BẢn cáo bạch công ty cổ phần chế biến thuỷ SẢn xuất khẩu ngô quyềN


Tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm



tải về 0.81 Mb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.81 Mb.
#16674
1   2   3   4   5   6   7

Tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm

  1. Hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng

  • Trong lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản, chất lượng sản phẩm được ví như “chìa khoá vàng” để thâm nhập vào các thị trường thế giới. Do vậy, việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về quản lý chất lượng theo hệ thống HACCP được công ty đặt lên hàng đầu. Qua đợt kiểm tra của NAFIQAVED phân xưởng sản xuất của Công ty đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và chính thức được cấp EU code xuất khẩu vào các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, EU...



  • Ngoài ra, Công ty cũng đang chuẩn bị phương án xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO nhằm để chuyên nghiệp hoá hoạt động sản xuất, nâng cao trình độ quản lý...

      1. Bộ phận kiểm tra chất lượng của Công ty

  • Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu mà công ty luôn quan tâm. Việc quản lý chất lượng sản phẩm của công ty được đảm nhiệm bởi một tổ kỹ thuật kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) gồm 25 người trong đó bố trí đều ở các khâu từ khâu nguyên liệu đến khâu đầu ra sản phẩm, các cán bộ KCS có nhiệm vụ phải kiểm tra, giám sát sản phẩm qua từng khâu chế biến. Tại các khâu chế biến, sản phẩm được kiểm tra một cách nghiêm ngặt, các sản phẩm đạt mới được đưa sang khâu tiếp theo. Trước khi đóng gói, sản phẩm phải được kiểm tra một lần nữa, đảm bảo chất lượng trước khi xuất kho.



  • Nhờ có quy trình sản xuất khép kín và được kiểm tra, giám sát một cách chặt chẽ nên sản phẩm của công ty vừa được Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản của Bộ Thuỷ sản công nhận là cơ sở sản xuất kinh doanh thuỷ sản đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đạt loại A đối với các sản phẩm: mực, bạch tuộc, ghẹ đông lanh; cá đồng, cá hố, cá chim đen, cá nhám đông lạnh.

    1. Hoạt động Marketing, Nhãn hiệu hàng hóa

  • Mặc dù, hiện nay công ty chưa có bộ phận Marketing chuyên trách, tuy nhiên công tác này luôn được công ty chú trọng quan tâm, công tác này được điều hành trực tiếp bởi các cán bộ quản lý có nhiều kinh nghiệm như Phó giám đốc công ty, trưởng phòng kế hoạch.




  • Trên cơ sở củng cố mối quan hệ tốt đẹp bền vững với các khách hàng truyền thống đồng thời đẩy mạnh công tác tiếp thị bán hàng, tìm kiếm khách hàng mới, thị trường mới. Nhờ vậy mà năm 2006 thị trường xuất khẩu của Công ty được mở rộng với mức tăng trưởng đạt 159% so với năm 2005, trong đó thị trường Nhật Bản chiếm 65%, thị trường Châu Âu 20%, còn lại là thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong 15%.




  • Ngoài ra, trong những năm qua, hàng năm công ty cũng đã tham gia nhiều hội chợ thuỷ sản trong và ngoài nước. Công ty cũng đang trong quá trình tạo dựng hình ảnh mới, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại bằng việc hình thành trang Web riêng. Dự kiến khi trang Web đi vào hoạt động thì thương hiệu của công ty được nhiều khách hàng biết đến, việc bán hàng của công ty được nhiều thuận lợi hơn, có thể nghiên cứu việc bán hàng qua mạng trong tương lai.

    1. Nhãn hiệu thương mại, đăng ký phát minh sáng chế và bản quyền

Biểu tượng và logo đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Logo của Công ty cũng đã được Cuïc Sôû höõu trí tueä – Boä Khoa hoïc vaø Coâng ngheä cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ bản quyền soá 75899 ngaøy 09/10/2006



  1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 02 năm gần nhất

    1. Tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 02 năm gần nhất

Bảng 12: Một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh Đơn vị tính: 1.000 đồng

STT

Chỉ tiêu

Năm 2005

Năm 2006

% tăng giảm

06th/2007

1

Tổng giá trị tài sản

15.981.272.753

21.046.443.826

31,69

34.867.150.237

2

Doanh thu thuần

70.914.587.102

110.591.168.940

55,95

68.682.426.128

3

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

2.936.461.902

3.489.830.415

18,84

2.112.334.867

4

Lợi nhuận khác

9.721

24.821.331




416.171.558

5

Lợi nhuận trước thuế

2.936.471.623

3.514.651.746

19,69

2.528.506.425

6

Lợi nhuận sau thuế

2.936.471.623

3.514.651.746

19,69

2.174.515.525

7

Tỷ lệ cổ tức (%)

18,16

19,26




7.20

(Nguồn: trích Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của NGOPREXCO năm 2005 và 2006, b¸o c¸o tµi chÝnh 6 th¸ng n¨m 2007 do doanh nghiÖp lËp vµ tæng hîp tõ NGOPREXCO)

Theo th«ng b¸o cña Côc ThuÕ tØnh Kiªn Giang sè 112/TB-CT ngµy 02/08/2005 vÒ viÖc miÔn gi¶m thuÕ thu nhËp doanh nghiÖp mµ c«ng ty ®­îc ¸p dông lµ 28% vµ c«ng ty ®­îc miÔn thuÕ thu nhËp doanh nghiÖp 02 n¨m kÓ tõ khi doanh nghiÖp cã thu nhËp chÞu thuÕ vµ gi¶m 50% sè thuÕ thu nhËp doanh nghiÖp ph¶i nép trong 03 n¨m tiÕp theo, nh­ vËy c«ng ty sÏ ®­îc gi¶m 50% thuÕ thu nhËp doanh nghiÖp trong n¨m 2008, n¨m 2008, n¨m 2009.

- ThuÕ TNDN n¨m 2005 ®­îc ­u ®·i 100% lµ 2.936.471.623 x 28% = 822.212.054 ®ång

- ThuÕ TNDN n¨m 2006 ®­îc ­u ®·i 100% lµ 3.514.651.746 x 28% = 984.102.489 ®ång

- ThuÕ TNDN 06 th¸ng n¨m 2007 ­u ®·i 50% lµ 2.528.506.425 x 14% = 353.990.900 ®ång

ThuÕ TNDN ®­îc ­u ®·i c«ng ty ®· bæ sung quü §Çu t­ ph¸t triÓn ®Ó mua s¾m m¸y mãc thiÕt bÞ nh»m n©ng cao n¨ng lùc s¶n xuÊt.

    1. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm báo cáo

Thuận lợi

  • Sự ủng hộ quan tâm của các cơ quan ban ngành chức năng trong tỉnh đặc biệt là được hưởng miễn giảm thuế thu nhập đối với doanh nghiệp mới cổ phần hoá.

  • Năng lực và trình độ của cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật cũng từng bước nâng lên rõ rệt, đáp ứng ngang tầm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị.

  • Điều kiện nhà xưởng sản xuất được cải thiện một cách rõ rệt đáp ứng đủ điều kiện sản xuất các mặt hàng có giá trị cao, chất lượng sản phẩm luôn được giữ ổn định và cải tiến nâng cao, thị trường xuất khẩu được mở rộng, uy tín và vị thế sản phẩm của Công ty đã được khách hàng biết đến và chấp nhận.

  • Có mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng truyền thống trong tiêu thụ sản phẩm và bà con ngư dân trong cung cấp nguyên liệu.

  • Sự đoàn kết nhất trí cao trong suy nghĩ và hành động của tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty.


Khó khăn

  • Tình trạng nhà xưởng, máy móc, thiết bị còn nhiều hạn chế phải thường xuyên tu dưỡng, bảo trì, sửa chữa tốn nhiều chi phí, tiêu hao nhiệt điện năng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất.

  • Tình trạng sử dụng bao bì tạm còn nhiều, công nhân chưa ý thức triệt để tiết kiệm trong sử dụng vật tư, hoá chất phục vụ sản xuất nên giá thành sản phẩm còn cao, hạn chế phần nào sức cạnh tranh của sản phẩm và hiệu quả sản xuất.

  • Năng suất lao động của mỗi cá nhân còn thấp so với mặt bằng chung của các nhà máy đông lạnh nên ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động.

  1. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác cùng ngành

    1. Vị thế của Công ty trong ngành

  • Tại Kiên Giang hiện có khoảng 30 doanh nghiệp hoạt động trong ngành thuỷ sản trong đó có khoảng 12 doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh tương tự như NGOPREXCO. Theo đánh giá của doanh nghiệp, thì hiện nay tại Kiên Giang NGOPREXCO đứng trong top 5 các doanh nghiệp xuất khẩu với doanh số hơn 110 tỷ đồng, riêng đối với mặt hàng ghẹ, công ty tự hào là doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam xuất khẩu mặt hàng này.



  • Mặc dù với quy mô vốn điều lệ 10 tỷ đồng là khá nhỏ so với các công ty cùng ngành nhưng NGOPREXCO có nhiều lợi thế như Công ty nằm trong vùng nguyên liệu dồi dào được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu thuận lợi, có mối quan hệ truyền thống tốt đẹp với bà con ngư dân, đảm bảo cung cấp nguyên liệu thường xuyên, công ty được thừa hưởng một lượng lớn khách hàng nhập khẩu nên có thị trường tiêu thụ ổn định, nhu cầu sản phẩm của các đối tác nước ngoài tăng mạnh qua các năm, sản phẩm của công ty ngày càng được nhiều khách hàng biết đến, thương hiệu ngày càng khẳng định.



  • Ngoài ra, Công ty có kế hoạch tăng vốn điều lệ để mở rộng hoạt động kinh doanh, xây dựng thêm nhà xưởng, tăng cường đầu tư thêm máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất. Trong thời gian tới, với quy mô lớn hơn, năng lực sản xuất cao hơn, vị thế của công ty sẽ được nâng cao so với các doanh nghiệp cùng ngành.

Bảng 13:Bảng Phân tích SWOT

Điểm mạnh

Điểm yếu

  • Có mối quan hệ tốt và lâu năm với các ngư dân và đại lý cung cấp nguồn nguyên liệu, tạo điều kiện cho công ty ổn định được nguồn nguyên liệu.

  • Thị trường đầu ra cho các sản phẩm luôn ổn định, khách hàng truyền thống là các nhà nhập khẩu nước ngoài có quan hệ làm ăn lâu năm.

  • Công ty có một bề dày lịch sử hoạt động trong ngành thuỷ sản, bộ phận lãnh đạo của công ty là những người có nhiều kinh nghiệm trong ngành.

  • Chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo, được các thị trường nước ngoài chập nhận, uy tín của công ty ngày càng được nâng cao.

  • Thương hiệu của công ty được khẳng định trên thị trường.

  • Chính sách đãi ngộ cho người lao động tốt, cán bộ công nhân viên gắn bó, đoàn kết.

  • Đã xây dựng và thực hiện các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế đảm bảo sản phẩm được tiêu thụ trong các hệ thống phân phối lớn.

  • Máy móc thiết bị ngày càng được cải thiện, hiện nay công ty đang lắp đặt thay thế một số máy móc cũ bằng những công nghệ hiện đại, tiên tiến hơn.

  • Năng suất lao động trong những năm qua nhìn chung còn thấp.

  • Trình độ tay nghề của công nhân chưa đồng đều, một số bộ phận còn hạn chế do chủ yếu là lao động phổ thông, số lượng lao động đôi khi không ổn định, thường xuyên biến động.

  • Việc ứng dụng công nghệ thông tin tại doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.




Cơ hội

Thách thức

  • Kinh tế Việt Nam có những bước tăng trưởng khá ấn tượng, uy tín trên trường quốc tế được nâng cao, hình ảnh Việt Nam được nhân dân thế giới biết đến, thương hiệu thuỷ sản Việt Nam đã được lan rộng khắp thế giới.

  • Được Chính phủ quan tâm, tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong các chính sách ưu đãi.

  • Thu nhập của người dân trong nước cũng như nước ngoài được cải thiện do quá trình phát triển kinh tế nên nhu cầu tiêu dùng, hưởng thụ cũng như thị hiếu của người dân đói với nhu cầu các mặt hàng thuỷ sản cũng ngày càng tăng cao..

  • Thuỷ sản là một trong những ngành hội nhập với kinh tế quốc tế khá sớm. Do vậy, việc nước ta tham gia vào các “sân chơi” quốc tế do quá trình gia nhập WTO sẽ mang lại cho ngành thuỷ sản nhiều cơ hội để thâm nhập các thị trường trên cơ sở bình đẳng, có lợi.




  • Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài ngày càng gay gắt.

  • Tỷ lệ dư lượng kháng sinh trong nguyên liệu đôi khi khó kiểm soát.

  • Việc cải tiến máy móc, cải thiện công nghệ luôn đặt ra cấp thiết.

  • Cải thiện trình độ lao động và ổn định nguồn lao động.

  • Nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế, ngày càng cải thiện chất lượng sản phẩm.






    1. Triển vọng phát triển của ngành

  • Ngành thuỷ sản có mối quan hệ thuận chiều với sự phát triển của nền kinh tế. Khi kinh tế tăng trưởng thì mức sống của người dân được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng cũng được nâng cao, vì thế nhu cầu đối với các mặt hàng thuỷ sản cũng tăng theo. Kinh tế Việt Nam cũng như thế giới đang trên đà phát triển ổn định, nhanh chóng. Do vậy, ngành thuỷ sản sẽ tiếp tục có nhiều lợi thế trong tương lai.



  • Sự tăng trưởng của ngành thuỷ sản trong những năm qua là đáng khích lệ. Năm 2005 trị giá xuất khẩu đạt trên 2,7 tỷ USD, gấp 25,8 lần năm 1986, tăng bình quân hàng năm khoảng 21%. Năm 2002 cùng với dầu thô, hàng dệt may, giày dép, thuỷ sản là một trong bốn nhóm hàng có giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD/ năm và cũng vào năm này Việt Nam trở thành nước xuất khẩu thuỷ sản đứng thứ 7 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Thái Lan, Na Uy, Mỹ, Canađa, Đan Mạch. Thị trường xuất khẩu cũng ngày càng được mở rộng, hiện nay hàng thuỷ sản Việt Nam có mặt ở 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó thị trường trọng điểm là EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan. Từ chỗ không có tên trong danh sách xuất khẩu, thì nay Việt Nam đã nằm trong tốp mười nước có sản lượng thuỷ sản xuất khẩu nhiều nhất trên thế giới. Vị thế trên trường quốc tế của ngành thuỷ sản Việt Nam ngày càng được nâng cao.



  • Do ngành thuỷ sản có vị trí quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế nên được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ trong các chính sách ưu đãi như ưu đãi thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với máy móc thiết bị tạo thành tài sản cố định, thuế VAT…), ưu đãi về chính sách sử dụng đất và thuê đất. Ngoài ra, ngành thuỷ sản còn được sự hỗ trợ trong các hoạt động xúc tiến thương mại để phát triển thị trường sản phẩm thuỷ sản và giải quyết khó khăn, rủi ro khi có biến động đột xuất ảnh hưởng lớn đến việc giữ vững thị trường xuất khẩu thông qua việc thành lập Quỹ Hỗ trợ Phát triển Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Bên cạnh đó, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) là Hiệp hội ngành nghề được thành lập nhằm tạo tiếng nói chung cho các doanh nghiệp trong ngành, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản.

  • Với bờ biển trải dài trên 3260 km và vùng biển rộng trên 1 triệu km2 có 4.000 hòn đảo lớn nhỏ với nhiều vịnh, vũng; khoảng 2.860 con sông, ngòi và có nhiều hồ tự nhiên lại nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên rất thuận lợi cho việc phát triển thuỷ sản cả trên hai lĩnh vực đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Không phải bất cứ quốc gia nào cũng có được điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển thuỷ sản như Việt Nam. Trung bình cứ 100 km2 diện tích đất liền lại có 1km chiều dài bờ biển, đây là tỉ lệ rất cao trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có bờ biển. Ngoài ra, ngành thuỷ sản có một lực lượng lao động dồi dào, trình độ tay nghề ngày càng được cải thiện, công nghệ máy móc được đầu tư một cách đúng mức, cán bộ quản lý có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, là một trong những ngành sớm hội nhập vào nền kinh tế thế giới.




  • Việc gia nhập vào WTO của Việt Nam sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển cho ngành thuỷ sản trong việc thâm nhập một cách sâu rộng hơn vào thị trường thế giới. Sản phẩm thuỷ sản Việt Nam có khả năng cạnh tranh nhiều hơn do được đối xử một cách công bằng, bình đẳng hơn.




  • Với những lợi thế như trên, ngành thuỷ sản hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng trưởng cao trong tương lai và ngành chế biến thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam cũng sẽ đạt được những bước phát triển mới.




  • Với triển vọng phát triển của ngành thuỷ sản trong trong thời gian tới thì những định hướng của NGOPREXCO trong tương lai hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển chung của ngành.



  1. Chính sách đối với người lao động

    1. Số lượng người lao động trong Công ty

Tính đến thời điểm 31/05/2007, tổng số lao động của Công ty là 564 người. Cơ cấu lao động của Công ty được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 14: Cơ cấu lao động Đơn vị tính: người

Phân theo trình độ chuyên môn

Số lượng

Tỷ lệ(%)

- Đại học

14

2,49

- Cao đẳng, Trung cấp

21

3,72

- Sơ cấp và công nhân kỹ thuật

529

93,79

Phân theo thời hạn hợp đồng lao động

Số lượng




- Có xác định thời hạn

514

91,13

- Lao động thời vụ

50

8,87

Tổng cộng

564

100,00

Nguồn: NGOPREXCO

    1. Chính sách đào tạo, lương, thưởng, trợ cấp, các chế độ khác

  • Xác định người lao động là nhân tố quyết định đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nên ngay từ những ngày đầu ban lãnh đạo công ty luôn chú trọng quan tâm đúng mức đến các chính sách ưu đãi cho người lao động.

  • Về chế độ lương: công ty chủ trương “làm nhiều hưởng nhiều” tuy nhiên vẫn luôn đảm bảo cho người lao động có nguồn thu nhập ổn định. Ngoài phần lương “cứng”, người lao động còn được hưởng thêm phần lương phụ trội do năng suất lao động vượt hơn so với mức đề ra.




  • Về chế độ thưởng: Bình thường vào dịp cuối năm công ty xét thưởng cho người lao động trên cơ sở bình bầu A, B, C. Bên cạnh đó, công ty còn áp dụng chế độ thưởng đột xuất cho những cá nhân có thành tích xuất sắc, hoặc nếu kết quả kinh doanh tốt công ty sẽ xét thêm cho đợt thưởng giữa năm, đảm bảo cho người lao động có thêm thu nhâp đồng thời khuyến khích cán bộ công nhân viên làm việc hết sức mình vì sự phát triển của công ty.




  • Chính sách đào tạo: việc nâng cao trình độ tay nghề của công nhân được thực hiện trên cơ sở tự đào tạo, người có nhiều kinh nghiệm đào tạo người có ít kinh nghiệm hơn. Bên cạnh đó, hằng năm công ty đều có cử nhiều cán bộ quản lý cũng như công nhân viên tham gia các lớp tập huấn để nâng cao trình độ tay nghề, trình độ quản lý do các trung tâm trong ngoài tỉnh tổ chức. Tất cả các khoản chi phí đào tạo do công ty tài trợ.




  • Chế độ khác: Ngoài ra công ty còn hỗ trợ cho công nhân chi phí ăn trưa, ăn chiều, thuê nhà cho công nhân ở, đảm bảo vấn đề ăn ở, an ninh cho người lao động. Bên cạnh đó, công ty còn thực hiện việc đóng hầu như các khoản bảo hiểm cho người lao động như : bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm sinh mạng, bảo hiểm phẫu thuật.

  • Nhìn chung, chế độ đãi ngộ của người lao động luôn được công ty quan tâm chu đáo và ngày càng được cải thiện.

  1. Chính sách cổ tức

  • Công ty tiến hành trả cổ tức cho cổ đông khi kinh doanh có lãi và đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; ngay khi trả hết số cổ tức đã định, Công ty vẫn đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả. Đại hội cổ đông thường niên sẽ quyết định tỷ lệ cổ tức trả cho cổ đông dựa trên đề xuất của Hội đồng quản trị, kết quả kinh doanh của năm hoạt động và phương hướng hoạt động kinh doanh của năm tới.


Bảng 15: tỷ lệ cổ tức năm 2005 và năm 2006

Chỉ tiêu

Năm 2005

Năm 2006

2007– 2008

Tỷ lệ cổ tức

18,16%

19,26%

20%

Phương thức thanh toán

Tiền mặt

Tiền mặt

Tiền mặt và cổ phiếu

Nguồn: NGOPREXCO

  1. Tình hình hoạt động tài chính

    1. Các chỉ tiêu cơ bản

  • Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. Riêng năm 2005, niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 04 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12.

  • Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Đồng Việt Nam.

  • Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính.

  • Công ty đã áp dụng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn Chuẩn mực do Nhà nước đã ban hành. Các báo cáo tài chính được lập và trình bày theo đúng mọi quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực và Chế độ kế toán hiện hành đang áp dụng.

      1. Каталог: Resources -> Item
        Resources -> THỦ TƯỚng chính phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
        Resources -> CỦa chính phủ SỐ 01/2003/NĐ-cp ngàY 09 tháng 01 NĂM 2003
        Resources -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 205/2004/NĐ-cp ngàY 14 tháng 12 NĂM 2004 quy đỊnh hệ thống thang lưƠNG, BẢng lưƠng và chế ĐỘ phụ CẤp lưƠng trong các công ty nhà NƯỚC
        Resources -> CHÍnh phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
        Resources -> QuyếT ĐỊnh của bộ TÀi chính số 32/2008/QĐ-btc ngàY 29 tháng 05 NĂM 2008 VỀ việc ban hành chế ĐỘ quản lý, TÍnh hao mòN
        Resources -> Ban tổ chức số 09-hd/btctw đẢng cộng sản việt nam
        Item -> Siêu tỉ phú Lý Gia Thành: Những dự án bạc tỉ và ngón nghề kinh doanh lão luyện Không ai có thể phủ nhận vai trò của Lý Gia Thành trong việc xây dựng một đế chế hùng mạnh đặt nền móng cho ngành thương mại Hồng Kông và góp phần giúp nơi này hội nhập với thế

        tải về 0.81 Mb.

        Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương