Bài tập nhóM Đề tài: Phương thức thâm nhập thị trường nhật bản


Chương 3. Thâm nhập thị trường thông qua nhượng quyền kinh doanh



tải về 296.08 Kb.
Chế độ xem pdf
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu23.03.2024
Kích296.08 Kb.
#56939
1   2   3   4   5
Nhom 1 BTN KDQT Word

Chương 3. Thâm nhập thị trường thông qua nhượng quyền kinh doanh 
Trung Nguyên là doanh nghiệp tiên phong trong phong trào chuyển nhượng 
kinh doanh ra nước ngoài ở trong ngành công nghiệp cà phê ở Việt Nam. Sau khi đã 
chinh phục nhanh chóng thị trường trong nước bằng chất lượng và phong cách riêng, 
độc đáo của mình thì Trung Nguyên bắt đầu đưa thương hiệu của mình ra thị trường 
thế giới với chiến lược nhượng quyền kinh doanh.
Bằng sự năng động và sáng tạo, Trung Nguyên đã xây dựng được một hệ thống 
quán nhượng quyền rộng khắp trong nước và tại các nước Nhật Bản, Singapore, Thái 
Lan và Campuchia, với một phong cách thưởng thức cà phê rất riêng. Với hình thức 
kinh doanh nhượng quyền thương hiệu, các sản phẩm cà phê Trung Nguyên được sản 
xuất từ những hạt cà phê ngon nhất của vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột, kết hợp 
với công nghệ hiện đại và bí quyết riêng được giới thiệu đến tất cả mọi người tiêu 
dùng trong nước và trên thế giới.
Năm 2001, Trung Nguyên chuyển nhượng thương hiệu thành công đến Nhật 
Bản, đánh dấu bước đường chinh phục thế giới của Trung Nguyên. Người dân ở quốc 
gia này rất ưa chuộng các loại trà và cà phê với những phong cách uống khác biệt do 
đó Trung Nguyên đã tạo được ấn tượng tốt đẹp cho người dân xứ sở hoa anh đào với 



phong cách uống cà phê độc đáo và chất lượng tuyệt vời. Năm 2002, quán cà phê 
Trung Nguyên đã xuất hiện tại Roppongi - trung tâm ngoại giao chính trị và tài chính 
ở Tokyo (Nhật Bản). Quán cà phê Trung Nguyên được ví như “không gian thần thoại” 
cung ứng những tách cà phê thơm ngon đến từ cường quốc cà phê thế giới. Người 
Nhật sẵn lòng trả chi phí cao hơn gần gấp đôi so với các quán cà phê bản địa và các 
thương hiệu quốc tế khác, để được thưởng thức tách cà phê trong quán Trung 
Nguyên.
Khi đặt chân vào thị trường Nhật Bản, Trung Nguyên đã phải đối mặt với 
thương hiệu cà phê nổi tiếng Starbucks (Mỹ). Với chiến lược quảng bá hình ảnh Việt 
Nam kết hợp với một số điểm tương đồng về văn hóa, Trung Nguyên có lợi thế hơn 
hẳn so với Starbucks. Cà phê của Trung Nguyên tự phân biệt thương hiệu với các 
quán cà phê khác, đây là một loại nước uống có vị đắng, có thể thêm hương vị với 
sữa đặc, đường và dùng kèm với đá.
Khi thâm nhập thị trường Nhật với nhượng quyền thương hiệu Trung Nguyên 
đã có chính sách về giá cả như sau: Trung Nguyên định giá nhượng quyền thấp hơn 
hẳn đối thủ cạnh tranh từ 30.000 USD đến 50.000 USD cho mỗi cửa hàng nhượng 
quyền. So với giá nhượng quyền trên thế giới thì mức giá này khá thấp. Mục tiêu định 
giá nhượng quyền thấp như vậy chính là mong muốn sự thâm nhập được nhanh 
chóng và rộng rãi hơn khi mà thương hiệu Trung Nguyên chưa có tiếng nói. Đại lý 
nhượng quyền thương mại Nhật Bản đã định giá cà phê Trung Nguyên cao hơn 50% 
so với Starbucks và cao hơn 25% so với các cà phê nội địa khác. Điều đó đồng nghĩa 
với việc Trung Nguyên đã tự tin định vị thương hiệu của mình tại thị trường Nhật 
Bản. 

tải về 296.08 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương