BẢn cáo bạch công ty cổ phần chế biến thuỷ SẢn xuất khẩu ngô quyềN



tải về 0.81 Mb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.81 Mb.
#16674
1   2   3   4   5   6   7

Nguồn: NGOPREXCO

Sản phẩm của Công ty nhìn chung khá đa dạng, các sản phẩm chính chủ yếu là mực, bạch tuộc, ghẹ. Trong đó các sản phẩm chế biến từ mực chiếm tỷ trọng cao và giá trị sản xuất có xu hướng tăng dần qua các năm.



      1. Doanh thu

Bảng 6: Sản lượng và doanh số xuất khẩu của Công ty theo mặt hàng

STT

Nhóm sản phẩm

2006

2005

Sản lượng

Giá trị (USD)

Tỷ trọng (%)

Sản lượng

Giá trị (USD)

Tỷ trọng (%)

1.

Mực lá

219,16

1.387.315

13,56

281,27

1.212.076

28,73

2.

Mực nang

305,60

1.451.909

18,91

144,01

703.958

14,71

3.

Mực ống

70,29

306.676

4,35

28,18

104.406

2,88

4.

Bạch tuộc

599,70

1.463.924

37,11

223,78

402.165

22,86

5.

Ghẹ

383,90

1.674.044

23,76

301,84

922.279

30,83

6.

Cá và loại khác

37,27

119.366

2,31

-

-

-

Tổng cộng

1.615,91

6.403.235

100,00

979,08

3.344.884

100,00

Nguồn: NGOPREXCO

Nhìn chung giá trị xuất khẩu của các mặt hàng có xu hướng tăng qua các năm, các mặt hàng chủ lực vẫn chiếm tỷ trọng khá cao, trong đó đặc biệt mặt hàng bạch tuộc được khách hàng nước ngoài ưu chuộng. Do vậy, sản lượng, giá trị xuất khẩu và tỷ trọng của mặt hàng này tăng một cách đột biến trong năm 2006.



Bảng 7: Doanh thu theo hoạt động Đơn vị tính: đồng

STT

Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2005

Giá trị

%

Giá trị

%

1

Doanh thu từ xuất khẩu

109.409,29

98,87

53.220,84

75,03

2

Doanh thu từ bán hàng nội địa

1.181,88

1,07

17.693,74

24,95

3

Doanh thu cung cấp dịch vụ

69,84

0,06

13,75

0,02




Tổng cộng

110.661,01

100,00

70.928,34

100,00

Nguồn: NGOPREXCO

Xuất khẩu là hoạt động chủ yếu của Công ty, do vậy doanh thu đến từ khu vực này chiếm tỷ trọng lớn nhất, gần 99% doanh thu hoạt động kinh doanh của Công ty. Thị trường xuất khẩu quan trọng là Nhật Bản, Hàn Quốc, thị trường Châu Âu… Ngoài ra, Công ty đang trong quá trình tìm kiếm thêm nhiều thị trường ở những khu vực tăng trưởng khác.



    1. Nguyên vật liệu

      1. Nguồn nguyên vật liệu

  • Mực, bạch tuộc, ghẹ là nguyên liệu chính trong hoạt động chế biến đông lạnh xuất khẩu của công ty. Công ty có nhiều thuận lợi nhờ nguồn nguyên liệu phong phú tại chỗ và các vùng lân cận. Kiên Giang có vùng biển rộng và dài, lại nằm trong vùng khai thác thuỷ hải sản chính của Đồng bằng sông Cửu Long. Nguồn nguyên liệu được Công ty mua trực tiếp từ các ngư dân và các đại lý trong, ngoài tỉnh và có sẵn quanh năm.

  • Để đảm bảo có được nguồn nguyên liệu sạch đáp ứng các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, công ty luôn kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu đầu vào như lấy mẫu kiểm tra hoá chất, kháng sinh, kiên quyết không đưa các sản phẩm không rõ nguồn gốc vào chế biến sản phẩm xuất khẩu, thực hiện nghiêm chỉnh quy trình quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm theo HACCP.

  • Ngoài ra, Công ty cũng đang trong quá trình xây dựng phòng kiểm nghiệm nhằm giảm chi phí kiểm tra hoá chất và kiểm soát chặt chẽ hơn nguồn nguyên liệu đầu vào, đảm bảo đủ tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

      1. Sự ổn định của các nguồn cung cấp nguyên vật liệu

  • Vùng biển Kiên Giang có diện tích 63.290 Km2, với nguồn nguyên liệu hải sản dồi dào, phong phú về chủng loại, ngư trường khai thác thuận lợi. Theo tài liệu của Viện nghiên cứu biển Việt Nam thì trữ lượng hải sản của Kiên Giang ước tính khoảng 460 nghìn tấn/năm, khả năng khai thác cho phép là 44%, ước tính khoảng 200 nghìn tấn/ năm. Ngoài ra, tỉnh còn mở rộng khai thác ngư trường biển Đông Nam Bộ có sản lượng khai thác khoảng 120 ngàn tấn/năm.

  • Với các điều kiện thuận lợi trên, Kiên Giang có nguồn nguyên liệu hải sản ổn định, đủ khả năng cung cấp cho các nhà máy chế biến thuỷ hải sản đang hoạt động trên địa bàn. Dưới đây là số liệu kế hoạch phát triển Thuỷ sản giai đoạn 2006-2010 của Sở Thuỷ sản Kiên Giang về khai thác thuỷ sản:

Bảng 8: Kế hoạch phát triển thuỷ hải sản tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2006-2010

Chỉ tiêu

ĐVT

TH 2006

KH 2007

KH 2008

KH 2009

KH 2010

Tổng số phương tiện

Chiếc

7.330

7.250

7.200

7.150

7.100

Tổng công suất

CV

1.173.450

1.196.250

1.218.000

1.305.000

1.341.250

Tổng sản lượng khai thác

Tấn

311.620

315.000

319.280

324.000

357.000

Tổng sản lượng thu mua

Tấn

106.600

134.250

144.600

163.400

180.500

  • Hàng ngày, Công ty luôn tổ chức một đội thu mua thường xuyên có mặt tại các cảng khai thác để nắm bắt sản lượng khai thác, giá cả, báo cáo và tiến hành thu mua nguyên liệu. Một đặc điểm nổi bật mà công ty lợi thế so với các công ty khác trong khu vực là công ty có mối quan hệ truyền thống lâu năm với nhiều ngư dân, đại lý. Và nhờ thủ tục thanh toán nhanh chóng với phương thức “tiền trao cháo múc”, đảm bảo cho đồng vốn cho ngư dân được xoay vòng nhanh chóng nên đã tạo lòng tin và uy tín cho ngư dân đối với Công ty.

  • Vì vậy, cho dù trong những mùa vụ khai thác không thuận lợi, công ty vẫn có đủ nguyên liệu để sản xuất nhờ “mối bạn hàng” cung cấp thường xuyên, ổn định với giá cả hợp lý.

      1. Ảnh hưởng của giá cả nguyên vật liệu đến doanh thu, lợi nhuận

  • Trong ngành chế biến thuỷ sản nói chung, cũng như đối với Công ty nói riêng thì chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm (khoảng hơn 70%). Do vậy, một khi giá cả nguyên vật liệu biến động sẽ ảnh hưởng trực tiếp kết quả doanh thu và lợi nhuận của công ty.

  • Trong điều kiện giá bán không đổi thì khi giá của nguyên liệu tăng thì lợi nhuận của công ty giảm và ngược lại khi giá nguyên liệu giảm làm cho lợi nhuận doanh nghiệp tăng. Do vậy, ban lãnh đạo công ty luôn tập trung cao cho việc tạo nguồn nguyên liệu nhằm để giảm thiểu tác động giá cả nguyên liệu đến kết quả kinh doanh.

    1. Thị trường tiêu thụ

Bảng 9: Cơ cấu thị trường của Công ty trong những năm 2005 và năm 2006

STT

Thị trường

Năm 2006

Năm 2005

Doanh số (USD)

Tỷ trọng (%)

Doanh số (USD)

Tỷ trọng (%)



Nhật

3.613.345,51

56,43

2.174.174,60

65,00



Hàn Quốc

713.960,70

11,15

200.693,04

6,00



Đài Loan

621.113,80

7,70

133.795,36

4,00



EU

688.347,76

10,75

668.976,80

20,00



Khác

766.467,23

11,97

167.244,20

5,00

Tổng cộng

6.403.235,00

100,00

3.344.884,00

100,00

Nguồn: NGOPREXCO

Doanh số xuất khẩu ở các thị trường đều tăng mạnh, trong đó Nhật Bản luôn chiếm vị trí dẫn đầu. Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường Nhật và EU giảm mạnh, trong khi đó, tỷ trọng vào các thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, thị trường khác lại tăng. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽ Công ty đang trong quá trình tìm kiếm, mở rộng phạm vi xuất khẩu nhằm đa dạng hoá thị trường trong khi vẫn duy trì khách hàng các khách hàng truyền thống.



    1. Chi phí sản xuất

Bảng 10: Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố Đơn vị tính: đồng

STT

Yếu tố chi phí

Năm 2006

Năm 2005

Giá trị

%

Giá trị

%

1

Chi phí nguyên liệu, vật liệu

91.276,36

85,36

59.583,21

87,18

2

Chi phí nhân công

6.008,24

5,62

3.681,32

5,39

3

Chi khấu hao TSCĐ

847,57

0,79

569,47

0,83

4

Chi phí dịch vụ mua ngoài

4.648,02

4,35

2.983,82

4,37

5

Chi phí khác

4.148,29

3,88

1.527,86

2,24




Tổng cộng

106.928,47

100,00

68.345,67

100,00

Nguồn: NGOPREXCO

Qua bảng trên ta thấy các yếu tố chi phí sản xuất năm 2006 đều tăng nhiều so với năm 2005 vì các lý do sau:



  • Niên độ kế toán tính cho năm 2005 bắt đầu từ ngày 01 tháng 04 đến ngày 31 tháng 12 năm 2005.

  • Sản lượng khai thác các mặt hàng hải sản như mực, bạch tuộc, ghẹ trong quý I thường không cao, do tình hình khai thác ngư dân không thuận lợi nên công ty phải thu mua nguyên liệu qua đại lý ở các vùng lân cận, làm cho giá cả có sự biến động so với các quý khác trong năm nên phần nào làm cho chi phí nguyên liệu năm 2006 tăng nhiều so với năm 2005.



    1. Trình độ công nghệ

  • Bên cạnh các máy móc thiết bị cũ thường xuyên phải duy tu, nâng cấp, đổi mới kỹ thuật và bảo dưỡng định kỳ nhằm để đảm bảo cho máy móc được hoạt động tốt, tránh những trục trặc có thể xảy ra, công ty cũng đã đầu tư mới một số loại máy chuyên dùng với công nghệ khá hiện đại so với một số doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực với nhiều ưu điểm như rút ngắn thời gian cấp đông, giảm hao phí điện năng, giảm định mức nguyên liệu làm giảm chi phí sản xuất, đáp ứng khả năng đa dạng hóa sản phẩm đồng thời gia tăng sản lượng chế biến và nâng cao chất lượng sản phẩm.

  • Hiện tại, các loại thiết bị cũ đã hoạt động hết công suất và các loại máy móc mới đầu tư trong thời gian gần đây hoạt động chỉ mới đạt khoảng 70% công suất thiết kế. Với kế hoạch đầu tư tài sản cố định từ năm 2007-2009, công ty chủ trương sẽ thay thế hoàn toàn các thiết bị cũ bằng những công nghệ tiến tiến hơn với công suất thiết kế lớn hơn để tăng sản lượng chế biến và nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài các loại máy chuyên dùng như các loại tủ đông tiếp xúc, băng chuyền IQF, tủ đông gió, máy hút chân không, máy rà kim loại… còn có các loại máy móc thiết bị khác phục vụ sản xuất chế biến như máy phát điện, hệ thống hạ thế lưới điện, hệ thống nước ngâm và xử lý nước sạch, các máy móc thiết bị sản xuất chế biến chả cá, bao gói sản phẩm…

Bảng 11: Một số loại máy móc chuyên dùng mà công ty đang sử dụng

STT

Máy chuyên dùng

Công dụng

Công nghệ

Công suất

Xuất xứ

01

02 Tủ đông tiếp xúc 1.056 kgsp/mẻ

Cấp đông sản phẩm

Bán tự động

2.000 tấn sp/năm

Tủ Việt Nam, máy Nhật

02

01 Tủ đông tiếp xúc 600 kgsp/mẻ

Cấp đông sản phẩm

Bán tự động

250 tấn sp/năm

Tủ Việt Nam, máy Nhật

03

01 Tủ đông tiếp xúc 300 kgsp/mẻ

Cấp đông sản phẩm

Bán tự động

150 tấn sp/năm

Tủ Việt Nam, máy Nhật

04

01 Băng chuyền cấp đông IQF 250 kgsp/giờ

Cấp đông sản phẩm

Bán tự động

700 tấn sp/năm

Băng chuyền Việt Nam, máy Nhật

05

01 Tủ đông gió 250 kgsp/giờ

Cấp đông sản phẩm

Bán tự động

250 tấn sp/năm

Tủ Việt Nam, máy Nhật

06

02 Máy hút chân không

Bao gói sản phẩm

Bán tự động




Đài Loan, Nhật

07

02 Máy rà kim loại

Kiểm tra chất lượng sản phẩm

Bán tự động




Nhật

(Nguồn: NGOPREXCO)



    1. Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới

  • Việc nghiên cứu làm thế nào để cải thiện chất lượng sản phẩm được ban lãnh công ty quan tâm đúng mức. Các cán bộ kỹ thuật thường xuyên tìm tòi, sáng tạo, nghiên cứu cải tiến ban hành quy trình sản xuất mới hiệu quả hơn trên cơ sở các quy trình sẵn có nhằm để giảm hao phí nguyên liệu, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động.




  • Ngoài ra, công ty cũng đang nghiên cứu thành lập phòng kiểm nghiệm vệ sinh thực phẩm đối với nguồn nguyên liệu đầu vào. Một khi phòng kiểm nghiệm đi vào hoạt động sẽ mang lại nhiều hiệu quả công ty như: kiểm soát được sự an toàn của nguồn nguyên liệu đầu vào, giúp công ty giảm được nhiều chi phí liên quan đến vấn đề kiểm nghiệm, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh…




  • Bên cạnh đó, công ty cũng đang quan tâm đến sự phát triển của các mặt hàng mới, các mặt hàng giá trị gia tăng đáp ứng cho các thị trường EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…

    1. Каталог: Resources -> Item
      Resources -> THỦ TƯỚng chính phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
      Resources -> CỦa chính phủ SỐ 01/2003/NĐ-cp ngàY 09 tháng 01 NĂM 2003
      Resources -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 205/2004/NĐ-cp ngàY 14 tháng 12 NĂM 2004 quy đỊnh hệ thống thang lưƠNG, BẢng lưƠng và chế ĐỘ phụ CẤp lưƠng trong các công ty nhà NƯỚC
      Resources -> CHÍnh phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
      Resources -> QuyếT ĐỊnh của bộ TÀi chính số 32/2008/QĐ-btc ngàY 29 tháng 05 NĂM 2008 VỀ việc ban hành chế ĐỘ quản lý, TÍnh hao mòN
      Resources -> Ban tổ chức số 09-hd/btctw đẢng cộng sản việt nam
      Item -> Siêu tỉ phú Lý Gia Thành: Những dự án bạc tỉ và ngón nghề kinh doanh lão luyện Không ai có thể phủ nhận vai trò của Lý Gia Thành trong việc xây dựng một đế chế hùng mạnh đặt nền móng cho ngành thương mại Hồng Kông và góp phần giúp nơi này hội nhập với thế

      tải về 0.81 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương