BẢn cáo bạch công ty cổ phần thưƠng mại bưu chính viễn thôNG



tải về 0.94 Mb.
trang7/14
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích0.94 Mb.
#20800
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   14

Danh sách những công ty mẹ và công ty con của tổ chức đăng ký niêm yết. Những công ty mà tổ chức đăng ký niêm yết đang nắm giữ quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối. Những công ty nắm quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối đối với tổ chức đăng ký niêm yết. Công ty liên doanh, liên kết.

    1. Những công ty mà tổ chức đăng ký niêm yết đang nắm giữ quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối


Không có
    1. Những công ty nắm giữ quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối đối với tổ chức đăng ký niêm yết


Không có
    1. Công ty liên kết


Công ty Cổ phần dịch vụ xây lắp COKYVINA

  • Tên tiếng Anh

:

COKYVINA SERVICES AND CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY

  • Trụ sở chính

:

23C Nguyễn Đình Chiểu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

  • Điện thoại

:

+84 4 9445599

  • ĐKKD

:

0103012017

  • Email

:

vnpt_website@vnpt.com.vn

  • Số lượng cổ phần do Cokyvina nắm giữ

:

10.400 cổ phần

(mệnh giá 100.000 đồng/cổ phần)



  • Tỷ lệ nắm giữ

:

26%



  1. Hoạt động kinh doanh

    1. Các nhóm sản phẩm, dịch vụ của Công ty


Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tập trung vào các lĩnh vực sản phẩm, dịch vụ chủ yếu sau:

  • Thương mại: Kinh doanh mua bán các thiết bị đầu cuối (điện thoại cố định, tổng đài, máy fax...); thiết bị truyền dẫn (tủ, hộp cáp, dây thuê bao, cáp thông tin...).







  • Dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu: Nhận uỷ thác xuất nhập khẩu cho VNPT và các đơn vị trong ngành, ngoài ngành Bưu chính viễn thông.



  • Sản xuất: Dây thuê bao, bọc cáp quang.

  • Xây lắp: Thi công xây lắp hệ thống điện dân dụng, điện tử, viễn thông, hệ thống chống sét...



    1. Sản lượng giá trị sản phẩm, dịch vụ qua các năm


Cơ cấu doanh thu năm 2007 – 2008

Đơn vị: triệu đồng

Chủng loại

Năm 2007

Năm 2008

Giá trị

%

Giá trị

%

Thương mại

247.638

91,2%

122.342

80,7%

Thiết bị truyền dẫn

190.567

70,2%

73.953

46,7%

Thiết bị đầu cuối

20.901

7,7%

11.960

8,4%

Khác

36.170

13,3%

36.429

25,6%

Xây lắp

4.547

1,7%

1.240

6,0%

Dịch vụ

7.085

2,6%

8.874

6,2%

Uỷ thác xuất nhập khẩu

2.677

1,0%

6.112

4,3%

Dịch vụ vận chuyển

4.408

1,6%

2.762

1,9%

Sản xuất

12.372

4,6%

10.105

7,1%

Tổng cộng

271.642

100%

142.561

100%

Nguồn: Phòng Kế toán tài chính - COKYVINA
Biểu đồ cơ cấu doanh thu 2007-2008



Cơ cấu lợi nhuận gộp năm 2007 – 2008 (số liệu hợp nhất)

Đơn vị: triệu đồng


Chủng loại

Năm 2007

Năm 2008

Giá trị

%

Giá trị

%

Thương mại

17.797

67,3%

7.962

36,7%

Thiết bị truyền dẫn

11.848

44,8%

4.180

15,6%

Thiết bị đầu cuối

2.148

8,1%

(328)

-2,1%

Khác

3.801

14,4%

4.164

23,2%

Xây lắp

1.027

3,9%

703

11,7%

Dịch vụ

7.085

26,8%

8.866

49,5%

Uỷ thác xuất nhập khẩu

2.677

10,1%

6.112

34,1%

Dịch vụ giao nhận, vận chuyển

4.408

16,7%

4.754

15,4%

Sản xuất

522

2,0%

395

2,2%

Tổng cộng

26.431

100%

17.926

100%

Nguồn: Phòng Kế toán Tài chính - COKYVINA
Biểu đồ cơ cấu lợi nhuận gộp 2007-2008 (số liệu hợp nhất)



    1. Quy trình sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ


Mặc dù lĩnh vực thương mại và dịch vụ ủy thác nhập khẩu là hoạt động chủ yếu với doanh thu chiếm tới hơn 90% tổng doanh thu của Công ty nhưng Công ty đã rất chú trọng việc xây dựng các quy trình sản xuất và cung ứng dịch vụ, đảm bảo nguyên tắc thống nhất thực hiện và kiểm soát chặt chẽ ở từng công đoạn, từng bộ phận phòng ban.

  1. Quy trình cung cấp dịch vụ uỷ thác nhập khẩu:

Trên cơ sở hợp đồng uỷ thác nhập khẩu ký với chủ đầu tư, Công ty sẽ tiến hành đàm phán ký hợp đồng nhập khẩu với đối tác nước ngoài. Căn cứ vào điều khoản thanh toán trong hợp đồng ngoại, Công ty sẽ yêu cầu chủ đầu tư tạm ứng giá trị hợp đồng (nếu có) để chuyển cho nhà cung cấp. Hàng hoá khi nhập về cảng được cán bộ Công ty/chi nhánh tiếp nhận và vận chuyển thẳng về chân công trình cho chủ đầu tư trong hầu hết trường hợp, chỉ có một tỷ lệ nhỏ được chuyển về kho công ty trước khi giao hàng cho nhà uỷ thác. Sau khi nhận được chứng từ đòi tiền từ nhà cung cấp, Công ty yêu cầu nhà uỷ thác chuyển tiền để thanh toán cho đối tác nước ngoài.




  1. Quy trình sản xuất sản phẩm dây thuê bao điện thoại:

Sản phẩm dây thuê bao điện thoại có gia cường loại COKYVINA (2x 0,5)+1,2mm hoặc 2x(11x0,8)+(7x0,3)mm được sản xuất theo quy trình sau: dây đồng trần loại 2x0,5 hoặc (11x0,8) cùng với nhựa PE- HD được chuyển đến máy bọc mạch M40 để bọc thành dây mạch. Dây mạch sau đó được chuyển đến khâu làm nguội bằng nước và được thu vào bobin nhờ hệ thống thu dây. Tiếp theo, dây bọc mạch được bện đôi gồm hai sợi có màu khác nhau. Sau khi đã được bện đôi, dây bọc mạch cùng với kẽm loại 1,2 hoặc (7x0,3) và nhựa PVC được chuyển qua khâu bọc vỏ nhờ máy bọc vỏ M60, và được làm nguội và thu vào bobin. Cuối cùng, dây thuê bao thành phẩm được đánh cuộn theo chiều dài tiêu chuẩn.




    1. Nguyên vật liệu


  1. Nguyên vật liệu

Do đặc thù của Công ty là kinh doanh hàng hóa và thực hiện dịch vụ ủy thác nhập khẩu thiết bị ngành viễn thông, sản xuất chỉ đơn thuần là các sản phẩm dây thông tin chiếm tỷ trọng không đáng kể nên nguồn đầu vào của Công ty chủ yếu là hàng hóa mua vào để bán, bao gồm: các thiết bị đầu cuối: tổng đài, máy điện thoại, máy fax, ...; các thiết bị truyền dẫn: cáp quang, cáp đồng, dây thông tin... Ngoài ra, nguồn nguyên liệu để sản xuất dây thuê bao điện thoại có: dây đồng trần, hạt nhựa PE- HD, hạt nhựa PVC, dây gia cường bằng kẽm loại xoắn bện.


  1. Nguồn nguyên vật liệu, hàng hoá đầu vào

Nguồn cung cấp nguyên vật liệu, hàng hoá đầu vào của Công ty rất đa dạng, từ các công ty trong nước cũng như nhập khẩu.

Nguồn cung cấp sản phẩm cáp cho Công ty chủ yếu từ các công ty trong ngành như Công ty CP vật liệu Bưu điện, Công ty cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông, Công ty cổ phần viễn thông Thăng Long, Công ty Cổ phần Vinacap..., và một phần nhỏ từ nguồn nhập khẩu cáp LG, Hyosung (Hàn Quốc). Đối với mặt hàng điện thoại, máy fax, các thiết bị đầu cuối khác, Công ty nhập hàng từ các đại lý phân phối độc quyền của các hãng Siemen, Nec tại Việt Nam như Công ty Ngôi sao, Công ty Tekapro...

Đối với nguồn nguyên vật liệu: tỷ trọng nguyên vật liệu chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu giá vốn hàng bán của Công ty. Tuy nhiên, Công ty cũng đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác với nhiều nhà cung cấp nguyên vật liệu uy tín trong và ngoài nước. Nguồn dây đồng của Công ty chủ yếu được cung cấp từ Công ty Cơ điện Trần Phú, Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng bưu điện, Công ty Cổ phần Triều Khúc. Đối với các loại nguyên liệu phụ như hạt nhựa, kẽm, Công ty áp dụng chính sách thu mua khá linh hoạt. Tuỳ theo giá nhập khẩu và giá chào của các Công ty thương mại trong nước, Công ty sẽ lựa chọn đối tác cung cấp có lợi nhất. Công ty thường nhập khẩu nhựa trực tiếp của hãng Borelis – Trung Đông, hãng Dow - Mỹ hoặc mua từ nguồn nhập khẩu của Công ty 3H-Vinacom, Công ty cổ phần viễn thông Sucom. Một số nhà cung cấp vật liệu phụ khác của Công ty như: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam, Công ty Cổ phần Viễn Thông Sucom... cung cấp dầu nhồi cáp, dây kẽm, hạt mầu, băng nhôm.


  1. Sự ổn định của các nguồn cung cấp

Trải qua quá trình hoạt động, Công ty đã hợp tác và xây dựng được mối quan hệ truyền thống ổn định với các nhà cung cấp lớn, có uy tín và thương hiệu trong và ngoài nước. Cùng với chính sách mua hàng linh hoạt theo diễn biến thị trường, Công ty đã chủ động được nguồn cung cấp nguyên vật liệu, hàng hoá phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và không gặp rủi ro nào đối với nguồn cung cấp hàng hóa, nguyên liệu đầu vào.


  1. Ảnh hưởng của nguyên vật liệu tới doanh thu và lợi nhuận

Trong lĩnh vực thương mại, giá mua hàng hoá đầu vào có ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Tuy nhiên, Công ty thường cung cấp hàng hoá theo phương thức đấu thầu hoặc khi đã ký được hợp đồng cung cấp hàng hoá mới ký hợp đồng mua hàng nên thường chủ động được giá dự thầu và giá bán đảm bảo có lãi. Do đó Công ty luôn kiểm soát được tác động của giá đầu vào đối với doanh thu và lợi nhuận hoạt động kinh doanh của mình.

Trong lĩnh vực sản xuất: giá trị nguyên vật liệu chiếm hơn 80% giá thành sản xuất của Công ty nên khi giá đồng nguyên liệu và giá nhựa tăng, giá thành sản xuất của Công ty sẽ giảm tính cạnh tranh. Tuy nhiên, do doanh thu từ sản xuất chỉ chiếm khoảng 5% tổng doanh thu của Công ty nên biến động giá nguyên vật liệu không ảnh hưởng lớn tới tổng doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Mặt khác, giá dự thầu tiêu thụ sản phẩm được Công ty điều chỉnh tăng theo mức độ tăng giá nguyên vật liệu. Ngay khi ký hợp đồng cung cấp sản phẩm, Công ty sẽ triển khai mua nguyên vật liệu để hạn chế và giảm thiểu rủi ro do giá nguyên vật liệu tăng đột biến. Nhờ đó, Công ty đã hạn chế được tác động tiêu cực của biến động giá nguyên vật liệu trên thị trường tới kết quả hoạt động sản xuất của mình.



    1. Chi phí sản xuất


Cơ cấu chí phí sản xuất các năm 2007, 2008 và 06 tháng đầu năm 2009

Đơn vị: triệu đồng

STT

Khoản mục

Năm 2007

Năm 2008

30/06/2009

1

Doanh thu thuần

271.642

142.561

38.520

2

Giá vốn hàng bán

- Tỷ trọng % so với doanh thu thuần



245.211

90,27


124.636

87,43


32.327

82,92

3

Chi phí bán hàng

- Tỷ trọng % so với doanh thu thuần



24.798

9,13


21.202

14,87


5.702

14,80

4

Chi phí quản lý doanh nghiệp

- Tỷ trọng % so với doanh thu thuần



5.950

2,19


3.824

2,68


1.724

4,48

5

Chi phí tài chính

- Tỷ trọng % so với doanh thu thuần

1.102

0,41

161

0,11

11

0,03

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2007, 2008, BCTC quý II/2009 COKYVINA do Công ty tự lập.

Biểu đồ Cơ cấu chi phí theo khoản mục 2007, 2008 và 06/2009


Giá vốn hàng bán là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số liệu tổng chi phí sản xuất của Công ty, trung bình chiếm khoảng 90% tổng chi phí sản xuất trong giai đoạn 2005-2008 và 6 tháng đầu năm 2009. Giá vốn hàng bán năm 2006 tăng nhẹ so với năm 2005 từ 87% lên 93% doanh thu, nhưng có xu hướng giảm trong năm 2007, 2008, 6 tháng đầu năm 2009 với tỷ lệ chỉ còn 90,2 % ; 87,4% và 68,92% so với doanh thu tương ứng của các năm này. Về giá trị tuyệt đối, giá vốn hàng bán cũng có xu hướng giảm qua các năm nhưng mức giảm giá vốn lớn hơn mức giảm doanh thu nên tỷ lệ lợi nhuận gộp biên của các năm sau đều cao hơn năm trước. Đặc biệt, tỷ lệ lợi nhuận gộp cận biên năm 2008 tăng lên 12,6% so với mức 9,7% năm 2007. Đây là kết quả tích cực có được do từ khi chuyển sang hoạt động dưới hình thức cổ phần, Công ty chú trọng nhiều hơn tới hiệu quả hoạt động nên Công ty đã xem xét và cân nhắc kỹ trước khi thực hiện các dự án có tỷ lệ lợi nhuận thấp.

Giá trị tuyệt đối của chi phí bán hàng năm 2008 theo báo cáo hợp nhất giảm so với năm 2007, với mức giảm 14,5%. Tuy nhiên, tỷ trọng chi phí bán hàng trên doanh thu năm 2008 vẫn chưa được cải thiện so với năm 2007 do tình hình tiêu thụ và cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Công ty phải đẩy mạnh các biện pháp thúc đẩy bán hàng để đảm bảo hoàn thành kế hoạch doanh thu .

Tương tự như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2008 của Công ty COKYVINA giảm đáng kể từ 5.950 triệu đồng xuống còn 3.824 triệu đồng, tương ứng với mức giảm 35,7%. Tỷ trọng chí phí quản lý so với doanh thu năm 2008 là 2,68%, tăng nhẹ so với mức 2,2% của năm 2007 do mức giảm chi phí quản lý thấp hơn mức giảm doanh thu. Nếu xét riêng số liệu của Công ty mẹ thì tỷ trọng chi phí quản lý trên doanh thu của Công ty đang có xu hướng giảm rõ rệt qua các năm: từ mức 2,52% năm 2005, giảm xuống mức 1,9% năm 2006, 1,84% năm 2007 và 1,5% năm 2008.

Chi phí tài chính năm 2007 tăng khoảng 3 lần so với năm 2006. Đây là khoản lãi vay nhập dây chuyền sản xuất cáp tại nhà máy cáp mới đầu tư hoàn thành và đi vào sản xuất trong tháng 8/2007. Theo hợp đồng tín dụng với Ngân hàng TMCP Quốc tế, khoản vay này có thời hạn là bốn năm nhưng trong năm 2007, Công ty đã tất toán trước hạn khoản vay và trả hết chi phí lãi vay. Chi phí chi trả lãi vay trong năm 2008 của Công ty chỉ chiếm tỷ trọng không đáng kể so với doanh thu (0,1% so với doanh thu hợp nhất). Đấy là một lợi thế của Công ty trong bối cảnh lãi suất vay vốn tăng cao trong năm 2008. Điều này cho thấy Công ty đã có thể chủ động được nguồn vốn hoạt động sản xuất kinh doanh, không phụ thuộc vào nguồn vốn vay của Ngân hàng.



    1. Trình độ công nghệ


Với hoạt động chủ đạo là kinh doanh thương mại và thực hiện dịch vụ ủy thác nhập khẩu các thiết bị viễn thông, để đảm bảo sự phát triển bền vững và nâng cao uy tín, thương hiệu, Công ty luôn chú trọng nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên kinh doanh, bán hàng đáp ứng yêu cầu của khách hàng cũng như nắm bắt được sự phát triển không ngừng của kỹ thuật và đổi mới công nghệ viễn thông. Để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, bên cạnh các sản phẩm truyền thống, Công ty có kế hoạch hướng tới kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ phục vụ cho phát triển mạng 3G, đào tạo nguồn nhân lực sẵn sàng cho phát triển mảng thị trường này.

Tuy lĩnh vực sản xuất chiếm tỷ trọng không đáng kể trong hoạt động kinh doanh của Công ty nhưng Công ty cũng rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt biến động của thị trường để cải tiến, ứng dụng máy móc thiết bị sản xuất các sản phẩm phù hợp nhu cầu thị trường như cáp điện lực, dây độn cáp quang, bọc cáp quang, sản xuất cáp quang thuê bao với chi phí đầu tư không đáng kể.



Một số máy móc thiết bị của Công ty tại thời điểm 30/4/2009:








Một số loại máy móc thiết bị chuyên dụng của Công ty

Chủng loại

Nhãn
hiệu


Nước
SX


Năm SX

Năm sử dụng

Số lượng

  1. Dây chuyền Sản xuất cáp đồng thông tin
















  1. Dây chuyền kéo ủ bọc liên hoàn

Rosendal

Áo, Đức

2006

2007

01

  1. Dây chuyền xoắn bện nhóm

Pioneer

Áo, Đức

2006

2007

01

  1. Dàn máy xoắn đôi

Pioneer

Áo, Đức

2006

2007

05

  1. Dây chuyền bọc

Pioneer

Áo, Đức

2006

2007

01

  1. Hệ thống máy nén khí

Hitachi

Nhật

2007

2007

01

  1. Hệ thống thiết bị KCS
















  1. Thiết bị đo kiểm cáp

CQCMP-100

Việt Nam

2007

2007

01

  1. Máy đo độ giãn dài




Việt Nam

2007

2007

01

  1. Dây chuyền SX dây thuê bao




Việt Nam

2001

2001

02
    1. Tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm


Quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm của Công ty được tổ chức rất chặt chẽ thông qua việc ban hành và áp dụng thông nhất quy trình sản xuất, quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm. Mỗi công đoạn của quy trình sản xuất đều có bộ phận KCS kiểm tra, đo các thông số kỹ thuật đảm bảo tiêu chuẩn ngành TCN 68:132-1998 của ngành Bưu điện và các tiêu chuẩn tương đương bằng máy móc đo kiểm hiện đại. Các công đoạn kiểm tra chất lượng của Công ty như sau:

Sơ đồ các công đoạn kiểm tra trong quá trình sản xuất


  • Kiểm tra nguyên vật liệu nhập kho: Dây đồng, hạt nhựa, dây thép, băng nhôm, băng P/S, dầu nhồi, hạt màu... trước khi nhập kho nguyên vật liệu phải được kiểm tra chất lượng, đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật theo quy định, được đóng gói, bảo quản theo quy cách của nhà sản xuất.

  • Kiểm tra trước khi sản xuất: Hạt nhựa, dầu nhồi được kiểm tra vệ sinh không lẫn tạp chất, chất lượng theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Kiểm tra chất lượng dây đồng, dây thép theo tiêu chuẩn nhà sản xuất, dùng thước kẹp Panme đo tiết diện từng dây, đạt yêu cầu mới đưa vào sản xuất. Kiểm tra hệ thống dây chuyền máy móc (máy bọc, máy bện...), hệ thống thu dây đạt yêu cầu kỹ thuật thì cho vận hành sản xuất.

  • Kiểm tra trong quá trình sản xuất:

    • Đối với cáp thông tin : Kiểm tra chất lượng dây ruột cáp: từ khâu kéo dây đồng thành dây ruột, sai số cho phép không quá Ø0,001mm ; Kiểm tra chất lượng khâu bện đôi: bảo đảm bước xoắn, luật màu ; Kiểm tra chất lượng khâu bện bó: ghép các nhóm cơ bản theo luật màu thành bó hoặc lớn hơn 25 đôi ; Kiểm tra chất lượng nhồi dầu, bọc băng P/S chịu nhiệt, bọc băng nhôm chống nhiễu từ trường và bọc vỏ cáp bằng nhựa PE.

    • Đối với dây thuê bao: Dây mạch sau khi qua máy bọc M40, M60 được thu vào hệ thống thu dây sau đó được kiểm tra thông - chập mạch bằng đồng hồ vạn năng và kiểm tra lại tiết diện của dây, độ dầy của lợp nhựa bọc nếu đạt yêu cầu cho sang công đoạn tiếp theo.

  • Kiểm tra thành phẩm: Khi cuộn dây đã đánh được vận chuyển qua bộ phận KCS để kiểm tra thông - chập mạch của cuộn dây bằng đồng hồ vạn năng, đạt yêu cầu mới đóng gói nhập kho và xuất xưởng.
    1. Hoạt động Marketing


Do hầu hết khách hàng của COKYVINA là khách hàng trong ngành bưu chính viễn thông nên công tác marketing được tiến hành một cách đơn giản nhưng vẫn hiệu quả.

  • Chính sách giá cả: Công ty chủ yếu cung cấp sản phẩm qua hình thức đầu thầu vì vậy, chính sách giá được áp dụng linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể.

  • Chính sách khuếch trương: đối với khách hàng truyền thống: Công ty luôn duy trì và không ngừng củng cố, phát triển mối quan hệ với khách hàng để khách hàng luôn cảm thấy hài lòng với các sản phẩm, dịch vụ của Công ty. Hằng năm Công ty đều tổ chức gặp gỡ, trao đổi đánh giá quá trình làm việc trong năm để lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng, từ đó rút kinh nghiệm trong giai đoạn tiếp theo. Để tiếp cận khách hàng mới, Công ty rất chú trọng tận dụng và phát triển các mối quan hệ trong ngành. Công ty đang có kế hoạch triển khai mở rộng thị trường cung cấp sản phẩm cho các đơn vị ngoài Tập đoàn Bưu chính viễn thông như EVN, Viettel, FPT, Vinamobile...
    1. Nhãn hiệu thương mại, đăng ký phát minh sáng chế và bản quyền


Công ty đã tiến hành thiết kế, xây dựng website thông tin về công ty và đăng ký tên miền trên mạng Internet như sau: http://www.COKYVINA.com

Logo của công ty cũng đã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam




    1. Một số hợp đồng lớn đang thực hiện hoặc đã được ký kết


Một số hợp đồng lớn đang thực hiện hoặc đã được ký kết


TT

Số hợp đồng

Trị giá

Đối tác

Thời gian

Sản phẩm

Từ

Đến



040309/CO-NERA/ COREROUTER-VTN

8.485.778,25 USD

VTN

3/2009

09/2009

Thiết bị Corero định tuyến



UTRAN/CO-HW/0309

4.109.440,66 USD

VNP

4/2009

08/2009

Thiết bị trạm gốc và phụ kiện



030409/CO-R&S/RFD

366.192,3 USD

Cục tần số vô tuyến điện

4/2009

07/2009

Thiết bị trạm đo & kiểm soát điều khiển từ xa



270209/CO-NERA/BRAS-VTN

6.341.822,32 USD

VTN

2/2009

06/2009

Thiết bị BRAS



0007040811110A

60.257,77 USD

Viễn thông Bến Tre

1/2009

04/2009

Phụ tùng mở rộng ADSL



40/HĐKT-2009

580.000.000 VND

Viễn thông Hà Giang

3/2009

04/2009

Máy phát điện



423/HĐKT

2.741.272.000 VND

Viễn thông Tuyên Quang

12/2008

02/2009

Cáp quang, hộp cáp, măng sông



2900/HĐKT

2.656.500.000 VND

Viễn thông Thái Nguyên

12/2008

02/2009

Máy phát điện



415-08/DONG TP

4.451.018.880 VND

Cty Điện thoại Đông TP

12/2008

01/2009

Bình Accu 2V-500AH



1012/QLDA

937.372.756 VND

Viễn thông Thái Nguyên

12/2008

01/2009

Cáp quang & phụ kiện



1013/QLDA

1.133.054.886VND

Viễn thông Thái Nguyên

12/2008

01/2009

Cáp quang & phụ kiện



1014/QLDA

1.065.440.745VND

Viễn thông Thái Nguyên

12/2008

01/2009

Cáp quang & phụ kiện



198

6.762.818,3 USD

20 Bưu điện Tỉnh, thành

4/2009

10/2009

Hỗ trợ kỹ thuật tổng đài E10



ITL/COKY/2008-01

USD 11.517.524,59

IndoTrans Logistics LTD

2008

2009

Thiết bị truyền dẫn quang DWDM cho VTN



1645/2008/HĐ-MB

1.511.436.600 VND

Viễn thông Lào Cai

10/2008

12/2008

Cáp quang treo, cống 8 sợi



131-06/VT2

2.190.171.502 VND

CT Điện thoại Tây TP HCM

2008

2008

Cáp treo



569/HĐKT-2008

875.888.750 VND

Viễn thông Bắc Cạn

2008

2008

Cáp quang



17-2008/HĐ/VTHY-COKYVINA

1.451.941.964 VND

Viễn thông Hưng Yên

2008

2008

Cáp quang



798/H ĐKT-2008

1.441.160.050 VND

Viễn thông Thái Bình

2008

2008

Cáp quang



27-8/ĐLHCM

1.823.800.000 VND

Điện lực TP HCM

2008

2008

Cáp quang



555/H ĐMS-2008

813.081.500 VND

Viễn thông Hà Tây

2008

2008

Cáp quang



030308/HĐKT

1.094.005.858 VND

Viễn thông Bến Tre

2008

2008

Cáp quang & phụ kiện



54BQLVT

2.945.800.000 VND

BQLDA VT Tp HCM

2008

2008

Block 100x2



81/HĐ-CN/2008

859.233.540 VND

Viễn thông Lâm Đồng

2008

2008

Cáp quang



JCO-027-032-E-CON

2.824.000 USD

VTI

2008

2008

Thiết bị NOC trạm VINASAT



120608/CO-WJ/VTI-AAG

601.193 USD

VTI

2008

2008

Thiết bị cáp quang biển



Agreement No.3

542.194 USD

VTI

2008

2008

Thiết bị cáp quang AAG



76BQLVT

1.368.000.000 VND

BQLDA VT Tp HCM

2008

2008

Khung MDF, Block



0908/HĐKT/VTNĐ-COKYHN

3.850.377.825 VND

Viễn thông Nam Định

2008

2008

Cáp quang & phụ kiện



77/HĐKT

2.459.948.920 VND

Viễn thông Hoà Bình

2008

2008

Cáp quang & phụ kiện



02.C/HĐKT 2008

1.223.189.110 VND

Viễn thông Thái Bình

2008

2008

Cáp quang & phụ kiện



497A/HĐ-CN

985.414.863 VND

Viễn thông Cần Thơ

2008

2008

Card tổng đài



2562/HĐKT

1.000.000.000 VND

Viễn thông Bắc Ninh

2008

2008

Máy phát điện 390 KVA



16/HĐKT/2008

801.350.000VND

BQLDAVT Tp HCM

2008

2008

Lắp đặt MDF



301/KVII

827.195.000VND

Trung tâm VT KVII

2008

2008

Cáp quang, phụ kiện



373/CTBĐ

655.491.236 VND

CT CP DV Công trình BĐ

2008

2008

Cáp quang, phụ kiện



12-08/VT2

751.927.909 VND

CT Điện thoại Tây TP

2008

2008

Cáp quang, phụ kiện

Nguồn: Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu - COKYVINA

  1. Каталог: FileStore -> File -> 2010
    2010 -> SỞ giao dịch chứng khoán hà NỘi cấP ĐĂng ký niêm yết chứng khoán chỉ CÓ nghĩa là việC niêm yết chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦa chứng khoáN
    2010 -> SỞ giao dịch chứng khoán hà NỘi cấP ĐĂng ký niêm yết chứng khoán chỉ CÓ nghĩa là việC niêm yết chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦa chứng khoáN
    File -> Nghị quyếT ĐẠi hội cổ ĐÔng thưỜng niên năM 2007 ctcp bông bạch tuyếT
    File -> SỞ giáo dục và ĐÀo tạo hưng yên trưỜng thpt trần quang khải sáng kiến kinh nghiệM
    File -> BỘ TÀi chính số: 2329/QĐ- btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
    File -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam trung tâm giao dịCH
    2010 -> Nghị quyết củA ĐẠi hộI ĐỒng cổ ĐÔng thưỜng niên năM 2009 cho năm tài chính 2008 CÔng ty cổ phần sông đÀ 909
    2010 -> Company profile (Stock code: vfn) Brief introduction

    tải về 0.94 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương