Bài 1: phân biệt tình huống khẩn cấP, khủng hoảng và CÁc mối nguy hiểM 4


Khách du lịch tình dục bị bắt giam



tải về 376.51 Kb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích376.51 Kb.
#23072
1   2   3   4   5

Khách du lịch tình dục bị bắt giam

Một khách du lịch tình dục đã bị tù ít nhất là sáu năm sau khi xâm hại trẻ em khó khăn, ở Châu Phi. Alexander Kilpatrick, 56 tuổi đã tiếp tục đến Châu Phi để xâm hại trẻ em nghèo đói khi ông ta đến thăm một trong số các con trai là nhân viên cứu trợ “đáng kính” tại Ghana.

Quan toà đã nói với ông Kilpatrick: “Ông đã đến Ghana và xâm hại hai trẻ em một cách có hệ thống và cả hai em mới chỉ 13 đến 15 tuổi. Các em đã bị tổn thương vì còn quá nhỏ và vì hoàn cảnh khó khăn của các em. Đây là một hiện tượng du lịch tình dục và điều này quá ghê tởm. Ông đã lợi dụng sự nghèo đói khốn khổ và hoàn cảnh khó khăn của các em ở Châu Phi và các nước nghèo đói khác. Ông đã cho các em ăn, uống rượu và thết đãi các em, và sau đó xâm hại tình dục làm các em kinh sợ”. Thời kỳ tung hoành loạn luân ghê tởm của Kilpatrick đã đi đến hồi kết thúc khi một người Pháp đi nghỉ mát đã thấy ông đưa đồ chơi cho trẻ em ở Ghana một cách bất thường. Ông ta đã bị bắt giữ sau khi trở về Anh và, các hải quan đã tìm thấy 4000 bức ảnh và các băng hình trong máy tính xách tay có chứa các bức ảnh xâm hại tình dục trẻ em (khiêu dâm trẻ em). Theo luật lệ mới thì ông Kilpatrick sẽ là người đầu tiên bị bắt giữ, vì luật pháp mới cho phép các nhà chức trách có thể can thiệp trên phạm vi toàn thế giới, để bắt những kẻ xâm hại tình dục người Anh ra hầu toà.

Tại thời điểm ông Kilpatrick bị bắt giữ, ông ta cũng đang chuẩn bị xâm hại một cậu bé tại Anh. Toà án Luân đôn cho hay, nếu ông ta không bị bắt giữ, cậu bé cũng sẽ chuẩn bị nằm trong tầm ngắm của Kilpatrick và bị xâm hại tình dục.

Theo phiên toà xét xử thì cậu bé sẽ khó có khả năng thoát được vụ xâm hại tình dục. Cậu bé và mẹ cậu đã có quen biết Kilpatrick, và khi ông ta đến thăm họ thì cả hai mẹ con đều đã không chút ngờ vực tiếp đón ông. Vì có được sự tin tưởng, Kilpatrick đã được phép mang cậu bé ra chiếc xe tải của mình, trong xe được trang bị cả giường ngủ, bếp và nhà vệ sinh. Trên đường ra xe tải, cậu bé đã bị ốm vì bị chuốc rất nhiều rượu và mẹ cậu đã rất tức giận.

Việc bắt giữ Kilpatrick đã ngăn chặn mối liên hệ với cậu bé.

Kilpatrick sẽ bị quản lý là kẻ xâm hại tình dục cho đến hết đời và bị cấm không bao giờ được làm việc cùng với trẻ em, hoặc làm việc ở các công ty liên quan trừ khi được Ủy quyền và cấm không được đến Châu Phi, Thái Lan và một loạt các điểm du lịch tình dục khác.

(Nguồn: Tổ chức cứu trợ trẻ em Anh - Văn phòng khu vực Đông Nam châu Á, Tài liệu tập huấn Tổ chức an toàn với trẻ em)

Tình huống 4:

Trẻ em Mae Yao ở Chiang Rai

Giống như các dân tộc miền núi khác ở Thái Lan, trẻ em Mae Yao phải đối mặt với một tình huống đầy thách thức trong tình trạng xã hội. Khoảng 50 % người dân tộc ở Thái Lan không có quốc tịch. Một công dân Thái Lan sẽ được cấp quốc tịch nếu như đứa trẻ hoặc bố mẹ chúng sinh ra ở Thái Lan và các trường hợp được cân nhắc khi ai đó sống ở Thái Lan từ ba năm trở lên. Những ai không có quốc tịch sẽ không đủ điều kiện để nhận trợ cấp xã hội. Nếu bằng tốt nghiệp của một trẻ 15 tuổi có đóng dấu không có quốc tịch, có nghĩa là toàn bộ các chi phí cho việc học hành của trẻ sẽ phải tự trả và số tiền này vượt quá khả năng của một gia đình dân tộc miền núi bình thường. Các công dân Thái Lan bình thường sẽ phải trả một mức phí chung là 30 Bath cho mỗi lần khám chữa bệnh, tại các bệnh viện của nhà nước, nhưng nếu một người sống ở Thái Lan mà không có quốc tịch Thái Lan sẽ phải trả toàn bộ mọi chi phí liên quan. Không có quốc tịch điều đó có nghĩa là bạn không có quyền bầu cử, mua đất, đi ra ngoài quận huyện của bạn, làm việc một cách hợp pháp hay thậm chí không thể sở hữu một phương tiện đi lại. Một người không có quốc tịch có nghĩa là một người không tồn tại.

Trải qua nhiều năm, chính sách của Thái Lan trong hệ thống trường học đã được thay đổi thậm chí với cả các dân tộc thiểu số. Thế hệ trẻ em dân tộc miền núi là thế hệ đầu tiên có cơ hội đi học và đạt được những thành tựu trên thế giới, một cơ hội tuyệt vời để đạt được các kỹ năng có ích trong thế giới hiện đại. Đây là cơ hội cho rất nhiều trẻ em dân tộc miền núi, đã không có khả năng chi trả các chi phí học tập, khi không có quốc tịch và phải thôi học khi 15 tuổi. Hơn thế nữa, một số giáo viên còn xem thường học sinh dân tộc, vì vậy rất nhiều em vẫn còn xấu hổ về văn hoá và nhà mình, vì các em coi đó là thời kỳ nguyên thỦy. Thay vì, đi về nhà, rất nhiều em đi đến các thành phố để kiếm việc và bước chân vào vòng của sự bóc lột.

Khi đã một lần bước chân lên các thành phố lớn, những người dân tộc miền núi rất dễ bị các chủ lao động bóc lột và họ lợi dụng những người ở nông thôn không có quốc tịch. Thậm chí, một số người dân tộc miền núi có quốc tịch Thái Lan vẫn bị bóc lột sức lao động do thiếu kiến thức về quyền lợi của mình, và hệ thống thi hành lụât pháp của Thái Lan. Xâm hại tình dục, bóc lột tài chính, lao động trẻ em, nạn mại dâm hoặc kết hợp cả bốn hình thức trên đều là vấn đề đối với những người dân tộc tại thành phố Chiang Rai.

Cho đến khi vấn đề về quốc tịch được giải quyết thì vẫn không chắc chắn trẻ em dân tộc miền núi được an toàn và đối xử công bằng.

(Nguồn: Tổ chức cứu trợ trẻ em Anh - Văn phòng khu vực Đông Nam châu Á, Tài liệu tập huấn Tổ chức an toàn với trẻ em)

TÀI LIỆU THAM KHẢO


  1. Community and Family Services International (CFSI).

  2. Hà Văn Như. 2006. Hướng dẫn đánh giá tâm lý xã hội trẻ em và gia đình trong tình huống khẩn cấp tại thực địa, Đại học y tế công cộng, Hà Nội.

  3. Hà Văn Như, Bạch Lan Phương. 2006. Sổ tay hướng dẫn đánh giá tâm lý xã hội trẻ em và cộng đồng trong những tình huống khẩn cấp, Đại học y tế công cộng, Hà Nội.

  4. IASC. 2007. IASC Guidelines on mental health and psychosocial support in emergency settings.

  5. IASC. 2010. Mental health and psychosocial support in humanitarian emergencies: What should protection programme manager should know?

  6. Kirby, L. D. & Fraser, M. W. (1997). Risk and resiliency in childhood. In Fraser, M. W. (Ed.), Risk and Resiliency (pp. 10 - 33). Washington, DC: NASW Press.

  7. Maureen Jane MacPhail, Rahib H. Abdullah, Rabia S. Mustapha, Abdul Raffi A. Abas, Rohannie Q. Baraguir.(n.d.). Draft Psychosocial Activities’ Manual for child - friendly space volunteers, UNICEF, Mindanao.

  8. Save the children, 2007, Tài liệu tập huấn công ước quốc tế về Quyền trẻ em, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

  9. TDH Germany. 2011. Workshop on psychosocial care, Battambang.

  10. UNICEF EAPRO. (n.d.). Mini Action Guide for Psychosocial Assessment of Children and Families in Emergency Situations.

  11. UNICEF. 2005. Handbook on psychosocial assessment of children and communities in emergencies.

  12. Vladimir Arcilla Hernandez. Protection, CFSI.

  13. World Health Organization. 2011. Psychological first aid: guide for field workers.





tải về 376.51 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương