Bán nguyệt san – Số 197 – Chúa nhật 19. 05. 2013


THÁI LAN: KHÓA HỌC DÀNH CHO NHỮNG NHÀ ĐÀO TẠO TRONG CÁC CHỦNG VIỆN



tải về 445.22 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích445.22 Kb.
#15696
1   2   3   4

THÁI LAN: KHÓA HỌC DÀNH CHO NHỮNG NHÀ ĐÀO TẠO TRONG CÁC CHỦNG VIỆN

WHĐ (10.05.2013) – Linh mục có vai trò rất quan trọng trong sứ vụ loan báo Tin Mừng, vì thế, việc đào tạo linh mục là một việc khẩn thiết đối với sự sống còn của Giáo hội. Giáo hội không ngừng đào tạo các linh mục, không chỉ trong giai đoạn ở chủng viện[1] mà còn kéo dài sau khi mãn chương trình chủng viện[2] và suốt quãng đời linh mục trong việc đào tạo trường kỳ[3]. Việc đào tạo linh mục lại tùy thuộc phần lớn vào những nhà đào tạo, nên những nhà đào tạo linh mục cần được huấn luyện để trở nên những người thợ lành nghề.


Quan tâm đến những nhà đào tạo chủng viện, nên từ năm 2001, Tòa Thánh đã mở những khóa học dành cho các nhà đào tạo trong các chủng viện, được tổ chức tại Italia. Tuy nhiên, với mong muốn đem lại nhiều ích lợi hơn nữa cho những nhà đào tạo, nên năm 2013 này, theo đề nghị của Đức Tổng giám mục Bangkok, Francis Xavier Kriengsak Kovithavanij, Chủ tịch Ủy ban Giám mục về các chủng viện và ơn gọi, khóa học được Hội đồng Giám mục Công giáo Thái Lan tổ chức, dưới sự bảo trợcủa Bộ Truyền giáo và sự hợp tác của Viện Đại học Sophia.

Lần đầu tiên tổ chức tại châu Á, khóa học này mang tên Khóa học dành cho những nhà đào tạo trong các chủng viện, với chủ đề: Linh mục trong Giáo hội như sự hiệp thông đối với việc đào tạo toàn diện. Khóa học diễn ra tại Trung tâm huấn luyện mục vụ Baan Phu Waan (Baan Phu Waan trong tiếng Thái nghĩa là nơi gieo giống), thuộc Tổng giáo phận Bangkok, Thái Lan, và kéo dài ba tuần – từ ngày 15 tháng Tư đến ngày 05 tháng Năm 2013.

Baan Phu Waan là một trung tâm lớn, diện tích khoảng 500 ha. Bên trong được xây dựng thành một quần thể kiến trúc: khách sạn, nhà hưu dưỡng, trường học (trường nam và trường nữ), tiểu chủng viện, nhà sinh hoạt đa năng, hồ bơi, sân thể thao (bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ,quần vợt…). giữa là một hồ nước trong xanh, xung quanh các dãy nhà đều có thảm cỏ xanh, vườn cây lớn nhỏ xen kẽ nhau tạo nên một không gian thoáng đãng, êm đềm. Bước vào trung tâm, con người có cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản bởi khung cảnh tự nhiên hữu tình với bố cục kiến trúc chặt chẽ và hợp lý. Những người phục vụ nơi đây rất nhiệt tình, vui vẻ, sẵn sàng giúp đỡ mọi người.

Khóa học dành cho người châu Á, vì thế các học viên đến từ nhiều quốc gia của châu Á. Còn các giảng viên được mời từ các quốc gia khác nhau. Tổng cộng 70 người, cả giảng viên và học viên; gồm có: Italia (4), Australia (1, Việt kiều), Philippines (4), Thái Lan (23), Malaysia (2), Pakistan (4), Myanmar (11), Việt Nam (15), Ấn Độ (3), Lào (1), và Timor-Leste (2).

Nội dung khóa học xoay quanh chủ đề về hiệp thông trong việc đào tạo linh mục, với những gợi ý và chia sẻ, thông qua những bài thuyết trình và làm việc nhóm (group work) hay những buổi hội thảo (workshop)theo chủ đề từng ngày.

Về việc đào tạo toàn diện, các học viên theo sát những hướng dẫn của Giáo hội trong việc đào tạo linh mục theo bốn chiều kích mà Tông huấn Pastores Dabo Vobis đã đề ra: nhân bản, thiêng liêng, tri thức và mục vụ [4].


Các tham dự viên được nghe những kinh nghiệm quý báu từ các chủng viện và các hình thức áp dụng đường hướng của Giáo hội trong hoàn cảnh quốc gia mình đang sống. Đồng thời, trong tình hiệp thông giữa các nhà đào tạo trong chủng viện, những người tham dự còn được sống tình huynhđệ chan chứa yêu thương, đậm tình bác ái. Những câu chuyện dí dỏm bên mâm cơm, những chuyện vui buồn từ các nhóm chia sẻ hay bầu khí linh thiêng trong các giờkinh lễ, tất cả đều toát lên tình hiệp thông giữa các nhà đào tạo, tuy có chênh lệnh nhau về tuổi tác, có khi là thầy trò, nhưng tất cả cùng chung một mục đích là làm cách nào để đào tạo nên những thế hệ linh mục cho Giáo hội như lòng Chúa mong ước.

Một trong những hình thức đào tạo linh mục ngày nay là học đi đôi với hành, các tham dự viên ngoài việc học rất nặng nề và chiếm mất nhiều thời gian, ban tổ chức còn sắp xếp để các tham dự viên có thời gian vừa học vừa tham quan giải trí và học hỏi, như xem những show trình diễn của voi rất ngoạn mục và hài hước, đặc biệt các tham dự viên rất hồi hộp khi xem show biểu diễn giữa người và cá sấu, nguy hiểm và táo bạo. Ngoài ra, các tham dự viên còn được đi thăm ngôi làng văn hóa (cultural village). Nơi đây tái diễn những sắc thái văn hóa khác nhau của người Thái, từ cảnh sinh hoạt bình dân cho đến chốn trang nghiêm cungđình; từ phong tục ăn uống thôn dã cho đến nghi thức cưới hỏi trang trọng, với những nghi lễ cầu xin thần linh chúc lành cho đôi uyên ương trong nghi thức rước dâu, ly rượu mừng, động phòng…, hay những màn khiêu vũ độc đáo điêu luyện của các chàng trai cô gái Thái ở phần lễ hội, trong trang phục truyền thống dân tộc, vừa mang vẻ trang nghiêm của lễ, vừa mang nét quyến rũ gợi cảm của hội. Những nét văn hóa đặc trưng của người Thái như được hội tụ nơi đây. Các tham dựviên không chỉ nhìn xem những nét đặc thù của văn hóa Thái, mà còn hiểu hơn về đất nước, con người của người Thái trong việc bảo tồn những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc.

Kết thúc khóa học, mọi người đều cảm thấy hài lòng, vì được học hỏi những kinh nghiệm quý báu từ các chủng viện, chia sẻnhững ưu tư, những trăn trở, khó khăn trong việc đào tạo linh mục. Lần đầu tiên các nhà đào tạo chủng viện ở châu Á có dịp gặp gỡ trong mối hiệp thông với nhauđể nhìn lại công việc đào tạo của mình. Các ngài sẽ không cảm thấy lẻ loi, đơnđộc trong công việc cao cả này, vì bên cạnh mình còn có những người khác thuộc mọi quốc gia đang cùng mình gánh vác trọng trách lớn lao này của Giáo hội.

Bầu khí của những ngày tham gia khóa học là bầu khí hiệp nhất: hiệp nhất trong cử hành, hiệp nhất trong đường hướng đào tạo linh mục, hiệp nhất trong cách làm việc, và đặc biệt hiệp nhất như anh em một nhà.

Chia tay nhau, mỗi người trở về với công việc thường ngày, mang theo những kinh nghiệm được chia sẻ và tình cảm thân thương của những người bạn đồng nghiệp trong ba tuần sống và làm việc với nhau.

––––––––––––––––––––––––––––––––––

[1] x. Công đồng Vaticanô II, Sắc lệnhOptatam Totius (28/10/1965), số 4.

[2] x. nt., số 22.

[3] x. Gioan Phaolô II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis (25/03/1992), số 70-81.

[4] x. nt., các số 43-44, 45-50, 51-56,57-59.

Phêrô Quốc Dũng

VỀ MỤC LỤC


TÂN JERUSALEM

Chúa Nhật 5 Phục Sinh

Cv 14:21-27; Kh 21:1-5a; Ga 13:31-33a, 34-35

Nguyễn Tiến Cảnh. MD

Dựa theo chương 21 sách Khải Huyền (21:1-5a), chúng tôi muốn chia sẻ một vài suy tư về thị trấn Thánh Jerusalem và những địa danh quan trọng của nó theo tinh thần Kito giáo.

Thầy cả rabbi có để lại trong kinh sách Talmud Babylone (Kiddushin 49b) một tư tưởng khá lạ lùng là thiên đàng, trần thế và Jerusalem là ba yếu tố chính của linh hồn Do Thái. Thầy còn nói rằng: “Khi thế giới được tạo dựng, Thiên Chúa cho thế giới 10 phần vui mừng, thì Jerusalem được 9 phần; Thiên Chúa cho thế giới 10 phần đẹp đẽ thì Jerusalem được 9 phần; Thiên Chúa cho thế giới 10 phần đau khổ thì Jerusalem chịu 9 phần.”
JERUSALEM: TRUNG TÂM LỊCH SỦ, HÌNH ẢNH CỦA CỨU CHUỘC

Jerusalem là một thị trấn, nơi hội tụ của những vui mừng hân hoan, những lời nguyện cầu và mọi đau khổ của loài người. Đó là thị trấn của những ước mơ có thể thành tựu hoặc bị tan vỡ. Một bản đồ thời Trung Cổ mà có lẽ ai cũng biết cho thấy Jerusalem và đền thờ Solomon nằm ở trung tâm thế giới, giữa các đại lục Âu Châu, Phi Châu và Á Châu được xếp đặt thành hình cánh quạt tỏa ra giống như những cánh hoa vĩ đại. Hình ảnh địa dư như vậy cho thấy một viễn kiến tương lai “cứu chuộc” phát sinh từ Jerusalem. Jerusalem là trái tim của thế giới và trung tâm của lịch sử.


JERUSALEM VUI MỪNG VÀ ĐAU KHỔ

Lịch sử cứu chuộc nói trong kinh thánh nằm giữa hai viễn kiến đã tạo thành thảm kịch loài người từ lúc khởi đầu cho tới lúc kết thúc: Viễn kiến về địa đàng bị mất như đã nói trong sách sáng thế và viễn kiến về một Tân Jerusalem đến từ Thiên Chúa đã được tiên đoán trong sách Khải Huyền. Chúng ta từ Thiên Chúa mà đến thì cuối cùng phải trở về với Thiên Chúa. Hai viễn kiến này là hai tiêu điểm tỏa ánh sáng trên muôn vật hiện diện chung quanh có liên hệ đến lịch sử và số phận của loài người đã được tạo dựng do đau khổ và vui mừng.


JERUSALEM TRONG CỰU ƯỚC

Jerusalem, tự nó đã là một biểu tượng của phần đất được gọi là đất thánh. Thị trấn này là biểu tượng bảo đảm của quyền năng cứu chuộc của Thiên Chúa:

“Jerusalem tứ bề núi đồi bao quanh,”

“Dân Người được Chúa bao bọc muôn đời an vui.” (Tv 125:2)


Tác giả Thánh Vịnh/Vua David đã ca tụng Jerusalem với những lời đầy phấn chấn:

“Lòng tôi phấn khởi hân hoan…khi họ nói với tôi:

‘Nào, chúng ta cùng đi về Nhà Chúa’

“Chân ta dừng bước nơi thành cửa, Ôi Jerusalem!” (Tv 122:1-2)

“Lưỡi ta cứng họng tái tê,

“ Nếu chẳng còn nhớ ra ngươi,

“ Chẳng nâng ngươi lên tuyệt đỉnh niềm vui trong đời.” (Tv 137:6)
Không ai có thể đoán trước được tương lai Jerusalem tài tình hơn Isaiah, một tiên tri kiêm thi sĩ Do Thái. Sau khi tiên đoán thế giới bị tiêu hủy, Isaiah đã cho biết về tương lai cứu chuộc của đấng thiên sai sẽ xẩy ra ở đồi Jerusalem. Ông tiên đoán một ngày kia tất cả các quốc gia sẽ kết thúc chiến tranh và cùng nhau tụ họp để có hoà giải sau cùng tại ngọn đồi cao nhất gọi là Zion tức Jerusalem. Từ Zion tức “Ngọn núi Nhà Chúa” luật công lý của Thiên Chúa sẽ được ban hành. Hãy nghe lời tiên tri Isaiah tiên đoán (2:1-5): “Vào những ngày sắp tới, núi nhà Chúa sẽ được thiết lập trên đỉnh cao nhất trong các ngọn núi. Mọi quốc gia sẽ tuôn đổ về đó, mọi dân tộc sẽ đến và cùng nói, ‘Nào, chúng ta hãy đi lên núi Chúa, nhà của Thiên Chúa Jacob. Người sẽ dạy chúng ta đường lối của Người và chúng ta sẽ đi theo vết chân Người.’ Và từ Zion, Lời Chúa sẽ được ban hành, xuất phát từ Jerusalem.”
JERUSALEM ĐỐI VỚI KITO HỮU

Tin Mừng thánh Luca và những câu chuyện về Giáo Hội sơ khai trong Công Vụ Tông Đồ do thánh sử viết đã đề cập đến Jerusalem một cách rất tích cực. Tin Mừng Luca khởi đầu và kết thúc đều ở đền thờ Jerusalem. Mở đầu, thánh sử mô tả cảnh sứ thần thông báo Gioan Tiền Hô sẽ ra đời cho ông Zacary, một tư tế lúc đó đang đi vào cung thánh đền Jerusalem để dâng hương tế lễ (Lc 1:10). Tin Mừng kết thúc khi các môn đệ của chúa Giêsu thờ lạy Chúa cũng nơi đền thờ Jerusalem mỗi ngày và đang chờ đợi ơn Chúa Thánh Thần đổ xuống ngày lễ Hiển Linh (Lc 24:52-53).

Còn nhiều ám chỉ khác được nói tới trong sách thánh của Kito hữu thuộc Giáo Hội sơ khai về ý nghĩa tinh thần cao cả của Jerusalem. Thánh Phaolo đã đi vào dân ngoại bằng những thông điệp của Tin Mừng, trong đó gồm có lời kêu gọi giúp đỡ “người nghèo khó” của Giáo Hội ở Jerusalem và Judea. Điều đó có ý nghĩa muốn các thành viên của Giáo Hội gốc Do Thái và dân ngoại phải đoàn kết với nhau, phải có tình bác ái thương yêu nhau. Phaolo còn làm nổi bật Jerusalem thành hai, một Jerusalem bên dưới, hay còn gọi là hạ giới/nô lệ và một Jerusalem bên trên, là thương giới hay tự do như trong thư ngài gửi cho các tín hữu Galatians, nhưng Jerusalem vẫn là một cái neo tầu, kim chỉ nam quan trọng và là điểm mốc cần thiết để tìm hiểu và tra cứu.
JERUSALEM KHẢI HUYỀN: TÂN JERUSALEM, TỪ TRỜI VÀ TỪ THIÊN CHÚA

Đối với ngưòi Kito hữu, Jerusalem là thị trấn của chúa Giêsu chịu chết và sống lại, là trung tâm điểm của lịch sử và của thế giới. Nó cũng là nơi mà danh xưng nó hình dung một thị trấn mới trong tương lai: Tân Jerusalem như đã được nhắc tới trong trong sách Khải Huyền đoạn 21. Trong một giấc mơ, thánh Gioan đã nói về một thị trấn, từ trời, từ Thiên Chúa mà xuống. Tác giả tả cảnh một Tân Jerusalem như là mục đích của lịch sử loài người. Jerusalem sẽ là mẫu mực cho thấy cuộc sống với Chúa sẽ ra sao vào “ngày tận thế”. Elie Weisel người đoạt giải Nobel đã tô điểm lại chủ đề này bằng một đoạn tả cảnh thị trấn thánh này như sau: “ JERUSALEM phải ở tất cả mọi nơi, JERUSALEM là tất cả mọi nơi, ở đó có một nhân vật luôn luôn phấn đấu cho HÒA BÌNH, ở đó con tim được mở rộng cho LỜI NGUYỆN CẦU, cho LÒNG QUẢNG ĐẠI, cho SỰ TRI ÂN.”


THỊ TRẤN CỦA CHÚA CỦA BA TÔN GIÁO LỚN

Jerusalem là thị trấn của Chúa, là đền thánh của Chúa, nơi mà mọi tín hữu Do Thái giáo, Kito giáo và Hồi giáo cùng nghe lời Chúa, vì họ ước mong được thờ lạy Chúa. Tôn giáo cũng là một yếu tố cần thiết và chính thức của căn tính con người, cá nhân cũng như tập thể. Nó bao gồm “nhiều người” và “một nhóm người”. Ký ức tôn giáo cũng là một ký ức quốc gia, đặc biệt đối với Do Thái giáo và Hồi Giáo. Đối với người Kito hữu, Jerusalem đã và hiện vẫn là Giáo Hội Mẹ, nơi khai sinh ra cộng đồng Kito giáo.


NHỮNG THẮC MẮC ĐỂ SUY NIỆM

Jerusalem hiển nhiên là như vậy từ cổ chí kim cho đến tương lai, chúng ta nghĩ sao khi mà cư dân Jerusalem và cả thế giới vẫn còn chiến tranh tương tàn như đang đe dọa ngày tận thế

Tại sao thị trấn Jerusalem lại quan trọng đến như vậy? Jerusalem có ý nghĩa gì đối với tôi? Những khía cạnh nào của Do Thái giáo và Hồi giáo đã soi sáng cho tôi và giúp tôi thăng tiến niềm tin của tôi? Tôi nghĩ thế nào về một viễn kiến tương lai của Jerusalem?

Khi tôi nghĩ về Giáo Hội thì hình ảnh nào đến trong đầu tôi? Hình ảnh của tôi về Giáo Hội phản ảnh thế nào trên kinh nghiệm của tôi với tư cách là một thành viên của Giáo Hội? Nếu chúng tôi là đền thờ sống động của Thiên Chúa, chúng tôi phải hành động thế nào để chứng tỏ mình là giáo hội? Biểu tượng nào mà bạn nghĩ là nói lên được tình đoàn kết của người Kito hữu?

Tất cả mọi cư dân ở Jerusalem ngày nay đang chiến đấu đòi phải có ngay lập tức một nền tảng xã hội công bằng và bảo đảm. Tiếp tục thảm cảnh của đất thánh tức là tiếp tục thảm cảnh của niềm tin. Vậy thì tôn giáo sẽ là căn cớ của chiến tranh và tranh cãi bao lâu nữa giữa những người tín hữu cùng tin vào một Thiên Chúa? Đó không phải là lý do mà Thiên Chúa đã tỏ mình cho chúng ta và nói với chúng ta nơi đất thánh này, mà chính là cho sự cứu chuộc nhân loại và tình yêu nhân thế, một khí cụ xây dựng duy nhất và là đường hướng độc nhất đưa tới công lý.

Tôi tiên đoán thế nào về một tương lai của Jerusalem? Biểu tượng và ẩn dụ tôn giáo nào giúp tôi có một viễn kiến về thị trấn thánh này? Tưởng tượng về tôn giáo của tôi có dẫn đưa tôi đến một viễn kiến hoà bình và công lý không hay chỉ phát sinh ra những cảm nghĩ hận thù, loại bỏ và bạo động?


THAY LỜI KẾT: TRUNG THÀNH VỚI JERUSALEM VÀ LA MÃ

Để kết luận bài chia sẻ này, xin chuyển dịch lời nguyện cầu của Hồng Y Carlo Maria Martini, sj trong cuốn sách của ngài nhan đề “Due Pellegrini per la Guistizia” (Centro Ambrosiano: Edizioni Piemme, 1992).Tôi biết kinh này khi đi hành hương Jerusalem 10 năm trước đây.

Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con,

Chúng con cầu xin Chúa,

Chúng con chúc tụng Chúa, vì Jerusalem…

Vì Chúa ban thị trấn này cho chúng con,

Như biểu tượng câu chuyện của Chúa và nhân loại;

Dấu hiệu tình yêu Chúa thương chúng con,

Lòng Chúa thứ tha tội lỗi chúng con.

Biểu tượng cuộc hành hương dương thế của chúng con đi về nhà Chúa,

Đầy gian nan và tranh chấp.
Chúng con cầu xin cho Jerusalem,

Cho tất cả những người anh chị em huynh đệ,

Do Thái và Ả Rập…

Chúng con tạ ơn Chúa,

Vì Chúa đã kêu gọi chúng con phụng sự Chúa Kito,

Vác Thánh Giá Chúa ngày nay trong Giáo Hội,

Một Giáo Hội có trung tâm tại La Mã.

Vì Chúa đã kêu gọi chúng con trở nên một với Con Chúa,

Chúa dạy chúng con đặt tên cho sự kết hợp ấy của chúng con,

Như lời thánh Ignatius Loyola.


Vị hôn thê đích thực của Đức Kito Chúa chúng con,

Là Giáo Hội Mẹ chúng con.

Chúng con cám ơn Chúa vì Giáo Hội và La Mã

Là hình ảnh của hiệp nhất,

Là hành hương đi về thống nhất,

Đi đến tòa phán xét chúng con phải chịu

Để hoàn thành tình hiệp nhất ấy.
Chúng con xin Chúa ban ơn trung thành

Với Jerusalem và La Mã,

Với Con Chúa và Giáo Hội,

Trong cuộc hành trình chung của nhân loại,

Hướng về trái tim Thiên Chúa Ba Ngôi,

Để chiêm nghiệm dung nhan Chúa,

Đức Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Amen.
Fleming Island, Florida

April 28, 2013



NTC

VỀ MỤC LỤC


PHU PHỤ HÒA GIA ĐẠO THỊNH (XÂY DỰNG HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH)



1. LỜI CHÚA: Chúa Giê-su phán: "Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28-30).

2. CÂU CHUYỆN:

1) ĐỨC TÍNH NHẪN NHỊN CỦA TRIẾT GIA SOCRATE.

Một hôm, ông Socrate mời các bạn đến nhà dùng cơm. Không biết có việc gì, bà vợ bưng cả đồ ăn rau quả quăng ra ngoài cửa sổ. Ông vẫn bình tĩnh tươi cười bảo với các bạn: ”Chắc bà nhà tôi muốn chúng ta ra ngòai sân ăn cho mát mẻ hơn”. Bà không chịu thua bèn vác chổi ra sân quét luôn các đồ ông chồng vừa bày vô mâm đĩa... Các bạn ông tức giận thay cho ông và muốn gây sự với bà. Bấy giờ Socrate liền giữ các ông bạn kia và ôn tồn bảo họ :”Giả như các anh em mình đang ngồi ăn, rủi bị một con gà mái vô cớ nhảy xổ vào mâm làm văng cả bát đĩa đồ ăn, thì các anh có gây sự với nó không” ?

Một lần khác, có bạn rủ ông đi sớm. Bà vợ liền gầm hét la lối om sòm. Ông vẫn thản nhiên không nói gì. Khi ông vừa bước ra khỏi cửa, bà đứng trên lầu đổ hau nước dơ lên đầu ông... Các bạn ông tỏ vẻ bất bình phản đối... Ông liền cười và bảo họ :”Thì có gì lạ nào, hễ trời hết gầm, thì lại đổ mưa đó thôi”. Nói rồi ông thản nhiên vào nhà thay quần áo khác.

2) TÌNH YÊU SẼ HÓA GIẢI TẤT CẢ CÁC BẤT ĐỒNG.

Đôi vợ chồng kia nhiều lần đã cự cãi nhau và lần này, đang lúc to tiếng với nhau thì do được một linh mục linh hướng mách bảo người chồng đã nói với vợ rằng : ”Này em. Chúng mình đã cãi nhau nhiều mà không đi đến đâu. Vậy anh đề nghị mỗi người chúng ta thay vì cãi nhau, hãy viết ra giấy những gì mình không bằng lòng về nhau nhé”. Chị vợ liền đồng ý. Bấy giờ anh chồng liền lấy giấy bút, nhìn vợ và bắt đầu viết. Vợ thấy chồng viết, cũng viết liên hồi vào giấy, kể ra rất nhiều lần lỗi của chồng mà chị nhớ được. Sau mười lăm phút, hai trang giấy của chị vợ đã đầy những dòng chữ và chị cảm thấy hả dạ, vì đã kể tội của chồng bấy lâu chất chứa trong lòng. Đến khi không còn gì viết thêm, hai người trao đổi giấy kể tội cho nhau. Nhưng khi nhìn vào giấy của chồng, nét mặt chị vợ liền biến đổi vì xúc động. Chị vội giất lại tờ giấy vừa mới đưa cho chồng và xé đi với vẻ hổ thẹn. Vì trong tờ giấy của chồng chị chỉ đọc thấy một dòng chữ: “Đối với anh, em hòan tòan vô tội, và hãy biết rằng anh rất thương yêu em”.



3. SUY NIỆM:

1) Thực tế có bất đồng: Chén bát còn có khi xô xát, vợ chồng sống chung lâu ngày, tránh sao cho khỏi những lúc cơm không lành canh không ngọt : “Ngọc nhìn lâu sẽ tìm thấy vết. Hoa để gần sẽ hết mùi hương”. Thực tế cho thấy cuộc sống chung không phải lúc nào cũng bình ổn. Nhiều đôi vợ chồng xung đột nhau vì “bá nhân bá tính”: do tính tình khác nhau: Chồng nói năng thận trọng trong khi vợ lại “mau nói mau lỗi”. Hoặc chồng ăn xài rộng rãi thỏai mái đang khi vợ lại chặt chẽ tiết kiệm; Chồng thích xem chương trình bóng đá trong khi vợ lại ưa xem phim truyện cổ trang Trung hoa… Đấy là chưa kể đến còn nhiều sự bất đồng trong việc kinh doanh làm ăn, thực hành tín ngưỡng tôn giáo, cách thăm viếng tặng quà cho cha mẹ đôi bên trong dịp lễ tết, cách thức giáo dục con cái…

2) Giá trị của sự nhẫn nhịn: Nói về tình yêu giữa hai vợ chồng, người ta thường nói: “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở, đời hết vui khi đã vẹn câu thề”: Thực vậy, lúc mới yêu nhau thì “anh nói em nghe, em nói anh nghe”. Sau một thời gian chung sống, khi đối diện với vấn đề thực tế hằng ngày như “cơm áo gạo tiền” khiến tình yêu suy giảm nên hai vợ chồng không còn nghe nhau: “anh nói anh nghe, em nói em nghe”. Sau cùng khi tình yêu đã chắp cánh bay đi thì hai vợ chồng không còn nể nhau nữa và “cả hai cùng nói to khiến hàng xóm phải nghe”. Để khắc phục tình trạng này, vợ chồng cần ghi nhớ câu châm ngôn sau : “Một sự nhịn bằng chín sự lành.”. Thánh Phao-lô cũng khuyên các tín hữu Cô-lô-sê: “Anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau” (Cl 3,12-13).

3) Những cuộc hôn nhân bất hạnh: vợ chồng tan vỡ hạnh phúc là do hai người không ai chịu nghe ai. Cũng do “cái tôi” ích kỷ, nên dễ đi đên sự tranh cãi hơn thua và dẫn đến ly hôn bất hạnh.

Trong cuộc sống lứa đôi: hai người đừng coi thường không giải quyết những bất bình nho nhỏ thì dần dần chuyện nhỏ sẽ hóa thành chuyện lớn như người ta thường nói : “Cái sảy nảy cái ung” và hạnh phúc gia đình sẽ đi đến khủng hỏang tan vỡ. Trái lại nếu hai người biết thực hành lời Chúa hôm nay: “Nhẫn nhịn chịu đựng nhau và sẵn sàng tha thứ cho nhau” thì đôi vợ chồng sẽ phòng tránh được sự bất hạnh và sẽ bảo vệ được hạnh phúc gia đình dài lâu.



4) Gia hòa vạn sự hưng: Vợ chồng cần tránh đối đầu nhưng biết nhường nhịn nhau như câu ca dao này: “Chồng giận thì vợ bớt lời. Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê”. Nếu chồng nóng giận lớn tiếng, vợ hãy im lặng bỏ đi chỗ khác rồi sau đó sẽ tìm dịp thuận tiện nói lại. Nếu vợ bực tức qúa lời, chồng hãy nhẫn nhịn tránh sự tranh cãi hơn thua. Nhất là chồng đừng bao giờ đánh đập vợ và vợ cũng cần tránh thách thức chồng ly hôn. Gặp trường hợp bất hòa, hãy âm thầm dâng lời cầu xin ơn Chúa giúp cho gia đình sớm được bình an và thuận hòa. Nếu không biết nhẫn nhịn nhau thì tình cảm sẽ phai nhạt dần. Nhưng nếu biết nhẫn nhịn chịu đựng lẫn nhau thì vợ chồng sẽ giữ được trọn tình vẹn nghĩa đúng như lời thề hứa trước bàn thờ Chúa khi kết hôn. Nếu vợ chồng biết nhẫn nhịn chịu đựng nhau thì gia đình sẽ được an lành hạnh phúc như câu người xưa dạy: “Gia hòa vạn sự hưng” và “Phu phụ hòa, gia đạo thịnh”.

4. THẢO LUẬN:

1)Bạn nhận định thế nào về thái độ nhẫn nhịn vợ của triết gia Socrate trong câu chuyện trên?

2)Bạn sẽ ứng xử thế nào để bảo vệ hạnh phúc hạnh phúc gia đình nếu chẳng may gặp phải người chồng hay vợ tính tình khó ưa như bà vợ của Socrates nói trên?

5. CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết sống khiêm nhưởng và hiền lành như Chúa. Xin giúp chúng con trở nên môn đệ thực sự của Chúa, để những ai đến với chúng con đều cảm thấy nhẹ bớt ưu phiền và tìm được sự bình an trong tâm hồn. Xin giúp chúng con biết luôn nghĩ đến nhau và trao tặng cho nhau những món quà tinh thần là thái độ thân thiện thay sự thô lỗ cộc cằn. Xin cho chúng con biết chia sẻ cho nhau những lời êm ái dễ nghe thay sự hờn trách la mắng. Amen

LM ĐAN VINH

VỀ MỤC LỤC


ĐẠI KẾT, TỰ DO TÔN GIÁO, LIÊN HỆ VỚI CÁC TÔN GIÁO NGOÀI KITÔ GIÁO VÀ SỨ VỤ TRUYỀN GIÁO (TÌM HIỂU CÔNG ĐỒNG VATICANÔ II – BÀI 7)



Trong các văn kiện của Công Đồng có ba văn kiện đề cập đến những vấn đề mà các Công Đồng trước đây không đề cập đến là vấn đề Tự Do Tôn Giáo, Đại Kết và liên hệ với các Tôn Giáo Ngoài Kitô Giáo. Nhiều người cho rằng theo tinh thần của ba văn kiện này thì chúng ta chỉ cần đối thoại với những người ngoài Công Giáo chứ không cần phải truyền giáo nữa, vì Hội Thánh công nhận con người chỉ cần sống theo lương tâm là đủ và các tôn giáo khác dù là Tin Lành, Do Thái giáo, Phật Giáo hay Hồi Giáo đều là những phương tiện cứu độ của Thiên Chúa. Như thế thì Sắc Lệnh về truyền giáo được viết ra để làm gì vì nó xem ra trái ngược với tinh thần của ba văn kiện nói trên. Thực ra bốn văn kiện này liên hệ mật thiết với nhau và bổ túc cho nhau. Trong phạm vi bài này chúng tôi sẽ tóm tắt những điểm chính của cả bốn văn kiện và trình bày sự liên hệ giữa chúng và với những văn kiện khác của Công Đồng, đặc biệt là với sự vụ truyền giáo.



1. Tuyên Ngôn về Tự Do Tôn Giáo (Digitatis Humanae)

Digitatis Humanae nói rằng con người có quyền tự do tôn giáo. Quyền này do Thiên Chúa ban. Vì thế, trong lãnh vực tôn giáo, không ai có thể bị ép buộc hành động trái với lương tâm, cũng như không ai bị ngăn cấm hành động theo lương tâm, dù cho đó là hành động riêng tư hay công khai, một mình hay cùng với những người khác, trong những giới hạn chính đáng. Quyền tự do tôn giáo của con người trong cơ cấu pháp lý của xã hội phải được chấp nhận là một quyền lợi dân sự.

Điều này không có nghĩa là Hội Thánh coi tất cả các tôn giáo đều như nhau, vì các Nghị Phụ nói thêm về Kitô Giáo rằng Chúng tôi tin rằng Tôn Giáo chân thật, duy nhất này tồn tại trong Hội Thánh Công Giáo và Tông Truyền. Hội Thánh mà Chúa Giêsu đã ủy thác nhiệm vụ truyền bá cho mọi người,” (1) và mọi người không những chỉ có quyền, mà còn có nhiệm vụ tìm kiếm chân lý (2). Vì thế, tuy có quyền tự do tôn giáo, nhưng bổn phận của con người là “phải tìm kiếm chân lý, nhất là chân lý liên quan đến tôn giáo. Họ cũng phải tin theo chân lý đã nhận biết, và hướng dẫn toàn thể đời sống mình theo những đòi hỏi của chân lý.”(3) Nhiệm vụ thiết yếu của quyền bính dân sự là bảo vệ và phát huy những quyền bất khả xâm phạm của con người. Do đó, quyền bính dân sự phải bảo vệ cách hữu hiệu quyền tự do tôn giáo của mọi công dân (6 và 7).

Công Đồng không quên nhấn mạnh rằng Hội Thánh “phải làm việc không quản khó nhọc: ‘để Lời Chúa được lan rộng và sáng tỏ’ (2Th 3:1) cùng tha thiết xin các con cái mình cầu nguyện cho hết mọi người để họ nhận biết chân lý. Hội Thánh cũng nhắc nhở các tín hữu phải luôn luôn tìm cách thấu hiểu chân lý mà Chúa đã trao ban, phải trung thành loan truyền và can đảm bảo vệ nó, nhưng không được dùng những phương tiện trái với tinh thần Tin Mừng. Đồng thời họ hãy lấy tình thương, sự khôn ngoan và lòng kiên nhẫn để đối xử với những kẻ chưa nhận biết đức tin (14).

2. Sắc Lệnh về Đại Kết – Hiệp Nhất Kitô giáo (Unitatis Redintegratio)

Digitatis Humanae được soạn thảo dựa trên giáo huấn của Lumen Gentium. Sắc Lệnh quả quyết rằng Đức Kitô thành lập một Hội Thánh, và Hội Thánh này tồn tại trong Hội Thánh Công Giáo. Ngay từ buổi sơ khai, trong Hội Thánh độc nhất và duy nhất của Thiên Chúa đã xuất hiện ít nhiều rạn nứt. Nhưng trong các thời đại kế tiếp, phát sinh nhiều phân rẽ trầm trọng hơn và nhiều cộng đoàn đáng kể đã hoàn toàn ly khai khỏi sự hiệp thông với Hội Thánh này, mà “đôi khi cũng tại lỗi những người ở cả hai bên.” Những người “tin ở Đức Kitô và đã được rửa tội đúng phép vẫn còn hiệp thông với Hội Thánh này một cách nào đó cho dầu không được hoàn hảo.”

Digitatis Humanae nhìn nhận rằng “có một số yếu tố, thậm chí rất nhiều yếu tố trong những yếu tố quan trọng nhất và những đóng góp là những gì cùng nhau xây dựng và đem lại sự sống cho chính Hội Thánh, có thể hiện hữu ở bên ngoài biên giới hữu hình của Hội Thánh Công Giáo: như Lời Chúa bằng văn tự, đời sống ân sủng, đức tin, đức cậy và bác mến, cùng những ơn bề trong khác của Chúa Thánh Thần, cũng như những yếu tố hữu hình. Tất cả những điều này, là những điều đến từ Đức Kitô và dẫn chúng ta trở lại với Người, đương nhiên thuộc quyền Hội Thánh duy nhất của Đức Kitô (3). Nói cách khác, mặc dù còn “những khiếm khuyết”, đặc biệt là quanh việc nhìn nhận Tòa Thánh Phêrô, Bí Tích Thánh Thể, và các bí tích khác, nhất là Bí Tích Truyển Chức Thánh, chúng ta thừa nhận rằng: Thánh Thần của Đức Kitô không khước từ sử dụng họ như những phương tiện cứu rỗi mà năng lực phát xuất từ chính sự sung mãn của ơn thánh và chân lý đã được ủy thác cho Hội Thánh Công Giáo.

Sau khi thừa thừa nhận điều này, Sác Lệnh nói về việc thực hành đại kết, bằng cách đề nghị cầu nguyện chung, mặc dù việc cùng nhau cầu nguyện này chưa có tính bí tích; triệt để học hỏi các truyền thống của nhau; cộng tác với nhau trong việc truyền giáo; và trình bày rõ ràng giáo huấn Công Giáo như phương tiện hướng đến hiệp nhất Kitô giáo.

Một sự phân biệt cẩn thận được viết trong các chương 14 đến 17 về sự tách biệt giữa các Hội Thánh Đông Phương (Chính Thống Giáo) và Tây phương. Các Hội Thánh Đông Phương vẫn còn giữ quyền kế vị các Tông Đồ và các Bí Tích, được coi là các Hội Thánh chị em (14), và văn kiện vạch ra vẻ đẹp của nghi thức phụng tự của họ, và truyền thống vĩ đại của các Giáo Phụ Đông Phương, như những nguồn nguồn mạch cũng làm cho Hội Thánh Tây Phương thêm phong phú.

Để kết luận, Digitatis Humanae khuyến cáo các tín hữu phải “tránh mọi sự nhẹ dạ và nhiệt thành thiếu khôn ngoan” có thể phương hại tới việc phát triển công cuộc hiệp nhất. Hoạt động hiệp nhất của họ phải hoàn toàn “trung thành với chân lý do các Tông Ðồ và các Giáo Phụ truyền lại và phù hợp với đức tin luôn được Hội Thánh Công Giáo tuyên xưng, đồng thời hướng tới sự sung mãn nhờ đó Chúa muốn Thân Thể Người được lớn lên qua các thời đại” (24).



3. Tuyên Ngôn về Liên Lạc với cácTôn Giáo Ngoài Kitô Giáo (Nostra Aetate):

Tuyên Ngôn Nostra Aetate là một văn kiện bị hiểu lầm và bị cắt nghĩa sai lầm nhiều nhất. Sở dĩ có sự sai lầm này vì bản dịch tiếng Việt của GHHV Piô X không chỉnh, và có một số thần học gia nổi danh đã cố tình dùng một phần của văn kiện này để biện minh cho những suy tư thần học trái ngược với giáo huấn của Hội Thánh về vai trò của Đức Kitô trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Đặc biệt là các thần học gia chủ trương “tôn giáo đa nguyên” (religious pluralism) và những người cho rằng mình có thể “theo nhiều tôn giáo một lúc” (multiple religious belonging).

Trong phần mở đầu, Nostra Aetate tuyên bố rằng “mọi dân tộc đều thuộc về một cộng đoàn, cùng chung một nguồn gốc, vì Thiên Chúa đã cho toàn thể nhân loại sinh sống trên khắp mặt địa cầu. Họ lại có cùng một mục đích tối hậu là Thiên Chúa.” Vì thế mà con người cảm nhận được sự hiện hữu của một quyền lực hay một vị Thần Linh Tối Cao. Cảm thức và sự nhìn nhận đó làm cho cuộc sống họ thấm nhuần ý nghĩa tôn giáo.

Đối với các tôn giáo lớn trên thế giới như Do Thái giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo và Phật giáo: “Hội Thánh Công giáo không hề phủ nhận những gì là chân thật và thánh thiện nơi các tôn giáo đó. Với lòng kính trọng chân thành, Hội Thánh xét thấy những phương thức hành động và lối sống, những huấn giới và giáo thuyết kia, tuy rằng có nhiều điểm khác nhau với chủ trương mà Hội Thánh duy trì, nhưng cũng thường mang lại một tia sáng của Chân Lý ấy, là Chân Lý chiếu soi tất cả mọi người.” Bản dịch của GHHV Piô X dịch sai là “cũng thường đem lại ánh sáng của Chân Lý, Chân Lý chiếu soi cho hết mọi người.” Vì dịch tia sáng thành ánh sáng nên nhiều người giải thích rằng các tôn giáo khác tự chúng cũng có ánh sáng chân lý. Nhưng Công Đồng nói rõ là các tôn giáo khác “cũng thường đem lại một tia sáng của Chân Lý ấy”, có nghĩa là các tôn giáo khác chỉ có thể đem lại cho người ta ánh sáng khi phản chiếu một tia sáng (radium) của Chân Lý ấy (illius Veritatis), và Chân Lý ấy cũng là Ánh Sáng muôn dân (Lumen gentium), tức là Đức Kitô.



Nostra Aetate cũng nhắc nhở các tín hữu rằng “Hội Thánh rao giảngcó bổn phận phải kiên trì rao giảng Đức Kitô, Ðấng là ‘đường, sự thật và sự sống’ (Ga 14:6), nơi Người, con người tìm thấy đời sống tôn giáo sung mãn và nhờ Người, Thiên Chúa giao hòa mọi sự với mình”. Câu này thường bị người ta bỏ qua khi trích dẫn Nostra Aetate. Cuối cùng, nhiều người chỉ nhấn mạnh đến câu: “Hội Thánh khuyến khích con cái mình nhìn nhận, duy trì và cổ động cho những thiện ích thiêng liêng cũng như luân lý và những giá trị xã hội văn hóa của các tín đồ thuộc các tôn giáo khác” mà bỏ câu: “bằng con đường đối thoại và hợp tác cách thận trọng và bác ái với tín đồ các tôn giáo ấy mà vẫn là chứng tá của đức tin và đời sống Kitô hữu để biện minh cho những học thuyết sai lạc của mình.

Sau đó Tuyên Ngôn nói đến những điểm khác biệt và tương đồng và giữa Công Giáo và Hồi Giáo, đặc biệt là việc họ tôn kính Đức Mẹ và đôi khi cũng sốt sắng cầu khẩn Mẹ, cùng việc họ tôn trọng đời sống luân lý và tôn thờ Thiên Chúa nhất là bằng cầu nguyện, bố thí và ăn chay. Cuối cùng Tuyên Ngôn kêu gọi mọi người nên quên đi những bất hòa và hiềm thù trong quá khứ “để cố gắng thành thật tìm hiểu nhau, cùng nhau bảo vệ và cổ võ công bình xã hội, thuần phong mỹ tục cũng như hòa bình tự do cho hết mọi người.”

Về Do Thái giáo, Nostra Aetate tuyên xưng rằng mọi Kitô hữu đều là con cái ông Abraham theo đức tin…. cũng như sự cứu độ của Hội Thánh đã được ám chỉ cách huyền nhiệm trong cuộc xuất hành của dân ưu tuyển ra khỏi đất nô lệ….” Các Tông Ðồ cũng như rất nhiều môn đệ đầu tiên của các ngài đã sinh ra từ dân tộc Do Thái. Do đó, “vì người Do Thái và Kitô hữu cùng có chung một di sản tinh thần thật vĩ đại, nên Thánh Công Ðồng muốn cổ võ, khuyến khích sự hiểu biết và kính trọng nhau, nhất là bằng việc học hỏi Thánh Kinh, thần học và đối thoại trong tinh thần anh em.” Còn việc giết Chúa, chúng ta cũng không thể quy trách một cách hàm hồ cho tất cả những người Do Thái đương thời, mà không có sự phân biệt, hoặc người Do Thái của ngày nay.

Một lần nữa, trước khi nói đến vấn đề kỳ thị (5), Công Đồng nhắc nhở chúng ta rằng Hội Thánh có bổn phận “loan báo thập giá Đức Kitô như dấu hiệu tình yêu Chúa đối với hết mọi người và như nguồn mạch mọi ân sủng.”(4)



4. Sắc Lệnh về Hoạt Ðộng Truyền Giáo của Hội Thánh (Ad gentes)

Ad gentes quả quyết rằng vì được Thiên Chúa sai đến muôn dân như “bí tích cứu độ phổ quát”, Hội Thánh, nhất quyết loan báo Tin Mừng cho hết mọi người. Tình trạng thế giới hiện nay đặt nhân loại trong một hoàn cảnh mới, vì thế Hội Thánh, là muối đất và ánh sáng trần gian, càng được kêu mời khẩn thiết hơn để “cứu rỗi và canh tân mọi loài, hầu mọi sự được tái lập trong Đức Kitô, và nơi Ngài mọi người họp thành một gia đình và một Dân Chúa duy nhất” (1). Tự bản tính, Hội Thánh lữ hành phải truyền giáo (2). Ý định của Chúa Cha nhằm cứu rỗi toàn thể nhân loại không phải chỉ được thực hiện một cách kín đáo trong tâm trí con người, hoặc bằng những kế hoạch tôn giáo. Đôi khi các tôn giáo có thể được coi như những con đường hướng về Thiên Chúa hoặc chuẩn bị Tin Mừng, nhưng chúng cần phải được soi dẫn và tu bổ. Hơn nữa, Chúa Cha đã quyết định đi vào lịch sử loài người một cách mới mẻ và dứt khoát bằng cách sai Chúa Con mặc lấy xác phàm để giải thoát nhân loại khỏi quyền lực tối tăm và Satan cùng hòa giải họ với chính Ngài. Do đó, bằng đường lối nhập thể, Con Thiên Chúa đã đến để làm cho loài người được thông phần vào bản tính Thiên Chúa. Những gì Chúa Giêsu đã một lần rao giảng hay đã hoàn tất trong Người cho phần rỗi nhân loại, phải được công bố và truyền bá tới tận cùng trái đất, bắt đầu từ Giêrusalem ngõ hầu những gì đã một lần thực hiện cho phần rỗi mọi người, sẽ có hiệu lực qua suốt dòng thời gian, cho hết mọi người (3). Chính Chúa Giêsu trước khi tự hiến cho thế gian, đã xếp đặt chức vụ Tông Ðồ và hứa sai Chúa Thánh Thần đến hầu chức vụ và việc sai ban Chúa Thánh Thần liên kết với nhau, để công trình cứu chuộc luôn luôn đem lại kết quả khắp nơi (4). Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã thiết lập Hội Thánh làm bí tích cứu độ, và sai các Tông Ðồ đi khắp thế gian khi Người truyền: “Vậy các con hãy đi dạy dỗ muôn dân: rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, và dạy họ giữ mọi điều Ta đã truyền cho các con” (Mt 28:19-20). Do đó, Hội Thánh có bổn phận truyền bá đức tin và ơn cứu rỗi của Đức Kitô (5). Vì thế hoạt động truyền giáo bắt nguồn sâu xa từ chính bản tính của Hội Thánh, và tất cả những ai đã chịu phép Rửa Tội đều được kêu gọi quy tụ vào một đoàn duy nhất, và như thế họ có thể đồng lòng làm chứng về Đức Kitô trước mặt muôn dân (6). Lý do hoạt động truyền giáo này bắt nguồn từ ý muốn của Thiên Chúa, Ðấng “muốn mọi người được cứu rỗi và nhận biết chân lý. Thực vậy chỉ có một Thiên Chúa duy nhất, một trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người, là con người Giêsu Kitô, Ðấng đã tự hiến để cứu chuộc mọi người” (1Tm 2:4-6), “và sự cứu rỗi không ở trong một người nào khác” (Cv 4:12). Vậy mọi người, nhờ lời giảng dạy của Hội Thánh mà nhận biết Người, phải trở lại với Người và chịu phép Rửa để tháp nhập vào chính Người và vào Hội Thánh, Thân Thể Người. Sau cùng, nhờ hoạt động truyền giáo này, Thiên Chúa được hoàn toàn tôn vinh, một khi con người ý thức chấp nhận hoàn toàn công trình cứu chuộc mà Ngài đã hoàn thành trong Đức Kitô. Do đó, nhờ hoạt động truyền giáo, ý định của Thiên Chúa được hoàn tất (7).

5. Liên hệ giữa Bốn Văn Kiện và Các Văn Kiện khác của Công Đồng.

Sở dĩ người ta thấy có những điều trái ngược giữa bốn văn kiện trên vì có nhiều người đã trích dẫn một phần của một văn kiện mà không đếm xỉa gì đến sự liên hệ của nó với những phần khác để biện minh cho những lập luận của họ. Để hiểu các văn kiện cho đúng, chúng ta phải đọc chúng theo giáo huấn của bốn Hiến Chế của Công Đồng, đặc biệt là Lumen gentiumDei Verbum. Hơn nữa còn phải chú ý đến mức độ ưu tiên của các văn kiện, trong đó các Hiến Chế Tín Lý đứng hàng đầu, rồi đến Hiến Chế Mục Vụ, sau đó mới đến các Sắc Lệnh và cuối cùng là các Tuyên Ngôn. Chúng tôi sẽ giải thích rõ về mức độ ưu tiên của các văn kiện này trong những bài sau. Để giúp chúng ta hiểu đúng các văn kiện Công Đồng, Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 1985 đã đưa ra những nguyên tắc để giải thích các văn kiện của Công Đồng trong đó nhấn mạnh bốn điểm chính sau đây:

· Mỗi đoạn và văn kiện của Công Đồng phải được giải thích theo nội dung của những văn kiện khác, để người ta có thể hiểu đúng toàn thể giáo huấn của Công Đồng;

· Bốn hiến chế của Công Đồng là chìa khóa để giải thích những văn kiện khác;

· Tầm quan trọng về mục vụ của các văn kiện không được tách rời khỏi, hoặc đưa ra đối chọi với, nội dung tín lý của nó.

· Công Đồng phải được giải thích trong sự liên tục với truyền thống vĩ đại của Hội Thánh, kể cà các Công Đồng trước.

Do đó khi không áp dụng những nguyên tắc này vào việc giải thích các văn kiện Công Đồng sẽ gây ra sai lầm hay bóp méo những giáo huấn của Hội Thánh, làm cho các văn kiện này thay vì hòa hợp với nhau thì lại xung khắc nhau.

Kết Luận

Theo Lumem gentium thì Hội Thánh xem tất cả những gì là chân thiện nơi những người ngoài Kitô giáo như để chuẩn bị họ lãnh nhận Tin Mừng, và như một ân huệ mà Thiên Chúa ban cho họ để họ được sống. Nhưng thường con người bị ma quỉ gạt gẫm mà phán đoán sai lạc khiến họ đánh đổi chân lý Thiên Chúa lấy sự giả dối, phụng sự tạo vật hơn là Ðấng Tạo Hóa (x. Rm 1:21, 25); hoặc vì họ sống chết như không có Thiên Chúa trên đời, nên liều mình rơi vào sự thất vọng tột độ. Vì hằng quan tâm làm vinh danh Thiên Chúa, và cứu rỗi tất cả những người ấy và hằng nhớ lời Chúa truyền: “Hãy rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật” (Mc 16:15), nên Hội Thánh tận tâm lo lắng và cổ võ việc truyền giáo (LG 16). Hoạt động của Giáo Hội Thánh không nhằm tiêu diệt những gì là thiện hảo trong tâm hồn và tư tưởng của loài người, hoặc trong nghi lễ và văn hóa riêng của các dân tộc, nhưng thanh lọc, nâng cao và hoàn thành chúng, hầu làm vinh danh Thiên Chúa, đánh bại ma quỉ và mưu cầu hạnh phúc cho con người ( LG 17).

Trong Unitatis Redintegratio, Digitatis HumanaeNostra Aetate, các Nghị phụ cũng nhắc nhở các tín hữu phải luôn luôn nhớ đến sứ vụ truyền giáo mà Chúa Giêsu đã truyền và phải trung thành với giáo lý của Hội Thánh. Như vậy chúng ta thấy hai Tuyên Ngôn Digitatis HumanaeNostra Aetate không phải là giáo huấn về tín lý của Hội Thánh mà là những lời Hội Thánh muốn ngỏ cùng tất cả mọi người kể cả những người ngoài Công Giáo. Đương nhiên là khi nói với họ, Công Đồng muốn nói ngắn gọn mà không đề cập đến những vấn đề tín lý sâu xa như được nhắc đến trong các Hiến Chế hay Sắc Lệnh dành cho người Công Giáo. Vì thế không thể chỉ trich dẫn một vài câu trong hai văn kiện trên để cho đó là toàn thể giáo huấn của Hội Thánh về Tự Do Tôn Giáo hay về Các Tôn Giáo Ngoài Kitô Giáo. Và nhất là không thể chỉ dựa vào một phần của những văn kiện ấy mà kết luận rằng chúng ta không cần phải truyền giáo nữa.

Phaolô Phạm Xuân Khôi

http://giaoly.org/vn/

Viết theo bản dịch của Giáo Hoàng Học Viện Piô X đối chiếu bằng bản Latinh của Tòa Thánh.
VỀ MỤC LỤC


Người nhào lộn

Lm. Minh Anh chuyển ngữ



Nguyên tác: Taking Flight - Bay Lên Đi

Tác giả: Anthony de Mello, S.J.
Chỉ dẫn:

Tốt nhất, các câu chuyện sẽ được đọc theo thứ tự như đã sắp xếp. Mỗi lần đọc không quá một hoặc hai mẩu chuyện nếu bạn ước ao có được một cái gì đó hơn là chỉ giải trí.



Lưu ý:

Các chuyện kể trong tập sách này đến từ nhiều đất nước, nhiều nền văn hoá và tôn giáo khác nhau; chúng thuộc về những di sản thiêng liêng, những câu chuyện hài hước được ưa chuộng của dòng đời nhân loại.

Những gì tác giả làm là xâu kết chúng lại với nhau theo một ý hướng đặc thù. Công việc của tác giả là công việc của người thợ dệt và thợ nhuộm, tác giả chẳng có công trạng gì về những tấm vải và những sợi chỉ.

LTS. Chỉ dẫn và lưu ý trên đây là của tác giả. Tuy nhiên, vì Đặc San GSVN chỉ phát hành 2 tuần một lần nên mỗi số báo BBT xin giới thiệu trung bình từ 5 đến 7 mẫu chuyện. Bạn đọc có thể lưu lại để nghiền ngẫm suy tư.
Chủ đề : Các “Thánh”

157. Người nhào lộn

Những vị khổ tu lang thang giữa phố xá là điều rất phổ biến ở Ấn Độ. Một bà mẹ cấm con trai tiếp xúc với họ vì đang khi một số trong họ có tiếng là thánh thiện thì số khác lại bị tiếng là kẻ bóc lột trá hình.

Ngày kia từ cửa sổ, bà mẹ kia thấy những đứa trẻ trong làng vây quanh một nhà khổ tu. Bà ngạc nhiên thấy ông hoàn toàn không ý thức về thanh danh của mình, ông đang biểu diễn những trò nhào lộn để mua vui cho bọn trẻ. Quá ấn tượng, bà gọi cậu con trai và bảo, “Con ơi, người này là một người thánh thiện. Con có thể ra chơi với ông”.

ڰ


158. Nghĩ tốt về người khác

Xưa kia có một linh mục thánh thiện đến nỗi không bao giờ nghĩ xấu về người khác.

Ngày nọ, ngài ngồi trong một nhà hàng, uống một tách cà phê là tất cả những gì ngài có thể dùng vì hôm đó là ngày ăn chay kiêng thịt. Lúc ấy, ngài ngạc nhiên thấy một giáo dân trẻ của cộng đoàn mình đang ngồi nhai một đùi thịt ở bàn kế bên.

“Thưa Cha, con nghĩ con không làm cha sốc”, chàng trai trẻ cười nói.

“À, cha cho rằng con quên hôm nay là ngày ăn chay và kiêng thịt”, linh mục đáp.

“Dạ không, dạ không. Con nhớ mồn một”.

“Thế chắc con bị ốm. Bác sĩ cấm con ăn chay”.

“Không hề. Con cực kỳ khỏe mạnh”.

Nghe thế, linh mục ngước mắt lên trời và nói, “Lạy Chúa, thế hệ trẻ này là mẫu gương sáng ngời cho chúng ta! Ngài có thấy cách chàng trai... thà nhận tội còn hơn nói dối không?”.

ڰ


159. Bí mật tiếng cười

Nói đến Thiền Sư vĩ đại Rinzai, người ta bảo, mỗi đêm, điều cuối cùng mà ông làm trước khi đi ngủ là phát ra một tràng cười vọng qua các hành lang vang đến mọi toà nhà của tu viện.

Điều đầu tiên ông làm khi thức dậy lúc bình minh là nổ một tràng cười lớn đến nỗi đánh thức mọi thầy tu, dù có ai ngủ sâu đến mấy.

Các môn đệ ông lần này đến lần khác xin ông nói cho biết tại sao ông cười, nhưng ông từ chối. Khi ông chết, ông mang bí mật tiếng cười của mình xuống mồ.



160. Vùng Đất Cười

Vị tôn sư say sưa giảng giải, các môn đệ chăm chú lắng nghe những giai đoạn thầy mình đã trải qua trên con đường tìm kiếm Thiên Chúa.

“Trước tiên Thiên Chúa nắm lấy tay ta”, Thầy nói, “dẫn ta vào Vùng Đất Hành Động, ta sống ở đó vài năm. Rồi Ngài trở lại dẫn ta vào Vùng Đất Sầu Muộn, ta sống ở đó cho đến khi tâm hồn mình được thanh luyện khỏi mọi vấn vương tục trần. Đây là lúc ta thấy mình ở trong Vùng Đất Yêu Thương, nơi có những ngọn lửa bừng cháy thiêu rụi tất cả những gì còn lại trong bản ngã của ta và điều đó đã đưa ta tới Vùng Đất Lặng Thinh, nơi các mầu nhiệm sự sống và sự chết được mặc khải trước sự kinh ngạc của ta”.

“Có phải đó là giai đoạn cuối cùng mà Thầy tìm kiếm không?”, họ hỏi.

“Không”, Thầy đáp. “Ngày kia Chúa bảo, ‘Hôm nay, Ta sẽ dẫn con vào chốn sâu nhất của Đền Thờ, đến chính cõi lòng của Thiên Chúa’. Và Thầy được dẫn đến Vùng Đất Cười”.

ڰ

161. Tù nhân đáng tội

“Tù nhân ở vành móng ngựa”, Công tố viên hỏi, “Anh bị buộc tội lôi kéo người ta không giữ luật, truyền thống và phong tục tôn giáo thánh thiện của chúng ta. Anh bào chữa thế nào?”.

“Thưa ngài, đáng tội”.

“Và thường xuyên lui tới với bọn lạc giáo, gái điếm, tội nhân công khai, những người thu thuế tống tiền, những kẻ thực dân xâm chiếm nước ta - tắt một lời, những kẻ bị tuyệt thông. Anh bào chữa thế nào?”.

“Thưa ngài, đáng tội”.

“Và cũng công khai chỉ trích phỉ báng những người chức quyền trong Giáo Hội của Thiên Chúa. Anh biện hộ thế nào?”.

“Thưa ngài, đáng tội”.

“Cuối cùng, anh bị buộc tội duyệt lại, sửa chữa và đặt vấn đề những tín điều bí mật của chúng ta. Anh biện hộ thế nào?”.

“Thưa ngài, đáng tội”.

“Này tù nhân, tên ngươi là gì?”

“Thưa ngài, Giêsu Kitô”.



Vài người khiếp sợ khi thấy tôn giáo của mình được thực hành cũng như khi nghe nó bị ngờ vực.
VỀ MỤC LỤC

ỨNG SINH LINH MỤC GIÁO PHẬN HỌC VÀ SỐNG TƯƠNG QUAN VỚI GIA ĐÌNH


Lm. Micae-Phaolo Trần Minh Huy, pss.

BẢN THẢO

ỨNG SINH LINH MỤC HỌC & SỐNG LINH ĐẠO LINH MỤC GIÁO PHẬN

GIÁO TRÌNH TU ĐỨC LỚP THẦN II & III

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE HÀ NỘI

2011-2012

CHƯƠNG HAI



ỨNG SINH LINH MỤC GIÁO PHẬN HỌC VƯỢT LÊN KHỦNG HOẢNG VÀ TÁI ĐỊNH HƯỚNG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ ƠN GỌI LINH MỤC (tiếp theo)

C. ỨNG SINH LINH MỤC GIÁO PHẬN HỌC VÀ SỐNG TƯƠNG QUAN VỚI GIA ĐÌNH
Mảnh đất đầu tiên và quan trọng nhất cho ơn gọi là gia đình, được kể như chủng viện đầu tiên ươm mầm và bảo vệ ơn gọi. Người ta nói rằng khi một người con đi tu thì cả gia đình cũng phải tu, vì tu là sửa, sửa cái chưa tốt thành cái tốt, sửa cái tốt thành cái tốt hơn nữa và thành thánh nhân. Chúng ta sẽ xét xem những thuận lợi cũng như những khó khăn mà gia đình bà con họ hàng có thể mang lại cho thành viên của gia đình theo ơn gọi linh mục và sống sứ vụ linh mục qua từng giai đoạn của cuộc sống, từ bước khởi đầu cho tới lúc hoàn tất cuộc đời.
I. Những tác động tích cực và tiêu cực của gia đình đối với việc nuôi dưỡng và chọn lựa ơn gọi linh mục trong thời kỳ tiền chủng viện và đại chủng viện.
Công cha như núi thái sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn xảy ra.


Đi khắp thế gian,
không ai tốt bằng mẹ và không ai khổ bằng cha!
Trèo non mới biết non cao,
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ.

Không ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng của thân nhân và gia đình trong sự hình thành, lớn lên và trưởng thành của một con người. Với một ứng sinh linh mục thì tầm quan trọng này càng được thấy rõ hơn, vì trên thực tế, đa phần các linh mục xuất thân từ những gia đình đạo đức và được nâng đỡ bởi những tấm lòng quảng đại.


Gia đình và các thân nhân vừa là trường dạy các đức tính nhân bản cần thiết, vừa là vườn ươm trồng hạt giống ơn gọi, để một ngày kia, khi nghe tiếng Chúa kêu gọi, ứng sinh có đủ khả năng đáp trả và bước theo Ngài. Tuy nhiên, do sự khác biệt giữa thánh ý Thiên Chúa và nhận định của con người, các gia đình lại trở thành lực cản đối với con người đi tìm thánh ý Thiên Chúa, khiến những ai muốn nghe theo tiếng Chúa phải trải qua đau khổ và thập giá, đôi khi còn gặp thất bại và bất hạnh. Để giúp có cái nhìn cụ thể, chúng ta cố gắng trình bày từng điểm tích cực và tiêu cực của gia đình, từ đó rút ra những điều nên làm, những việc phải tránh.

I.1 Trong thời kỳ tiền chủng viện

I.1a Tác động tích cực trên ứng sinh tiền chủng viện

Chuẩn bị cho ơn gọi: Thân nhân và gia đình chuẩn bị những điều kiện cần thiết về nhân bản, tri thức và đức tin như mảnh đất tốt cho hạt giống ơn gọi nẩy nở.


· Về nhân bản, gia đình là trường học đầu tiên về các đức tính nhân bản, lễ nghi, ứng xử, giúp ứng sinh học được cách thế tương giao với những người xung quanh. Các đức tính thật thà, dũng cảm, lễ phép, vâng lời, tiết kiệm, giản dị, dũng cảm, thinh lặng, đều được khởi sự từ gia đình và trở thành những điều kiện cần thiết cho ứng sinh nhận ra và theo tiếng Chúa kêu gọi.
· Về tri thức, gia đình cung cấp cho ứng sinh những kiến thức cần thiết về con người, về thế giới và môi trường xung quanh; đồng thời cộng tác với học đường giúp ứng sinh học tập văn hóa, trưởng thành về trí tuệ, có khả năng nghiên cứu, tìm hiểu, nhận định, phân tích những chân lý trong thế giới tự nhiên, làm nền tảng cho việc học biết về thế giới siêu nhiên trong thời gian đại chủng viện.
· Về giáo dục đức tin, gia đình đóng góp vào việc nuôi dưỡng ơn gọi bằng việc giáo dục đức tin. Ngày rửa tội, cha mẹ và người đỡ đầu là những người tuyên xưng đức tin và thề hứa sẽ nuôi dưỡng con trong đức tin: ngày qua ngày, những giờ kinh tối sớm, đời sống đạo đức và chăm chỉ trong việc thờ phượng Chúa của cha mẹ là những bài học giúp ứng sinh lớn mạnh trong lòng mến Chúa và yêu người.
Vun trồng cho ơn gọi: Kể từ khi lựa chọn ơn gọi, gia đình là chỗ dựa vững chắc nhất cho ứng sinh trong việc sinh sống, học tập và tu luyện thời tiền chủng viện.
· Là tế bào của xã hội và Giáo Hội, gia đình là vườn ươm giống cho cây đời, thân nhân là những kỹ sư lành nghề vun xới, cắt tỉa cho cây ngày càng phát triển tươi tốt và trổ sinh những hoa trái thơm ngon. Nhờ đó, ứng sinh ngày một tăng tiến hơn cả về nhân bản lẫn đạo đức.
Thân nhân là những thầy dạy thân tình gần gũi, đầy tin tưởng và yêu thương trong việc rèn luyện, bồi dưỡng ứng sinh trở thành người có phẩm chất và năng lực: “ngọc bất trác bất thành khí; nhân bất học bất tri lý.”
Trong quan hệ hỗ tương, thân nhân ảnh hưởng nhiều trên cuộc sống của ứng sinh: mọi hoạt động, hành vi cử chỉ, lời ăn tiếng nói, cách cư sử, thái độ sống của người thân đều ảnh hưởng lên tiến trình hình thành nhân cách, trí tuệ và ý chí của ứng sinh, như ngạn ngữ nói: “con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh.”
Thân nhân là những người gần gũi hiểu được con cái nên có những cách thức quan tâm và phương pháp giáo dục thích hợp và hiệu quả: “nếu biết cách giáo dục, dù là một con người bình thường nhất cũng có thể trở thành người xuất chúng.”
Thân nhân là những người luôn yêu thương, nhẫn nại, đầy lòng tin, kiên trì cảm hoá và hướng dẫn ứng sinh đi trên đường đạo hạnh, kính mến Thiên Chúa.

Gìn giữ ơn gọi: Thân nhân và gia đình cũng là những vòng tay rắn chắn bảo vệ cho hạt giống ơn gọi khỏi bị những cám dỗ của ma quỷ và thế gian. Quả thật “không nơi đâu bằng nhà của mình”, vốn là môi trường an toàn giúp ứng sinh tránh được những ảnh hưởng tiêu cực của thời đại, của văn hóa hưởng thụ và những sai lệch về phong cách sống; lại hậu thuẫn và khích lệ ứng sinh hăng say làm việc, học tập và tu luyện tốt, vượt lên những khủng hoảng và cám dỗ, để trung thành với ơn gọi đã chọn.


I.1b. Tác động tiêu cực lên ứng sinh tiền chủng viện
Với những gia đình quá giầu có về vật chất, ứng sinh sẽ được dung dưỡng, nuông chiều hoặc sẽ bị cản trở bởi sự luyến tiếc của cải, khó chấp nhận sự khổ chế khi theo đuổi ơn gọi, hoặc ngược lại muốn con cái kế nghiệp gia sản nên cản trở không cho con đi tu (thánh Phanxicô khó khăn bị cha mẹ cản trở vẫn cương quyết theo Chúa đến cùng).
Với những gia đình quá nghèo về vật chất, ứng sinh dễ bị cám dỗ bởi đời sống khá giả của linh mục, coi đó là lý tưởng phấn đấu.
Với những gia đình trục trặc về đời sống, bố mẹ ứng sinh thường xuyên bất hòa, hay xung đột với làng xóm hoặc ly thân, ly dị sẽ ảnh hưởng tiêu cực cách trực tiếp đến ơn gọi của ứng sinh.
Bên cạnh đó cũng có khi gia đình vì thích danh dự, thích được người ta xưng tụng chào hỏi trong cộng đoàn, để rồi thúc giục hay tìm cách ép buộc con đi tu.
Bảo vệ quá kỹ càng, không cho phép tiếp xúc với người nữ, khiến ứng sinh có những cái nhìn lệch lạc về phẩm giá, vai trò của người phụ nữ.
Quí trọng cách thái qúa, khiến cho ứng sinh trở nên tự cao, tự đại, sớm trở thành “ông cụ non” ... nghĩ rằng mọi người phải tôn trọng mình ảnh hưởng tới lý tưởng linh mục.
Giáo dục cách thiếu quân bình trong cách ứng xử, không thống nhất trong phương hướng giáo dục, ngôn hành bất nhất gây gương xấu cho ứng sinh.
Hay kể chuyện về những khuyết điểm, tật xấu, bê bối... của linh mục khiến cho ứng sinh có cái nhìn tiêu cực về đời sống linh mục.
Việc gia đình sống không đoàn kết yêu thương cũng làm cho ứng sinh cảm thấy khó xử, không yên tâm tiến lên trên con đường tu trì.
Đời sống khô khan, nguội lạnh trong việc cầu nguyện của cha mẹ và người thân cũng ảnh hưởng nhiều đến lý tưởng linh mục của ứng sinh.
Can thiệp quá sâu vào đời sống riêng tư của ứng sinh, khiến ứng sinh mất tự do, mất khả năng tự chủ, do đó không thể trưởng thành.
I.2. Trong thời gian học tại Đại chủng viện

I.2a. Những tác động tích cực



Cầu nguyện hằng ngày cho con em đang theo học tại Đại chủng viện là bổn phận trước nhất và thiết yếu của gia đình trong việc nuôi dưỡng ơn gọi.
Luôn đồng hành, ủng hộ, khích lệ ơn gọi của con, bằng việc thỉnh thoảng gửi thơ động viên, thông báo về gia đình, người thân… nhờ đó ứng sinh sống xa gia đình được an tâm hơn và chuyên chú việc học hành và tu tập.
Lắng nghe và đồng cảm mỗi khi con trình bày, than thở những khó khăn trong đời tu; ân cần phân tích, động viên khích lệ và đề nghị giải pháp tốt nhất. Sẵn sàng ủng hộ và cung cấp kinh tế giúp con có đủ phương tiện học tập.
Thanh danh tốt của gia đình mang lại cảm giác an tâm cho con đang tu học tại Đại chủng viện. Bởi thế, gia đình nỗ lực sống đức tin, nhân bản, bí tích, luân lý, cũng như các mối quan hệ khác (làm ăn kinh tế, quan hệ họ hàng, hàng xóm láng giềng, cha xứ…) sẽ là cách thế hữu ích gián tiếp đóng góp vào việc nuôi dưỡng ơn gọi của con.
Giúp con ý thức đến giai đoạn này nên dứt khoát chọn lựa đời sống ơn gọi, nhưng không vì thế mà tạo áp lực, khiến con thêm căng thẳng, chán nản và buông xuôi. Trái lại, tôn trọng quyết định của con.
Ngoài việc lưu tâm, chỉ bảo con sống sao cho xứng đáng với đời tu, cha mẹ còn sẵn sàng phê bình, sửa dạy con những gì không xứng hợp như: lời nói, cách đi đứng hay các mối quan hệ không cần thiết…
Người cha là tấm gương tốt, khích lệ và gìn giữ chủng sinh khỏi những lúc yếu lòng, bi quan, thiếu nghị lực, trái lại biết can trường chịu đựng, vượt lên khó khăn thử thách.
Mẹ và các chị em trong gia đình có một vai trò tích cực trong đời sống ơn gọi của chủng sinh: luôn đồng hành, dịu dàng chăm sóc, yêu thương, cầu nguyện, nâng đỡ, canh phòng và bảo vệ nhưng đầy khôn ngoan và kính trọng.
Tuy có sự cách biệt giữa các thế hệ, gia đình luôn gắn bó với nhau sẽ đóng vai trò trợ lực quan trọng giúp cho ứng sinh ngày một trưởng thành hơn: sự mạnh mẽ cương nghị của cha, sự dịu dàng và nhân hậu của mẹ nâng cao căn tính nhân vị của ứng sinh.
I.2b. Những tác động tiêu cực
Có những gia đình nhìn ngoại giới nhiều hơn là nội giới, mong con mình sau này làm linh mục thì bản thân cha mẹ cũng được vinh dự trước mặt người đời, nên ép buộc con phải theo đuổi ơn gọi cho bằng được.
Tuy con mới vào chủng viện bắt đầu nghiêm túc phân định ơn gọi, niềm hy vọng và ngưỡng mộ của cha mẹ ở nhà quá lớn, lại được mọi người chúc tụng, tán dương… khiến sự thúc bách càng ngày càng đè nặng lên ứng sinh.
Áp lực gia tộc: trong gia tộc mình nhà nào cũng có con làm linh mục, nên gia đình mình cũng phải có, không có thì xấu hổ với họ hàng.
Áp lực quê hương làng xóm: con đi tu mà trở về thì bố mẹ sợ xấu hổ với làng xóm, bị làng xóm chê cười không biết dậy con, để con ăn hết cơm gạo nhà Chúa.
Nhiều gia đình cho rằng một khi con bước chân vào Đại Chủng Viện là đương nhiên nhà mình sẽ có linh mục, khiến chủng sinh dù muốn chuyển hướng ơn gọi nhưng không dám vì sợ gia đình, thân nhân thất vọng, đành phải gượng ép tiếp tục đi tới.
Một số gia đình có quan niệm một người làm quan cả họ được nhờ, ngay cả trong lãnh vực kinh tế.
I.3. Những việc nên làm và điều nên tránh

I.3a. Những việc nên làm

Về phía thân nhân và gia đình
Phải tạo cho ứng sinh có một đời sống lành mạnh, lương tâm trong sạch, lý trí và ý chí sắt đá, tự tin vượt mọi gian nan thử thách của chính mình và của ngoại cảnh.
Làm gương sáng trong cách ăn nết ở và lời nói sao cho ứng sinh cảm thấy được nâng đỡ, tránh những thái độ, lời ăn tiếng nói làm tổn thương, ghi sâu vào tiềm thức của ứng sinh.
Cố gắng thấu hiểu tâm hồn và tính cách hay cá tính của ứng sinh để có những phương pháp đào tạo thích hợp sao cho ứng sinh được trưởng thành toàn diện về nhân bản, thiêng liêng, tri thức hướng tới tương quan tốt với tha nhân.
Tạo cho ứng sinh tinh thần biết khát khao học hỏi, năng lực sáng tạo, năng lực lãnh đạo, tinh thần trách nhiệm, tự tin, nhiệt tình, hài hước, quan tâm đến người khác, năng động, trưởng thành, tính chủ động…
Giáo dục cho ứng sinh biết những nhọc nhằn của cha, những gian nan vất vả của mẹ đã, đang và vẫn diễn ra mỗi ngày suốt dọc dài năm tháng, để con hiểu được giá trị mà thương cha mẹ hầu cố gắng nên thân với đời:
“Nuôi con buôn bán tảo tần

Chỉ mong con lớn nên thân với đời

Những khi trái nắng trở trời

Con đau là mẹ đứng ngồi không yên

Trọn đời vất vả triền miên

Chạy lo bát gạo đồng tiền nuôi con”


Về phía ứng sinh


Luôn ý thức tấm lòng cha mẹ dành cho mình: “Biển Đông có lúc vơi lúc đầy, chứ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng” hầu ghi khắc và tri ân công ơn sinh thành dưỡng dục trời bể của các ngài.
Ý thức và lòng tri ân đó đòi hỏi ứng sinh phải là người sống có hiếu hơn bất cứ ai trong gia đình. Chữ hiếu này không chỉ thể hiện trên môi miệng, mà cần phải được cụ thể hóa trong đời sống tu trì.
Phải luôn hăng say học hành tri thức, tu luyện đạo đức để không phụ công ơn và lòng hy vọng của cha mẹ; đồng thời không ngừng nhớ đến cha mẹ trong lời kinh tiếng hát và những việc đạo đức hằng ngày.
I.3b. Những điều nên tránh
Về phía thân nhân và gia đình
Cần tránh cách thức giáo dục lệch lạc về giới tính và cái nhìn về người phụ nữ và đức khiết tịnh.
Không nuông chiều cách thái quá, khiến cho ứng sinh lầm tưởng mình là người quan trọng, ai cũng phải kính trọng, hầu hạ.
Tránh nghi ngại thái quá về sự trưởng thành của ứng sinh, lúc nào cũng kè kè bên cạnh, hoặc cho người theo dõi.
Không nên quá đề cao ứng sinh, một tiếng “thầy” hai tiếng “thầy” khiến ứng sinh dần quên đi vị thế hiện tại của mình, dễ sinh lòng kiêu ngạo.
Tránh thái độ đối xử “cơm bưng nước rót”, không cho ứng sinh làm gì cả, dẫn đến việc ứng sinh không biết làm gì, ỷ lại, không thể tự lập.
Không thần thánh hóa linh mục, khiến ứng sinh có cái nhìn quá lý tưởng về đời sống linh mục mà quên đi thân phận con người yếu hèn của mình.
Không nên khen ngợi quá mức những khám phá, thành tích khiến ứng sinh lầm tưởng về khả năng hiểu biết, hay kiến thức của mình dẫn đến thái độ tự cao, tự đại.
Không nên nói hay có cử chỉ thiếu lành mạnh, thiên lệch về đời sống linh mục như được nhiều người quý trọng, giàu có ... dễ gây ảnh hưởng xấu đến ứng sinh.
Về phía ứng sinh
Không được khinh thường sự chăm sóc và lo lắng của gia đình dành cho mình, nhưng cũng đừng để áp lực gia đình quá đè nặng lên ơn gọi của mình, khiến cho việc tự do dâng hiến trở thành miễn cưỡng, gượng ép.
Không nên nương tựa hay đòi hỏi gia đình quá mức về đời sống vật chất, mà cố gắng sống tiết kiệm và giản dị trong chi tiêu, tránh những chi tiêu không cần thiết.
Không nên đem những vấn đề khó khăn nơi chủng viện mà bày tỏ với gia đình, để tránh sự hiểu lầm không cần thiết của gia đình về chủng viện và đời sống tu trì.
Không nên quá lo lắng cho gia đình đến mức ảnh hưởng việc tu học nơi chủng viện. Khi biết được những khó khăn mà gia đình đang gặp phải thì cố gắng giúp đỡ bằng lời cầu nguyện và bằng những cách thức hợp khả năng, nhưng không vì lo lắng mà quên ăn, mất ngủ, bỏ học hành….
Những ý tưởng trình bày trên đây bao gồm những đúc kết chủ quan mang tính hồi tưởng về những điểm tích cực và tiêu cực của gia đình, bà con với ơn gọi của các ứng sinh linh mục và một vài kiến nghị để góp phần đào tạo và tự đào tạo ơn gọi linh mục, không phải là những nguyên tắc phải theo, càng không phải là giải pháp tối ưu dành cho hết mọi người, mọi gia đình. Có chăng chỉ là một thực tế rằng gia đình là nơi ơn gọi được sinh ra và nuôi dưỡng, nhất là giai đoạn tiền chủng viện và chủng viện.
Xin được mượn lời của Công Đồng Vaticanô II trong sắc lệnh về đào tạo linh mục: “Toàn thể cộng đoàn kitô hữu có bổn phận cổ võ ơn thiên triệu, mà trước hết phải tiến hành nghĩa vụ ấy bằng một đời sống kitô hữu trọn vẹn; các gia đình và các giáo xứ góp phần quan trọng vào việc đó; những gia đình sống tinh thần đức tin, đức mến và đạo hạnh trở nên như chủng viện sơ khởi.”[445]

Chú thích


[443] Mc 14,38.
[444] x. MP. Trần Minh Huy, Đào tạo và Tự đào tạo thiêng liêng của các linh mục tương lai trong bối cảnh Việt Nam ngày nay, tr.168-187.
[445] Optatam totius số 2.
VỀ MỤC LỤC

XẢ STRESS

Tiền nhân ta vẫn nói: “Đời là bể khổ”.


Khổ là hoàn cảnh trong đó con người chịu nhiều khó khăn thiếu thốn về vật chất hoặc bị giày vò bất an về tinh thần. Như vậy thì “Khổ” cũng là một trong những cái stress mà con người phải sống với. Nếu stress cứ liên tục tái diễn hoặc kéo dài sẽ đưa tới nhiều ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe.
Sống không có stress là điều khó có thể thực hiện được, nhất là trong hoàn cảnh xã hội có nhiều biến đổi, kinh tế khó khăn, đạo đức xuống dốc như hiện nay. Làm sao để đối phó với stress mới là điều cần thiết. Mỗi người có những phương cách riêng để giải quyết khó khăn của mình.
Sau đây là một vài gợi ý:
1- Tìm hiểu nguồn gốc của stress. Có thể là do gập ghềnh trong giao tế nhân sự, khó khăn trong công việc làm ăn, thất thoát tài chánh, suy yếu sức khỏe, gia đạo bất an…Biết để tìm cách xả stress.
2- Sắp đặt lại công việc hàng ngày, theo thứ tự ưu tiên, quan trọng.
3- Đặt giới hạn cho các tham gia, cam kết với các sinh hoạt trong đời sống, tránh ôm đồm quá sức. Đừng cố quá để rồi thành “quá cố”.
4- Đừng coi thường sức khỏe, lắng nghe tiếng cầu cứu của một cơ thể bị lạm dụng lao động quá mức.
5- Cân bằng đời sống, chia thì giờ cho việc làm, ăn uống, ngủ nghỉ.
6- Năng vận động cơ thể. Đang căng thẳng mà làm mươi phút đi bộ, bơi lội, hít thở thì stress cũng giảm cường độ khá nhiều.
7- Dành thì giờ để giải trí với gia đình bạn bè.
8- Áp dụng các phương pháp đối phó với stress như thư giãn thiền định, hít thở sâu, thoa bóp; tạm rời công việc để “xả xú báp” và “tái nạp bình điện”;
9- Tâm sự chia sẻ khó khăn của mình với người đáng tin cậy để nhờ góp ý.
10- Duy trì một tâm trạng hài hước. Cười là 10 thang thuốc bổ.
11- Đề cao cảnh giác, nhận diện và chú ý tới các dấu hiệu báo động sự xuất hiện của stress và sẵn sàng giải quyết.
12- Ghi nhớ các hoàn cảnh stress xảy ra, ở đâu, vào thời điểm nào, tại sao xảy ra. Biết để tránh.
13- Tránh những stress nào có thể tránh được.
14- Giải quyết stress với các khả năng hiện có. Với những stress bướng bỉnh, không giải quyết được thì để một bên, giải quyết sau.
Xin ghi nhớ là những cảm giác không vui như sợ hãi, lo âu, giận dữ, bực tức phát xuất từ phản ứng của ta mà ra chứ không phải từ stress. Nếu ta kiểm soát được các phản ứng này là ta đã tạo được một tâm trạng bình an, thoải mái trong đời sống.


Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

www.bsnguyenyduc.com


VỀ MỤC LỤC


tải về 445.22 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương