Biên soạn: Lê Ân Tình Chuyên đề lập trình cỡ nhỏ chưƠng I: giới thiệu chung về BỘ ĐIỀu khiển lập trình cở nhỏ


Trg: Ngõ vào khởi động tính thời gian cho relay. T



tải về 0.56 Mb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.56 Mb.
#30121
1   2   3   4   5   6

Trg: Ngõ vào khởi động tính thời gian cho relay.

T: Sau thời gian T ngõ ra bị ngắt.

Q: Ngõ ra Q mở khi tín hiệu ngõ vào Trg = 1 nhưng khi Trg = 0 thì Q vẫn duy trì trạng thái mở cho đến khi hết thời gian T.

Mô tả:

Khi ngõ vào Trg chuyển sang trạng thái "1" thì ngay lập tức ngõ ra chuyển sang trạng thái "1", đồng thời bắt đầu tính thời gian Ta. Nếu giá trị thời gian Ta đạt được bằng giá trị đặt trước T thì ngõ ra bị reset về "0".

Nếu ngõ vào Trg chuyển từ "0" lên "1" trước khi hết thời gian T thì thời gian Ta bị reset và ngõ ra vẫn duy trì trạng thái mở.
VI. Mạch tạo xung vuông không đồng bộ ( Asynchronous Pulse).
Kí hiệu trên logo!:

Giản đồ thời gian:



En: Là ngõ vào cho phép bộ phát xung không đồng bộ On/Off.

Inv: Là ngõ vào dùng để đảo trạng thái tín hiệu tại ngõ vào.

Par: Cho phép cài đặt độ rộng xung On và độ rộng xung Off.
Mô tả:

Có thể cài đặt độ rộng xung On là TH và độ rộng xung Off là TL. Cả hai thông số này phải có cùng độ phân giải, không thể đặt độ phân giải riêng biệt.

Ngõ vào Inv cho phép đảo trạng thái ngõ ra. Ngõ vào Inv chỉ có thể đảo được trạng thái ngõ ra khi ngõ vào En = 1.
VII. Rơ-le xung điều khiển theo độ rộng xung ở ngõ vào.
VIII.Công tắc thời gian theo ngày tháng (Yearly Timer).

Bộ định thời ngày tháng trong năm
Kí hiệu trên logo!:

Giản đồ thời gian:



No: Ngõ ra No dùng để cài đặt thời gian On/Off cho bộ định thời.

Q: Ngõ ra Q đóng mạch khi bộ định thời đạt tới thời gian đặt trước.

Mô tả:

Tại thời điểm đóng mạch, bộ định thời ngày tháng trong năm sẽ đóng mạch ngõ ra và tại thời điểm ngắt mạch, bộ định thời sẽ ngắt mạch ngõ ra. Thời gian ngắt mạch cho biết ngõ ra bị reset về "0". Giá trị đầu tiên cho biết tháng và giá trị thứ hai cho biết ngày.




IX.Bộ đếm giờ vận hành máy (Operating Hours Counter)
Kí hiệu trên logo!:


Giản đồ thời gian:




R: R = 0 nếu Ral không bằng 1 thì thời gian được đếm.

R =1 bộ đếm dừng lại.

Ngõ vào R reset ngõ ra, giá trị thời gian còn lại MN được set tức MN = MI.

En: Là ngõ vào cho phép logo! đo khoảng thời gian mà ngõ vào này được set.

Ral: Ral = 0 nếu R = 0 thì ngõ vào này được đếm.

R = 1 thì bộ đếm dừng lại.

Ngõ vào Ral reset bộ đếm.

Par: MI là thời gian đặt trước tính bằng giờ có thể đặt trong khoảng từ 0 đến 9999.

Q: Nếu thời gian còn lại M = 0 thì ngõ ra được set.

MI: Giá trị đếm đặt trước.

MN: Thời gian còn lại.

OT: Thời gian tổng tính được từ khi có tín hiệu tại ngõ vào Ral.
Mô tả:

Bộ đếm giờ hoạt động khi ngõ vào En = 1. Logo! tính giá trị thời gian trôi qua và thời gian còn lại MN và hiển thị các giá trị này ở chế độ khai báo thông số. Khi giá trị MN = 0 thì ngõ ra Q được set.

Ngõ vào R reset ngõ ra Q và bộ đếm giờ. Giá trị thời gian OT vẫn tiếp tục được đếm.

Ngõ vào Ral sẽ reset ngõ ra Q và bộ đếm giờ. Giá trị thời gian OT bị reset về "0".

Có thể xem giá trị hiện hành của MN và OT trong quá trình xử lý chương trình ở chế độ khai báo thông số.

Khi reset bộ đếm bằng tín hiệu R, thời gian tổng trôi qua được lưu giữ trong OT. Giá trị lớn nhất của OT là 99999 giờ.

Nếu bộ đếm đạt tới giá trị tới hạn trên thì không đếm nữa.

MI là giá trị cài đặt, nằm trong khoảng từ 0 đến 9999.


X. Bộ điều khiển đếm tần số xung kích (Trigger).
Kí hiệu trên logo!:

Giản đồ thời gian:



Cnt: Tại ngõ vào Cnt cho phép sử dụng xung đếm đưa vào.

Các ngõ vào I5/I6 hoặc I11/I12(với logo!...L) cho đếm tần số cao max 5Hz.

Các ngõ vào khác dùng cho tần số thấp.

Par: Chọn các thông số ngưỡng cao, ngưỡng thấp và chọn khoảng thời gian đếm:

: Chọn tần số ngưỡng cao từ 0 đến 9999.

: Chọn tần số ngưỡng thấp từ 0 đến 9999.

G_T: Chọn thời gian đo xung vào(từ 00.05s đến 99.95s).

Q: Ngõ ra Q On/Off phụ thuộc vào SW.

Mô tả:

Bộ phát xung đo các tín hiệu tại ngõ vào Cnt. Các xung nhận được, được ghi lại vào G_T. Nếu tần số của các xung tại ngõ vào nhận được trong G_T lớn hơn ngưỡng On hoặc Off thì ngõ ra được đóng mạch.

Ngõ ra Q bị ngắt mạch khi tần số xung đo được đạt tới giới hạn hoặc thấp hơn ngưỡng Off.
XI. Ngõ ra ảo_ Rơ-le trung gian.

Do các cổng chức năng thông dụng chỉ có 3 ngõ vào, nếu sơ đồ điều khiển có từ bốn tiếp điểm trở lên ghép nối tiếp( hay ghép song song) thì dùng ngõ ra từ M1 đến M8 làm ngõ ra ảo (trung gian).


XII. Kích họat ngõ ra số theo tín hiệu analog vào (ANALOG TRIGGER)
Kí hiệu trên logo!:


Giản đồ thời gian:

Ax: Tín hiệu Analog được đánh giá tại ngõ vào Ax.

Par: Độ khuếch đại tính bằng %(từ 0%... 1000%).

Offset phạm vi +/- 999.

Ngưỡng trên phạm vi +/- 19990.

Ngưỡng trên phạm vi +/- 19990.



Q: Ngõ ra Q được set phụ thuộc vào các giá trị ngưỡng.

Mô tả:

Đọc các giá trị Analog tại ngõ vào AI.

Sau đó thông số Offset được cộng vào giá trị Analog.

Sau đó giá trị này nhân với hệ số khuếch đại.

Nếu giá trị này vượt quá ngưỡng trên thì ngõ ra Q được set bằng "1".

Nếu xuống thấp hơn ngưỡng dưới thì ngõ ra Q bị reset bằng "0".



XIII Bộ so sánh tín hiệu analog (ANALOG COMPARATOR)
Kí hiệu trên logo!:


Giản đồ thời gian:

AxAy: Là các tín hiệu Analog được so sánh tại các ngõ vào Ax và Ay.

Par: bộ khuếch đại tính bằng % trong phạm vi giá trị từ 0…100%.

: Offset trong phạm vi +/- 999.

: Giá trị ngưỡng.

Q: Ngõ ra Q được set bằng "1" nếu độ chênh lệch giữa Ax và Ay vượt quá giá trị ngưỡng.

Mô tả:

Bộ so sánh tín hiệu Analog được thực hiện bởi các phép tính sau:

Giá trị thông số offset được cộng cho Ax và Ay.

Ax và Ay được nhân với thông số độ khuếch đại.

So sánh sự khác biệt giữa Ax và Ay.

Nếu giá trị này vượt quá giá trị ngưỡng thì ngõ ra được set bằng "1". Nếu không Q bị reset về "0".

Công thức tính:

Q = 1 khi:

[(Ax + offset).Độ khuếch đại] – [(Ay + offset).Độ khuếch đại] > Giá trị ngưỡng

XIV. Chức năng công tắc đèn bậc thềm (STAIRWELL LIGHT switch)
Kí hiệu trên logo!:

Giản đồ thời gian:



Trg: Ngõ vào kích tính thời gian cho chức năng công tắc đèn cầu thang.

T: Sau khi thời gian T trôi qua sẽ ngắt mạch ngõ ra. Độ phân giải mặc định là phút.

Q: Ngõ ra Q bị ngắt mạch khi hết thời gian T. Trước khi hết thời gian T 15s thì sẽ có một tín hiệu cảnh báo ngõ ra chuyển từ "1" xuống "0".

Mô tả:

Nếu trạng thái tín hiệu tại ngõ vào Trg thay đổi từ "1" xuống "0" thì thời gian hiện hành Ta bắt đầu được tính và ngõ ra ở trạng thái "1", 15s trước khi Ta = T ngõ ra được set bằng "0" trong 1s.

Nếu thời gian Ta = T thì ngõ ra bị reset bằng "0".

Nếu có một tín hiệu tại ngõ vào trong thời gian Ta thì Ta bị reset.

Trong trường hợp nếu có sự cố mất nguồn thì thời gian đang tính bị reset.
XV. Công tắc hai chức năng (MULTIPLE – FUNCTION switch)
Kí hiệu trên logo!:


Giản đồ thời gian:

Trg: Ngõ vào được đóng mạch nhờ ngõ vào Trg. Khi ngõ Q được đóng mạch, nó có thể bị reset bằng tín hiệu Trg.

Par: Sau thời gian TH ngõ ra bị ngắt, TL là khoảng thời gian đặt cho ngõ vào để kích hoạt chức năng đèn sáng.

Q: Ngõ ra được đóng mạch bằng tín hiệu tại ngõ vào Trg và ngắt mạch khi hết thời gian đặt trước, phụ thuộc vào độ dài xung tại Trg hoặc bị reset khi có thêm một xung tại ngõ vào Trg.

Mô tả:

Nếu trạng thái tín hiệu tại ngõ vào Trg thay đổi từ "0" lên "1", sẽ bắt đầu tính thời gian hiện hành Ta và ngõ ra ở trạng thái "1".

Nếu thời gian Ta = TH ngõ ra Q bị reset về "0".

Nếu có sự cố mất nguồn thì thời gian tính được bị reset.

Nếu trạng thái tín hiệu thay đổi từ "0" lên "1" tại ngõ vào Trg và mức "1" duy trì tối thiểu trong suốt thời gian TL thì chức năng đóng mạch đèn sáng liên tục được kích hoạt và ngõ ra Q luôn bằng "1".
XVI. Hiển thị thông báo người dùng (MESSAGE TEXTS)
Kí hiệu trên logo!:


En: Khi trạng thái tín hiệu tại ngõ vào En thay đổi từ "0" lên "1" sẽ hiển thị text thông báo.

P: Cấp ưu tiên của text thông báo.

Par: Là text thông báo.

Q: Có cùng trạng thái với ngõ vào En.

Mô tả:

Nếu trạng thái tín hiệu tại ngõ vào thay đổi từ "0" lên "1" thì text thông báo sẽ được hiển thị ở chế độ RUN.

Nếu trạng thái tín hiệu tại ngõ vào thay đổi từ "1" xuống "0" thì text thông không hiển thị.

Nếu có nhiều thông báo được kích bằng tín hiệu tại ngõ vào En thì thông báo nào có cấp ưu tiên cao nhất sẽ được hiển thị.

Giới hạn tối đa 5 thông báo.


CHƯƠNG IV: LẬP TRÌNH TRỰC TIẾP TRÊN LOGO.

I. CÁC MENU CHÍNH.



1. Phương thức lập trình.

Sau khi nối dây và cấp nguồn cho Logo, nếu không có chương trình trong Logo hay card nhớ thì logo hiển thị thông báo: No program.



Nhấn đồng thời 3 phím: ,và OK thì màn hình sẽ hiển thị menu chính để vào phương thức lập trình.




2. Phương thức chỉnh thông số.

a. Menu chính có:

* Program: chọn để lập trình.

* PC/Card: chọn để giao tiếp với máy tính hay Card.

* Lock: chọn để chỉnh đồng hồ.

* Start: chọn để cho chạy chương trình đang có.

b. Menu lập trình có:

* Edit Prg: chọn để bắt đầu vào lập trình.

* Clear Prg: chọn để xóa chương trình đang có.

* Set Clock: chọn để chỉnh lại ngày, giờ trong Logo.

c. Menu PC/Card có:

* PC  Logo: Logo giao tiếp với máy tính.

* Logo  Card: chép chương trình từ Logo ra Card.

* Card  Logo: chép chương trình từ Card ra Logo.

d. Menu chỉnh đồng hồ có:

* Set Clock: chọn để chỉnh lại giờ, ngày cho đồng hồ trong Logo.

* Set Param: chọn để chỉnh lại các thông số cho các khối.

II. CHỈNH ĐỒNG HỒ (SET CLOCK).

1. Nếu Logo hiển thị No Program.

Nhấn ,và OK vào menu chínhchọn Program – OK chọn Set Clock – OK màn hình hiển thị bảng chỉnh đồng hồ.

Chọn các ngày DAY: SU- MO- TU- WE- TH- FR- SA bằng phím hay  - OK.

Nhấn phím chọn giờ TIME: 00.00 bằng các phím hay  - OK.

2. Nếu Logo đang có chương trình.

Nếu logo đang có chương trình thì nhấn ESC – OK vào menu chỉnh thông số.

Chọn Set Clock – OK

Vào chương trình Set Clock chọn ngày giờ giống như phần trên.

Sau khi chỉnh ngày giờ xong, ấn OK thì màn hình hiển thị chương trình đã cài đặt ngày giờ.

III. XÓA CHƯƠNG TRÌNH ( CLEAR PROGRAM ).

Để xóa chương trình đang có trong Logo, nhấn ,và OK vào menu chính chọn Program – OK  chọn Clear Prg – OK  chọn NO hay YES ( chọn NO là không xóa, chọn YES là xóa hết chương trình cũ), xong OK để thực hiện lệnh.

Xoá một khối chương trình:

Để xoá một khối chương trình cần theo các bước sau:


  • Chuyển logo! sang chế độ soạn thảo.

  • Nhấn đồng thời 3 phím: ,và OK màn hình hiển thị sẽ xuất hiện.

  • Di chuyển con trỏ(">") bằng cách dùng phím , tới Program và nhấn OK thì màn hình hiển thị sẽ xuất hiện.

  • Di chuyển con trỏ(">") tới Clear Prg bằng cách nhấn phím , và nhấn OK thì màn hình hiển thị sẽ xuất hiện.

  • Nếu muốn xoá chương trình thì di chuyển con trỏ(">") đến Yes bằng cách dùng phím , rồi nhấn OK, còn không xoá ta chọn No.



IV. VIẾT CHƯƠNG TRÌNH MỚI.

Để lập trình cho Logo, nhấn ,và OK vào Menu chính  chọn OKchọn Edit Program OK.

Màn hìnhsẽ hiện thị ngõ ra Q1 để bắt đầu lập trình.

Việc lập trình sẽ được thực hiện theo chiều từ phải sang trái.

1. Cách gọi các chức năng

Khi xuất hiện màn hình soạn thảo:



  • Ngõ ra Q1 có gạch dưới chân là con trỏ. Con trỏ cho biết vị trí hiện hành trong chương trình.

  • Dùng phím di chuyển con trỏ sang trái.

  • Nhấn phím OK thì con trỏ có dạng khối đậm nhấp nháy, logo! cung cấp bảng liệt kê để chọn(bảng liệt kê đầu tiên là Co).

  • Dùng phím , để chọn các liệt kê như:

  • Co: Liệt kê các phần tử kết nối(Connector).

  • BF: Liệt kê các khối chức năng cơ bản(Basic function).

  • SF: Liệt kê các khối chức năng đặc biệt(Special function).

Muốn gọi các khối chức năng:

  • Chọn các khối chức năng cơ bản ta dùng các phím: , để chọn BF.

  • Chấp nhận sự lựa chọn ta bấm OK.

  • Hiển thị khối đầu tiên là AND và khối đậm nhấp nháy.

  • Dùng phím: , để thay đổi các khối cho đúng yêu cầu.






  • Chọn các khối chức năng đặc biệt ta dùng phím: , để chọn SF.

  • Chấp nhận sự lựa chọn ta bấm OK.

  • Hiển thị khối đầu tiên là On delay và khối đậm nhấp nháy.

  • Dùng phím: , để thay đổi các khối cho đúng yêu cầu.



2. Phương pháp kết nối các khối chức năng

  • Trong các khối chức năng được nối với nhau bằng các đường nối. Các đường nối này được lấy từ menu Co(connector).

  • Khi chèn một khối vào chương trình thì logo! sẽ gán cho khối đó một số thứ tự.

  • Logo! sử dụng số khối để cho biết kết nối giữa các khối.

Khi chọn được khối chức năng thì:

  • Ngõ ra của khối được nối với một ngõ ra hay một khối chức năng khác nằm sau nó.

  • Ngõ vào của khối cũng được kết nối với một số khối khác thông qua việc lựa chọn trong bản liệt kê Co.

Khi kết nối các khối với nhau ta thực hiện như nhau:

  • Từ ngõ ra Q1, ta dùng phím  di chuyển con trỏ sang trái.

  • Bấm phím OK thì con trỏ chuyển sang dạng khối đậm thì có thể chọn kết nối hay khối tuỳ theo yêu cầu.

  • Giả sử chọn khối AND(&), dùng phím  để chọn liệt kê BF.

  • Nhấn phím OK nếu chấp nhận sự lựa chọn thì xuất hiện khối AND(&). Trong đó ngõ ra được nối với ngõ ra Q1, còn ngõ vào chưa được kết nối.





  • Dùng phím di chuyển con trỏ đến ngõ vào đầu tiên, nhấn phím OK thì con trỏ xuất hiện dạng khối đậm nhấp nháy.

  • Nếu muốn nối với một khối khác, dùng phím  để chọn liệt kê (BF, SF), chấp nhận sự lựa chọn ta nhấn phím OK. Tương tự cho các ngõ vào còn lại.





  • Nếu ngõ vào của khối không kết nối thì dùng phím , để chọn liệt kê Co.

  • Chấp nhận sự lựa chọn nhấn phím OK thì mục đầu tiên trong bảng liệt kê là "X", chấp nhận "X" nhấn OK.





  • Nếu muốn ngõ vào của khối kết nối với ngõ vào của logo! thì dùng phím , để chọn liệt kê Co.

  • Chấp nhận sự lựa chọn nhấn phím OK thì mục đầu tiên trong bảng liệt kê là X. sau đó dùng phím , để chọn ngõ vào từ I1…I6.



Chèn một khối vào chương trình:

  • Giả sử chèn thêm một khối vào giữa B01 và Q1.

  • Dùng phím di chuyển con trỏ đến B01.

  • Nhấn OK sẽ hiện ra menu BN.

  • Dùng phím , chọn menu cần dùng(thí dụ BF).

  • Nhấn OK để chọn chức năng thích hợp(thí dụ chức năng AND), nhấn OK.



BN

Xoá một khối trong chương trình:

  • Giả sử xoá khối giữa B02 và Q1:

  • Dùng phím di chuyển con trỏ đến B01.

  • Nhấn OK sẽ hiện ra menu BN.

  • Nhấn OK và chọn khối B02 thì khối B01 sẽ bị xoá, khối B02 nối trực tiếp vào Q1.



BN

B02

Xoá các khối phía trước:

  • Để xoá tất cả các khối phía trước một điểm bấc kỳ trong sơ đồ: ví dụ xoá các khối B02 đến B04.

  • Dùng phím di chuyển con trỏ đến khối B02.

  • Nhấn OK để chọn menu Co.

  • Nhấn OK và chọn X, ấn OK.

  • Như vậy các khối B02, B03 và B04 đã bị xoá.


V. CHO CHẠY CHƯƠNG TRÌNH ( START).

Sau khi lập trình xong, nhấn OK màn hình sẽ hiện lại ngõ ra cuối cùng được lập trình.



Lưu trữ vào thẻ nhớ và chạy chương trình.

  • Khi nhập chương trình xong, ấn OK màn hình sẽ hiện lại ngõ ra cuối cùng được lập trình.

  • Dùng phím , để kiểm tra chương trình nhập đúng hay chưa.





  • Chương trình được lưu tự động vào card nhớ nếu trong logo! đã gắn card nhớ.

  • Nếu không có chương trình trong logo! hay card nhớ thì logo! hiển thị thông báo: No program.




  • Nếu có chương trình trong card nhớ, nó tự động chép vào logo!. nếu trong logo! đã có chương trình thì nó sẽ chép đè lên chương trình cũ.

  • Nếu có chương trình trong logo! hay card nhớ thì logo! sẽ nhận trạng thái trước khi mất nguồn.

  • Muốn chạy chương trình nhấn phím ESC 2 lần để thoát ra menu chính và con trỏ chuyển thành hình ">".




  • Dùng phím  di chuyển con trỏ xuống Start.

  • Chấp nhận lựa chọn nhấn OK.

  • Logo! chuyển sang chế độ Run. ở chế độ này logo! hiển thị số ngõ vào, ngõ ra, thời gian hiện hành.


I : 123456

Mo : 01 : 05


Q : 1234 RUN

VI. CÁC NGUYÊN TẮC VÀNG KHI LÀM VIỆC TRÊN LOGO.




tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương