Bài tập nhóM Đề tài: Phương thức thâm nhập thị trường nhật bản



tải về 296.08 Kb.
Chế độ xem pdf
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu23.03.2024
Kích296.08 Kb.
#56939
1   2   3   4   5
Nhom 1 BTN KDQT Word

1.3. Sản phẩm
 
Tập đoàn Trung Nguyên đã nghiên cứu và phát triển hơn 30 loại cà phê pha 
chế có hương vị riêng biệt với các mức độ khác nhau. Cà phê Trung Nguyên chia 
làm 3 loại sản phẩm: Sản phẩm phổ thông, trung cấp và cao cấp. 
• 
Sản phẩm phổ thông: Cà phê hòa tan G7, Nâu – Sức sống, I – Khát Vọng, S – 
Chinh phục…. 
• 
Sản phẩm trung cấp: Cà phê chế phin, Hạt rang xay (11 loại), Passiona, House 
blend, ...
• 
Sản phẩm cao cấp, với các loại: cà phê Chồn Weasel, cà phê Chồn Legendee, 
Classic Blend.... 
1.4. Kênh phân phối
 
Với mặt hàng chính là cà phê, Trung Nguyên đã tận dụng cả những hình thức 
phân phối truyền thống và hiện đại để đạt được kết quả lớn nhất. 
(1) Truyền Thống 
(2) Hệ thống G7 Mart 
(3) Franchise (quán cà phê) 
Người Bán Lẻ Và 
Người Tiêu Dùng 
Người mua lẻ thông thường Không chỉ cung cấp dịch vụ uống 
cà phê, mà còn tạo ra giá trị 
thưởng thức cà phê trong một 
không gian sáng tạo 
Chủ yếu phân 
phối các loại cà 
phê trung và đại 
trà 
Phân phối tất cả các loại cà 
phê. 
=> kênh này được lập ra để 
cạnh tranh trong thị trường 
phân phối sản phẩm bán lẻ 
Hệ thống quán cà phê nhượng 
quyền phục vụ những loại sản 
phẩm cà phê cao cấp, chất lượng, 
sử dụng bí quyết đặc biệt.
Đội ngũ phục vụ được đào tạo và 



am hiểu kỹ lưỡng về cà phê. 
Chương 2. Thâm nhập thị trường thông qua xuất khẩu thông thường 
Hầu hết cà phê hạt của Việt Nam là Robusta, loại cà phê tương đối dễ trồng, có 
khả năng kháng sâu, bệnh, giúp bảo đảm vụ mùa ổn định. So với loại Arabica của 
Brazil có vị ngọt, nhẹ và giá thành cao hơn, loại Robusta của Việt Nam cho vị cà phê 
đậm hơn và đôi khi hơi đắng. 
Trong năm 2017, Nhật Bản đã nhập khẩu 88 nghìn tấn hạt cà phê thô từ Việt 
Nam, tăng gấp 10 lần so với một thập kỷ trước. Trong 11 tháng đầu năm 2018, cà phê 
Việt Nam chiếm 25% thị trường sản phẩm cà phê nhập khẩu của Nhật Bản. 
Cà phê hạt Robusta hiện được giao dịch quanh mức 0,68$/pound, thấp hơn 30% so 
với cà phê hạt Arabica có giá trị giao dịch khoảng 1,03$/pound. Thêm vào đó, giá 
thành của loại Robusta có xu hướng giảm từ năm ngoái do dự báo sản lượng toàn cầu 
tăng cao. 
Tại Nhật Bản, cà phê Robusta chủ yếu được sử dụng để sản xuất loại cà phê 
hòa tan và thường được bán theo gói nhỏ, phổ biến trong các hộ gia đình có một hoặc 
hai thành viên, hiện là nhóm tiêu dùng có xu hướng tăng. Theo công ty sản xuất thực 
phẩm và đồ uống Ajinomoto, cà phê hòa tan phải có đủ vị mạnh, đậm đà và đắng để 
cân bằng với độ ngọt của bột kem và đường. Đó là lý do loại cà phê Robusta được ưa 
chuộng. 
Bên cạnh đó, cà phê Robusta cũng đang giành được vị trí trong thị trường cà 
phê tự rang xay do các nhà cung cấp trộn chúng với loại cà phê Arabica để làm giảm 
giá thành. Cà phê Robusta cũng được sử dụng nhiều hơn ở các quán cà phê và trong 
sản phẩm của các thương hiệu riêng có giá bình dân cho các nhà bán lẻ. 
Khoảng cách địa lý gần cũng tạo lợi thế cho Việt Nam và cà phê Robusta của Việt 
Nam tại thị trường Nhật Bản. Các tuyến tàu biển từ Việt Nam và các nhà sản xuất 
khác trong khu vực chỉ mất nửa thời gian so với cà phê Arabica từ các nước Mỹ La-
tinh tới Nhật Bản. Và trong số các nhà sản xuất cà phê Đông – Nam Á, thí dụ so với 
Indonesia, Việt Nam có cơ sở sản xuất lớn hơn nên tạo được nguồn cung ổn định hơn. 



Trong tháng 1/2021, Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã giới thiệu các sản 
phẩm cà phê G7 đến người yêu cà phê Nhật Bản trong sự kiện “Hội chợ Nụ cười Việt 
Nam” tại Nhật Bản. Đặc biệt, các sản phẩm Trung Nguyên Legend còn tự hào được 
Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Nhật Bản lựa chọn là Thương hiệu cà phê nổi tiếng 
số 1 Việt Nam làm quà tặng ngoại giao đặc sắc trong nhiều sự kiện quan trọng, thúc 
đẩy mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản. 
Trung Nguyên coi Nhật Bản là quốc gia đầu tiên ở châu Á cần đẩy mạnh việc 
xuất khẩu tới. Đây là một thị trường tiềm năng lớn. Theo thống kê của tổ chức cà phê 
quốc tế (ICO), mức tiêu thụ cà phê mỗi đầu người hàng năm ở Nhật lên đến 2,83 kg 
tính trên cơ sở cà phê hạt sống. Nghĩa là một tách cà phê nếu sử dụng hết 10g cà phê 
hạt sống thì mỗi người dân Nhật tiêu thụ cà phê là 0,78 tách cà phê mỗi ngày. Nếu 
đứng vững trên thị trường Nhật động nghĩa với việc tiến xa ra thị trường thế giới.

tải về 296.08 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương