Bhcc#64: Phản Bác Thái Độ Bất Lương, Vu Vạ ! Những con hổ mắng nhiếc những con hươu, con nai hung dữ ?


- Cúi đầu hôn nhẫn Hồng Y Agagianan - v



tải về 0.7 Mb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích0.7 Mb.
#35849
1   2   3   4   5   6

- Cúi đầu hôn nhẫn Hồng Y Agagianan - và sẽ "làm theo đức vâng lời", hiến dâng VN cho một người đàn bà Do Thái vợ ông thợ mộc joseph, vì là "thần dân của thành Rom"?

Trần Quang Diệu kính thưa công luận,

Lạ gì về việc gia đình "Vatican kiều" Ngô Đình Diệm tam đại Việt gian đã từng nghiền nát các đảng phái đối lập tại miền Nam Việt Nam; bắt cóc, tra tấn, thủ tiêu dã man những chính khách đối lập miền Nam; đàn áp khốc liệt vào Phật giáo, Cao Đài và Hòa Hảo? 

Hồi đó:

Quân nhân QLVNCH và đồng bào miền Nam VN quyết tâm làm đảo chánh lật đổ, giựt sập nhà Ngô độc tài gia đình trị, độc đảng Cần Lao, và độc tôn "Công giáo" trị (xin đọc "Thập Giá và Lưỡi Gươm" của chính Linh mục Trần Tam Tỉnh là biết liền!)!?



Sáng ngày 2.11.1963, hàng vạn đồng bào thủ đô Sài gòn đã đổ xô tràn ra đường vui mừng hớn hở, họ giương biểu ngữ hoan hô, học sinh sinh viên choàng những vòng hoa lên cổ những Tướng Lãnh, những quân nhân đã dũng cảm đứng lên đáp lại nguyện vọng của dân làm đảo chánh giựt sập nhà Ngô; họ giơ tay lên cao và tung hô "Hoan Nghênh Cách Mạng Thành Công!?

Chính quyền đã thành lập "Ủy Ban Tố Cáo Tội Ác" nhà Ngô!?

Tòa Án Quân Sự đã tập nã, câu lưu và truy tố cựu thần nhà Ngô và những tay chân thủ hạ đã từng đàn áp, đã từng vấy máu lương dân ra trước vành móng ngựa, mà ở đấy đã có những bản án được gõ búa rất nặng!?

Từ sáng ngày 2.11.1963 đó, cho đến tận ngày 29.4.1975, trước khi Sài gòn thất thủ, thì đồng bào, quân nhân, trí thức, giáo chức, học sinh, sinh viên, công nhân, nông dân, thợ thuyền v.v... tại miền Nam, đâu ai thấy nghe những tay hoài Ngô Cần Lao nhân Vị đảng ồn ào biện minh gì được để chạy tội giùm cho nhà Ngô đâu?

Vụ nhà Ngô đàn áp Phật giáo đến hồi tỏ ra công khai, trắng trợn, được khởi đi từ Huế, người ta thấy rằng, ông sứ thần của thành Rom Ngô Đình Thục, anh ruột của Ngô Đình Diệm, trong khi mình đang là sứ thần giáo sĩ thành Rom, nhưng ông ấy đã tỏ ra rất ư trơ tráo - ông miệt thị về lá cờ Phật giáo hồi năm 1963 như thế này:

 “Lá cờ chỉ là một miếng vải ba xu có chi mà phải tranh đấu...?” liên quan về "Công điện 9195"(Tướng Tôn Thất Đính) cấm treo cờ Phật giáo trong mùa Phật Đản PL2507 gởi ra Huế từ Phủ Tổng Thống là chiều ngày 6.5.1963. Và rồi Nhà sư Thích Trí Quang đã phản ứng với lý do tại sao "trong khi, chỉ hai ngày trước (trước ngày 7.5.1963 - tqd) lại cho treo cờ Công Giáo La Mã một cách công khai từ Huế ra đến Quảng Trị?"



Còn vụ đàn áp tại đài phát thanh?

Chúng ta thử theo dõi các nội dung sau đây về hồi ức của ông Bác sĩ người Cộng Hòa Liên Bang Đức (Tây Đức) có mặt trong đêm định mệnh đó (8.5.1963), qua lời giới thiệu của dịch giả Minh Nguyện thử xem sao! 

Chúng ta biết rằng, ông Bs Erich Wulff nầy hồi đó đến VN làm việc trong một chương trình là giúp cho Việt Nam. Ông không có ác cảm điều gì với nhà Ngô. Đồng thời ông cũng chưa có cảm tình chi với Phật giáo lúc bấy giờ - vào trước lúc xảy ra biến cố đàn áp thương vong trẻ em Phật tử ở Huế:

"Khởi đầu Pháp nạn 1963 

Đêm Phật Đản 8/5/1963 tại Đài phát thanh Huế. 

Bác sĩ Erich Wulff (hồi ức) ; Minh Nguyện trích dịch. 

Lời giới thiệu : Bác sĩ người Đức Erich Wulff (1926-2010) dạy tại trường Ðại học 

Y khoa Huế 1961-1967, trong khuôn khổ viện trợ giáo dục của Tây Ðức. Vì một sự 

tình cờ, tác giả đã chứng kiến biến cố tại Ðài Phát thanh Huế đêm 8/5/1963 làm 8 Phật 

tử bị chết một cách thê thảm và đã trình bày sự kiện này trước Ủy ban điều tra đàn áp 

Phật giáo Việt Nam của Liên hiệp quốc vào tháng 9/1963. 

Trong cuốn hồi ức « Vietnamesische Lehrjahre » (Những năm dạy học tại Việt 

Nam), BS Wulff đã tả lại sự việc xảy ra như thế nào, đã cùng đồng nghiệp vào nhà 

thương xác chụp ảnh các nạn nhân, đã giúp chuyển thư báo động với dư luận quốc tế 

về sự kiện dã man này. Sau đó ông đã săn sóc các nạn nhân những buổi biểu tình và 

tuyệt thực tại chùa Từ Đàm. Ông đã bị trục xuất ra khỏi nước Việt Nam và chỉ trở lại 

sau khi chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ. 

Sau khi trở lại Tây Đức năm 1967 ông tham gia vào phong trào đấu tranh vì hòa 

bình cho Việt Nam, lên án những tội ác chiến tranh của Mỹ tại Tòa án lương tâm 

Bertrand Russell. Ông đã trở lại thăm Việt Nam nhiều lần và lần cuối cùng là vào tháng 

5/2008 nhân dịp kỷ niệm Đại lễ Phật Đản LHQ Vesak 2552 tại Hà Nội và ghé thăm 

Huế. Chuyến đi này được ông ghi lại trong cuốn « Vietnamesische Versoehnung » 

(Hòa giải Việt) công bố vài tháng trước khi qua đời tại Paris. 

Thiết nghĩ đã đến lúc nên đặt tên BS Wulff cho một con đường hay một công 

viên, ít nhất là tại thành phố Huế, nơi Ông đã từng sống và thương yêu, gắn bó suốt 

đời. (Minh Nguyện.)"



Sau đây là vài nội dung của Bác sĩ Erich Wulff:

- "Vài phút sau đó có tiếng ầm ầm của một đoàn xe thiết giáp. Có tất cả năm xe thiết 

giáp xuất hiện. Một chiếc tìm cách đi thẳng vào trong khuôn viên của Ðài phát thanh. 

Nó dừng lại chỉ cách Tý và tôi vài bước mà thôi. Dòng chữ trắng mang tên Ngô đình 



Khôi được kẻ trên nền lục của phần trên sắt dày của chiếc xe thiết giáp. “Lẹ lên, mau ra 

khỏi đây”, Tý nói, “Chiếc xe này thuộc một binh đội đặc biệt tuyệt đối trung thành với 

ông Diệm”. 

Chúng tôi tìm cách vượt qua hàng rào của Ðài. Ðiều này không dễ dàng. Hàng 

trăm người cũng cảm thấy tình hình trở nên đáng lo ngại nên tìm cách chạy ra khỏi 

cổng ra vào rất hẹp của Ðài. Nhiều người tìm cách đem xe đạp của mình ra, một số 

khác phải quăng xe để lại, nên người ta phải bước lên chúng để thoát ra ngoài. Vành 

xe, bánh xe và tăm xe kêu rào rạo dưới chân người bước qua. Tý và tôi rốt cuộc cũng 

nhảy qua được hàng rào cao 1,20 mét. Từ phía bên kia đường chúng tôi có thể nhìn lại 

quang cảnh xảy trước mắt một cách rõ ràng hơn. Một xe chữa lửa đang xịt nước lên 

đám đông đang thưa dần. Nhưng áp xuất nước rất yếu để có thể gây sợ hãi cho người 

khác. Làn nước chỉ có tác dụng đem đến sự mát mẻ trên các khuôn mặt và áo quần 

những người có mặt, gây nên một tràn cười vui vẻ. 

 Và rồi những phát đạn đầu tiên được bắn ra từ nòng súng ca nông của xe thiết 

giáp; chúng tôi nghe khoảng 10 phát súng nổ kêu vang và khô khan. Như những người 

chung quanh, Tý và tôi nằm rạp xuống đất. Tôi có thể nhìn thấy rõ ràng đầu ngọn lửa 

phát ra từ họng súng của hai chiếc xe án ngự nơi bồn tròn nằm phía đầu cầu Trường 

tiền. Sau tiếng súng là một chập im lặng. Với một vài bước nhảy, Tý và tôi băng qua 

con đường lớn để vào núp nơi một con đường nhỏ bên cạnh. Những người chung 

quanh chúng tôi cũng làm như thế. Từng nhóm từ mười đến hai mươi người vung tay 

lên bày tỏ sự bất bình của mình. Ðúng vào lúc đó một loạt súng trường bắt đầu nhả 

đạn. Một chiếc thiết giáp bắt đầu tìm cách phân tán những đám nhỏ này."

- "Trong khu nhập viện có khoảng 20 người bị thương đang nằm. Không có ai bị 


thương trầm trọng cả. Họ chỉ bị trầy xước va trẹo xương vì trong lúc hỗn loạn, họ đã bị 

đè bẹp và dẫm lên người. Họ đang được chăm sóc bởi bác sĩ Tô đình Cự, trưởng phòng 



mỗ của bệnh viện. Ông ta có vẻ hốt hoảng khi thấy chúng tôi xuất hiện. “Các ông hãy 

về đi, đây không phải là chuyện của các ông. Chỉ có một vài vết thương nhẹ, một mình 

chúng tôi cán đáng được rồi”, ông ta nói như vậy. Khi chúng tôi sắp sửa ra về, thì có 

một người y tá trước đây làm trong khu Tâm thần ra dấu kêu tôi lại. “Ông hãy vào xem 

trong nhà xác”, ông ta nói khẻ bên tai tôi như vậy. 

 Nhà xác nằm bệnh cạnh nhà thương điên và do những lao công của nhà thương 

này canh gát. Không có ánh đèn điện. Dưới ánh sáng yếu ớt của đèn bạch lạp, chúng 

tôi thấy có bảy thân người đầy máu me được đặt trên ba bàn khám nghiệm bằng đá. Từ chân đến ngực thân thể họ còn nguyên vẹn. Nhưng năm cái xác – tất cả là trẻ em- thì không còn đầu. Nơi một người phụ nữ thì có những vết đạn bắn vào cánh tay, vai và cổ. Các xe thiết giáp đã bắn nát đầu các em thiếu nhi, có lẽ vào lúc các em leo qua hàng rào của Ðài phát thanh và nhô đầu ra trước. Nếu như các em khôn ngoan như người lớn, tức là nằm xuống dưới đất lúc súng đạn bắt đầu nổ, thì có lẽ các em đã không hề  hấn gì." 
http://hoangphap.info/AdminHP/FileUpload/23042013074946/23042013074946-phap%20nan.pdf
Bài đọc:

50 năm Pháp nạn 1963: "Lá cờ chỉ là một miếng vải 3 xu"

17/05/2013 20:22:00Dương Kinh Thành


Đó là lá cờ Phật giáo quốc tế, đồng thời Phật giáo VN cũng dùng làm lá cờ cho Phật giáo nước mình. Tầm vóc và ý nghĩa tự thân lá cờ to lớn như thế nhưng tại sao có người lại cho đó chỉ là miếng vải ba xu?

Tác giả câu phát ngôn để đời ấy chính là Giám mục Ngô Đình Thục trong buôi nói chuyện với đại diện quân cán chính tại giảng đường Đại Học Văn Khoa Huế sau vụ thảm sát tại Đài Phát Thanh Huế vừa xảy ra. Nguyên văn “Lá cờ chỉ là một miếng vải ba xu có chi mà phải tranh đấu..”

Lần giở lại những trang sử ố vàng nhưng nét mực vẫn luôn còn sáng tỏ, năm 1950 khi Phật giáo Việt Nam  là thành viên sáng lập Hội Phật Giáo Thế Giới (Họp tại Colombo ngày 26/5/1950), sau đó nghiễm nhiên là một thành viên Chi bộ Phật giáo Thế Giới hợp pháp đầu tiên của tổ chức mang tính quốc tế này, và Thượng Tọa Tố Liên là trưởng đại diện tại Việt nam, văn phòng đặt tại chùa Quán sứ Hà Nội. Và cũng tại nơi đây, ngày 13/5/1951 - tức ngày mùng 8 tháng tư âm lịch- Lễ Phật Đản, chùa Quàn sứ thay mặt Phật giáo cả nước, tiên phong kéo lên lá cờ Phật giáo thế giới tung bay phất phới giữa bầu trời Hà Nội.

Không chỉ riêng giới nghiên cứu lịch sử, những ai quan tâm đến sự kiện này đều có chung nhận định rằng sự kiện Pháp nạn năm 63 bắt nguồn từ Dụ số 10 ( Đây chỉ  nói đền giai đoạn gọi là độc lập của chính quyền thời ấy, nhất là khi Ngô Đình Diệm mon men ngồi vào ghế Thủ tướng), Phật giáo Việt Nam đã âm thầm nhẫn nại, chịu đựng với nhiều bất công, chèn ép từ phía chính quyền, nhất là từ khi đã hình thành nên khối thống nhất Phật giáo Bắc, Trung, Nam dưới danh xưng Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam.

Từ giai đoạn này trở  đi, chùa Từ Đàm Huế như tiếp nối tinh thần Quán Sứ Hà Nội, cùng chư tôn ba kỳ (Bắc Trung Nam) lèo lái vận mệnh Phật giáo VN và củng cố  tinh thần chấn hưng rạng rỡ.

Thế nhưng sự kham nhẫn ấy dường như đối trước các thế lực u minh là một sự cam chịu, khuất phục như các quan thầy Phú-lang-sa của họ đã thành công việc đô hộ đất nước này. Vì vậy trước ngày lễ Phật Đản 2507-1963 không xa, các tỉnh thành  đều nhận được công điện số 9195 ngày 6/5/63 của Phủ Tổng thống nhắc lại lệnh cấm treo cờ tôn giáo nơi các tư gia cũng như nơi công cộng.

Công điện này đến Huế ngày 7/5/63. Tổng Hội Phật giáo VN ngay chiều hôm đó đã họp khẩn, một phái đoàn gồm chư tôn giáo phẩm Trưởng Lão được cử đến gặp trực tiếp ông Thị Trưởng kiêm Tỉnh Trưởng Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Đằng với yêu cầu duy nhất: Thu Hồi Công Điện 9195 về việc cấm treo giáo kỳ. Cuộc đấu tranh của PGVN từ lá cờ Phật giáo bắt đầu từ đây. (Ảnh Chư Tôn Trưởng Lão Huế xuống đường tuần hành).

Nhà nghiên cứu Hoàng Nguyên Nhuận đã nhận định sự việc này rất  tinh tế và chính xác: “Nếu tinh ý chính quyền hẳn thấy quyết tâm của Phật giáo qua hành động xuất tướng bằng phái đoàn trưởng lão đó để rồi có thể đối phó thức thời và uyển chuyển hơn. Đáng tiếc là chính quyền không chịu nhận thấy điều đó cho nên phái đoàn đại diện Phật giáo chỉ nhận được những giài thích quanh co và những hứa hẹn mơ hồ tự thị. Phần lớn cũng vì uy quyền quốc gia trong chế độ này không nằm trong một hệ thống minh bạch nào cả…


Chỉ cần qua đó lịch sử dễ dàng nhận ra sự  kham nhẫn của PGVN là vì sao sau đó trong và ngoài nước đều ủng hộ cuộc đấu tranh vô tiền khoáng hậu này của PGVN.

Giọt nước đã tràn ly. Nếu sự kham nhẫn của một lợi ích cá nhân thì ý nghĩa đó là một cách rèn luyện thân tâm ứng phó với nghịch duyên và có thể uyển chyễn theo từng nghiệp dĩ, nhưng với cơ đồ hai ngàn năm PGVN, liên tiếp trải qua nhiều hưng vong, PGVN vẫn luôn là nạn nhân của mọi nghịch duyên, và khi nghịch duyên ấy phát khởi từ một thời đại VĂN MINH TIẾN TIẾN BỘ cần một sự chung sống trong hòa bình, bình đẳng, thì sự kham nhẫn này là một đại sự cần có lời nhắc nhở.


Cho nên cuộc rước Phật ngày lễ Phật Đản năm ấy, với nhiều thủ thuật khôn khéo, những lời nhắc nhở ấy đã được xuất hiện qua các biểu ngữ giăng cao giữa trời  đất Thần Kinh, đanh thép mà rất hòa ái:
-    Chúng tôi đã đến lúc bị bắt buộc phải tranh đấu cho chủ trương tôn giáo bình đẳng. Chúng tôi không từ chối một hy sinh nào.
-    Phản đối chính sách bất công tàn ác.
-    Cờ Phật giáo quốc tế không thể bị triệt hạ.
-    Phật giáo đồ chỉ ủng hộ chính sách bình đẳng tôn giáo.
-    Yêu cầu chính phủ thi hành chính sách tôn giáo bình đẳng.
-    Phật giáo đồ nhất trí bảo vệ Chánh Pháp dù phải hy sinh.

Lửa đã cháy, máu đã đổ và không ít sinh mạng Tăng - Ni Phật tử đã hy sinh vì đại cuộc, vì lá cờ chỉ đáng ba xu này. Để sau đó luật Nhân Quả cũng kịp góp phần quyết định cho lẽ phải, một lẽ phải mà công cuộc đấu tranh của PGVN lại chỉ cho rằng Bình Đẳng Tôn Giáo!


Rồi đây hậu thế sẽ thay mặt PGVN nói lên điều đó như lời giáo sư Cao Huy Thuần đã nói, trong một đất nước mà Phật giáo đã trở thành nếp sống không thể thiếu  của dân tộc, lại đi đòi quyền bình đẳng tôn giáo, nghe rất trái tai.

Ngày nay, hình dáng lá cờ Phật giáo được no gió tung bay khắp nơi nhưng không phải ai cũng biết đến và trân trọng nó đúng mực để xứng đáng với những gì các bậc tiền nhân ngày ấy đã quên cả thân mình bảo vệ.


Có không ít người còn lạ lẫm ngây ngô hỏi “Cờ nước nào vậy?” đã khiến chúng ta phải nghĩ đến và đặt ra câu hỏi với những vị trong vai trò hoằng pháp và văn hóa của Phật giáo thời hưng thịnh bình an.

Đã qua rồi thời kỳ mỗi khi treo cờ Phật giáo lại luôn lo sợ hay bị nhắc nhở, còn lại chỉ là ý thức tự thân mỗi cá nhân, nhất là Phật tử cư sĩ tại gia. Cứ nhìn vào lễ Phật đản hằng năm sẽ thấy, ngoài các chùa, tự viện và chung quanh đó, sẽ rất thất vọng để tìm thấy nhà tư gia nào có treo cờ Phật giáo. Thế nên với chúng tôi mỗi khi nhìn thấy tư gia nào dũng cảm treo cờ Phật giáo thì đó mới chính là người Phật tử tròn đầy ý nghĩa hơn bất kỳ nhãn hiệu Phật tử nào.

Lẽ ra những ai còn thờ ơ với việc treo cờ ngày Phật đản mới chính là người lạc lõng, đàng này những ai có treo cờ lại trở nên kẻ lạc lõng giữa những cặp mắt thờ ơ, vô cảm ấy. Chúng ta có biết không, những lúc như vậy họ cô đơn khủng khiếp vì chẳng có ai bên mình, dù chỉ là một lời động viên. Thậm chí  họ còn dành dụm, tự bỏ tiền túi ra mua cờ đèn đem biếu không thiên hạ treo mà không được cảm ơn, chỉ nhận lại toàn là sự hồ nghi lẫn cười mỉa! Những việc lớn thì còn hỏi trách nhiệm của hoằng pháp, của văn hóa Phật giáo, nhưng với cá nhân họ chúng ta hãy tự hỏi các đạo hữu Phật tử chung quanh đâu, các Ban đại Diện Phật giáo nơi đó đâu cả rồi?

Ôi! Lẽ nào lá cờ Phật giáo của chúng ta chỉ đáng ba xu thật đấy ư?



Nhân đây chúng ta hãy tấm ảnh căn nhà của Giáo sư Trần Chung Ngọc (ở Hoa kỳ), không cứ gì đến ngày Phật đản, nhà của vị Giáo sư đáng kính, đáng trân trọng này luôn có treo lá cờ Phật giáo trước ngõ, để từ đó tự đặt ra cho mình một trách nhiệm cũng như lòng biết ơn với chư Thánh tử đạo và Phật tử mùa Pháp nạn năm 63.



Каталог: groups -> 87933057
groups -> BÁo cáo môn: RÈn luyện nghiệp vụ SƯ phạM 3
groups -> Phản Bội hay Tự Do cho Việt Nam ?
groups -> Tin khoa hoc december 31, 2010 Những vụ phóng vệ tinh thất bại trong 2010 Trong năm 2010, một số quốc gia đã vấp phải các sự cố trong việc phóng vệ tinh vào không gian
groups -> Một Thời Bạn Học Revised 8/4/10 việt nam
87933057 -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts Đấu tranh cho Tự-do Cá-nhân & Nguyên-tắc Dân-chủ Xã-hội tại Việt-Nam
87933057 -> Vdv-100c-bhtdso100c-tononggovapgiadinh-hotxingau-dieungoa-dothuan-072014
87933057 -> Vdv-04-chuoidienthoso04-khanhly-casy-govap-phuonghoang-dataidatat-mat net-tonong-quocphong-072214
87933057 -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts

tải về 0.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương