giêsu đã lan tới các vùng này, người ta biết các tên của Người. Do đó, không chắc là khi gọi Người như thế, người phụ nữ đã tin Người là Đấng Mêsia. Rất có thể bà gọi Người như thế là chỉ bắt chước người Do Thái. Tuy nhiên, lời kêu của bà cũng vẫn là một lời trách gửi đến cho dân Do Thái vì họ đã không biết nhận ra Đức Giêsu là Đấng Mêsia.

- Thầy chỉ được sai đến với những con chiên lạc của nhà Ít-ra-en mà thôi
(24): “Chỉ được sai đến” là một thái bị động thay tên Thiên Chúa (= Thiên Chúa chỉ sai Thầy đến với …). Đức Giêsu nhắc lại một bài sai rất phù hợp với các sấm ngôn nói rằng sẽ đến một ngày Đức Chúa (Yhwh) đuổi các mục tử giả hiệu ra khỏi Israel và trao nhiệm vụ chăn dắt cho Đấng Mêsia (x. Ed 34,23). Nay Người loan báo rằng giờ đó đã đến. Người có vai trò tái lập Israel thành một đoàn chiên duy nhất, trung thành với Yhwh. Khi dân Israel đã được quy tụ lại rồi, khi họ đã lại đi theo vị mục tử chân thật của Thiên Chúa rồi, chỉ khi ấy các dân trên thế giới mới có thể được quy tụ lại quanh Thiên Chúa chân thật. Nhưng giai đoạn hai này của chương trình cứu độ không trực tiếp liên hệ đến sứ mạng của Người là Mêsia. Về chú giải, “những con chiên lạc nhà Israel” (ta probata … oikou Israêl) cũng có thể là một thuộc-cách giải nghĩa (epexegetical genitive), và có nghĩa là “những con chiên lạc nhà Israel”.

- Chó con
(26): Từ Hy Lạp kynarion (“chó con”) là dạng giảm nhẹ của từ kyôn (“chó”). Người Do Thái thường gọi Dân ngoại là “chó” (Híp-ri keleb). Phải chăng Đức Giêsu dùng từ ở dạng giảm nhẹ để giảm bớt tính khinh bỉ trong từ “chó”? Không chắc, bởi vì: 1) Trong Hy Lạp koinê (bình dân), không chắc là dạng giảm nhẹ ấy có giá trị là một sự giảm thiểu; 2) Ngôn ngữ A-ram không có dạng từ tương ứng với “chó con”. Do đó, hẳn là Đức Giêsu đã dùng từ A-ram truyền thống là kalơbâ’ (chó) để gọi Dân ngoại.

4.- Ý nghĩa của bản văn
Phải chăng Đức Giêsu đã quyết định bỏ mạc Israel mà quay sang hẳn với người ngoại? Bản văn Mt đọc hôm nay trả lời với chúng ta rằng đấy không phải là ý định của Đức Giêsu. Quả thế, Đức Giêsu đã chỉ chấp nhận làm phép lạ sau khi đã từ chối lâu dài, y như thể Người đã chấp nhận cực chẳng đã. Chúng ta tìm hiểu bản văn.

Người phụ nữ đã thưa với Đức Giêsu: “Lạy Ngài là Con vua Đavít, xin rủ lòng thương tôi” (c. 22). Khi nói” Xin rủ lòng thương tôi”, bà đã dùng ngôn ngữ Kinh Thánh lấy từ các Thánh vịnh (Tv 6,3; 9,14; 26,7; 30,10; 40,56; 85,.3; 122,3; v.v.). Đây là ngôn ngữ quen thuộc với Hội Thánh. “Ngài/Chúa, kyrie”, là danh hiệu các môn đệ và những người cầu xin thường dùng để thưa với Đức Giêsu. Khi gọi Người là “Con vua Đavít”, cho dù đức tin của bà chưa rõ ràng, bà cho thấy bà đang quay về với Đấng Mêsia của Israel, Đấng đã chữa lành nhiều người đau ốm trong dân. Như vậy, bà biết rằng Đức Giêsu được gửi đến với con cái Israel; độc giả thấy được đức tin của bà ở chỗ là, dù biết như thế, bà vẫn kêu cầu Người.

Các môn đệ tìm cách đuổi bà ấy đi. Các ông đóng một vài trò tiêu cực, giống như ở 14,15; 19,13. Các ông giải thích xấu tiếng kêu la của người phụ nữ; các ông không nghe ra được nỗi cùng quẫn của bà, mà chỉ thấy là bà đang đi theo nhóm và làm phiền bằng tiếng kêu la. Lời đáp của Đức Giêsu nằm trong ngữ cảnh này: “Thầy chỉ được sai đến với những con chiên lạc của nhà Ít-ra-en mà thôi” (c. 24); Người tuyên bố như vậy trước mặt các môn đệ và trong hoàn cảnh dân Do Thái khép lòng lại trong thái độ cứng tin. Điều này, chính Người đã một lần nói lên khi sai phái Nhóm Mười Hai (x. 10,6). Như thế Người hỗ trợ cho việc dứt khoát từ chối người phụ nữ và còn cho thấy điều này thuộc về lịch sử cứu độ. Nếu vậy, sau này khi Đức Giêsu truyền dạy các môn đệ đi đến với muôn dân (28,18-20), điều này có nghĩa là có một sự thay đổi căn bản trong chương trình của Thiên Chúa. “Các con chiên lạc của nhà Israel” không phải chỉ là “các con chiên đen” tại Israel, nhưng có thể hiểu là toàn thể dân Thiên Chúa mà Đức Giêsu được gửi tới. Câu trả lời của Đức Giêsu cho thấy Người không dành cho người phụ nữ một chút quan tâm nào nữa. Thế nhưng bà vẫn quay về Đức Giêsu và bái lạy Người (x. 8,2; 9,18). Một lần nữa, bà gọi Người là  “Ngài/Chúa, kyrie”, và một lần nữa, bày nài xin Người với những lời lấy từ các Thánh vịnh (Tv 43,27; 69,6; 78,9; 108,28). Một lần nữa, Đức Giêsu từ chối bằng lời lẽ rất mạnh: “Không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con” (c. 26). Người muốn nói rằng Tin Mừng chỉ được nhắm phân phát cho “con cái”, tức là dân tộc Do Thái, những người thừa kế lời Thiên Chúa hứa. Không chắc người phụ nữ hiểu được ý này, khi bà trả lời: “Thưa Ngài, đúng thế, nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống” (c. 27). Có lẽ phải nói rằng bà tự gọi mình là “chó” không phải là một sự khiêm nhường, nhưng là để bẻ lại Đức Giêsu: Trong gia đình, nhưng con chó cũng được hưởng những mảnh vụn từ bàn chủ rơi xuống. Dù bị từ chối nhiều lần, người phụ nữ vẫn không nản chí, bà vẫn tiếp tục cầu xin. Thế là Đức Giêsu chấp nhận lời bà thỉnh cầu.

Đức Giêsu mô tả sự tin tưởng vô điều kiện của người phụ nữ, được diễn tả bằng những lời xin được lặp lại liên tục, là “lòng/đức tin” (x. 8,10.13; 9,22.29). Đức tin có nghĩa là người ta không có bất cứ điều gì ngoại trừ sự tin tưởng đặt nơi Đức Giêsu. Câu truyện kết thúc giống như truyện viên sĩ quan ở Caphácnaum. Lời thỉnh cầu không ngơi nghỉ của bà đã được chấp nhận. Con gái bà được khỏi (c. 28).

Việc Đức Giêsu chấp nhận lời thỉnh cầu của bà trở thành một lời gián tiếp kết án sự công chính và sự an toàn mà dân Do Thái nghĩ là họ đang có, dựa trên truyền thống và tư cách thừa kế lời Thiên Chúa hứa cho tổ phụ Abraham: họ không còn biết đón nhận ơn Thiên Chúa tuyển chọn trong đức tin nữa. Còn bà Canaan, bà đã đạt được điều bà muốn có, là bởi vì bà ở trước nhan Thiên Chúa trong tư thế chờ đợi khiêm tốn như những người được nói đến trong các Mối Phúc. Bà đã tỏ ra như là một người hành khất dưới chân Đức Giêsu, cứ không ngừng cầu xin, cứ hy vọng ngược lại mọi hy vọng, giống như Abraham, như bà góa trong dụ ngôn Lc (Lc 18,1-8), như những người biết dùng sức mạnh mà vào Nước Trời (Mt 11,12). Lời bà cầu xin chính là hình thái cụ thể và sống động của niềm tin bà. Đức Giêsu thấy “lòng tin của bà mạnh thật” (c. 28), bởi vì lòng tin của bà là trọn vẹn, nó cho thấy một con tim không chia sẻ đang chờ đợi được no lòng thỏa dạ từ sự hào phóng của Thiên Chúa, từ ý muốn của Chủ. Đồng thời, chính đức tin này càng cho thấy là sự mù quáng và định kiến của dân Do Thái đối với Đức Giêsu thật thê thảm, vì họ đã từ khước nhìn nhận Người là Đấng Mêsia, trong khi “con chó” ngoại giáo này đã biết nhận ra Người là “Con vua Đavít” (c. 22). Sự tin tưởng vô điều kiện đặt nơi Đức Chúa và Con vua Đavít cũng hàm chứa kinh nghiệm cụ thể về sự chữa lành.

+ Kết luận

Truyện người phụ nữ Canaan hàm chứa hai khẳng định bề ngoài mâu thuẫn nhau: sự tuyển chọn Israel làm dân riêng của Thiên Chúa và Thiên Chúa hoàn toàn tự do trong việc thực hiện chương trình cứu độ. Ta vẫn có thể đọc truyện bà Canaan để ghi nhận sứ điệp cứu độ và hy vọng, nhưng cũng phải luôn đề phòng xu hướng duy tín hoặc cuồng tín. Nếu bà ấy cuối cùng đã được Đức Giêsu lắng nghe, tác giả vẫn không có ý nói rằng bất cứ ai có đức tin y như đức tin của bà thì luôn luôn đạt được thành công như thế. Các mầu nhiệm của Thiên Chúa không phải bao giờ cũng trở nên minh bạch khi con người thỉnh cầu Ngài. 

5.- Gợi ý suy niệm

1. Bản văn hôm nay cho hiểu rằng tư cách của chúng ta là người đã được rửa tội không phải là một quyền để chúng ta có thể phê phán hoặc khinh bỉ người khác. Tư cách này thật ra là một ơn Thiên Chúa ban cho chúng ta. Riêng Ngài, Thiên Chúa không hề bị ràng buộc vào bất cứ cấu trúc tôn giáo nào hay bất cứ tư cách nào của con người cả. Ngài vẫn đang thấy có “lòng tin mạnh thật” nơi những người mà chúng ta coi thường. Ngài vẫn có thể làm dấy lên một dân mới cho Ngài.

2. Bà Canaan này đã vượt qua được mọi trở ngại, bằng sự kiên trì, bằng khả năng thuyết phục riêng của phái nữ: nhẹ nhàng, bình thản, nhưng cương quyết. Bà đã vượt qua được các trở ngại bằng trí thông minh đầy khiêm tốn, chứ không phải bằng sự ngạo mạn khiêu khích, hoặc bằng thái độ quỵ lụy, hạ mình, cầu cạnh. Để làm được như thế, trước tiên bà phải rất thương yêu đứa con của bà. Bà thương yêu đứa con nhỏ yếu đuối, không có thể tự làm gì để cứu mình. Bà trở thành đại diện cho nó; bà cũng trở thành đại diện cho những người không thể tự mình diễn tả ra vấn đề của họ. Bà là phát ngôn viên của những người cô thế cô thân, những người yếu đuối. Bà hiểu vụ việc của bà, bà xác tín bà có lý, bà chắc chắn là bà có quyền xin được cứu giúp. Không phải bà chỉ muốn bày tỏ nguyện vọng của mình, còn đáp ứng thế nào thì tùy Đức Giêsu; bà đã có cách xin khiến Đức Giêsu không thể từ chối được. 

3. Không biết là bà có linh cảm được rằng Đức Giêsu thế nào cũng chấp nhận lời bà thỉnh cầu chăng. Không biết là bà có đã nghe biết nhiều về Đức Giêsu chưa. Không biết là bà có hiểu biết phần nào nhân cách của Người chăng. Nhưng cách bà xin cho thấy là bà biết là bà có thể cậy dựa vào Đức Giêsu. Dù sao người phụ nữ cũng có linh cảm sắc bén hơn về con người, có cảm thức rất chính xác về từng con người họ gặp gỡ. Chắc chắn bà này đã được hỗ trợ bằng sự linh cảm rất nữ tính này. Khi biết rằng bà xin không phải cho bà, khi biết rằng con người mà bà đến gặp để thỉnh cầu là con người có lòng nhân ái, thì bà chẳng có gì để sợ mất. Bà đã xin, xin mãi. Ta có thể nhớ đến dụ ngôn Đức Giêsu kể về bà góa nhất định xin ông quan toà bất nhân cứu xét cho vụ việc của mình ở chương 18 của Tin Mừng Luca. Dường như sự kiên trì là một đức tính chủ yếu của phái nữ.

4. Dường như tôi dễ buông xuôi trước một khó khăn dù bé nhỏ. Dường như tôi không có xác tín mãnh liệt về ơn gọi của tôi để sống cho đến mức độ cuối cùng. Dường như tôi không có cảm thức rằng số phận của người khác liên hệ đến cách tôi sống ơn gọi của tôi. Quả thật, tôi lùi bước tức khắc khi vừa bị từ chối. Có mấy khi tôi kiên trì cầu xin Chúa cho một người đã cậy nhờ tôi cầu nguyện cho đâu. Dường như tôi chẳng dám lên tiếng cho những người cô thế cô thân, vì tôi sợ liên lụy đến tôi, tôi sợ mất quyền lợi, mất chỗ đứng, mất sự tín nhiệm... Có khi chỉ nguyên nghĩ rằng tôi chẳng đạt được kết quả gì đâu, là tôi đã cảm thấy tê liệt, chân tôi không sao nhúc nhích được nữa rồi. Người phụ nữ Canaan này, một người tôi ngoại, cho thấy rằng kiên trì là một nhân đức, bởi vì nó lay chuyển được lòng của Thiên Chúa! Bà ý thức rằng bày tỏ nguyện vọng tốt lành, nhất là để trợ giúp kẻ khác, thì không phải là chuyện xấu để phải cả nể, để phải giữ kẽ, để phải nổi tự ái lên.

5. Hội Thánh sống giữa Dân ngoại có nhiệm vụ công bố sứ điệp của Đức Giêsu cho họ: Đức Giêsu không giam hãm Thiên Chúa bên trong biên cương của Israel, nhưng đã để chính mình được đánh động bởi lòng tin của người phụ nữ ngoại giáo. Đối với cộng đoàn đã tách khỏi Israel, giai thoại này cho thấy các tín hữu có thể tìm được một cuộc sống mới và một vùng dấn thân mới giữa các Dân ngoại.
VỀ MỤC LỤC



tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương