BẢn cáo bạch công ty cổ phần thưƠng mại bưu chính viễn thôNG



tải về 0.94 Mb.
trang2/14
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích0.94 Mb.
#20800
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

CÁC NHÂN TỐ RỦI RO


Công ty xin lưu ý các nhà đầu tư về các nhân tố rủi ro có thể ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua đó gián tiếp ảnh hưởng tới giá cổ phiếu của Công ty niêm yết khi các nhà đầu tư xem xét việc đầu tư vào Công ty.

Rủi ro về kinh tế


    1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Khi nền kinh tế tăng trưởng tốt, lạm phát và thất nghiệp được kiểm soát, thu nhập của người dân tăng lên thì nhu cầu đối với các sản phẩm công nghệ cao và dịch vụ viễn thông cũng tăng lên. Ngược lại, nếu nền kinh tế chậm phát triển, thu nhập của người dân sụt giảm dẫn tới khả năng chi tiêu bị hạn chế thì ngành viễn thông cũng sẽ chịu tác động tiêu cực bởi đây không thực sự là một nhu cầu thiết yếu của người dân. Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam và một số nền kinh tế đang phát triển cho thấy, tốc độ phát triển của ngành viễn thông và công nghệ thông tin thường nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Sự ổn định của ngành viễn thông và công nghệ thông tin Việt Nam được thể hiện rõ qua năm tài chính khó khăn 2008. Trong khi các ngành khác gặp nhiều khó khăn do nhu cầu suy giảm thì ngành viễn thông và công nghệ thông tin vẫn giữ được tốc độ phát triển lên đến 39% trong năm 2008. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, trong các năm tới, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng chậm lại theo xu thế của kinh tế thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP tương đối cao và việc ngành viễn thông và công nghệ thông tin Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ phát triển cao hơn tốc độ tăng GDP sẽ là một điều kiện vĩ mô thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành nói chung và COKYVINA nói riêng. Do đó, rủi ro sụt giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế không phải là một rủi ro lớn đối với hoạt động của Công ty.

    1. Lạm phát

Trong giai đoạn 2005-2006, chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam luôn duy trì ở mức một con số (6,6%-8,4%). Từ năm 2007, do ảnh hưởng bởi diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới, cơn bão tăng giá cả hàng hóa tại Việt Nam khiến cho tỷ lệ lạm phát lên tới mức 12,63% trong năm 2007 và 20% trong năm 2008. Đây là mức cao kỷ lục trong vòng 10 năm qua và vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP. Bước sang năm 2009, tuy chỉ số giá tiêu dùng có giảm đi đáng kể nhưng nền kinh tế trong nước vẫn sẽ tiếp tục gánh chịu ảnh hưởng lạm phát cao từ năm trước. Vì vậy, lạm phát vẫn là một trong các yếu tố đầu tiên được tính đến trong định hướng phát triển cho hai năm 2009-2010. Với mức lạm phát năm 2009 dự kiến dưới 15% thì đây vẫn còn là một rủi ro đối với các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế. Tốc độ lạm phát cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, chắc chắn sẽ khiến chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty tăng cao do tăng giá nguyên vật liệu, giá nhân công,... Để đối phó với vấn đề này, Công ty luôn tăng cường hoạt động kiểm soát, quản lý chi phí sản xuất kinh doanh, tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý phù hợp, kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý linh hoạt nhằm tối thiểu hóa chi phí và giảm thiểu ảnh hưởng của yếu tố lạm phát đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

    1. Tỷ giá hối đoái

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ của Công ty, đầu vào phần lớn là giá vốn hàng nhập khẩu hoặc có nguồn gốc nhập khẩu bằng ngoại tệ nhưng tiền thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ là đồng Việt Nam. Vì vậy, nếu có sự biến động lớn về tỷ giá hối đoái, doanh thu và lợi nhuận của Công ty có thể bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp. Tuy nhiên, Công ty luôn thực hiện dự báo tỷ giá và có phương pháp nhập hàng thích hợp để giảm tối đa rủi ro này. Mặt khác, đối với các hợp đồng ủy thác nhập khẩu thì rủi ro tỷ giá lại được chuyển giao cho bên ủy thác nên nhìn chung, đây không phải là rủi ro lớn đối với Công ty.

    1. Lãi suất

Để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp có thể sẽ phải sử dụng nguồn vốn vay ngắn và dài hạn ngân hàng. Trong bối cảnh lạm phát gia tăng, Ngân hàng Nhà nước áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất tín dụng của ngân hàng thương mại gia tăng. Kết quả của việc tăng lãi suất này sẽ làm giảm sút lợi nhuận của doanh nghiệp vay vốn do tăng chi phí lãi vay.

Đến cuối năm 2007, Công ty đã thanh toán toàn bộ khoản nợ vay ngân hàng nên hiện tại, khả năng tự tài trợ của Công ty khá vững chắc và đem lại cho Công ty sự chủ động trong hoạt động kinh doanh. Công ty không phải chịu áp lực trả nợ gốc và lãi vay Ngân hàng. Do vậy, biến động lãi suất chưa phải là một rủi ro lớn đối với hoạt động của Công ty.


Rủi ro về luật pháp


Hoạt động của COKYVINA chịu sự điều chỉnh chủ yếu từ Luật Doanh nghiệp, Luật chứng khoán, Luật Thuế, và các chính sách có liên quan của Nhà nước và của ngành. Do đặc điểm biến đổi nhanh chóng của nền kinh tế thị trường, việc sửa đổi các chính sách, quy định của Cơ quan Quản lý Nhà nước là điều tất yếu. Nhìn chung, hệ thống luật pháp đang được hoàn thiện theo hướng đồng bộ, tạo hành lang pháp lý bình đẳng, thông thoáng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải thay đổi nào cũng có tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Các thay đổi trong chính sách của Nhà nước và của ngành sẽ có ảnh hưởng nhất định tới hoạt động của Công ty.

Rủi ro đặc thù


    1. Rủi ro kinh doanh

Sự phát triển nhanh về công nghệ, dịch vụ trong khu vực và trên thế giới với chu kỳ thay đổi công nghệ ngày càng ngắn sẽ là một sức ép lớn, đặt các công ty hoạt động trong lĩnh vực viễn thông Việt Nam trước nguy cơ tiềm ẩn tụt hậu về công nghệ nếu không có chiến lược sản phẩm linh hoạt. Đây là rủi ro kinh doanh lớn nhất của COKYVINA. Nếu sự thay đổi về công nghệ diễn ra quá nhanh, sản phẩm sản xuất ra hay hàng hoá nhập về không tiêu thụ được do không còn tính thương mại vì không tương thích và lạc hậu. Công ty sẽ lãng phí vốn đầu tư, chí phí, thời gian và lực lượng lao động.

    1. Rủi ro về thị trường

Ngành Bưu chính viễn thông hiện nay đang có tốc độ phát triển thuộc hàng cao nhất của nền kinh tế nhưng kèm theo đó là áp lực cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Hoạt động trong thị trường viễn thông và công nghệ thông tin Việt Nam có hàng nghìn doanh nghiệp tham gia. Khi Việt Nam đã gia nhập WTO, cơ hội kinh doanh có nhiều nhưng mức độ sàng lọc cũng trở nên gay gắt hơn. Điều này đặt ra thách thức lớn đối với một công ty có tiềm lực tài chính vừa phải như COKYVINA. Hơn nữa, trong lĩnh vực kinh doanh của Công ty thì VNPT là khách hàng chủ yếu. Cũng giống như các doanh nghiệp khác trong ngành, hoạt động của COKYVINA phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của VNPT. Do đó, những thay đổi có thể có trong chính sách mua hàng của VNPT sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tình hình hoạt động của Công ty.

Каталог: FileStore -> File -> 2010
2010 -> SỞ giao dịch chứng khoán hà NỘi cấP ĐĂng ký niêm yết chứng khoán chỉ CÓ nghĩa là việC niêm yết chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦa chứng khoáN
2010 -> SỞ giao dịch chứng khoán hà NỘi cấP ĐĂng ký niêm yết chứng khoán chỉ CÓ nghĩa là việC niêm yết chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦa chứng khoáN
File -> Nghị quyếT ĐẠi hội cổ ĐÔng thưỜng niên năM 2007 ctcp bông bạch tuyếT
File -> SỞ giáo dục và ĐÀo tạo hưng yên trưỜng thpt trần quang khải sáng kiến kinh nghiệM
File -> BỘ TÀi chính số: 2329/QĐ- btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
File -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam trung tâm giao dịCH
2010 -> Nghị quyết củA ĐẠi hộI ĐỒng cổ ĐÔng thưỜng niên năM 2009 cho năm tài chính 2008 CÔng ty cổ phần sông đÀ 909
2010 -> Company profile (Stock code: vfn) Brief introduction

tải về 0.94 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương