Bài 1: phân biệt tình huống khẩn cấP, khủng hoảng và CÁc mối nguy hiểM 4



tải về 376.51 Kb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích376.51 Kb.
#23072
1   2   3   4   5

Sự gắn bó là một yếu tố của sự phát triển về mặt tình cảm - xã hội, nó khuyến khích phát triển mối liên hệ giữa một đứa trẻ và những người quan trọng trong cuộc sống của chúng.

      • Những mối quan hệ đặc biệt này giúp đứa trẻ cảm thấy an toàn, cũng như phát triển sự tin tưởng và tính độc lập.

      • Sự gắn bó an toàn với người lớn đầu tiên (những người chăm sóc, người cố vấn cho thanh thiếu niên, và cha mẹ) tạo nền tảng cho việc phát triển tình cảm xã hội ở khắp các cộng đồng.

  • Tình cảm - xã hội đề cập đến sự tương tác của một cá nhân với những người khác dựa trên cách họ cảm nhận về bản thân, những người khác, và thế giới.

  • Hỗ trợ phát triển tình cảm xã hội của trẻ nhỏ cho phép các em:

      • Được hạnh phúc;

      • Phát triển kỹ năng tư duy cấp độ cao;

      • Thiết lập các mối quan hệ tích cực, chặt chẽ, và an toàn với những người khác;

      • Trải nghiệm và có thể điều chỉnh và thể hiện cảm xúc.

  • Có một hiệu ứng lan truyền tích cực lên gia đình và cộng đồng khi trẻ em được gắn kết với bản thân và có thể truyền đạt cảm xúc của mình một cách hiệu quả.

  • Đối với trẻ em đã từng bị stress nặng, việc giúp chúng gỡ bỏ những căng thẳng của cuộc sống và phát triển ngôn ngữ để mô tả những trải nghiệm của chúng là những khía cạnh quan trọng.

  • Những khía cạnh này được tăng cường thông qua các hoạt động tâm lý xã hội.

  1. Tại sao không sử dụng can thiệp sức khỏe tâm thần lâm sàng (clinical mental health) trong trường hợp khẩn cấp?

  • Trị liệu lâm sàng thường liên quan đến một quá trình can thiệp cần nhiều hơn một  lần can thiệp.

  • Phương pháp này giả định rằng thân chủ đang bị sang chấn tâm lý.

  • Không xây dựng năng lực địa phương để đáp ứng sức khỏe của thân chủ, thiếu các chương trình do cộng đồng làm chủ, quản lý và điều hành.

Công tác lâm sàng:

  • Dùng “nhãn” tư vấn để cho biết rằng mức độ stress mà một người phải trải qua trong tình huống khẩn cấp là không bình thường.

  • Đáp ứng lâm sàng đòi hỏi phải có sự can thiệp của Sở Y tế (DOH) và chỉ nên được thực hiện bởi chuyên viên có tay nghề cao.

  1. Có chỗ dành cho đáp ứng sức khỏe tâm thần trong các trường hợp khẩn cấp không?

  • Có, nếu cần thiết và nếu có khả năng.

  • Tuy nhiên, điều này nên được thực hiện bởi các chuyên viên có tay nghề cao.

  • Và cần được đáp ứng trong hợp tác với Sở Y Tế.

  • Tránh việc tạo ra các dịch vụ sức khỏe tâm thần song song.

  • Vẫn cần phải có một biện pháp can thiệp sinh học, tâm lý, và xã hội để làm giảm các triệu chứng và mang lại sự bảo vệ trái với quá trình trị liệu thuần tuý.

  1. Tại sao không sử dụng phương pháp thẩm vấn những sự kiện gây stress quan trọng (Critical Incidence Stress Debriefing - CISD)?

  • Thẩm vấn những sự kiện gây stress quan trọng (CISD) không phải là một khuôn khổ được chấp nhận để phản ứng trong tình huống khẩn cấp.

  • Không có sự đồng thuận về một khuôn khổ được xác định ở cấp quốc gia cũng như quốc tế.

  • Thẩm vấn những sự kiện gây stress quan trọng (CISD) thường được thể hiện bằng một quá trình phản ứng cảm xúc làm sống lại sự việc, nó không đảm bảo rằng mỗi cá nhân nhận ra tiềm năng của mình về cách họ sống sót, những tài nguyên mà họ có trong nội bộ và bên ngoài, về xây dựng khả năng phục hồi cho cá nhân.

  • Một thuật ngữ phổ biến là mở chiếc hộp Pandora (Opening Pandora's Box) -nó không cho phép khả năng của một người đóng lại cảm xúc cá nhân và lập kế hoạch cá nhân.

  • Thẩm vấn những sự kiện gây stress quan trọng (CISD) thường để lại cho người được thẩm vấn cảm thấy dễ bị tổn thương hơn bởi vì không có bất kỳ sự theo dõi nào.

  • Tầm quan trọng của nguyên tắc đạo đức “không gây hại” của  Uỷ ban Thường vụ Liên cơ quan (IASC) là một trong những lý do tại sao Thẩm vấn những sự kiện gây stress quan trọng (CISD) không được khuyến cáo cho các tình huống khẩn cấp.




Hình 1: Hình minh hoạ khái niệm tâm lý xã hội


  1. SỰ HÒA HỢP

  1. Khái niệm:

Hoà hợp (Attunement, CFSI) là một phương pháp được dùng để phát triển kỹ năng trong việc làm cho người lớn nhạy cảm với những trẻ em. Các em này không tránh khỏi làm cho người lớn nhạy cảm với khả năng hiểu biết về cảm xúc của chúng. Phương pháp này cho phép người lớn giao tiếp với người khác một cách thiện cảm hơn và trao quyền cho họ.

  1. Tác động của sự hoà hợp:

Tác động của sự hoà hợp

  • Người nhận (một người/một đứa trẻ được hòa hợp)

      • Phát triển sự tự nhận thức về bản thân một cách tích cực

      • Học cách giải thích các cảm xúc của người khác

      • Học ngôn ngữ và hành động của cảm xúc

      • Phát triển cảm giác thoải mái, cảm thấy an toàn và thuộc về một nơi nào đó

      • Thừa nhận sự chăm sóc và tình yêu

      • Trẻ em học cách tò mò trong khi giữ an toàn

      • Giúp bộ não của chúng kết nối lại với trái tim và cơ thể của chúng

  • Người làm (một người tạo ra sự hoà hợp)

      • Giữ kết nối với những cảm xúc của mình

      • Trở nên dễ lĩnh hội để xác định cảm xúc của người khác

      • Trở nên đồng điệu để thấy sự đồng cảm một cách thích hợp

      • Giúp trong việc chữa lành, tha thứ và chấp nhận

      • Trở nên nhân đạo hơn và nhạy cảm hơn với cảm giác của người khác

      • Trở nên yêu thương và chăm sóc hơn cho bản thân và những người khác

      • Xây dựng một ý thức về sự thực hiện trong việc xác định sự thay đổi trong hành vi với những người khác và bản thân mình

Tạo ra một mối quan hệ nhạy cảm và con người giữa những người tình nguyện và đứa trẻ là điều cần thiết cho sự phát triển như con người của một đứa trẻ.

  1. 8 nguyên tắc của sự hoà hợp:

  1. Thể hiện tình yêu qua các cách như: hôn, tiếp xúc, mỉm cười, âu yếm, nói giọng nhẹ nhàng, ôm,và thể hiện những cảm xúc tích cực.

  2. Làm theo những khởi xướng của trẻ theo các cách sau: làm theo hoạt động của trẻ với chủ ý; quan sát điều trẻ thích và không thích; đoán điều trẻ mong muốn; đọc ngôn ngữ cơ thể của trẻ; thể hiện sự quan tâm đến những việc trẻ đang làm; điều chỉnh bản thân để phù hợp với mức độ sức khỏe thể lý của trẻ; điều chỉnh đến mức độ hiểu biết của trẻ; và từ bỏ những điều bạn muốn.

  3. Tạo ra những cuộc đối thoại về cảm xúc bằng các cách sau: bắt chước cử chỉ và nét mặt; thay phiên nhau thể hiện cảm xúc; thiết lập giao tiếp bằng mắt; khiêu vũ cùng nhịp điệu với trẻ; trao đổi nụ cười và ngữ âm; sử dụng giai điệu của giọng nói để phản ảnh cảm xúc; và phản ảnh cảm xúc theo nhiều cách khác nhau (ngôn ngữ không lời).

  4. Khen ngợi và thể hiện sự tán dương như sau: khen không dùng lời (thừa nhận đứa trẻ bằng cách liếc nhìn, mỉm cười, và gật đầu); khen ngợi với lời giải thích như: “Làm rất tốt vì em đã cố gắng …”; khen mà không giải thích, chỉ nói câu đơn giản “Làm rất tốt!”. Lưu ý: Xấu hổ là một cảm xúc mạnh mẽ có thể ngăn chặn sự phát triển cảm xúc của một đứa trẻ.

  5. Cùng nhau tập trung: tập trung vào những gì đứa trẻ đang làm hay thích làm để lôi kéo sự chú ý của nó; và kêu gọi sự chú ý của đứa trẻ, để nhận ra một điều gì đó, để chia sẻ kinh nghiệm cùng một đứa trẻ khác.

  6. Gọi tên và mô tả: nói chuyện với cảm xúc và thể hiện sự nhiệt tình khi mô tả các đồ vật với trẻ; gọi tên các đồ vật, thú vật, hoặc sự kiện và mô tả chúng là gì và chúng như thế nào. Câu hỏi gợi ý: Nó là gì? Nó như thế nào?

  7. Mở rộng: thông qua sự tưởng tượng và cách diễn đạt nghệ thuật có thể dựng và kể chuyện, trò chơi biểu tượng, hát, vẽ và khiêu vũ, so sánh cảm xúc với các đối tượng hoặc màu sắc; sử dụng logic: so sánh sự giống và khác nhau, tính toán và xem xét xem một cái gì đó được làm như thế nào, kết nối sự kiện hiện tại với quá khứ hay tương lai. Các câu hỏi gợi ý: trước đây em có thấy nó chưa? Nó nhắc em nhớ đến điều gì? Có bao nhiêu cái? Cỡ nào? Em có biết nó được làm như thế nào? Công dụng của nó? Hãy kể một câu chuyện liên quan đến nó…

  8. Quy chế tích cực: lập kế hoạch từng bước để đạt mục tiêu; hướng dẫn hoạt động của trẻ bằng cách chỉ ra hay sử dụng những câu hỏi nhầm ngụ ý bước kế tiếp là gì; thiết lập các giới hạn rõ ràng trong lĩnh vực xã hội và đạo đức; đối với đứa trẻ nào chọn lựa những hành vi tiêu cực, cung cấp cho nó những lựa chọn thay thế, đề nghị, và giải thích. Các câu hỏi gợi ý: Bạn muốn làm gì? Tôi có thể giúp em như thế nào? Có cách nào khác để làm điều này không? Em sẽ bắt đầu như thế nào? Ở đâu và cái gì tiếp theo? Mục tiêu là gì? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu em …?

Thiết lập giới hạn theo 1 cách tích cực: diễn đạt rõ ràng điều gì không được phép làm và giải thích tại sao: Em có biết khi em làm …(điều này), bạn em cảm thấy …? Em sẽ cảm thấy thế nào khi bạn A làm điều tương tự như vậy đối với em?; không ai được phép làm điều đó, bởi vì khi bạn làm điều đó ….; đề nghị một chọn lựa tích cực cho đưa trẻ “B, tại sao em không thử làm …”

  1. TRÁI TIM VÀ CÁI ĐẦU (Nguồn: Hearts and heads, CFSI)

  1. Định nghĩa trẻ em:

Luật Bảo Vệ, Chăm Sóc và Gia Đình Trẻ Em (BVCSGDTE) Việt Nam qui định “trẻ em là những người dưới 16 tuổi”, Công ước LHQ về QTEqui định “trẻ em là những người dưới 18 tuổi trừ trường hợp luật nước đó qui định khác”.

  1. Bảo vệ trẻ em:

Trong bối cảnh này là bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực, khai thác, lạm dụng, bỏ bê và thúc đẩy sự phát triển của chúng về sức khỏe tâm lý xã hội trong các khu vực có xung đột.

  1. Ghi nhãn những cảm xúc bình thường:

Khi dùng từ “bị sang chấn tâm lý” có thể làm thân chủ trở thành “bệnh lý học” và “y học”, không mang tính nhân đạo; chiến tranh mang tính chính trị và kinh tế; một vài nền văn hoá đáp ứng bằng cách kết nối sự mê tín với những triệu chứng của stress nặng.

  1. Stress nặng và ảnh hưởng của nó đến con người:

  • Định nghĩa: Một mối đe dọa tràn ngập kéo dài và liên tục đến sự toàn vẹn về thể chất hoặc tâm lý của một đứa trẻ.

  • Stress nặng có thể thay đổi chức năng của não, có thể xảy ra khi con người sống cả cuộc đời trong cơ chế tồn tại, sự quá tải của hệ thống limbic, và sự tách rời.

  • Cơ chế tồn tại: một trạng thái con người khi mà cơ thể và trí não có một phản ứng theo bản năng để tồn tại, đặc biệt là sau khi phải đối mặt với những mối nguy hiểm đe doạ cuộc sống và sự sợ hãi liên tục bao gồm: quá kích động, khả năng có giới hạn và kiểm soát để điều chỉnh kích thích và hành động có ý thức. Hành vi có nguy cơ cao, nghiện và bạo lực, sự u mê.

  • Sự tách rời: khi tâm trí đóng lại một số khu vực đặc biệt của bộ não để cơ thể có thể tồn tại. Nó là một kỹ năng tồn tại tuyệt vời chỉ trong một thời gian ngắn. Nó bao gồm: sự chậm trễ hoặc không có khả năng tiếp nhận thông tin mới, những chỉ dẫn, hoặc những ký ức trong thời gian ngắn; tách ra khỏi sự tự nhận thức về bản thân như không thể hình dung hay cảm thấy: về bản thân mình, đau, đói, và cảm xúc; không nhìn thấy tương lai ngay lúc đó (cảm giác tuyệt vọng); và u mê (thiếu khả năng để thông cảm).

  • Sự quá tải của hệ limbic: hệ thống limbic là một phần của bộ não của con người chứa trí nhớ của một người (phần não thiên về cảm xúc của con người). Sự quá tải của hệ thống limbic sẽ là cho một người: gặp khó khăn để nhớ thông tin mới, gặp khó khăn trong học tập, có tỷ lệ cao bị lo lắng và trầm cảm, mất đi sự thôi thúc kiểm soát, không có khả năng tập trung vào người khác, mất khả năng nhận ra các quy chuẩn xã hội như ngoáy mũi khi nói chuyện, có ký ức được tưởng tượng ra nhưng không phải là nói dối.

  • Những điều nên lưu ý:

      • Những vấn đề của trí nhớ

      • Sự tách rời cảm xúc (ngôn ngữ, những mối quan hệ, bản thân)

      • Cảnh hồi tưởng

      • Rối loạn giấc ngủ (xuất hiện ở trẻ em quá kích động)

      • Những vấn đề về dạ dày và ruột (viêm loét và tiêu chảy)

      • Những hành vi có nguy cơ cao (vui chơi giải trí, đánh giá hành vi nguy cơ kém)

      • Nghiện stress (cơ chế tồn tại - quá kích động)

  • Tác động của stress nặng trong thời gian dài:

      • Đối với trẻ em: quá kích động, hành vi có nguy cơ, nghiện ngập, sự u mê, khả năng có hạn chế để hình thành những mối quan hệ lành mạnh, thiếu giáo dục, thiếu cơ hội sinh sống, thiếu cảm giác thuộc về một nơi nào đó.

      • Đối với gia đình: bạo lực gia đình, sự chia cắt, dán nhãn, thoái lui/cô lập, điều sỉ nhục/xấu hổ, và sự nghèo đói.

      • Đối với cộng đồng: sợ hãi; cộng đồng có thể bị dán nhãn và cô lập khỏi những cộng đồng khác; bị phân biệt đối xử; sự hiện diện của cảnh sát và quân đội gây hoang mang; những ảnh hưởng về chính trị (rido), kinh tế, giáo dục như người có việc làm ít, nghèo đói, dịch vụ xã hội hạn chế.

  • Cân nhắc thêm: (1) việc đặt các giá trị văn hoá, cá nhân, và cộng đồng vào trung tâm của sự hỗ trợ tâm lý xã hội rất quan trọng; (2) hãy minh bạch và trung thực về sự hỗ trợ của bạn.

  • Con người xây dựng khả năng phục hồi và thể hiện sức khỏe trong cuộc sống của họ, nếu như họ không phải đương đầu với các vấn đề như nhà ở, an ninh, thực phẩm, và sống còn. Tuy nhiên, stress nặng là một yếu tố của cuộc sống và vấn đề đặt ra là bạn sống bao lâu với nó.

  1. Tự kết nối với bản thân:

  • Tự làm nhẹ đi (ngâm nga, khiêu vũ, ca hát)

  • Tự nói chuyện với mình (theo cách tích cực)

  • Đưa sự sợ hãi vào thực tế (VD: Bạn không thể chết vì sợ hãi)

  • Cầu nguyện

  • Ngồi thiền (một mình hoặc với người khác)

  • Thương lượng (với Đức Chúa của bạn)

  1. Sự hòa hợp:

Tạo ra mối quan hệ nhạy cảm hơn và mang tính người giữa người chăm sóc và đứa trẻ là điều cần thiết cho sự phát triển mang tính nhân văn cho đứa trẻ. Khi bạn thực hành sự hòa hợp, bạn trở nên nhạy cảm và nhân văn hơn.

  1. Sự kết nối với bản thân:

  • Dạy cho trẻ em hiểu về bộ não của chúng khi bị stress (VD: quá kích động, tại sao chúng không ngủ được, những hành vi nguy cơ)

  • Quá trình chữa trị đòi hỏi phải có hi vọng và sự trao quyền, khuyến khích việc chữa trị thông qua sự tự do khám phá và biểu hiện cảm xúc và tư tưởng

  • Mời gọi sự kết nối có ý nghĩa về tinh thần (tôn giáo, môi trường và niềm tin cá nhân)

  1. Những ý tưởng về sự kết nối:

  • Vẽ sơ đồ đường đời

  • Sự phát triển của ngôn ngữ trí tuệ cảm xúc và nghệ thuật

  • Thực hành các bài tập thể dục. VD: bài tập não

  • Các hoạt động thể thao và phiêu lưu

  • Sắm kịch giải trí để phát triển kỹ năng làm chủ (đối với trẻ nhỏ hơn)

  • Trọng tâm của sự kết nối

  • Kể chuyện

  • Sử dụng âm nhạc và kịch để chúng phản ánh về hành trình của chúng

  • Những kỹ thuật để tự xoa dịu (nhảy múa, ngâm nga)

  • Tự xác định kế hoạch hành động về vấn đề an toàn trong cộng đồng

  1. SỰ PHÂN TẦNG (Source: Layering- linking words and emotions, CFSI)

  1. Khái niệm:

Phân tầng là khi bạn sử dụng cách tiếp cận từng bước trong việc xác định cảm xúc và liên kết những cảm xúc này với tình cảm và hành động. Thông thường, sử dụng tất cả 5 giác quan để phát triển trí tuệ cảm xúc để gắn kết và làm cho đứa trẻ nhạy cảm lại với bản thân và những người khác.

  1. Khuôn khổ của sự phân tầng (Layering framework):

  • Nghĩ và nhớ những điều về bản thân và những người khác, ví dụ: nhớ đúng những chuyện xảy ra, chính xác tuổi của mình và người khác.

  • Nói ra những chuyện này

  • Chia sẻ câu chuyện (kể to với các bạn)

  • Thể hiện ra hành động (hoạt động thể chất) và chia sẻ câu chuyện một lần nữa

  • Đảm bảo bao gồm cả 5 giác quan (nhìn, ngửi, nghe, nếm, chạm vào)

  1. Kết nối trái tim vào cơ thể (Connecting the heart into the body):

  • Em cảm thấy như thế nào? (kể tên cảm xúc)

  • Em cảm thấy điều đó ở đâu trong cơ thể mình?

  • Em cảm thấy điều này khi nào trước đây?

  1. Sự liên kết:

  • Hãy tưởng tượng về màu sắc hay cảm giác của cảm xúc

  • Liên kết màu đó hay cảm xúc đó với 1 điều gì đó

Ví dụ:

  • Màu vàng là màu tôi nghĩ đến khi tôi hạnh phúc.

  • Những thứ nào khác có màu vàng?

  • Quả chuối màu vàng.

  • Khi bạn ăn chuối, bạn có cảm thấy hạnh phúc không?

  • Vâng, quả chuối màu vàng làm tôi hạnh phúc.

  1. Cảm nhận:

  • Nó trông giống cái gì?

  • Nó ngửi giống cái gì?

  • Bạn cảm thấy như thế nào về nó?

  • Bạn nghe tiếng nó như thế nào?

  • Hãy tưởng tượng là ….

  1. HỌC TẬP DỰA TRÊN HỢP TÁC VÀ TRẢI NGHIỆM (Nguồn: Collaborative and experirntial learning, CFSI)

  1. Phương pháp học tập có sự hợp tác:

  • Là một cách tiếp cận trong giáo dục mà trong đó việc dạy và học có liên quan đến các nhóm người học. Họ phải làm việc cùng nhau để giải quyết một vấn đề hoặc hoàn thành một nhiệm vụ. Phương pháp học tập có sự hợp tác được dựa trên ý tưởng cho rằng học tập là một hoạt động tự nhiên xã hội trong đó có sự tương tác lẫn nhau giữa những người tham dự.

  • Hợp tác: một phương pháp tiếp cận học tập mang tính nhân văn. Nó thúc đẩy sự phục hồi và sự nhạy cảm với người khác trong mỗi học viên thông qua sự đóng góp của nhóm và sự tham gia của chính họ (by Jane Mac Phail). Học viên có cơ hội để trò chuyện với các đồng nghiệp, trình bày và bảo vệ ý tưởng, trao đổi niềm tin đa dạng, chất vấn người khác về khuôn khổ khái niệm, và được tích cực tham gia.

  1. Ích lợi của phương pháp học tập có sự hợp tác (by Hari Srinivas):

  • Tạo ra môi trường học tập tích cực, có sự tham gia và khám phá

  • Thúc đẩy sự tương tác và hiểu biết lẫn nhau giữa người dạy và TDV

  • Làm gia tăng trí nhớ và xây dựng sự tự trọng ở học viên

  • Phát triển những kỹ năng tư duy ở mức độ cao hơn

  • Thúc đẩy thái độ tích cực đối với vấn đề

  • Phát triển những kỹ năng giao tiếp bằng lời nói

  • Phát triển những kỹ năng tương tác xã hội

  • TDV khám phá những giải pháp thay thế cho vấn đề trong một môi trường an toàn.

  • Thiết lập một bầu không khí của sự hợp tác và cách tiếp cận dựa trên sự giúp đỡ

  1. Phương pháp học tập trải nghiệm (C. Rogers):

  • Học tập trải nghiệm dựa trên kết quả. Tuy nhiên, tầm quan trọng nằm ở việc “khám phá” và “đi với dòng chảy” để hiểu được kết quả (Jane Maureen MacPhail).
    Thường sử dụng năm giác quan, nhìn, nghe, âm thanh (ngôn ngữ), cảm giác, mùi, đặc biệt là trong việc áp dụng các hoạt động tâm lý xã hội.

  • Học tập từ kinh nghiệm của chính mình có thể được gọi là “cách học tập tự nhiên”.

  • Nó là một cách “giáo dục xảy ra khi tham gia trực tiếp vào các sự kiện của cuộc sống”.

  • Nó bao gồm việc học thông qua sự phản ánh của kinh nghiệm hàng ngày. 

  • Kinh nghiệm học tập của chính mình còn được gọi là “giáo dục không chính thức”.

Học tập theo quy ước

Học tập trải nghiệm

Việc học là trọng tâm - lý thuyết

Người học là trọng tâm - thật sự tham gia

Nội dung và thiết kế chương trình theo quy ước và không thay đổi

Khả năng mở và linh hoạt

Cho nhu cầu bên ngoài (tổ chức, các kỳ thi…)

Cho sự khám phá và phát triển bên trong

Chuyển giao/giải thích kiến thức và kỹ năng

Phát triển kiến thức/kỹ năng/cảm xúc thông qua kinh nghiệm

Giảng dạy/cung cấp kiến thức theo cấu trúc không đổi

Không cung cấp, giới hạn tối đa sự giảng dạy, không cấu trúc

Hầu hết các yếu tố có thể đo lường được và có thời gian ràng buộc

Không ràng buộc về thời gian, rất khó để đo lường

Phù hợp cho nhóm và có kết quả cố định

Kết quả linh hoạt, do cá nhân quyết định

Ví dụ: thuyết trình powerpoint, viết phấn và giảng, đọc tài liệu, tham dự các bài giảng, học để thi, quan sát, làm kế hoạch và giả định, công việc lý thuyết, sắm vai không có thật.

Ví dụ: học một hoạt động thể chất, trò chơi và bài tập, kịch và sắm vai có thật trong công việc hay nhiệm vụ, những hoạt động không ràng buộc, dạy những điều khác, sở thích, thú tiêu khiển, niềm đam mê.

  1. Làm cách nào học tập qua hợp tác và trải nghiệm có thể giúp chúng ta có thể xây dựng sự phục hồi và cơ chế đối phó?

Quá trình học tập qua hợp tác và trải nghiệm bao gồm:

  1. Làm, cảm nhận, và hình dung trong bối cảnh mà chúng ta tiến hành tương tác xã hội thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ

  2. Tư duy với chức năng cao hơn (suy nghĩ bên ngoài những cái thông thường)

  3. Diễn giải các ý kiến của người khác (ý tưởng mới)

  4. Phỏng vấn và hỏi đáp

  5. Những cách sáng tạo trong việc nhận những hướng dẫn mới

  6. Khả năng sâu hơn để liên kết thông tin mới với bản thân và kinh nghiệm của những người khác

  7. Sử dụng khả năng để nhận biết các phương thức giao tiếp (ngôn ngữ cơ thể, ngữ điệu giọng nói, cử chỉ, ý định)

Tóm tắt:

  • Học tập qua hợp tác và học tập trải nghiệm là một phương pháp tiếp cận tâm lý xã hội, có hiệu quả cao cho người dân sống trong  stress nặng, nơi mà nhận được thông tin hoặc hướng dẫn mới thường gặp nhiều khó khăn.

  • Những cách tiếp cận để học tập này nâng cao kỹ năng khả năng phục hồi và gắn chúng ta với chính bản thân mình (suy nghĩ của riêng chúng ta), những người khác và thế giới xung quanh chúng ta.

  • Những cách tiếp cận học tập này vượt xa những loại thông thường của giảng dạy dùng “phấn và giải thích”.

  1. NHỮNG CHIẾN THUẬT GIÚP TRẺ KIỂM SOÁT HÀNH VI (CFSI)


  1. tải về 376.51 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương