Biển-đức XVI. Những Trao Đổi Cuối Đời. Với Peter Seewald



tải về 1.13 Mb.
trang58/61
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích1.13 Mb.
#39400
1   ...   53   54   55   56   57   58   59   60   61
Trong vai trò Giáo Tông, Ngài là một nhà cải cách, một nhà bảo tồn hay, như những người phê phán Ngài nói, là một kẻ thất bại?
Tôi không thể coi mình là một kẻ thất bại. Tôi đã thi hành nhiệm vụ mình trong tám năm. Đó là thời gian với nhiều khó khăn, khi ta nghĩ tới những tai tiếng lạm dụng tình dục trẻ em, tới trường hợp ngớ ngẩn của Williamson hoặc tới vụ Vatileaks. Nhưng nói chung đó cũng là một thời, trong đó nhiều người đã tìm lại được đức tin và cũng đã có một phong trào tích cực sống đạo lớn rộng.
Nhà cải cách hay nhà bảo tồn?
Luôn phải làm cả hai. Phải đổi mới, vì thế tôi đã cố gắng đưa cuộc sống đi tới, xuất phát từ một đức tin theo lối suy nghĩ tân tiến. Đồng thời cũng cần phải giữ sự liên tục, không để đức tin đứt đoạn hay đổ vỡ.
Trở về với tình trạng hiện nay của Ngài với tư cách là một Giáo Tông về hưu, một tình trạng chưa có trong lịch sử giáo hội trước đây: Có thể nói được rằng, Joseph Ratzinger, giáo tông Biển-đức, con người của lí trí, nhà tư tưởng táo bạo, giờ đây cuối đời khoác áo một tu sĩ dòng, một nhà chiêm niệm để đi vào nơi, mà chỉ có lí trí không thôi thì không đủ?
Vâng, đúng như thế.
Một câu hỏi luôn được đưa ra, mỗi lần một cách khác: Thiên Chúa, Đấng chúng ta thường nói tới và thường kêu xin phù hộ, ở đâu? Có thể tìm tới Người nơi đâu và bằng cách nào? Chúng ta cứ tiếp tục tiến mãi vào vũ trụ với hàng tỉ hành tinh, với vô số hệ thống mặt trời, và dù mình có thể nhìn tận mãi tới đâu, thì vẫn không gặp được chốn gọi là Trời, nơi đó Thiên Chúa ngự trị.
(Cười.) Đúng, là vì Người chẳng ngự trị nơi một địa điểm nào cả. Chính Thiên Chúa là nơi chốn trên mọi nơi chốn. Khi Anh nhìn vào thế giới, Anh chẳng thấy Trời, nhưng thấy đầy dẫy vết tích của Thiên Chúa. Trong cấu trúc của vật chất, trong trật tự đầy hợp lí của thực tại. Và cả nơi mỗi con người mà Anh thấy. Anh thấy những cái xấu, nhưng cũng thấy những điều tốt, thấy tình yêu. Đó là những nơi Thiên Chúa hiện diện trong đó.

Mình phải hoàn toàn bước ra khỏi cái quan niệm vốn có về không gian. Quan niệm này không còn hợp nữa, chỉ vì vũ trụ quá mênh mông đi, để con người chúng ta có thể gọi được là vô tận, cho dù nó chẳng phải là vô tận theo nghĩa hẹp của từ ngữ. Và Thiên Chúa chẳng ở đâu bên trong hay bên ngoài vũ trụ cả, Người hiện diện theo một cách thế hoàn toàn khác.

Chúng ta quả thật cần phải đổi mới tư duy, bỏ đi lối quan niệm về không gian vốn có, để hiểu một cách mới. Cũng giống như giữa con người có một sự hiện diện tinh thần – hai người có thể đang ở trên hai lục địa khác nhau, nhưng có thể sờ đụng nhau, vì đây là một chiều kích khác với chiều kích không gian. Thiên Chúa cũng thế, Người không ở đâu cả, nhưng Người là thực tại. Một thực tại đỡ nâng mọi thực tại khác. Với thực tại này tôi chẳng cần phải hỏi „ở đâu“. Bởi vì „ở đâu“ đã là một hạn chế rồi, không còn sự vô biên nữa, Đấng Tạo Dựng là vũ trụ, là Đấng bao tỏa mọi thời gian và chính mình thì lại chẳng phải là thời gian, nhưng là Đấng tạo ra thời gian và luôn luôn hiện hữu.

Tôi tin rằng, ở mặt này chúng ta cần phải thay đổi nhiều điều. Cũng giống như sự thay đổi toàn bộ nhân sinh quan của chúng ta. Không phải chúng ta chỉ có 6000 năm lịch sử [như theo lối tính trong Kinh Thánh cho hay], nhưng theo chỗ tôi biết, có nhiều hơn rất nhiều, chẳng biết là bao nhiêu năm nữa. Thôi cứ để thả lỏng con số giả thiết này. Tuy nhiên, nhận thức mới này khiến chúng ta ngày nay có một quan niệm mới về cấu trúc của thời gian và về lịch sử. Điểm này trước hết Thần Học phải nghiên cứu tường tận hơn, để tái cung cấp cho con người những khả thể hình dung. Trong lãnh vự này chúng ta đang có những khiếm khuyết vô cùng lớn trong việc diễn nghĩa Thần Học và Đức Tin ra ngôn ngữ của thời nay. Để cung cấp cho chúng ta những mô hình hình dung, hầu giúp con người hôm nay hiểu được rằng, chẳng phải đi tìm Thiên Chúa ở chốn này cả. Hãy còn rất nhiều việc để làm.


Như vậy Thiên Chúa có phải là một thứ tinh thần, một thứ năng lực? Đức tin ki-tô giáo, trái lại, bảo, Thiên Chúa là một nhân vị.
Đúng thế. Chính vì Người là một nhân vị, nên không thể tìm Người ở một địa điểm nào được cả. Với loài người chúng ta, nhân vị cũng là cái gì đó vượt ra ngoài không gian thuần túy và mở ra cho tôi sự vô tận. Nghĩa là mình một lúc có thể ở đâu đó nhưng đồng thời cũng có mặt lúc này ở đây. Không phải mình chỉ hiện diện nơi đâu thân xác mình đang có mặt, nhưng là mình đang sống ở một nơi xa. Và cũng chính vì Người là nhân vị, tôi không thể xác định Người ở một nơi chốn vật lí – bởi vì nhân vị là cái bao quát hơn, khác hơn, lớn hơn.
Ngài không hình dung Thiên Chúa như thế nào cả?
Không.
Cũng giống như người do-thái giáo?
Đúng. Dĩ nhiên Thiên Chúa cũng hiện hữu qua đức Giê-su Ki-tô, qua một phàm nhân.
Ai thấy tôi, là thấy Cha“?
Đúng. Đức Ki-tô đúng là hình ảnh của Thiên Chúa.
Như Ngài nói, lúc này Ngài đang ở trong giai đoạn cuối đời. Ta có thể chuẩn bị cho cái chết không?
Theo tôi nghĩ, không những có thể mà còn phải chuẩn bị. Không phải theo nghĩa là mình giờ đây phải giải quyết cho xong những hành vi nào đó, song là sống trong sự chuẩn bị tâm hồn, để vượt qua được khóa thi cuối cùng trước mặt Chúa. Mình bước ra khỏi thế giới này, để sẵn sàng ra trước mặt Chúa, trước mặt các thánh và trước mặt các bạn hữu cũng như những người không phải là bạn hữu. Có thể nói, mình chấp nhận sự kết thúc của cuộc sống này và chuẩn bị tâm hồn để ra trình diện Chúa.
Ngài chuẩn bị như thế nào?
Đơn giản qua những chiêm niệm của mình. Qua việc luôn nghĩ là mình đã tới điểm cuối cuộc đời. Qua việc nỗ lực hướng con người mình về đó, và nhất là luôn tỉnh thức. Điều thật sự quan trọng là sống trong ý thức, là cả cuộc đời mình hướng về một cuộc gặp gỡ, chứ không phải chuyện mình hình dung thời điểm đó sẽ như thế nào.
Sẽ ghi gì trên mộ bia của Ngài?
(Mỉm cười.) Tôi muốn nói là chẳng ghi gì cả. Chỉ ghi tên mà thôi.
Tôi chợt nghĩ tới câu khẩu hiệu giám mục của Ngài: „Cộng tác viên của chân lí“. Do đâu Ngài chọn khẩu hiệu này?
Như thế này: Đã từ lâu người ta tìm cách đẩy Chân Lí qua một bên, vì nó xem ra quá lớn. Chẳng ai dám khẳng định „Chúng tôi nắm chân lí“, do đó cả chúng ta nữa cũng gần như loại khái niệm Chân Lí ra khỏi Thần Học. Nhưng trong những năm tranh đấu của thập niên 70 thế kỉ trước tôi đã ý thức rõ: Nếu chúng ta loại bỏ Chân Lí, thì tất cả những điều chúng ta làm để làm gì? Vì thế Chân Lí phải có mặt.

Lẽ dĩ nhiên chúng ta không thể nói: „Tôi đã nắm được Chân Lí“, nhưng Chân Lí đã đụng chạm tới ta. Và chúng ta cố gắng để cho sự đụng chạm đó dẫn mình đi. Và rồi tôi cảm được câu trong lá thư thứ ba của thánh Gio-an, rằng chúng ta là „cộng tác viên Chân Lí“. Chúng ta có thể cộng tác với Chân Lí, vì Chân Lí là một nhân vị. Ta có thể tham gia vào Chân Lí, có thể nỗ lực làm cho người ta để ý đến Chân Lí. Rốt cuộc tôi xem đó như một định nghĩa đúng đắn nhất cho nghề nghiệp của một nhà thần học; nhà thần học vốn là người được Chân Lí này đụng chạm, là người nhận biết nó, nên ông cũng phải sẵn sàng phục vụ nó, sẵn sàng cộng tác với nó và cho nó.


Có lẽ câu „Cộng tác viên của Chân Lí“ cũng hợp cho bia mộ của Ngài.
Ờ, đúng đấy. Nếu đó là khẩu hiệu của tôi, thì người ta cũng có thể khắc nó trên bia mộ cảu tôi.
Câu hỏi cuối của cuộc trao đổi cuối cùng này: Tình yêu là một trong những đề tài nền tảng của Ngài, trong thời sinh viên, giáo sư và giáo tông. Tình yêu ở đâu trong cuộc đời của Ngài? Ngài đã cảm, đã nếm, đã sống tràn đầy tình yêu như thế nào? Hay đó chỉ là chuyện lí thuyết, chuyện thần học?
Không. Không phải. Khi người ta không cảm được, thì người ta cũng không thể nói về nó được. Trước hết tôi cảm được nó trong cuộc sống gia đình, nơi cha mẹ và anh chị. Và, ờ, lúc này tôi không muốn đi sâu vào những chuyện riêng tư, nhưng dù sao tôi đã cảm được nó trong những chiều kích và hình thái khác nhau. Càng ngày tôi càng nhận ra việc được yêu và việc trao tình yêu lại cho người khác là nền tảng, để từ đó ta có thể sống, có thể chấp nhận chính mình và chấp nhận người khác. Cuối cùng tôi càng ngày càng nhận ra rõ hơn, chính Thiên Chúa, có thể nói, không những chẳng phải là một kẻ quyền uy ghê gớm hay một quyền lực xa xôi, mà Người là tình yêu và Người yêu tôi – và vì thế sự sống được điều hướng bởi Người. Bởi cái sức mạnh mà ta gọi là tình yêu.




tải về 1.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   53   54   55   56   57   58   59   60   61




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương