BÀi học kinh nghiệM & giới thiệu mô HÌnh giám sát Cộng đồng TỪ CÁc dự Án vid 2009 & vaci 2011


Tham khảo mô hình 2: Gián tiếp hỗ trợ Nâng cao năng lực Giám sát cộng đồng tại cấp xã, phường



tải về 200.45 Kb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích200.45 Kb.
#162
1   2   3   4   5

Tham khảo mô hình 2: Gián tiếp hỗ trợ Nâng cao năng lực Giám sát cộng đồng tại cấp xã, phường


Các dự án đã thực hiện theo mô hình này: VACI 2011- P56, P64, P132.
Lựa chọn đối tượng cho mô hình, dự án: Chọn một cộng đồng ở một huyện hoặc một tỉnh- trong đó các cộng đồng đang hoặc chuẩn bị (trong thời gian thực hiện dự án) có kế hoạch triển khai một số công trình công cộng- do tự đầu tư hoặc nhà nước và nhân dân cùng đầu tư.


  • Đối tượng hưởng lợi: những người dân

  • Đối tượng mục tiêu: Ban Giám sát Cộng đồng, hoặc Ban Thanh tra Nhân dân cấp xã, phường và các bộ phận chuyên môn có liên quan cấp huyện, tỉnh (Thanh tra, Tư pháp, Mặt trận, .... )


Về nội dung và hình thức hoạt động:

  • Kiến thức: tổ chức tập huấn kiến thức về Luật Phòng chống tham nhũng, các quy định về giám sát cộng đồng, vai trò của các bên liên quan. Hình thức tập huấn đơn giản, áp dụng tối đa phương pháp có sự tham gia với đa dạng thành phần, có thảo luận các tình huống sát với thực tế ở địa phương và có thực hành thực tế. Quy mô tập huấn tổ chức ở cấp huyện hoặc xuống tận từng xã. Cũng có thể kết hợp đài truyền thanh xã, phường để phát lại các nội dung tập huấn.

  • Kỹ năng: sau khi tập huấn, triển khai, hỗ trợ cho các nhóm đối tượng mục tiêu áp dụng kiến thức đã được tập huấn- ví dụ cùng làm việc với UBND xã, phường để hỗ trợ các nhóm giám sát tại cộng đồng, lựa chọn công trình, cùng chính quyền thực hiện các công tác giải phóng mặt bằng và sau đó là trực tiếp giám sát công trình (đọc bản vẽ kỹ thuật, giám sát chất lượng kỹ thuật). Ban thực hiện dự án cùng với các chuyên gia tư vấn của mình ở huyện, tỉnh và cán bộ địa phương theo sát trong quá trình này để hỗ trợ cán bộ, thành viên trong Ban Giám sát Cộng đồng hay Thanh tra Nhân dân hay nhóm nòng cốt đã được hình thành thực sự hoàn thành được các nhiệm vụ về giám sát., ....

  • Thông tin: Hình thành cơ chế cập nhật, chia sẻ thông tin thường xuyên, thông suốt từ cộng đồng xã, phường lên huyện, tỉnh để tổng hợp các vấn đề phát sinh và trao đổi với chính quyền, nhà thầu, ... Hình thức trao đổi thông qua các đường dây nóng từ cơ sở báo lên huyện, tỉnh hoặc các chuyến đi tư vấn thường xuyên, trực tiếp của nhóm nòng cốt ở tỉnh, huyện xuống các công trình cùng các nhóm Giám sát Cộng đồng ở xã, phường. Ngoài ra có thể kết hợp các hình thức hội thi, tuyên dương cá nhân điển hình để thúc đẩy việc tuyên truyền cho các mô hình, cách làm mới.

  • Công cụ: ngoài các công cụ, biểu mẫu ở cấp xã, phường, trang bị thêm cho nhóm cán bộ hỗ trợ nòng cốt ở cấp tỉnh huyện các mẫu báo cáo, sổ sách, đường dây thông tin để ghi chép đầy đủ, trao đổi thông tin thường xuyên với các nhóm đang triển khai ở cấp xã, phường. Tổng hợp thành Sổ tay Giám sát Cộng đồng, đúc kết các kinh nghiệm, cách làm để chia sẻ. Có thể tham khảo công cụ, biểu mẫu, sổ tay của các dự án VID 2009, VACI 2011 như đã nêu.


Về lĩnh vực can thiệp: Chọn các công trình đầu tư sử dụng vốn đầu tư từ nhà nước hoặc các công trình do nhà nước và nhân dân cùng làm ở ngay địa bàn xã, phường để triển khai giám sát.
Về phương pháp triển khai: Dự án chỉ đảm nhiệm vai trò thúc đẩy, không trực tiếp làm thay. Cán bộ dự án thường xuyên sát cánh cùng nhóm đối tượng mục tiêu, nhất là ở cấp huyện, cấp tỉnh, triển khai các hoạt động để hỗ trợ cấp xã, cấp phường- nếu có khó khăn sẽ trực tiếp hướng dẫn, tư vấn cách làm. Các hoạt động bao trùm từ giai đoạn lập kế hoạch đến thực hiện và sau đó là cả tổng kết, rút kinh nghiệm về cách làm.
Về thiết kế, tổ chức thực hiện đề án

  • Lựa chọn các huyện để triển khai- có đội ngũ cán bộ có chuyên môn, có con người nhiệt tình và không bị rủi ro thay đổi công tác. Nên có sự gắn bó với cơ quan cấp tỉnh/thành để có được sự thông suốt, tạo được sự ủng hộ khi triển khai các nội dung của mô hình, đặc biệt các nội dung liên quan đến xây dựng, đất đai. Sự gắn bó này cũng sẽ hỗ trợ cho nhân rộng kết quả của các mô hình sau này

  • Khi huyện, tỉnh lựa chọn các công trình để thực hành ở cấp xã, phường, nên có sự đa dạng để nhóm đối tượng được trải nghiệm nhiều nhiệm vụ, yêu cầu khác nhau.

  • Tổng hợp thành sổ sách, lưu trữ các trường hợp được tư vấn, hướng dẫn; các công trình do cơ sở tự giám sát để đúc kết thành bài học kinh nghiệm chia sẻ cho các nơi;

  • Luôn tiến hành theo dõi chặt chẽ để thường xuyên đánh giá được và điều chỉnh ngay nếu cần thiết cho quy trình triển khai. Việc theo dõi cũng nhằm ghi nhận kịp thời những thay đổi ở nhóm đối tượng đã chọn, cũng như môi trường làm việc, sinh sống của nhóm để cùng với cơ sở dữ liệu đầu kỳ xác định hiệu quả thực sự của các hoạt động của dự án trong việc nâng cao năng lực giám sát tại cộng đồng. Gắn kết các bên liên quan như cơ quan quản lý, lãnh đạo chính quyền và cả cơ quan đảng cấp tỉnh, huyện cũng như báo chí, truyền thông ở địa phương và cả trung ương (đài huyện, truyền hình, truyền thanh tỉnh, báo thanh tra tỉnh,...). Nên mời các đơn vị tham gia ngay từ giai đoạn đầu của các hoạt động để có mối quan hệ chia sẻ xuyên suốt, đồng thời tạo động lực để cộng đồng ở xã, phường, lãnh đạo, đối tác ở huyện, tỉnh và chính đơn vị thực hiện mô hình tích cực hơn trong các hoạt động của mô hình, đảm bảo tăng khả năng thành công của mô hình.


Điểm mạnh của mô hình: hoạt động diễn ra được trên bề rộng- nhiều cá nhân, đơn vị, ngành tham gia nên dễ tạo tiếng vang khi có được các kết quả tốt.

Hạn chế cần lưu ý: nếu không có các phương pháp, công cụ để đảm bảo đi sâu vào chất lượng, sẽ dễ mang tính hình thức, phong trào như truyền thống mà không có được chất lượng, hiệu quả thực sự.

Ví dụ tham khảo- Dự án P64- Nâng cao năng lực giám sát của Ban giám sát đầu tư cộng đồng, Thanh tra tỉnh Quảng Nam, triển khai tại 3 huyện Núi Thành, Phú Ninh và thành phố Hội An

Đây là một trong số ít các dự án thuộc VACI 2011 do trực tiếp cơ quan thanh tra triển khai. Dự án thay đổi cách làm truyền thống trước đây của cơ quan thanh tra, từ “đợi” thông tin, báo cáo của cơ sở rồi mới đi kiểm tra, nắm bắt tình hình sang cách làm mới với Thanh tra huyện, Thanh tra tỉnh chủ động tập huấn, trao đổi với Ban Giám sát cộng đồng để tư vấn nắm bắt tình hình.


Đến cuối kỳ, thông qua hoạt động của mình, dự án đã tạo được một số thay đổi tích cực cũng như lợi ích đáng kể cho các đối tượng hưởng lợi. Tuy dự án không trực tiếp có nhiều hoạt động nâng cao năng lực của các ban giám sát nhưng đã tạo ra một mạng lưới hỗ trợ cho các ban giám sát đầu tư cộng đồng liên hệ, tham vấn. Dự án đã tổ chức 03 lớp tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ giám sát đầu tư cộng đồng cho 200 thành viên của 41 Ban giám sát đầu tư của cộng đồng (tại 41 xã, phường, thị trấn ở 03 địa phương: Núi Thành, Phú Ninh, Hội An; tổ chức hội thảo cấp tỉnh về tăng cường năng lực giám sát đầu tư cộng đồng và Lễ tôn vinh thành viên giám sát đầu tư cộng đồng điển hình, tiêu biểu.
Tại 3 huyện thí điểm, khoảng 100 vấn đề, nội dung trao đổi, tư vấn đã được triển khai từ thanh tra huyện xuống các Ban Giám sát Đầu tư Cộng đồng xã cho hàng loạt các công trình đang triển khai. Thông qua các nội dung trao đổi, tư vấn, thanh tra Huyện đã góp phần bù đắp sự thiếu hụt về chuyên môn, đặc biệt chuyên môn kỹ thuật (xây dựng, đọc bản vẽ, ...) cho các Ban Giám sát đầu tư cộng đồng tại xã, phường. Thêm vào đó, tại một số huyện như Phú Ninh, Thanh tra huyện đã căn cứ vào thông tin từ trao đổi với Ban Giám sát cộng đồng để xây dựng, điều chỉnh kế hoạch thanh tra nhằm đảm bảo giám sát chính xác chất lượng đầu tư công. Ngoài ra, thông qua quá trình triển khai dự án, lãnh đạo tỉnh, các huyện và đặc biệt chính hệ thống Thanh tra đã nhận rõ tác dụng của cách làm gắn Thanh tra với Ban Giám sát cộng đồng bởi cung cấp thông tin và hữu ích cho cả hai chiều.
Các hoạt động của dự án có tác động lớn và tích cực đến nhiều đối tượng, không chỉ là các ban giám sát đầu tư công-đối tượng hưởng lợi trực tiếp của dự án, mà còn tác động đến các đối tượng liên quan khác. Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và bản thân ngành thanh tra tỉnh đã nhận ra đây chính là một kênh thông tin hữu hiệu để phòng ngừa tham nhũng, xây dựng kế hoạch thanh tra cho phù hợp với thực tế.
Ý tưởng của dự án đã thay đổi cách nhìn, hệ thống tổ chức và quy định chức năng nhiệm vụ truyền thống với vai trò hỗ trợ cho Ban giám sát cộng đồng của xã là Sở Kế hoạch Đầu tư và Mặt trận Tổ quốc. Tuy nhiên dự án này thí điểm một phương thức khác với Thanh tra chủ động hơn tạo ra các kênh thông tin “báo động” sớm cho Thanh tra huyện để kịp thời tư vấn, hỗ trợ cho các Ban giám sát cộng đồng của các xã, phường ngay từ trong khi triển khai các công trình đầu tư tại cơ sở với các chuyên môn của mình- khía cạnh còn rất thiếu ở cơ sở. Với cách làm này, yếu tố phòng ngừa tham nhũng được nâng cao rõ rệt ở cơ sở, nhận thức về vai trò của các bên đều được thay đổi theo hướng mới.



Phụ lục 1. Danh mục tài liệu tham khảo

Phụ lục 2: Danh sách & Tóm tắt các dự án, mô hình đã và đang triển khai thuộc chủ đề Giám sát Cộng đồng

VACI 2013

1. P12. ”Công khai minh bạch việc quy hoạch, triển khai và phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư đến người dân đối với 2 dự án Cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Đức Hoà, tỉnh Long An”, thực hiện bởi Thanh tra tỉnh Long An

2. P13.”Nâng cao năng lực và cơ hội tham gia vào tiến trình hoạch định và triển khai các dự án xóa đói giảm nghèo cho các nhóm dân tộc thiểu số Tày, Mường, Dao thuộc các xã vùng cao đặc biệt khó khăn và xã tái định cư thủy điện sông Đà tại Huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình”, thực hiện bởi Trung tâm Hợp tác Phát triển Tây Bắc

3. P14. ”Minh bạch thông tin, lành mạnh hoá bổ nhiệm Hiệu trưởng trường học” tại Trường THCS và THPT Trưng Vương, tỉnh Vĩnh Long, thực hiện bởi Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Vĩnh Long

4. P19. ”Phát huy hiệu quả tuyên truyền pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số Khmer thông qua Sư sãi, À Cha” tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, thực hiện bởi Hội Nông dân tỉnh An Giang

5. P43. ”Xây dựng cơ chế, chính sách đưa chủ trương phản biện vào cuộc sống ở Nghệ An”, thực hiện bởi Trung tâm tư vấn ứng dụng Khoa học kỹ thuật và Công nghệ Thuỷ lợi Nghệ An

6. P49. ”Tăng cường năng lực giám sát của ban giám sát đầu tư cộng đồng” 06 huyện, thành phố của tỉnh Quảng Nam, thực hiện bởi Thanh tra tỉnh Quảng Nam

7. P50. ”Tôi đi làm kiểm toán xã hội” tại xã Nghĩa Trung và xã Minh Đức, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, thực hiện bởi Trung tâm Hỗ trợ Các chương trình Phát triển Xã hội

8. P51. “Cộng đồng chung tay hành động phòng chống tham nhũng” tại xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, thực hiện bởi Trung tâm Phát triển Nguồn lực và Môi trường bền vững

9. P74. “Nhân điểm mô hình cộng đồng tham gia vào quá trình lập kế hoạch xây dựng công trình phúc lợi tại địa phương” tại xã Yên Thành huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, thực hiện bởi Viện tư vấn Phát triển KTXH Nông thôn và Miền núi (CISDOMA)

10. P99. “Nâng cao kiến thức pháp luật để phụ nữ nghèo cùng tham gia giám sát việc thực hiện chính sách an sinh xã hội góp phần giảm tham nhũng hiệu quả ở các xã miền núi, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa” tại 06 xã miền núi huyện Hà Trung, Thanh Hóa, thực hiện bởi Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa

11. P100. ”Xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng giám sát của cộng đồng ở trường học” tại một số trường thí điểm ở Hà Nội, thực hiện bởi Hội Tâm lý Giáo dục

12. P130. ”Công khai và minh bạch trong hoạt động kiểm kê hiện trạng và bồi thường, hỗ trợ thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất” tại huyện Bình Chánh, TP HCM, thực hiện bởi Thanh tra huyện Bình Chánh, TP HCM

VACI 2011

1. P03. ”Nâng cao quyền tiếp cận của người nghèo đối với nguồn vốn chính sách tại Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La”, thực hiện bởi Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Sơn La

2. P07. “Hỗ trợ Nâng cao hiểu biết pháp luật của Phụ nữ yếu thế, tăng cường trách nhiệm của Hội phụ nữ tham gia giám sát việc thực hiện chính sách an sinh xã hội tại huyện Kim Bảng, Hà Nam tại 3 xã miền núi Thi Sơn, Khả Phong, Ba Sao huyện Kim Bảng, Hà Nam”, thực hiện bởi Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Nam

3. P41.” Nâng cao năng lực giám sát cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại Xã Đồng Liên, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”, thực hiện bởi Văn phòng Ban chỉ đạo về Phòng, chống tham nhũng tỉnh Thái Nguyên

4. P55. “Xây dựng mô hình cộng đồng tham gia và quá trình lập kế hoạch xây dựng công trình phúc lợi tại địa phương tại Xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang”, thực hiện bởi Viện tư vấn Phát triển KTXH Nông thôn và Miền núi (CISDOMA)

5. P56. “Tăng cường quyền tiếp cận của cộng đồng với chính sách giao đất giao rừng” ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên-Huế, thực hiện bởi ĐH Nông-Lâm Huế

6. P64. “Nâng cao năng lực giám sát của Ban giám sát đầu tư cộng đồng tại tỉnh Quảng Nam” thực hiện bởi Thanh tra tỉnh Quảng Nam

7. P79. “Nâng cao năng lực giám sát và thúc đẩy sự tham gia của Hội Người cao tuổi trong việc thực hiện các chính sách cho Người cao tuổi ở Việt Nam” tại Hà Nội, Thái Bình, Đắc Lắc và Trà Vinh, thực hiện bởi Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam

8. P82. “Nâng cao năng lực của người cao tuổi trong công tác phòng chống tham nhũng tại chính quyền cấp cơ sở (xã, phường) tại Thành phố Bắc Ninh - Tỉnh Bắc Ninh”, thực hiện bởi Viện Xã hội học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh

9. P94. “Phát triển mô hình “Chính quyền thân thiện với cộng đồng dân cư” theo hướng được lòng dân, tăng cường công khai minh bạch trong quản lý tại Xã Xuân Đám, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng”, thực hiện bởi Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng

10. P118. “Cộng đồng chung tay giám sát và bảo vệ không gian công cộng tại Phường Hạ Đình, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội” thực hiện bởi Trung tâm Hành động vì sự Phát triển Đô thị

11. P132. “Dựa vào cộng đồng giám sát chương trình phát triển KT- XH để chống tham nhũng tại huyện Quảng ninh, tỉnh Quảng Bình” thực hiện bởi Trung tâm Dịch vụ Phát triển Nông thôn

12. P148. “Xây dựng công cụ giám sát, ghi nhận ý kiến phản hồi về nhận thức và thực hành y đức của Điều dưỡng viên tại Bệnh viện Nhi Trung ương tại Bệnh viện Nhi Trung ương”, thực hiện bởi BCH Đoàn Thanh niên, Bệnh viện Nhi Trung ương


VID 2009


1. P01. “Tăng cường sự tham gia, xây dựng văn hoá chống tham nhũng trong cộng đồng tại Thuận Châu, Sơn La” thực hiện bởi Khoa Nông Lâm - Trường Đại học Tây Bắc

2. P04. ”Nâng cao trách nhiệm của phụ nữ công giáo thực hiện quy chế dân chủ trong giải phóng mặt bằng tại xã Đồng Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam” thực hiện bởi Khoa Nông Lâm - Trường Đại học Tây Bắc

3. P25. “Nâng cao năng lực dân biết-dân bàn-dân làm-dân kiểm tra giám sát tại Đông Nam, Đông Sơn, Thanh Hóa” thực hiện bởi Câu lạc bộ Lâm nghiệp Thanh Hóa

4. P40. “Thí điểm mô hình cộng đồng tham gia vào quá trình lập kế hoạch xây dựng công trình phúc lợi tại địa phương tại Tràng Xá, Võ Nhai, Thái Nguyên” thực hiện bởi Viện tư vấn phát triển nông thôn và miền núi (CISDOMA

5. P48. “Nâng cao chất lượng chương trình phát triển kinh tế - xã hội huyện Khánh Vĩnh - tỉnh Khánh Hòa” thực hiện bởi Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe Khánh Hòa

6. P54. “Góp phần nâng cao hiệu quả và tính minh bạch trong việc thực hiện Nghị định 67/2007/NĐ-CP để đảm bảo quyền lợi của người cao tuổi ở địa phương” thực hiện bởi Trung ương hội người cao tuổi Việt Nam

7. P56. “Nâng cao chất lượng tham gia của cộng đồng trong xây dựng, thực hiện và giám sát kế hoạch giảm hộ nghèo tại Tân Lộc, Lộc Hà, ” thực hiện bởi Trung tâm hỗ trợ nông dân Hà Tĩnh (HCFS)

8. P62. “Mô hình chính quyền thân thiện cộng đồng dân cư” thực hiện bởi UB MTTQ VN huyện Cát Hải

9. P76. “Đưa thông tin chính sách pháp luật về bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư đến người dân ở khu vực giải tỏa thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” thực hiện bởi Thanh tra tỉnh Quảng Nam



10. P99. “Mô hình phòng ngừa, kiểm soát, giảm tham nhũng đất đai dựa trên cơ sở cộng đồng tại Phú Lương, Hà Đông” thực hiện bởi Trung tâm trợ giúp nông dân Hà Nội - Hội nông dân TP Hà Nội



TÓM TẮT VỀ HOẠT ĐỘNG VÀ KẾT QUẢ CỦA CÁC DỰ ÁN VACI 2011-CHỦ ĐỀ GIÁM SÁT CỘNG ĐỒNG


Mã số dự án

Tên dự án

Đơn vị thực hiện

Các hoạt động chính

Kết quả thực hiện

VACI 2011-P03

Nâng cao quyền tiếp cận của người nghèo đối với nguồn vốn chính sách

Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Tỉnh Sơn La

- Tổ chức nhiều lớp tập huấn nâng cao nhận thức và kỹ năng cho cán bộ ngân hàng chính sách Sơn La và cho người dân về phòng chống tham nhũng, tiếp cận được nguồn vốn vay của ngân hàng…

- In poster, tờ rơi...tuyên truyền dán tại các điểm giao dịch của ngân hàng tại 5 xã

-Mở hòm thư tố giác tham nhũng tại xã phường và định kỳ kiểm tra hòm thư tại 5 xã

- Phát phiếu thăm dò ý kiến của người dân

- Xây dựng phóng sự, phát thanh


- Các hoạt động của dự án đều hướng tới mục tiêu chính là nâng cao quyền tiếp cận của người dân nghèo đối với nguồn vốn chính sách của ngân hàng, thay đổi cách cung cấp dịch vụ truyền thống.

- Thông qua dự án, đơn vị triển khai là Ngân hàng Chính sách Xã hội đã xác định rõ hơn vai trò dịch vụ công của mình

- Nhận thức của người dân được nâng cao; tỷ lệ người dân sử dụng vốn đúng mục đích đang ngày càng tăng.


VACI 2011-P07

Hỗ trợ “ Nâng cao hiểu biết pháp luật của phụ nữ yếu thế, tăng cường trách nhiệm của Hội phụ nữ tham gia giám sát việc thực hiện chính sách an sinh xã hội » tại 03 xã miền núi, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

Hội Phụ nữ tỉnh Hà Nam

- Tổ chức 05 lớp bồi dưỡng các kỹ năng truyền thông, tư vấn, giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách an sinh xã hội và giải quyết đơn thư cho 150 cán bộ là báo cáo viên của các tổ chức chính trị xã hội

- Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, nắm bắt thực trạng tình hình hiểu biết pháp luật của 300 phụ nữ yếu thế và thuộc hộ có đất thu hồi

- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản luật pháp, chính sách trong lĩnh vực an sinh xã hội có liên quan đến phụ nữ

- Tổ chức hội thảo bàn giải pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho phụ nữ - Giám sát thực hiện chính sách an sinh xã hội tại 3 xã

- Xây dựng chuyên mục: tư vấn, giải đáp pháp luật đối với phụ nữ trên Đài truyền thanh, truyền hình tỉnh Hà Nam.


-Thay đổi nhận thức của các ban ngành địa phương về vai trò của phụ nữ trong công tác giám sát, thắt chặt mối liên hệ với các sở ban ngành khác trong tỉnh

- Nhận thức về các chính sách an sinh xã hội của phụ nữ tại địa bàn 3 xã được nâng lên thông quan việc tích cực tham gia các tổ giám sát




VACI 2011-P41

Nâng cao năng lực giám sát cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới

Văn phòng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng tỉnh Thái Nguyên

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng thông qua loa truyền thanh, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật phòng chống tham nhũng

- Tập huấn mở rộng cho các Ban thanh tra nhân dân, Ban Giám sát cộng đồng cấp thôn, cấp xã- 8 lớp, 565 người tham dự;

- Tập huấn chuyên môn cho các Ban thanh tra nhân dân, Ban Giám sát cộng đồng cấp thôn- 2 lớp, 93 người tham dự và sau đó trang bị sổ sách, hướng dẫn cách ghi chép các khoản thu chi và công khai thông tin;

- Hướng dẫn quy trình giám sát;

- Triển khai 9 mô hình để thực hiện giám sát (trong đó có công trình xây dựng do ngân sách nhà nước đầu tư, có công trình do dân đóng góp và có công trình vừa do ngân sách nhà nước đầu tư và nhân dân đóng góp). BQLĐA đã hướng dẫn quy trình thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng, hỗ trợ kính phí giám sát, sổ sách ghi chép giám sát; công khai hoạt động trong xây dựng công trình trên loa phát thanh của xóm


Dự án đã đạt được các mục tiêu đề ra về nâng cao năng lực giám sát cộng đồng, với những thay đổi tích cực đã được ghi nhận ở nhiều mặt:

- Kết quả khảo sát với bảng hỏi của dự án cho thấy nhiều số liệu cụ thể chứng minh cho nhiều thay đổi về nhận thức và sự tham gia của người dân địa phương đối với công tác giám sát;

- Những thay đổi có thể nhìn thấy qua hành động của người dân thông qua sự tham gia tích cực của họ trong các chiến dịch truyền thông cũng như đóng góp bằng tiền của họ cho các công trình tại cộng đồng;

- Chỉ trong vòng một năm, dự án đã huy động được sự tham gia của cộng đồng và các ban giám sát với 9 công trình (mô hình) với kết quả thực hiện rất tốt




VACI 2011-P55

Xây dựng mô hình cộng đồng tham gia và quá trình lập kế hoạch xây dựng công trình phúc lợi tại địa phương

Viện tư vấn Phát triển Kinh tế xã hội Nông thôn miền núi (CISDOMA)

- Tổ chức Hội thảo “Pháp lệnh dân chủ cơ sở với đời sống người dân” với sự tham gia của 20 cán bộ địa phương, biên soạn, in ấn các tài liệu và 2.000 tờ rơi về dân chủ cơ sở và quyền của người dân

-Tập huấn “Lập kế hoạch phát triển KT XH địa phương có sự tham gia của cộng đồng” cho 20 cán bộ địa phương, tập huấn cán bộ nguồn về dân chủ cơ sở và quyền tham gia của người dân cho 20 cán bộ chính quyền địa phương;

- Hỗ trợ các thôn tổ chức phổ biến pháp lệnh dân chủ cơ sở và quyền tham gia của người dân

- Tổ chức Hội thảo lựa chọn cộng đồng mục tiêu với sự tham dự của 20 cán bộ đại diện các ban ngành đoàn thể;

- Tổ chức 4 cuộc họp thôn với sự tham dự của 500 lượt hộ dân;

- Triển khai mô hình thí điểm cho địa phương học theo cách làm mới: xây mới/cải tạo công trình, xây mới nhà bán trú dân nuôi cho 26 em học sinh



- Dự án đã tạo ra một số thay đổi trong suy nghĩ và cách làm của địa phương. Cán bộ cơ sở làm việc có kế hoạch và trách nhiệm hơn, vận dụng tốt những kiến thức và kỹ năng được tập huấn.

- Dự án đã giúp cán bộ và người dân địa phương tự tin hơn trong công việc và cuộc sống. Các học viên tự tin, mạnh dạn hơn; cán bộ dự án địa phương thạo việc và làm việc hiệu quả hơn

- Dự án đã tạo ra thay đổi về nhận thức của người dân và chính quyền địa phương.

Ý thức của cộng đồng về trách nhiệm, quyền lợi của họ trong việc giám sát, thực hiện các công trình phúc lợi tại địa phương được nâng cao, hể hiện qua các cuộc họp dân, người dân tham gia khá đầy đủ, nhiệt tình, tự nguyện đóng góp đầy đủ các khoản huy động cho các công trình phúc lợi.



VACI 2011-P56

Tăng cường quyền tiếp cận của cộng đồng với chính sách giao đất giao rừng.

Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế

-Tổ chức 32 khóa tập huấn với nhiều lượt cán bộ, hộ nông dân người Kinh và người dân tộc tham gia;

-Xây dựng chương trình phát thanh và truyền hình về “chính sách giao đất giao rừng và các chính sách hỗ trợ”

- In ấn và cung cấp nhiều tờ rơi;

- Hỗ trợ 4 xã thảo luận cấp cộng đồng xây dựng hương ước phục hồi rừng tự nguyện;

- Tổ chức (4) cuộc thi «Cộng đồng với chính sách giao đất giao rừng» tại cấp xã và 1 cuộc thi ở cấp huyện.


-Người dân địa phương, đặc biệt nhóm người dân tộc đã được nâng cao kiến thức và khả năng tiếp tục phát huy kiến thức


VACI 2011-P64

Nâng cao năng lực giám sát của Ban giám sát đầu tư cộng đồng (BGS

ĐTĐ)


Thanh tra tỉnh Quảng Nam

- Tổ chức 03 lớp tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ giám sát đầu tư cộng đồng cho 200 thành viên của 41 Ban giám sát đầu tư của cộng đồng (tại 41 xã, phường, thị trấn)

- Xây dựng 03 Địa chỉ Hỗ trợ hoạt động Giám sát đầu tư cộng đồng tại 3 địa phương; ghi nhận và tư vấn, giải đáp các câu hỏi, vướng mắc từ các Ban Giám sát cộng đồng xã, phường (khoảng 100 nội dung)

- Tổ chức hội thảo cấp tỉnh về tăng cường năng lực giám sát đầu tư cộng đồng và Lễ tôn vinh thành viên giám sát đầu tư cộng đồng điển hình, tiêu biểu.


Dự án đã tạo được một số thay đổi tích cực cũng như lợi ích đáng kể cho các đối tượng hưởng lợi

- Tạo ra một mạng lưới hỗ trợ cho các BSSĐTCĐ liên hệ, tham vấn

- Thông qua các nội dung trao đổi, tư vấn, thanh tra huyện đã góp phần bù đắp sự thiếu hụt về chuyên môn, cho các BGSĐTCĐ tại xã, phường

- Thanh tra huyện đã căn cứ vào thông tin từ trao đổi với BGSĐTCĐ để xây dựng, điều chỉnh kế hoạch thanh tra nhằm đảm bảo giám sát chính xác chất lượng đầu tư công

- Lãnh đạo tỉnh, các huyện và đặc biệt chính hệ thống Thanh tra đã nhận rõ tác dụng của cách làm gắn Thanh tra với BGSĐTCĐ bởi cung cấp thông tin và hữu ích cho cả hai chiều


VACI 2011-P79

Nâng cao năng lực giám sát và thúc đẩy sự tham gia của Hội Người cao tuổi trong việc thực hiện các chính sách cho Người cao tuổi ở Việt Nam

Ban Đối Ngoại, Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam

- Biên soạn, in ấn các tài liệu tập huấn về Tài liệu Hỏi đáp về Luật Người cao tuổi, các chính sách đối với người cao tuổi; các thông tư, công văn hướng dẫn thực hiện và Quy chế giám sát và thanh tra nhân dân, giám sát.

- Họp với 8 tổ Giám sát ở Hà Nội, Thái Bình, Đắc Lắc và Trà Vinh, Hội Người cao tuổi, đại diện chính quyền và đoàn thể tại 8 địa bàn dự án về kết quả, kinh nghiệm làm việc.

- Tổ chức 4 lớp tập huấn tại 4 huyện cho các tổ giám sát, các cán bộ Hội Người cao tuổi

- Tổ chức Hội thảo quốc gia về Tình hình thực hiện Luật Người cao tuổi và các chính sách đối với Người cao tuổi



- Các Tổ Giám sát của Hội Người cao tuổi phần nào đã được nâng cao năng lực về phương pháp giám sát, góp ý...và nhận thức về các loại chính sách đối với người cao tuổi thông qua việc tham gia các hoạt động tập huấn và tuyên truyền của dự án tại các địa phương.

- Hiệu quả hoạt động của các Tổ Giám sát phần nào đã được nâng cao thể hiện qua việc các tổ giám sát đã tích cực phát hiện, đề xuất, góp ý các giải pháp liên quan đến các chính sách cho người cao tuổi cho chính quyền địa phương.




VACI 2011-P94

Phát triển mô hình “Chính quyền thân thiện với cộng đồng dân cư” theo hướng được lòng dân, tăng cường công khai minh bạch trong quản lý

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng

- Xây dựng Cẩm nang một số chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, về quản lý ngân sách,

- huấn cho người dân về cả hai nội dung

- Xây dựng quy chế quản lý đất đai, quản lý công quỹ xã dựa vào cộng đồng

- Họp với nhà đầu tư để công khai thông tin bồi thường đất đai



- Dự án đã hỗ trợ người dân và chính quyền có thông tin minh bạch, việc giải phóng mặt bằng triển khai nhanh;

- Lãnh đạo xã xác định được nhiệm vụ phải trao đổi, làm rõ, thân thiện với người dân để không ngừng cải thiện công tác quản lý nhà nước

- Giúp địa phương có được một công cụ khảo sát ý kiến người dân để xác định khu vực còn cần cải thiện.


VACI 2011-P118

Cộng đồng chung tay giám sát và bảo vệ không gian cộng đồng

Trung tâm Hành động vì sự Phát triển Đô thị

- Xây dựng tài liệu sổ tay hướng dẫn pháp luật

- Xây dựng các tờ rơi tuyên truyền trong cộng đồng

- Lập trang web, làm phóng sự

- Tiến hành khảo sát vàTập huấn các cụm dân cư

- Tổ chức tập huấn “Khảo sát không gian công cộng trong cộng đồng”

- Tổ chức 8 buổi tọa đàm

- Thi sáng kiến bảo vệ không gian cộng đồng


Các không gian công cộng khi cải tạo đều được trao đổi và bàn bạc với người dân, chính quyền. Dự án đã hỗ trợ cộng đồng dân cư cùng chính quyền trao đổi, huy động tri thức và sáng tạo để cải tạo, nâng cấp 6 công trình công cộng


VACI 2011-P148

Xây dựng công cụ giám sát, ghi nhận ý kiến phản hồi về nhận thức và thực hành y đức của Điều dưỡng viên tại BV Nhi TW

BV Nhi TW-Hà Nội


- Biên tập nội dung và thử nghiệm 04 bộ câu hỏi khảo sát

- In, Photocopy 1.500 trang Tài liệu (Bộ công cụ khảo sát, Tờ rơi)

- Tổ chức 02 lớp Tập huấn thu thập số liệu cho Điều tra viên.

- Giám sát thu thập số liệu.

- Ghi nhận 474 ý kiến của Điều dưỡng viên; 780 Cha/mẹ.

- Quan sát 80 ĐDV (Thực hành giao tiếp; Quy trình chuyên môn).

- Tổ chức 5 cuộc Thảo luận nhóm

- Tổ chức 02 lớp tập huấn về Y đức cho Điều dưỡng viên (về Kỹ năng giao tiếp và Quy trình kỹ thuật)



Dự án đã đem lại một số thay đổi tích cực cho chất lượng của các dịch vụ cho Bệnh viện cung cấp. Do chọn lựa vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm, dự án nhận được sự ủng hộ lớn và tham gia tích cực của lãnh đạo, cán bộ nhân viên của bệnh viện cũng như người bệnh và người nhà bệnh nhân. Ngoài tác động đến một số lượng lớn đối tượng trong phạm vi dự án, dự án còn mở rộng hoạt động sang 28 bệnh viện khác, đăng tải 10 báo cáo cáo trên tạp chí chuyên ngành (ISSN)


Каталог: content -> dam -> Worldbank -> document -> EAP -> Vietnam
dam -> Công ty tnhh bảo Hiểm aig việt Nam
dam -> ĐIỀu khoản tham chiếU (tor) Tuyển tư vấn cá nhân trong nước xây dựng báo cáo nhận định tình hình tham nhũng, đánh giá công tác pctn năm 2015
dam -> VƯỜn quốc gia bidoup núi bà thông báo mời nhà thầu tư VẤn cá nhâN
Vietnam -> Môi trường Kinh Doanh 2014 Thông tin tóm lược Khu vực Đông Á-Thái Bình Dương
dam -> Công ty tnhh bảo hiểm aig việt Nam
dam -> Quay trở lại trang nạn đói Return to Famine
dam -> Công ty tnhh bảo hiểm aig việt Nam
Vietnam -> SỔ tay hưỚng dẫn thiết kế & thực hiện dự ÁN
Vietnam -> Đông Nam Á: Vùng duyên hải và sản lượng bị đe dọa

tải về 200.45 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương