BÀi giảng cấu trúc máy tíNH


* Thời gian truy cập ngẫu nhiên Thời gian



tải về 0.71 Mb.
trang8/8
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.71 Mb.
#19887
1   2   3   4   5   6   7   8

* Thời gian truy cập ngẫu nhiên

Thời gian truy cập ngẫu nhiên (Random Access Time): Là khoảng thời gian trung bình để đĩa cứng tìm kiếm một dữ liệu ngẫu nhiên. Tính bằng mili giây (ms). Đây là tham số quan trọng do chúng ảnh hưởng đến hiệu năng làm việc của hệ thống, do đó người sử dụng nên quan tâm đến chúng khi lựa chọn giữa các ổ đĩa cứng. Thông số này càng thấp càng tốt. Tham số: Các ổ đĩa cứng sản xuất gần đây (2007) có thời gian truy cập ngẫu nhiên trong khoảng: 5 đến 15 ms.

* Thời gian làm việc tin cậy

Thời gian làm việc tin cậy MTBF: (Mean Time Between Failures) được tính theo giờ (hay có thể hiểu một cách đơn thuần là tuổi thọ của ổ đĩa cứng). Đây là khoảng thời gian mà nhà sản xuất dự tính ổ đĩa cứng hoạt động ổn định mà sau thời gian này ổ đĩa cứng có thể sẽ xuất hiện lỗi (và không đảmbảo tin cậy). Một số nhà sản xuất công bố ổ đĩa cứng của họ hoạt động với tốc độ 10.000 rpm với tham số: MTBF lên tới 1 triệu giờ, hoặc với ổ đĩa cứng hoạt động ở tốc độ 15.000 rpm có giá trị MTBF đến 1,4 triệu giờ thì những thông số này chỉ là kết quả của các tính toán trên lý thuyết. Hãy hình dung số năm mà nó hoạt động tin cậy (khi chia thông số MTBF cho (24 giờ/ngày × 365 ngày/năm) sẽ thấy rằng nó có thể dài hơn lịch sử của bất kỳ hãng sản xuất ổ đĩa cứng nào, do đó người sử dụng có thể không cần quan tâm đến thông số này.



* Bộ nhớ đệm

Bộ nhớ đệm (cache hoặc buffer) trong ổ đĩa cứng cũng giống như RAM của máy tính, chúng có nhiệm vụ lưu tạm dữ liệu trong quá trình làm việc của ổ đĩa cứng. Độ lớn của bộ nhớ đệm có ảnh hưởng đáng kể tới hiệu suất hoạt động của ổ đĩa cứng bởi việc đọc/ghi không xảy ra tức thời (do phụ thuộc vào sự di chuyển của đầu đọc/ghi, dữ liệu được truyền tới hoặc đi) sẽ được đặt tạm trong bộ nhớ đệm. Đơn vị thường bính bằng kB hoặc MB. Trong thời điểm năm 2007, dung lượng bộ nhớ đệm thường là 2 hoặc 8 MB cho các loại ổ đĩa cứng dung lượng đến khoảng 160 GB, với các ổ đĩa cứng dụng lượng lớn hơn chúng thường sử dụng bộ nhớ đệm đến 16 MB hoặc cao hơn. Bộ nhớ đệm càng lớn thì càng tốt, nhưng hiệu năng chung của ổ đĩa cứng sẽ chững lại ở một giá trị bộ nhớ đệm nhất định mà từ đó bộ nhớ đệm có thể tăng lên nhưng hiệu năng không tăng đáng kể.

Hệ điều hành cũng có thể lấy một phần bộ nhớ của hệ thống (RAM) để tạo ra một bộ nhớ đệm lưu trữ dữ liệu được lấy từ ổ đĩa cứng nhằm tối ưu việc xử lý đối với các dữ liệu thường xuyên phải truy cập, đây chỉ là một cách dùng riêng của hệ điều hành mà chúng không ảnh hưởng đến cách hoạt động hoặc hiệu suất vốn có của mỗi loại ổ đĩa cứng. Có rất nhiều phần mềm cho phép tinh chỉnh các thông số này của hệ điều hành tuỳ thuộc vào sự dư thừa RAM trên hệ thống.

2.5. Các chuẩn kết nối ổ cứng

Hiện nay ổ cứng gắn trong có 2 chuẩn kết nối thông dụng là IDE và SATA. IDE (EIDE) Parallel ATA (PATA) hay còn được gọi là EIDE (Enhanced intergrated drive electronics) được biết đến như là 1 chuẩn kết nối ổ cứng thông dụng hơn 10 năm nay. Tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa là 100 MB/giây. Các bo mạch chủ mới nhất hiện nay gần như đã bỏ hẳn chuẩn kết nối này, tuy nhiên, người dùng vẫn có thể mua loại card PCI EIDE Controller nếu muốn sử dụng tiếp ổ cứng EIDE. SATA (Serial ATA) Nhanh chóng trở thành chuẩn kết nối mới trong công nghệ ổ cứng nhờ vào những khả năng ưu việt hơn chuẩn IDE về tốc độ xử lý và truyền tải dữ liệu. SATA là kết quả của việc làm giảm tiếng ồn, tăng các luồng không khí trong hệ thống do những dây cáp SATA hẹp hơn 400% so với dây cáp IDE. Tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa lên đến 150 - 300 MB/giây. Đây là lý do vì sao ta không nên sử dụng ổ cứng IDE chung với ổ cứng SATA trên cùng một hệ thống. Ổ cứng IDE sẽ “kéo” tốc độ ổ cứng SATA bằng với mình, khiến ổ cứng SATA không thể hoạt động đúng với “sức lực” của mình. Ngày nay, SATA là chuẩn kết nối ổ cứng thông dụng nhất và cũng như ở trên, ta có thể áp dụng card PCI SATA Controller nếu bo mạch chủ không hỗ trợ chuẩn kết nối này các phiên bản Windows 2000/XP/2003/Vista hay phần mềm sẽ nhận dạng và tương thích tốt với cả ổ cứng IDE lẫn SATA. Tuy vậy, cách thức cài đặt chúng vào hệ thống thì khác nhau. Do đó, ta cần biết cách phân biệt giữa ổ cứng IDE và SATA để có thể tự cài đặt vào hệ thống của mình khi cần thiết. Cách thức đơn giản nhất để phân biệt là nhìn vào phía sau của ổ cứng, phần kết nối của nó. Ổ cứng PATA (IDE) với 40-pin kết nối song song, phần thiết lập jumper (10-pin với thiết lập master/slave/cable select) và phần nối kết nguồn điện 4-pin, độ rộng là 3,5-inch. Có thể gắn 2 thiết bị IDE trên cùng 1 dây cáp, có nghĩa là 1 cáp IDE sẽ có 3 đầu kết nối, 1 sẽ gắn kết vào bo mạch chủ và 2 đầu còn lại sẽ vào 2 thiết bị IDE. Ổ cứng SATA có cùng kiểu dáng và kích cỡ, về độ dày có thể sẽ mỏng hơn ổ cứng IDE do các hãng sản xuất ổ cứng ngày càng cải tiến về độ dày. Điểm khác biệt dễ phân biệt là kiểu kết nối điện mà chúng yêu cầu để giao tiếp với bo mạch chủ, đầu kết nối của ổ cứng SATA sẽ nhỏ hơn, nguồn đóng chốt, jumper 8-pin và không có phần thiết lập Master/Slave/Cable Select, kết nối Serial ATA riêng biệt. Cáp SATA chỉ có thể gắn kết 1 ổ cứng SATA.

* Hai chuẩn kết nối cho ổ cứng gắn ngoài là USB, FireWire. Ưu điểm của 2 loại kết nối này so với IDE và SATA là chúng có thể cắm “nóng” rồi sử dụng ngay chứ không cần phải khởi động lại hệ thống.


CHƯƠNG 6:

ROM-BIOS và RAM-CMOS

1. ROM-BIOS

1.1. Vai trò của BIOS

BIOS (Basic Input/Output System - hệ thống nhập/xuất cơ bản): BIOS thực ra là một tập hợp các chương trình nhỏ được tự động nạp và giữ quyền điều khiển khi máy tính mới bật lên, BIOS có vai trò như sau:

- Kiểm tra các thành phần của máy tính khi mới khởi động. Quá trình này gọi là POST-Power Of Selt Test. POST kiểm tra các thiết bị bộ nhớ, bo mạch chính, card màn hình, ổ mềm, ổ cứng, bàn phím, chuột... xem chúng có sẵn sàng làm việc không?

- Chuyển giao quyền điều khiển cho hệ điều hành. Sau quá trình POST, BIOS tìm cung mồi trên thiết bị khởi động (lần lượt theo trình tự được quy định trong CMOS có thể là đĩa mềm, đĩa cứng, CD, card mạng...). Nếu thấy, nó sẽ nạp cung mồi vào bộ nhớ, đến lượt cung mồi tìm hệ điều hành trên thiết bị nhớ để nạp và trao quyền điều khiển cho hệ điều hành.

- Sau khi hệ điều hành được nạp, BIOS làm việc với bộ xử lý (command.com) để giúp các chương trình phần mềm truy xuất các thiết bị của máy tính.

Như vậy, kể từ khi máy tính mới bật lên cho đến khi tắt, BIOS luôn luôn hoạt động và là môi trường trung gian giữa phần mềm và phần cứng nên chi phối khá nhiều hoạt động của máy. Vì vậy mà nhiều hãng, (ví dụ như Gigabyte) còn tích hợp hai BIOS trên cùng một mainboard gọi là Dual BIOS, để phòng khi BIOS chính (main BIOS) bị hỏng thì đã có backup BIOS sẵn sàng phục vụ.



1.2. Các bước cập nhật BIOS

Trước tiên, bạn cần xác định chính xác tên BMC. Có thể xem thông tin ở màn hình đầu tiên khi khởi động máy hoặc dùng phần mềm xem thông tin hệ thống như CPU-Z (http://www.cpuid.com). Nếu thích "táy máy", hãy mở thùng máy, tìm dòng "mode number" in trên BMC để kiểm tra.

- Kiểm tra phiên bản BIOS đang sử dụng ở màn hình đầu tiên khi khởi động máy hoặc trong BIOS Setup.

- Truy cập website nhà sản xuất, chọn BIOS trong mục Download để tìm các phiên bản BIOS mới.

- Tải về phiên bản mới nhất dựa theo version hoặc ngày cập nhật. Lưu ý: tránh chọn những phiên bản beta (chưa chính thức), bạn có thể gặp rắc rối sau khi cập nhật.

- Tiếp theo, tải về công cụ cập nhật BIOS (nếu đĩa CD đi kèm BMC không có công cụ này). Chọn mục BIOS Utility và tải về công cụ AFUDOS v2.21 dành cho BIOS của AMI.

- Ghi lại những thiết lập trong BIOS đang sử dụng do việc cập nhật phiên bản mới sẽ xóa hết các thiết lập cũ. Có thể bỏ qua bước này nếu bạn hiểu ý nghĩa các thiết lập.

Cập nhật

- Tạo đĩa mềm khởi động. Trong Windows Explorer, nhấn phải chuột trên ổ đĩa A, chọn Format. Đánh dấu tùy chọn Create an MS-DOS startup disk trước khi chọn Start (hình 3). Chỉ giữ các tập tin khởi động, xóa các tập tin không cần thiết.

- Giải nén và chép công cụ AFUDOS, phiên bản BIOS mới vào đĩa mềm. Có thể rút gọn tên tập tin BIOS (chẳng hạn 0903.rom) để tiện thao tác trong DOS.

- Khởi động máy bằng đĩa mềm này. Trong trường hợp cần thiết, bạn cần thiết lập lại BIOS cho máy tính khởi động từ ổ đĩa mềm.

- Ở giao diện MS-DOS, gõ dòng lệnh "afudos /i0903.rom" với 0903.rom là phiên bản BIOS mới.

- Kết thúc quá trình cập nhật, bạn sẽ nhận được thông báo hoàn tất quá trình nâng cấp và quay trở lại màn hình MS-DOS (hình 4).

- Lấy đĩa mềm khỏi ổ đĩa và khởi động lại máy. Vào BIOS Setup kiểm tra phiên bản mới và thiết lập các thông số cần thiết.

Lưu ý

- Cập nhật BIOS là việc làm mạo hiểm. Nếu máy tính đang hoạt động ổn định, bạn không nên cập nhật BIOS vì có thể gặp rắc rối.

- Trong quá trình cập nhật, bạn sẽ nhận được thông báo hỏi có lưu phiên bản BIOS hiện tại không. Nên chọn lưu lại phiên bản hiện tại để phòng khi cần phục hồi.

- Muốn phục hồi phiên bản BIOS cũ, thực hiện các bước như trên và chọn lại tập tin phiên bản cũ. Nếu không lưu trữ phiên bản cũ, bạn thử tìm lại ở website của nhà sản xuất hoặc từ BMC cùng loại.

- Nên sử dụng bộ lưu điện (UPS) để quá trình cập nhật không bị gián đoạn. Cúp điện hay máy tính khởi động lại bất chợt sẽ làm hỏng BIOS.

- Một số BMC có hỗ trợ "bootblock" để khôi phục BIOS khi BIOS bị hỏng hoặc lỗi do cập nhật gián đoạn. Ngoài ra, một số BMC đời mới sử dụng sử dụng 2 BIOS cho phép bạn khôi phục BIOS (phiên bản cũ) khi gặp sự cố. Nếu BMC không có những tính năng trên, bạn cần đem BMC đến nơi bán hoặc nhà phân phối sản phẩm để nạp lại BIOS.

- Trong khoảng 3 năm trở lại đây, việc cập nhật BIOS đã trở nên dễ dàng hơn. Nhiều hãng sản xuất BMC cung cấp trình cập nhật BIOS chạy trong môi trường Windows (như Asus, Intel...). Quá trình cập nhật có kiểm tra phiên bản BIOS xem có phù hợp với BMC của bạn hay không.

2. RAM-CMOS

2.1. Vai trò của CMOS

Nhiệm vụ chính của CMOS là lưu bảng thiết lập cấu hình của máy, cung cấp cho CPU trong quá trình khởi động.

Khi ta bật máy tính, quá trình POST máy bắt đầu, CPU sẽ đọc và làm theo các hướng dẫn trong CMOS, nếu RAM.

CMOS bị mất dữ liệu (ví dụ khi ta tháo Pin ra) thì CPU sẽ đọc bản CMOS mặc định được ghi trên ROM BIOS.



2.2. Quá trình thiết lập cấu hình máy - CMOS SETUP

Thiết lập cấu hình máy là quá trình bắt buộc khi ta thực hiện lắp ráp 1 bộ máy tính

+ Để vào chương trình CMOS SETUP ta bầm liên tục phím Delete hoặc phím F2 hoặc phím F10 (Tuỳ hiệu máy) trong lúc máy đang khởi động.

+ Chương trình CMOS sẽ đọc và hiển thị nội dung đã có trong RAM CMOS để cho ta thiết lập lại, trong trường hợp là Mainboard hoàn toàn mới (Chưa có dữ liệu trong CMOS) thì chương trình sẽ đọc và hiển thị bản Default được ghi cố định trong ROM BIOS.






Каталог: books -> cong-nghe-thong-tin -> lap-rap-cai-dat
cong-nghe-thong-tin -> BÀi thực hành số 1
cong-nghe-thong-tin -> Câu 1: Các thành phần của hệ điều hành, nhân hệ điều hành, tải hệ điều hành
cong-nghe-thong-tin -> Bài 1 Những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ c mục tiêu
cong-nghe-thong-tin -> Trừ khi người ta cho bạn ngủ trong trạng thái đông lạnh suốt mấy năm vừa qua, nếu không, chắc chắn bạn đã nghe nói nhiều về máy tính và những mối đe dọa từ Internet đối với sự riêng tư của bạn
cong-nghe-thong-tin -> Mục lục 2 Làm quen với visual basic 9
cong-nghe-thong-tin -> TÀi liệu html, dhtml và javascript ha noi 9/2008
cong-nghe-thong-tin -> Hình thức trả lời là chọn 1 hoặc nhiều đáp án đúng. Ứng dụng web
cong-nghe-thong-tin -> SỞ khoa học và CÔng nghệ ĐĂKLĂk trung tâm tin họC & thông tin khcn
cong-nghe-thong-tin -> Thử xem iq đến đâu? Phần quan trọng nhất của hệ điều hành Linux là

tải về 0.71 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương