Biên soạn: Lê Ân Tình Chuyên đề lập trình cỡ nhỏ chưƠng I: giới thiệu chung về BỘ ĐIỀu khiển lập trình cở nhỏ


Bốn quy tắc sử dụng phím trên logo!



tải về 0.56 Mb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.56 Mb.
#30121
1   2   3   4   5   6

Bốn quy tắc sử dụng phím trên logo!

Qui tắc 1:

  • Vào chương trình soạn thảo lập trình bằng tay, bằng cách nhấn 3 phím: ,và OK đồng thời.

  • Vào phương thức chỉnh giờ và chỉnh thông số bằng cách bấm 2 phím: ESCOK đồng thời.


Nguyên tắc 2:

  • Lập trình cho logo! theo trình tự từ ngõ ra đến ngõ vào

  • Chỉ có thể kết nối một ngõ ra với nhiều ngõ vào và không thể kết nối nhiều ngõ ra với một ngõ vào


Nguyên tắc 3:

Khi nhập chương trình cần nhớ:



  • Khi con trỏ có dạng gạch dưới chân, ta có thể di chuyển con trỏ.

  • Dùng các phím mũi tên: ,,, để di chuyển con trỏ trong mạch.

  • Bấm phím OK để chọn đầu nối hay khối.

  • Nhấn phím ESC để thoát khỏi chế độ nhập chương trình(mạch).

  • Khi con trỏ có dạng một khối đậm thì ta có thể chọn đầu nối hay khối.

  • Dùng các phím mũi tên: , để chọn đầu nối hay khối.

  • Bấm phím OK để chấp nhận sự lựa chọn.

  • Bấm phím ESC để lùi lại một bước.


Nguyên tắc 4:

Logo! chỉ có thể lưu trữ chương trình đã hoàn tất.

VII. CÁC BÀI TẬP ỨNG DỤNG.

Thí dụ minh hoạ:


Khi nối nguồn cung cấp cho logo! thì trên màn hình hiển thị của logo! sẽ hiển thị thông tin sau:

Để vào chương trình soạn thảo, ta nhấn đồng thời 3 phím , và OK. Khi đó logo! sẽ hiển thị menu chính:


Đầu tiên ta thấy dấu ">" ở ngoài cùng bên trái, dùng các phím , để di chuyển dấu ">" lên, xuống. Di chuyển dấu ">" tới Program và nhấn OK. Logo! chuyển sang chế độ soạn thảo.
Di chuyển dấu ">" đến vị trí Edit Prg và nhấn OK thì trên màn hình hiển thị sẽ xuất hiện ngõ ra(Q1) đầu tiên để bắt đầu soạn thảo:

Dùng phím ,, ta có thể chọn các ngõ ra khác nhau như :Q1, Q2,Q3…

Từ ngõ ra đầu tiên này ta có thể bắt đầu nhập chương trình. Sau đây sẽ là một thí dụ cụ thể.

Thí dụ : Cho mạch điện như hình vẽ:

Mạch này chuyển sang sơ đồ logo! như sau:

Trong đó : I1I2 được nối với ngõ vào của cổng OR.

Cuộn dây K1 được thay bằng ngõ ra Q1.

Việc nối dây được thực hiện như sau:



Công tắc S1 được nối với ngõ vào I1 và công tắc S2 được nối với ngõ vào I2. Tải nối với ngõ ra relay Q1.

Khi bắt đầu lập trình, logo! hiển thị ngõ ra Q1, ta thấy có xuất hiện một dấu gạch ngang (-). Chỉ cho chúng ta biết đó là con trỏ, con trỏ cho biết vị trí hiện hành trong chương trình.


Bây giờ dùng phím  để di chuyển con trỏ sang trái.


Khối đầu tiên được kết nối với ngõ ra Q1 là khối OR.

Ta tiến hành nhấn OK.

Con trỏ xuất hiện có dạng khối đậm nhấp nháy ( ).


Bây giờ, dùng phím , để chọn những lựa chọn sau:

Connecter(Co)

Basic function(BF)

Special function(SF)

Chọn hàm chức năng cơ bản (BF) và chấp nhận sự lựa chọn, nhấn OK.

Khối đầu tiên trong bản liệt kê của (BF) là khối AND(&).

Bây giờ dùng phím , để chọn một trong các lựa chọn sau: AND(&), NAND, OR(1), NOR, XOR(=1), NOT(1).

Chọn khối OR và chấp nhận, nhấn OK.

Con trỏ xuất hiện tại ngõ vào đầu tiên của khối OR

Vậy ta có được khối đầu tiên, khối này được logo! gán cho nó một số thứ tự là B01.

Bây giờ ta tiến hành kết nối ngõ vào cho khối B01.
Nhấn phím OK.

Con trỏ có dạng khối đậm nhấp nháy ().

Bây giờ dùng phím , để chọn những lựa chọn sau:


Connecter(Co)

Basic function(BF)

Special function(SF)
Chọn kết nối Co và chấp nhận ta nhấn OK.
Mục đầu tiên trong bảng liệt kê là Co là "X". Kí hiệu trên(X) cho biết ngõ vào không sử dụng.

Chọn ngõ vào I1 bằng cách dùng phím ,.

Chấp nhận lựa chọn ta nhấn OK.

Khi nhấn OK thì I1 được nối vào ngõ vào của khối OR. Con trỏ sẽ nhảy sang ngõ vào kế tiếp của khối OR.

Bây giờ kết nối ngõ vào I2 với ngõ vào của khối OR. Ta thực hiện như sau:


Nhấn phím OK.

Chọn liệt kê Co bằng cách dùng phím ,.

Chấp nhận lựa chọn liệt kê Co, nhấn OK.

Chọn ngõ vào I2 bằng cách dùng phím ,.

Chấp nhận lựa chọn I2, nhấn OK.
Chúng ta không cần sử dụng ngõ vào cuối của khối OR trong chương trình này. Chương trình trong logo!, chúng ta quy định ngõ vào không sử dụng là "X".

Muốn biết được quy định trên ta thực hiện như sau:


Nhấn phím OK.

Chọn liệt kê Co bằng cách dùng phím ,.

Chấp nhận lựa chọn liệt kê Co, nhấn OK.

Chọn "X", dùng phím ,.

Chấp nhận lựa chọn "X" , nhấn OK.

Bây giờ tất cả ngõ vào của khối được kết nối.

Như vậy chương trình trong logo! đã được nhập hoàn tất.

Logo! hiển thị lại ngõ ra Q1.


Nếu muốn kiểm tra lại chương trình, ta có thể di chuyển con trỏ qua lại trong chưong trình, bằng cách dùng phím ,.
Tuy nhiên, chúng ta muốn thoát khỏi chế độ soạn thảo và trở menu lập trình, bằng cách nhấn phím ESC.
Nếu muốn cho chạy chương trình. Ta trở lại menu chính, bằng cách dùng phím ESC.
Sử dụng phím , để di chuyển con trỏ ">" đến Start và chấp nhận, ấn phím OK.

Sau đây hiển thị cách thức hoạt động của logo!.



  • Trạng thái ngõ vào:


: Trạng thái ngõ vào I1 = "1" nghĩa là ngõ vào được tác động.

: Trạng thái ngõ vào I1 = "0" nghĩa là ngõ vào chưa được tác động.

  • Trạng tháI ngõ ra:


: Trạng thái ngõ vào Q1 = "1" nghĩa là ngõ ra được tác động.

: Trạng thái ngõ vào Q1 = "0" nghĩa là ngõ ra chưa được tác động.

Màn hình bên trái logo! hiển thị giờ, ngày, tháng hiện hành.

Màn hình ở giữa lgoo! hiển thị trạng thái ngõ vào( I1 I9, I10 I19, I20 I24, tuỳ theo dạng logo!).

Màn hình bên phải logo! hiển thị trạng thái ngõ ra( Q1 Q9, Q10 Q16, tuỳ theo dạng logo!).

Nếu công tắc S1 được đóng, ngõ vào I1 được tác động và trạng tháI của ngõ vào I1 = "1".

Chương trình trong logo! quyết định trạng thái ngõ ra.

Trong thí dụ này, trạng thái ngõ ra Q1 = "1".

Nếu trạng thái của Q1 = "1", logo! cho phép ngõ ra relay Q1 và tảI Q1 được tác động.



Bài tập ứng dụng.

1. Mạch điều khiển tuần tự nhiều động cơ.



Mô tả hoạt động:

Nhấn S2 cuộn dây K1 có điện và đóng các tiếp điểm, tự giữ. Nhấn S3 cuộn dây K2 có điện và đóng các tiếp điểm K2, tự giữ. Nhấn S4 cuộn dây K3 có điện và tự giữ. Nhấn S1 thì ba cuộn dây K1, K2, K3.



Nhiệm vụ:

Hãy thực hiện mạch theo yêu cầu sau:



  1. Vẽ sơ đồ động lực.

  2. Lập bảng xác lập ngõ vào/ra.

  3. Vẽ sơ đồ kết nối cho LOGO!.

  4. Viết ở dạng FBD và thử chương trình.

  5. Lập bảng liệt kê lệnh.

2. Điều khiển ba băng tải hoạt động theo yêu cầu sau:

Trình tự đóng: M3 M2 M1

Trình tự ngắt: M1 M2 M3



Mô tả hoạt động:

Nhấn S6 cuộn dây K3 có điện và đóng các tiếp điểm, tự giữ. Nhấn S4 thì cuộn dây K2 có điện và đóng các tiếp điểm, tự giữ. Nhấn S2 cuộn dây K1 có điện và tự giữ. Khi tắt thì nhấn S1 cuộn dây K1 mất điện, nhấn S3 thì cuộn dây K2 mất điện, nhấn S5 thì cuộn dây K3 mất điện.



Nhiệm vụ:

Hãy thực hiện mạch theo yêu cầu sau:



  1. Vẽ sơ đồ động lực.

  2. Lập bảng xác lập ngõ vào/ra.

  3. Vẽ sơ đồ kết nối cho LOGO!.

  4. Viết ở dạng FBD và thử chương trình.

  5. Lập bảng liệt kê lệnh.

3. Đảo chiều quay tự động.


Mô tả hoạt động:

Nhấn S2 cuộn dây K1, T1, K2 có điện và đóng các tiếp điểm, tự giữ, sau thời gian 10s thì mở tiếp điểm thường đóng cuộn dây K2 mất điện và đóng tiếp điểm thường mở cuộn dây K3 có điện.



Nhiệm vụ:

Hãy thực hiện mạch theo yêu cầu sau:



  1. Vẽ sơ đồ động lực.

  2. Lập bảng xác lập ngõ vào/ra.

  3. Vẽ sơ đồ kết nối cho LOGO!.

  4. VIết ở dạng FBD và thử chương trình.

  5. Lập bảng liệt kê lệnh.

4. Điều khiển băng tải theo thời gian tự động.



Mô tả hoạt động:

Nhấn S6 cuộn dây K1(Là relay trung gian), T1, K2 có điện và đóng các tiếp điểm K1, tự giữ sau thời gian 8s thì mở tiếp điểm thường đóng và đóng tiếp điểm thường mở cuộn dây K2 mất điện, cuộn dây K3 có điện.



Nhiệm vụ:

Hãy thực hiện mạch theo yêu cầu sau:



  1. Vẽ sơ đồ động lực.

  2. Lập bảng xác lập ngõ vào/ra.

  3. Vẽ sơ đồ kết nối cho LOGO!.

  4. Viết ở dạng FBD và thử chương trình.

  5. Lập bảng liệt kê lệnh.

5. Điều khiển băng tải chở vật liệu đá.

Mô tả hoạt động:

Công tắc S1 dùng để khởi động cho thiết bị và đèn H1 báo chế độ làm việc. Nhấn S2 động cơ M1 khởi động kéo băng tải và than đá trong thùng chứa được vận chuyển theo băng tải. Nhấn S3 thì băng tải dừng lại. Khi động cơ kéo băng tải bị quá tải nó sẽ được cắt khỏi nguồn qua bộ bảo vệ quá dòng F2 và đèn H1 sáng chớp tắt với tần số 1Hz.


Sơ đồ mạch điện.



Nhiệm vụ:

Hãy thực hiện mạch theo yêu cầu sau:



  1. Vẽ sơ đồ động lực.

  2. Lập bảng xác lập ngõ vào/ra.

  3. Vẽ sơ đồ kết nối cho LOGO!.

  4. Viết ở dạng FBD và thử chương trình.

  5. Lập bảng liệt kê lệnh.

6. Thang máy xây dựng.

Mô tả hoath động:

Nhấn nút nhấn nâng(S2) thì giàu sẽ chạy lên đến công tắc giới hạn trên thì gàu dừng lại. Khi nhấn nút nhấn hạ(S3) thì giàu sẽ chạy xuống đến công tắc giới hạn dưới thì gàu dừng lại. Trong khi đang di chuyển nếu nhấn nút nhấn dừng(S1) thì gàu dừng lại và sau đó có thể nâng gàu lên hoặc hạ gàu xuống theo mong muốn.

Các trạng tháI nâng lên, hạ xuống hoặc dừng điều được thông báo bằng đèn.

Sơ đồ mạch điện:


Nhiệm vu:

Hãy thực hiện mạch theo yêu cầu sau:



  1. Vẽ sơ đồ mạch động lực.

  2. Lập bảng xác lập ngpc vào/ra.

  3. Vẽ sơ đồ kết nối cho LOGO!.

  4. Viết ở dạng FBD và thử chương trình.

  5. Lập bảng liệt kê lệnh.

7. Thang máy xây dựng tự động.

Mô tả hoạt động:

Nhấn S2 thì gàu nâng lên gập công tắc giới hạn trên thì gàu tự động hạ xuống. Khi hạ xuống gặp công tắc giới hạn duới thì gàu tự động nâng lên. Qua trình lập đi lập lại cho đến khi có tín hiệu dừng(S1).

Trong quá trình nâng lên hoặc hạ xuống, khi có tín hiệu dừng thì gàu dừng lại sau đó có thể cho gàu nâng lên hay hạ xuống theo mong muốn.

Các trạng thái nâng lên, hạ xuống hoặc dừng điều được thông báo bằng đèn.



Nhiệm vu:

Hãy thực hiện mạch theo yêu cầu sau:



  1. Vẽ sơ đồ mạch điều khiển.

  2. Vẽ sơ đồ động lực.

  3. Lập bảng xác lập ngõ vào/ra.

  4. Vẽ sơ đồ kết nối cho LOGO!.

  5. Viết ở dạng FBD và thử chương trình.

  6. Lập bảng liệt kê lệnh.

8. Chiếu sáng bên ngoài toà nhà.

Mô tả hoạt động:

Một toà nhà sử dụng hệ thống chiếu sáng như sau: Hệ thống này được hoạt động ở hai chế độ tay và tự động.



Chế độ tay:

Nhấn S4 thì cả hai dãy đèn(dãy đèn chiếu sáng bình thường và dãy đèn chiếu sáng tăng cường) đều sáng.



Chế độ tự động:

Nhấn S3 và kết hợp với cảm biến quang, dãy đèn sáng bình thường hoạt động từ thứ hai đến chủ nhật từ 6:00 giờ đến 00:00 giờ, dãy đèn sáng tăng cường hoạt động từ thứ hai đến chủ nhật từ 6:00 giờ đến 8:00 giờ và từ 17:00 giờ đến 00:00 giờ khi có người ra vào nhưng dãy đèn chỉ hoạt động trong 90s.



Bảng xác lập ngõ vào/ra.



Xác lập vào/ra

Kí hiệu

Toán hạng

Mô tả

S1

I1

Cảm biến quang

S2

I2

Cảm biến hồng ngoại nhận biết có người

S3

I3

Công tắc đặt chế độ tự động

S4

I4

Công tắc đặt chế độ tay

H1

Q1

Dãy đèn sáng bình thường

H2

Q2

Dãy đèn sáng tăng cường


Nhiệm vu:

Hãy thực hiện mạch theo yêu cầu sau:



  1. Vẽ sơ đồ kết nối cho LOGO!.

  2. Viết ở dạng FBD và thử chương trình.

  3. Lập bảng liệt kê lệnh.


9. Kiểm soát dây chuyền đóng hộp.

Mô tả hoạt động:

Khi nhấn nút Start thì dây chuyền hộp vận hành. Khi đụng công tắc hành trình S3 thì dây chuyền hộp dừng lại, dây chuyền táo bắt đầu chuyển động. Cảm biến S2 được dùng để đếm số lượng táo. Khi đếm được 10 quả táo thì bằng chuyền táo dừng và dây chuyền hộp lại bắt đầu chuyển động. Bộ đếm được đặt lại và quá trình vận hành lập lại cho đến khi ấn nút Stop.



Bảng xác lập ngõ vào/ra:


Xác lập vào/ra

Kí hiệu

Toán hạng

Mô tả

S1

I1

Nút nhấn Start(NO)

S2

I2

Nút nhấn Stop(NC)

S3

I3

Cảm biến số lượng táo(NC)

S4

I4

Công tắc hành trình(NO)

K1

Q1

Động cơ băng chuyền thùng

K2

Q2

Động cơ băng chuyền táo


tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương