Bhcc#64: Phản Bác Thái Độ Bất Lương, Vu Vạ ! Những con hổ mắng nhiếc những con hươu, con nai hung dữ ?


Ai nói rằng thời ông Ngô Đình Diệm “không có đàn áp Phật giáo”???



tải về 0.7 Mb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích0.7 Mb.
#35849
1   2   3   4   5   6

Ai nói rằng thời ông Ngô Đình Diệm “không có đàn áp Phật giáo”???

Trần Quang Diệu


Đại đức Thích Quảng Hương tự thiêu tại công trường Diên Hồng

(Nhằm phản bác những ai nói rằng thời ông Ngô Đình Diệm "không có đàn áp Phật giáo")

"Tại Sào gòn, một vụ tự thiêu thứ 6 kể từ ngày Hòa thượng Thích quảng Đức hy sinh đã diễn ra. Vụ tự thiêu này cũng là vụ thứ nhất sau thời gian sau khi các chùa bị đánh phá (đêm 20.8.1963).

Vào hồi 12giờ 30 ngày 5-10-1963, tại công trường Diên Hồng, trước cửa Nam chợ Bến Thành, trong lúc lực lượng an ninh của chính quyền Diệm đang bố trí, canh phòng nghiệm ngặt để ngăn ngừa những cuộc biểu tình của quần chúng, thì một ngọn lửa sáng lòa bốc lên làm cháy xém cả hàng cây trong công trường.

Mọi người qua đường dừng lại, các ký giả ngoại quốc ráo riết hoạt động và cảnh sát, mật vụ đổ xô về nơi có ngọn lửa. Mười phút sau quần chúng bao quanh công trường bị đánh rạt đi, lực lượng Cảnh bị phủ kín mặt đường. Máy quay phim, chụp hình bị đập nát, một vài ký giả ngoại quốc bị đánh gãy tay, lỗ đầu nằm vật xuống. Thế rồi, một thi hài cháy đen như than được lôi ra từ trong công trường, quăng lên xe và đem đi biệt tích.

Một sự kiện xảy ra không đầy 30 phút, vậy mà đã in hẳn đau thương trong tâm khảm mọi người, ghi đậm trên trang sử tranh đấu dũng liệt của một dân tộc yêu chuộng tự do, bất khuất trước bạo lực.

Người tự thiêu tại công trường Diên Hồng này là một Tăng sĩ trẻ tuổi: Đại đức Thích Quảng Hương (1). Trước đó, Đại đức Thích Quảng Hương đã có lần xin được tự thiêu, nhưng đại nguyện này không được Ủy ban Liên phái chấp nhận vì số người nộp đơn (xin tự thiêu) quá đông (2); hơn nữa Ủy ban Liên phái nhận thấy chưa cần đến một sự hy sinh rộng lớn và đau xót như thế này.

Nhưng khi các Thượng tọa lãnh đạo Ủy ban Liên phái bị bắt giữ và sau thời gian bị giam cầm 12 ngày tại đồn Rạch cát, Đại đức Thích Quảng Hương đã nhờ một số sinh viên, ni cô giúp sức để Đại đức thực hiện được ý định tự thiêu.

Người đã góp phần tích cực vào việc thực hiện đại nguyện của Đại đức Thích Quảng Hương là ni cô Chơn Phước và sinh viên Trương quang Đại.

Tuy rằng vụ tự thiêu của Đại đức Thích Quảng Hương gây một tiếng vang rất lớn trên thế giới, Tổng thống Kennedy lên tiếng chỉ trích chính phủ Diệm, Ngoại trưởng Dean Rusk đòi nhà cầm quyền Saigon phải xin lỗi Hoa kỳ và bồi thường các ký giả nạn nhân bị mật vụ đánh đập. Nhưng, đã đâm lao thì phải theo lao, chính quyền Ngô đình Diệm không còn kiêng nể gì nữa; Ngô đình Nhu huy động một lực lượng cảnh bị, mật vụ kỷ lục. Rút kinh nghiệm trong vụ đàn áp, họ bủa lưới vậy khắp hang cùng ngõ nhẻm Saigon, làm cho các hoạt động chống đối của quần chúng bị tê liệt.

Qua một thời gian tranh đấu mấy tháng trời ròng rã, biết bao nước mắt, máu xương của nhân dân đã đổ. Vậy mà, những kẻ độc ác trong gia đình họ Ngô vẫn không chùn tay khủng bố, mọi nhà giam đã chật ních người, việc tra tấn đến độ kinh tởm nhất. Người ta tưởng tượng, chốn địa ngục cũng không có những dụng cụ khảo đả và cách thức khai thác độc ác như thế này. Việc treo người lên xà nhà suốt ngày đêm, đổ dầu hôi, eau de javel, nước mắm vào miệng vào mũi và dí (gí - tqd) điện vào chỗ hiểm là những cực hình cổ điển mà Tăng, Ni, Phật tử cũng như nhân dân nổi dậy chống chế độ độc tài, một khi bị bắt thường phải hứng chịu. Ngoài những việc đó, bọn tay sai của Ngô đình Diệm còn sáng chế nhiều cách thức tra tấn dã man gấp trăm lần như: Dùng điện 5.000 nến rọi vào mắt nạn nhân cho đui mù, dùng kìm sắt bẻ răng, tước móng tay móng chân cùng đóng đinh vào đầu ngón tay những người mà chúng gọi là "tội nhân". Tu sĩ Thanh Tùng bị đóng đến 10 cái đinh năm phân vào xương sống. Sinh viên Từ Thịnh bị đổ át-xít tuột hết da đầu. Còn gì bạo ác hơn?

Ngoài ra còn một số Ni cô và nữ sinh bị cưỡng bức, có người đến phải mang thai như nữ sinh Nh. và K.T chẳng hạn. Có người bị bọn thú vật thay phiên nhau làm nhục rồi dùng giày đinh đạp vào chỗ hiểm.

Bà Phước J.M. người Canada, phục vụ tại một bệnh viện ở Saigon đã thấy rõ được hậu quả của việc đó. Cũng trong thời gian này, bà J.M. tới thăm gia đình giáo sư Th. khi gặp bà Th, bà phước J.M đã ôm lấy bà Th, vừa khóc vừa nói:

"Chị ơi! Sao lại như vậy? Sao người ta lại đối xử với phụ nữ như vậy? Chị có biết ở Phi Châu có cảnh tượng khủng khiếp này không, hay chỉ có ở Việt Nam...?"

Những kẻ có hành động độc ác, dã man trên đây là những kẻ nào? thuộc thành phần nào? Một mình gia đình họ Ngô, kể cả già trẻ bé lớn có bỏ sức ra làm việc mãn đời cũng không thể tạo ra nhiều tội ác như thế này.

Tất nhiên phải có bọn người hung bạo tiếp tay cho họ Ngô, mà bọn người này phải đông đảo nên mới gây được những tội ác kinh thiên động địa khiến thế giới phải ngỡ ngàng, tưởng như nền tiến hóa của con người theo một sự tuần hoàn và đang trở lại đời sống bán khai.

Bao nhiêu kẻ đã tiếp tay với gia đình Ngô đình Diệm dấn mình vào tội ác bây giờ ở đâu? làm gì? Có còn trí khôn và có trăn trối gì không?

Cũng nhờ bọn tay sai này mà gia đình Ngô đình Diệm ít nhiều thực hiện được ý định đè bẹp phong trào nổi dậy của quần chúng trong một thời gian.

Vào khoảng giữa tháng 10 năm 1963, trước sự khủng bố nhất loạt và tàn ác của bọn tay sai gia đình họ Ngô, nhân dân tuy quá căm phẫn nhưng đành thúc thủ. Súng đạn không có, lấy gì đương đầu với những kẻ ngoài hình hài ra không còn dấu vết nào để có thể đó là con người?

Quần chúng quả có khiếp sợ trước những người phi nhân bản và vô nhân đạo đó. Vì vậy, phong trào tranh đấu lắng xuống một cách thảm thương."

(Công cuộc tranh đấu của PHẬT GIÁO VIỆT NAM by Quốc Tuệ. In lần thứ nhất tại Sài gòn năm 1964; In lần thứ hai tại Pháp quốc năm 1987, từ trang 453 đến 458)

---------------------

Chú thích của Trần Quang Diệu:

1) Phải hiểu, trong những vụ tự thiêu, ngoài ngài Hòa thượng Thích quảng Đức là vị cao niên, còn lại những người khác thì hầu như ai cũng đều nằm ở tuổi trẻ dưới 30. Thậm chí, có người chỉ mới 17 tuổi như thầy Thích Thanh Tuệ tự thiêu ở Huế. Nghĩa là họ đang ở tuổi sung mãn sức lực, quãng đời còn rộng thênh thang, nếu không tu nữa thì lo chi không kiếm được một mái ấm gia đình như bao nhiêu người khác; họ không có chi là bi quan yếm thế. Nhưng họ đã dám can đảm viết di bút để lại cho thân nhân, cho Ủy ban Liên phái; gởi cho Liên hiệp quốc, và cho anh em nhà Ngô Đình Diệm để rồi sẵn sàng quyết tâm tự hủy thân của họ để gióng lên lời cảnh cáo về sự bạo tàn mà Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo gần như đến hồi tê liệt sau đêm 20.8.63 khi chính phủ Ngô đình ra lịnh thiết quân luật rồi đồng loạt tấn công đập phá các chùa trên toàn cõi Nam Việt nam.

Vậy mà, ngày nay, lại có một ông Mục sư Nguyễn Huệ Nhật, đã từng một thời ăn cơm chùa tại xứ anh hùng Tây Sơn Nguyễn Huệ - Bình Định, lại có thể nhẫn tâm (lẽ ra phải nói là táng tận lương tâm mới chuẩn nghĩa) viết ra những lời vô đạo rằng những vị tự thiêu đó là "chán đời" hoặc "muốn nổi tiếng...". Người ta có thể hỏi Mục sư Nguyễn Huệ Nhật: Cần nổi tiếng điều gì với một thanh niên như thầy Thích Thiện Bình khi ông tự nguyện móc đôi mắt của mình và gởi cho phái đoàn Liên hiệp quốc? Chán đời điều gì khi phần đông trong họ là đi tu vào những năm lên 7 lên 8 thưa Mục sư Nguyễn Huệ Nhật?!

Nếu Mục sư Nguyễn Huệ Nhật có viết như vậy ở đâu đó, rồi đến những bàn tay nhám nhúa của thời đại, họ hí hửng, khoái chí, đắc ý chuyển đi trên các diễn đàn điện tử Internet thì xin Mục sư Nhật hãy thành thật với lòng mình trước đấng Thiên Chúa hiển linh - như một tấm kiếng sáng trưng: Xin Mục sư đưa mặt của mình mà nhìn vào đó xem sao, mái đầu của mình đến chừ đã chuyển sang màu muối tiêu hay chưa?

2) Tình hình lúc đó, nếu chính phủ Ngô Đình Diệm không được cải tổ; nếu 5 nguyện vọng và Thông cáo chung giữa Ủy ban Liên bộ và Ủy ban Liên phái đã đồng thuận ký không được thực thi; và nếu không có cuộc cách mạng bùng nổ, thì, nhất định con số tự hủy thân sẽ còn tiếp tục cứ được tăng dần lên trên bàn thờ của Uỷ ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo bằng những bài vị.

Ngày 11.8.1963, Phật giáo làm lễ cầu siêu cho Đại đức Thích Nguyên Hương (người tự thiêu tại Phan Thiết). Việc đau đớn, làm cảm động mọi người là UBLPBVPG cũng đã phải viết tên của một người khác bị mất tích lên bàn thờ. Đó là Đại đức Thích Nguyên Tài. Việc như sau:

"Đại đức Nguyên Tài, tục danh là Đặng văn Cao. Quê quán người Bình Định. Đại đức là một trong những vị thanh niên Tăng nhiệt liệt tham gia cuộc vận động cho nguyện vọng của Phật giáo ngay từ buổi đầu tại Thủ đô. Trên đường phục vụ, Đại đức đã mất tích vào hạ tuần tháng 6 dương lịch, tại vùng Phú thọ Hòa. Tìm kiếm khắp nơi không ra, hỏi nơi chính quyền thì Ủy ban Liên bộ (Đố dám nói. Hoặc là Bộ này cũng sẽ không biết. Chỉ có Mật vụ mới biết được - tqd) đáp là không một cơ quan nào đã bắt giữ Đại đức, Ủy ban Liên phái đành thúc thủ và đau đớn liệt Pháp hiệu của Đại đức vào bảng Linh vị để cầu nguyện." (sđd ở trên, tr 328).

Thầy Thích Thiện Mỹ tự thiêu trước nhà thờ Đức bà - Sài gòn

(Trích chủ đề này cũng nhằm phản bác những ai nói rằng thời ông Ngô Đình Diệm "không có đàn áp Phật giáo")

"Tại Sài gòn, tu sĩ Thích Minh Tuyền dự định tự thiêu trong ngày Quốc khánh 26.10.1963, không may việc này bị bại lộ, Thích Minh Tuyền bị bắt tại chùa Từ Vân, đường Thái lập Thành, Gia Định. Sau đó, chính quyền Diệm buộc Minh Tuyền phải đọc lên đài phát thanh một bài trần thuật nói về việc Đại đức không muốn tự thiêu... Vì bị đánh đau quá nên Đại đức Thích Minh Tuyền đành phải đọc liều (chờ cơ hội để sau này tố cáo chứ nếu hủy thân tại chổ bị bắt thì là hết...).

Thế là cơ quan Việt tấn Xã của ông Diệm loan tin "chính phủ mới khám phá được một tổ chức cưỡng ép Tăng, Ni tự sát" (Sao không cho tiến hành điều tra chi tiết những chứng cứ cụ thể để truy tố? - tqd)

Nhưng rồi, vụ tự thiêu này hụt thì vụ khác lại kế tiếp xảy ra.

Sáng ngày 27-10-1963, Đại đức Thích Thiện Mỹ, vị tăng sĩ cuối cùng hiến thân cho Đạo pháp trong thời gian tranh đấu công khai cũng như bí mật của Phật giáo, đã tự thiêu tại đường Nguyễn Du, trước cửa nhà thờ Đức bà Sài gòn.

Đại đức Thích Thiện Mỹ, tên thật là Hoàng Miều, sinh năm 1940 tại La Ba, Bình Định. Đại đức xuất gia từ năm 8 tuổi, thụ sa di năm 16 tuổi, cụ túc giới (chính thức là vị Tỳ kheo) 20 tuổi.

Trước đây, Đại đức tu tại chùa Linh Sơn, Đà lạt, ngày 18-6-1963, để góp phần vào việc tranh đấu cho Đạo pháp, Đại đức đã phát nguyện tự chặt hai đốt ngón tay tại chùa Linh Sơn.

Sau thời gian chính quyền Ngô đình Diệm bắt giam Tăng Ni, Đại đức Thích Thiện Mỹ đã phát nguyện tự thiêu, bởi vậy, vào trung tuần tháng 10 năm 1963, Đại đức từ Đà lạt về Sài gòn, vào tạm trú tại chùa Vạn Thọ. Ở đây hai ngày, Đại đức đã bắt liên lạc được với tổ chức Thanh niên Tăng đoàn Phật tử Việt Nam. Đại đức tìm gặp thầy Thích Đồng Công tại chùa Hương Tích, trụ sở của đoàn này để nhờ tổ chức cho Đại đức tự thiêu trong chánh điện chùa Ấn Quang nhân ngày phái đoàn Liên hiệp Quốc tới thăm chùa này. Thầy Thích Đồng Công đã để hết tâm trí lo toan mọi việc. Nhưng đến giờ chót, một số Phật tử được báo tin trước để tới chùa Ấn Quang làm hậu thuẫn cho cuộc tự thiêu, vì quá xúc động nên họ đã để lộ chuyện. Lập tức cảnh sát, mật vụ được điều động tới canh phòng nghiêm ngặt cùng với ba xe chứa bao bố tẩm ướt nước chực sẵn trước cổng chùa. (Điều hành quốc gia mà không chịu cải tổ chính sách, thay đổi đường lối quản trị dân sinh, lại đi xách bao bố chạy vòng vòng để chữa lửa ở ngoài "ngọn", ngoài đầu gió thì làm sao mà an dân trị quốc? - tqd).

Cuộc tự thiêu của Đại đức Thích Thiện Mỹ tại chùa Ấn Quang đã không thành mà trụ sở của Thanh niên Tăng đoàn Phật tử Việt Nam đặt tại Hương Tích cũng bại lộ. Vì thế, thầy Thích Đồng Công cùng Đại đức Thích Thiện Mỹ trốn về chùa Đông Lâm (Cần đước) để nhờ sư cô Tịnh Độ và ni cô Diệu Xuân tìm cách giấu giếm rồi chờ cơ hội tổ chức tự thiêu lại.

Ít ngày sau, vì có chỉ điểm nên mật vụ ập tới khám xét chùa Đông Lâm. May thay, Đại đức Thiện Mỹ cùng thầy Đồng Công đã dời khỏi chùa này trước đó vài tiếng đồng hồ.

Thầy Đồng Công đưa Đại đức Thiện Mỹ về Sài gòn, định tạm trú tại chùa Từ Quang, nhưng nơi này mật vụ canh phòng nghiêm ngặt nên thầy Đồng Công phải đưa Đại đức Thiện Mỹ qua ẩn náu tại chùa Phước Hải, đường Trần quốc Toản, nhờ ni cô Tịnh Khách, Giáo chính trông coi chừng mật vụ và trông nom cơm nước.

Sau đó, thầy Đồng Công bàn với Đại đức Thiện Mỹ nên vào sáng Chủ nhật 27-10-1963, vào lúc 10 giờ tại trước nhà thờ Đức bà vì ngày đó thế nào cũng có một vài người trong phái đoàn Liên Hiệp Quốc đi lễ hoặc dạo phố. Đại đức Thiện Mỹ vui vẻ nhận lời vì ngày đó đã gần tới, từ nay Đại đức khỏi phải hối thúc thầy Đồng Công tổ chức gấp rút.

Khi đã định xong ngày giờ, Một mình thầy Đồng Công phải lo toan biết bao công việc. Để che mắt mật vụ, thầy đội mũ, cải trang thành công nhân rồi tới vận động bà Mỹ Nghệ ở đường Vườn chuối mua xăng, Cô Bình đường Trương minh Giảng mua bông gòn và bà Chi, đường Lê Lai mua 60 thước vải cho thầy Ngộ Hạnh ở chùa Hải Đức (Phú Nhuận) viết biểu ngữ để chuẩn bị cho cuộc biểu tình trong lúc Đại đức Thiện Mỹ tự thiêu.

Ngoài ra thầy Đồng Công cùng với tu sĩ Minh Lạc, Giác Thiên tìm các phật tử trung kiên, báo cho biết trước ngày giờ tự thiêu để vận động một cuộc biểu tình.

Chiều tối ngày 26-10-1963, mọi việc xếp đặt đâu vào đấy, vật dụng cần thiết cho cuộc tự thiêu đã được đưa về chùa Phước Hải. Thầy Đồng Công chỉ còn vạch chương trình hành động ngày mai. Đêm đó, mọi người trong chùa Phước Hải không ai chợp mắt, mọi người nơm nớp lo sợ mật vụ ập vào bắt trọn. Riêng Đại đức Thiện Mỹ vẫn bình thản, nói chuyện vui vẻ khiến mọi người kính phục đến kinh sợ và tưởng như đó là một vị giáng thế Bồ tát.

Mới 3 giờ sáng, Đại đức Thiện Mỹ đã trở dậy đi tắm, sau đó Đại đức tự quấn bông gòn khắp mình rồi khoác y, tới trước bàn Phật tụng kinh.

5 giờ sáng ngày 27-10-1963, trước khi rời khỏi chùa Phước Hải đi lấy xe hơi về đón Đại đức Thiện Mỹ ra địa điểm tự thiêu, thầy Đồng Công có dặn tu sĩ Giác Tâm, 9 giờ 25 hãy giúp Đại đức Thiện Mỹ trong việc tẩm 4 lít xăng đổ vào bông gòn đã quấn quanh mình, còn hai lít xăng trắng đút vào hai túi nylon để Đại đức đeo trên vai trước khi tự thiêu.

Chương trình dự định, 9 giờ 30 Đại đức Thiện Mỹ sẽ bắt đầu lên một chiếc xe nhà binh do một quân nhân cầm lái rồi chở tới nhà thờ Đức bà vào khoảng 10 giờ.

Nhưng lúc 7 giờ sáng hôm đó, thầy Đông Công được biết chiếc xe này không thể sử dụng được. Bởi vậy, thầy Đồng Công phải gấp rút qua Chợ lớn để mượn xe người quen, nhưng không được vì cả xe lẫn người đều đi vắng. Thầy lại lộn về đường Lê văn Duyệt, tới hai ba nhà cũng không mượn được xe.

8 giờ 25, thầy Đồng Công hoảng lên, không biết tính sao, nên đành chạy về Lê Lai cầu cứu với bà Chi, một tín nữ rất nhiệt thành trong công cuộc tranh đấu.

Sau khi suy tính một hồi, bà Chi ngỏ ý với thầy Đồng Công nên tới đường Lê Lợi, thuê xe Huê kỳ, 300 một giờ là tiện hơn cả. Cùng quá thầy Đồng không biết tính sao, thầy vội vã leo lên một chiếc taxi, hối thúc chạy mau về nhà thờ Đức bà, luôn tiện soát lại địa điểm tự thiêu một thể. Thầy Đồng Công ghé vào nhà thờ, nơi này đã thấy nhiều khuôn mặt Phật tử quen thuộc đang ngồi trên mấy hàng ghế dài. Họ chỉ chờ giờ Đại đức Thiện Mỹ tự thiêu là kéo ra trương biểu ngữ biểu tình và tung truyền đơn đả đảo chế độ độc tài. Thấy vậy, thầy Đồng Công cũng nóng ruột, thầy quay ra và tính nhẩm trong bụng là lát nữa sẽ chỉ cho thầy Thiện Mỹ tự thiêu ngay trước mặt tượng Đức bà đứng lộ thiên.

Đã 9 giờ 15, chỉ còn chưa đầy nửa giờ nữa là phải có xe chở Đại đức Thích Thiện Mỹ tới đây, nếu không đúng hẹn, cuộc tự thiêu và biểu tình sẽ thất bại vì Phật tử ở các ngả kéo tới, họ sẽ nóng ruột đợi chờ, ngơ ngác tìm kiếm, hơn nữa, tuy trùng với khóa lễ 10 giờ trong nhà thờ, nhưng số người lại đông gấp bội, tất nhiên không thoát khỏi con mắt cú vọ của công an, mật vụ.

Suy nghĩ quanh quẩn mãi trước nhà thờ Đức bà, thầy Đồng Công càng thấy sốt ruột và bối rối. Còn thì giờ đâu mà đi mướn xe Huê kỳ? Thuê taxi lại càng nguy hiểm vì bọn mật vụ có cả trăm chiếc taxi tung ra Sài gòn, chuyên việc dò xét và bắt cóc Tăng, Ni, Phật tử. Biết chiếc xe nào là taxi thực, chiếc nào giả? Lỡ gặp xe mật vụ thì không khác gì tự mình chui vào miệng cọp. Hơn nữa gặp xe taxi thực, bỏ tiền ra thuê, họ cũng khiếp sợ, đâu có dám chở?

Đang mãi suy nghĩ thì một chiếc taxi hiệu Dauphine trờ tới, thầy Đồng Công không biết làm gì hơn là mở cửa bước lên ngồi ngang với tài xế. Thầy nói chuyện từ vàng cao, củi đắt gạo kém, sữa chợ đen rồi chuyển sang chiến tranh, người người đâm chém nhau... và cuối cùng thầy biết được người tài xế này là một Phật tử thuần thành. Thế rồi qua một ít phút trao đổi nữa, thầy Đồng Công đánh liều nói thẳng vào ý định muốn thuê xe chở thầy Thiện Mỹ. Người Phật tử này không những nhận lời một cách gan dạ mà còn hứa giúp đỡ không công.

9 giờ 45 xe taxi chở thầy Đồng Công qua về Phước Hải. Xe vừa ngừng, thầy chạy vụt vào chùa, cả xóm xức nực mùi xăng, mấy ni cô đã đi trốn cả. Đại đức Thiện Mỹ lửng thửng từ trên gác bước xuống, tay xách hai túi xăng, thầy Đồng Công đón lấy túi xăng rồi vội vã đưa Đại đức ra xe. Ngoài cổng chùa tu sĩ Minh Lạc, Chơn Thành cả hai đều cải trang thành thường dân đang đứng nói chuyện cùng hai cư sĩ. Mấy tín nữ thấy Đại đức Thiện Mỹ từ trong chùa bước ra, họ xúc động khóc òa lên làm thầy Đồng Công hoảng hốt, kéo vội tay Đại đức Thiện Mỹ cùng nhảy lên xe. Chiếc taxi lao nhanh trên đường Trần quốc Toản hướng về ngả sáu công trường Dân chủ vòng ra Hiền Vương rẽ qua Bà Huyện thanh Quan rồi quẹo lên đường Hồng thập Tự, đâm thẳng về nhà thờ Đức bà.

Sở dĩ xe đi quanh co như vậy là vì phải tránh các ngả tư đèn xanh đèn đỏ, lỡ không may xe phải ngừng, mùi xăng sẽ bốc ra và chắc chắn cuộc tự thiêu bị bại lộ. Vì mong mỏi cho chóng tới lúc tự thiêu, Đại đức Thiện Mỹ đã tẩm xăng vào mình trước giờ đã định, hơn nữa thầy Đồng Công lại về muộn mất ít phút, nên dọc đường Đại đức kêu nóng quá vì hơi xăng ngấm vào người. Tuy vậy Đại đức Thiện Mỹ vẫn hồn nhiên nói đùa với thầy Đồng Công: "Cứ để ít phút nữa tôi cũng chết nhuội chứ chẳng cần tự thiêu".

10giờ 5, xe taxi dừng lại bên đường Nguyễn Du xề cửa bên phải nhà thờ đức bà trông ra. Sau một trận bị ngạt hơi xăng trong chiếc taxi cửa kính đóng kín mít, thầy Đồng Công mở cửa xe lảo đảo bước xuống. Bất chợt thấy mấy người cảnh sát đứng bên kia đường, nơi góc tường Bộ nội vụ nhìn sang, thầy điếng hồn nên vội vã bước nhanh như ma đuổi. Đại đức Thiện Mỹ vội gọi giật lại:

"Đưa túi xăng đây!"

Lúc đó, thầy Đồng Công mới nhớ ra trên tay còn cầm hai túi xăng trắng, nên vội quay lại đưa cho Đại đức Thiện Mỹ rồi rảo bước lẫn tránh.

Nhưng vì Đại đức Thiện Mỹ chưa biết địa điểm đích xác dành cho cuộc tự thiêu nên Đại đức cứ lững lững theo sau thầy Đồng Công. Khi thầy Đồng Công sắp qua khỏi đường Tự do, thầy mới liếc mắt nhìn lại, thấy như vậy, thầy hoảng quá, lúc đó mới chợt nhớ chưa nói cho Đại đức biết nên tự thiêu trước mặt tượng Đức bà. Lúc này Đại đức Thiện Mỹ vừa bước tới góc tường Bộ tài chánh, thầy Đồng Công giậm chân xuống đất kêu lên: đó, đó...

Lập tức, Đại đức Thiện Mỹ ngồi xuống, một tay chế nốt hai lít xăng vào người, tay kia cầm bao diêm giơ cao cho khỏi ướt và, trong khoảnh khắc, Đại đức quẹt diêm, rồi ngọn lửa bùng lên.

Từ trong nhà thờ, sở Bưu điện, Phật tử, Sinh viên, Học sinh, Quân nhân cùng người đi xem Lễ khóa 10giờ 30 ùa ra bao quanh đám lửa đỏ, Cảnh sát cuống quýt không biết làm sao, họ tháo mũ ra quạt lửa. Mật vụ rượt đuổi ký giả ngoại quốc, một cái mền được cảnh sát tung lên trùm kín lấy Đại đức Thiện Mỹ, nhưng không những lửa không tắt mà còn bốc cháy luôn cả mền. Cảnh cát vội giật mền kéo ngã cả Đại đức Thiện Mỹ. Đại đức lại gượng ngồi dậy. Mười phút sau, Đại đức Thiện Mỹ từ từ ngã ra, xe cứu hỏa ào tới xịt tắt ngọn lửa đang còn cháy lém dém trên mình Đại đức. Một chiếc mền khác được tung ra phủ kín người, rồi họ khiêng Đại đức quăng lên xe cảnh sát.

Trong lúc xe vòi rồng đang rửa đám gạch, nơi Đại đức Thiện Mỹ tự thiêu và cảnh sát chiến đấu đang ra sức khủng bố, giải tán đám biểu tình, thì 4 người thuộc phái đoàn Liên hiệp quốc đã tới kịp. Trần văn Tư vội vã đón đầu mấy người này (để chi? tại sao đón đầu mấy người này? - tqd), nói chuyện huyên thuyên để đánh lạc hướng.

Sau ngày Đại đức Thiện Mỹ tự thiêu, đoàn Thanh niên Tăng sĩ bí mật phổ biến trong quần chúng một bức thư nói rõ trường hợp hy sinh của Đại đức kèm với di bút cuối cùng."

Đại đức Thích Thiện Mỹ có để lại mấy lá thư mà những nơi gởi là:

1. Ông Diệm để phản đối.

2. Hòa thượng Hội chủ để xin tự thiêu.

3. Ông U Thant Tổng thư ký Liên hiệp quốc để yêu cầu.

4. Thông bạch gởi cho toàn thể Phật giáo đồ Việt Nam để tường.

Đây là lá thư của Đại đức Thích Thiện Mỹ gởi lại cho ông Ngô đình Diệm:

"KÍNH GỞI ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM

VỊ TỔNG THỐNG THIÊN CHÚA GIÁO TẠI SÀI GÒN

Thưa ông,

Tôi tăng sĩ Hoàng Miều pháp danh Thích Thiện Mỹ đã nhận chân giá trị sự hy sinh của cuộc sống để bảo vệ đạo pháp Đạo Phật đã có trên Việt Nam 18 thế kỷ trải qua những thời suy vong, nhưng chưa thời nào đau thương bằng lúc này. Người tu sĩ Phật giáo (hôm nay gặp nạn) do anh em ông chủ trương để nhằm tiêu diệt Phật giáo. Thực ra đạo Phật không bao giờ tiêu diệt được! Bản tính của đạo Phật là từ bi, thì người tu sĩ Phật giáo không có ý tưởng hại một người nào.

Cái âm mưu tiêu diệt Phật giáo, làm xáo trộn tinh thần đạo đức truyền thống dân tộc của gia đình họ Ngô đều đắc tội với lịch sử.

Để bảo vệ giá trị của người tăng sĩ hiện tại, tôi tự nguyện thiêu thân với mục đích:

1. Bảo vệ đạo pháp truyền thống của dân tộc.

2. Cảnh cáo hành động đàn áp, giết hại Tăng, Ni, Phật tử của gia đình ông.

3. Tôi yêu cầu ông tức khắc trả tự do cho các nhà lãnh đạo Phật giáo trong Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo, tất cả các Tăng, Ni, các nhà trí thức, giáo sư, sinh viên học sinh còn bị giam giữ.

4. Chấm dứt tình trạng khủng bố bắt bớ Tăng, Ni và Phật tử.

5. Chấm dứt mọi tổ chức trá hình che dấu sự thực để lừa bịp quốc dân và thế giới.

6. Đả đảo cái gọi là Ủy ban Liên hiệp Phật giáo thuần túy do anh em ông đặt ra để lừa gạt quốc dân.

Trước khi về cõi Phật, tôi ân cần khuyên nhủ ông nên tôn trọng giá trị đạo đức của quốc dân hơn là xây địa vị cho họ Ngô trên xương máu của đồng bào.

Trân trọng,

Đại đức THÍCH THIỆN MỸ"

(PHẬT GIÁO VIỆT NAM 1963 - Công cuộc tranh đấu của PHẬT GIÁO VIỆT NAM by Quốc Tuệ. In lần thứ nhất tại Sài gòn năm 1964; In lần thứ hai tại Pháp quốc năm 1987, từ trang 460 đến 472)

Trích nguyên văn!

Trần Quang Diệu



Sau đêm 20.8.1963, một phái đoàn Phật giáo Việt Nam vượt biên giới qua Cambogde

(Nhằm phản bác những ai nói rằng thời ông Ngô Đình Diệm "không có đàn áp Phật giáo")

"Đêm 20-8, phần lớn các vị Tăng, Ni đều bị bắt. Còn một số quý vị khác, vì nhận thấy trọng trách của mình trước sự tồn vong của Phật giáo, nên không ngần ngại, tìm đủ mọi cách thoát khỏi nanh vuốt của gia đình họ Ngô, rồi hòa mình vào quần chúng, tiếp tục công cuộc tranh đấu. Bởi vậy, trong giai đoạn khốn cùng nhất của Phật giáo; vẫn kết hợp được phái đoàn, tương đối ưu tú, bí mật vượt biên giới qua Miên.

Phái đoàn này do ngài Pháp Tri lãnh đạo, cùng với quý thầy: Thiện Bình, Thiện Tuệ, Pháp Siêu, sư Bổn, sư Đìu, sư Mỹ... Đoàn xuất phát từ Sài gòn vào khoảng 25, 26 tháng 9; trong lúc đi, đoàn chia ra nhiều nhóm, và vượt biên giới nhiều ngả khác nhau để tránh khỏi sự theo dõi của công an mật vụ biên phòng. Sau nhiều ngày gian nan, các vị tới Nam vang.

(...)

Phái đoàn được hai vị vua Sãi Cao miên là Phammayut và Mahanica mời đến tiếp kiến, hai vị tỏ lòng ủng hộ cuộc tranh đấu của Phật giáo Việt Nam.



Tại Cambogde, "trong lúc phái đoàn đang hoạch định một chương trình hoạt động, thầy Thiện Bình gởi thư cho trưởng phái đoàn Liên hiệp Quốc ở Cao miên, phát nguyện móc mắt để cúng dường chư Phật thì ở Việt Nam tiếng súng cách mạng bùng nổ."

Đây là bức thư của thầy Thiện Bình:

Phnom-penh, ngày 29 tháng 10 năm 1963

KÍNH GỞI:

ÔNG TRƯỞNG PHÁI ĐOÀN LIÊN HIỆP QUỐC Ở CAMPUCHEA

Chúng tôi là Thích Thiện Bình, tăng sĩ ở chùa Ấn Quang số 243 đường Sư Vạn Hạnh Sàigon, vừa thoát nạn Ngô đình Diệm đàn-diệt (đàn áp và tiêu diệt) tại miền Nam nước Việt Nam. Hiện ngụ tại chùa Sùng Phước Orussey 5 èm quartier. Kính nhờ ông chuyển đôi tròng mắt của tôi kèm theo văn thư này đến Đại hội Đồng Liên hiệp Quốc và phái đoàn điều tra Liên hiệp Quốc tại miền Nam nước Việt Nam, mỗi nơi một vật kỷ yếu này(mỗi nơi một tròng mắt của ông - tqd).

Kính thưa đại Hội đồng,

Kính thưa phái đoàn,

Để góp phần vào sự bảo hiểm đối với vần đề xâm phạm nhân quyền, tín ngưỡng, có chương trình quy mô ngoan ác của chính quyền Ngô đình Diệm, luôn che giấu sự thật hầu làm sai lạc sự nhận xét trên thế giới và quốc nội của chúng tôi. Họ đã tận dụng mọi thủ đoạn gian hùng xảo quyệt, khi thì đàn diệt chìm, lúc thì đàn diệt nổi đối với Phật giáo chúng tôi. Và đó cũng là sự manh nha cho sự tiêu diệt Phật giáo trên thế giới, và nền hòa bình của nhân loại.

Vì thế, nên tôi tự nguyện hy sinh đôi mắt của tôi trước cúng dường cho Phật giáo, sau kính dâng lên Đại hội đồng, và Phái đoàn điều tra Liên hiệp quốc để làm lưu niệm trong chuyến đi làm việc công ích của quý ngài, có những tia sáng ánh mắt của người tu sĩVà đồng thời, với nếp sống mù lòa của tôi để biểu hiệu cho thực trạng của Phật giáo đồ hiện nay và cũng là để tỏ tình chia sớt đôi phần sự thống khổ lầm than giữa tôi với toàn thể Phật giáo đồ miền Nam nước Việt, do ác hành (hành động ác), độc đoán của chính quyền Ngô đình Diệm gây nên. Nên, giờ phút này chúng tôi phải tha hương tỵ nạn và cầu cứu với các dân tộc, các quốc gia yêu chuộng công bằng và hòa bình trên thế giới.

Quý ngài ái ngại trước sự kiện này chăng?

Không thể ... (tôi tự nghĩ).

Vì ánh mắt này đại diện cho tu sĩ chân chánh chưa từng bị một cảm dỗ nào làm mờ đi, mà gây ra tội ác, nghĩa là ánh sáng này không vì tài, sắc, danh lợi v.v... lôi cuốn mình vi phạm với trọng trách của mình là hiện thân của sự thật. Như thế ánh mắt người tu sĩ hẳn sẽ giúp quý ngài phần nào trên đường phục vụ sứ mạng, nhất là sự điều tra về vụ Phật giáo tại miền Nam nước Việt Nam.

Và hơn nữa, cũng để cảnh tỉnh những con người ác bạo gian manh như các ông: Ngô đình Diệm, Bửu Hội, và ông bà Ngô đình Nhu v.v...

Cảnh tỉnh để:

Các ông bà ấy nhìn nhận tội ác của mình đối với Phật tử trước quốc dân và thế giới. Vì lẽ các ông bà ấy vi phạm nhân quyền, kỳ thị tín ngưỡng, khiến cho sự hòa bình trên thế giới phải đảo lộn, nghĩa là các ông bà ấy, đã gây mầm chiến tranh tôn giáo.

- Các ông bà ấy, tiến sâu vào con đường tàn bạo mà từ lâu các ông bà ấy hằng âm mưu vu khống Phật tử với thái độ phi quân tử.

Các ông bà ấy thành thật nhận:

Chúng tôi không tranh ghế ngồikhông giành đô lakhông làm chính trị gì cả đối với các ông bà ấy, mà chúng tôi chỉ muốn các ông bà ấy hãy trả lại sự tự do tín ngưỡng và thực hiện bình đẳng tôn giáo đối với Phật giáo đồ của chúng tôi mà thôi.

Thế mà tăng ni đồng bào Phật tử, sinh viên, học sinh Phật tử chúng tôi, đã bị giết chóc, bị giam cầm tra tấn thảm khốc vô biên. Máu lệ đau thương của chúng tôi đã đổ nhiều, nhưng Ngô gia vẫn tận dụng bạo quyền tiếp diễn mãi cảnh máu rơi, thịt đổ đối với các hàng Phật tử trong tay không một tấc sắt, tấc cây, họ chỉ có cà sa và tràng hạt. Tuy nhiên, chúng tôi, hàng đối địch ác nhân (con người ác) bằng cách tự hủy hoại thân mình để cầu nguyện cho họ thay tâm thú của họ bằng "thánh tâm" mà ai cũng sẵn có, khiến thánh tâm ấy ra tiếp xúc vời mình, với người trong nhân đạo tự do và bình đẳng thực sự.

Chúng tôi không thù oán ai cả! nhưng luôn kiên quyết tranh thủ trong tình thương hại với ác nhân, với sức mạnh nhiệm mầu, trong tinh thần (bất bạo động) đến khi nào đạt được mục đích.

Chỉ có thế thôi!

Vậy chúng tôi yêu cầu phái đoàn giúp đỡ chúng tôi bằng cách điều tra xác thực và công tâm khắp trong mọi tầng lớp dân chúng Việt Nam thuộc Nam Việt. Phái đoàn can thiệp với nhà cầm quyền Ngô đình Diệm bãi, triệt các màng lưới công an, mật vụ và cảnh binh luôn theo dõi trong quần chúng để ám hại họ khi họ nói lên sự thật với phái đoàn, cần còn phải bảo vệ an ninh vĩnh viễn đối với họ.

Phái đoàn hãy tiếp xúc với quý thầy trong Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo như: thầy Thích tâm Châu, Thích thiện Minh, Thích trí Quang, Thích đức Nghiệp, Thích huyền Quang, Thích quảng Độ, Thích quảng Liên và Cư sĩ Mai thọ Truyền. Họ phải có mặt có lời tường trình và khiếu nại trước Đại hội đồng (phái đoàn) Liên hiệp quốc. Vì bên cạnh Đại hội đồng đã có lời bàn giải của nhân viên chính quyền.

Nếu không được như thế thì sự điều tra của phái đoàn chỉ trong sự sắp đặt của chính quyền Ngô đình Diệm, dĩ nhiên là không bao giờ nhìn được sự thực, và sự giải quyết của Đại hội đồng chỉ trong đơn phương khó đạt được chính lý. Vì theo nguyên cáo để biện lý cùng nhau trước Đại hội đồng.

Chúng tôi rất lưu ý đến Phái đoàn Đại hội đồng hiện có biện pháp, phương tiện nào hữu hiệu toàn vẹn đem cứu Phật giáo đồ chúng tôi thoát khỏi độc kế của chính quyền Ngô đình Diệm gian giảo mưu dụng danh từ Việt cộng cố gán lên mình con người Phật tử chúng tôi để họ tận diệt chúng tôi. Họ dùng chiêu đề Việt cộng để phao vu chúng tôi giữa lúc Nam Bắc tương tranh là dễ quá mà! Để thực hiện chương trình trên, hầu củng cố hậu thuẫn nên các ông bà, không từ chối một sự lừa dối, bất công, độc đoán và vô nhân đạo nào đối với các tôn giáo, giáo phái, dù cho Phật giáo là một tôn giáo cổ truyền, và của đa số dân tộc Việt Nam. Một tôn giáo có hàng ngàn năm lịch sử mà không một tỳ vết hoen ố gì trong lịch sử văn minh loài người, nhưng cũng phải bị nằm trong chương trình đàn diệt của Ngô gia. Phương chi trước đây, Cao đài giáo, Hòa hảo giáo làm gì khỏi phải điêu tàn, tang tóc trong nanh vuốt độc tài của nhà Ngô. Hiện trạng số phận tuy đồng nhau, nhưng oan ức hơn là Phật giáo không quân đội, và không bao giờ làm chính trị, vì họ trung thành với giáo lý thuần túy của Đức Phật.

Vậy một lần nữa tôi yêu cầu Đại hội đồng và Phái đoàn ý thức cho lời thành khẩn và tri ân của tôi đang kêu gào cầu cứu trong lúc Đại nạn Phật giáo tại miền Nam nước Việt.

Kính chúc Đại hội đồng sớm thành công.

Kính chào,

Tăng sĩ tỵ nạn và cầu cứu

THÍCH THIỆN BÌNH

ký tên"

(PHẬT GIÁO VIỆT NAM 1963 - Công cuộc tranh đấu của PHẬT GIÁO VIỆT NAM by Quốc Tuệ. In lần thứ nhất tại Sài gòn năm 1964; In lần thứ hai tại Pháp quốc năm 1987, từ trang 485 đến 490)



Trích nguyên văn!

TQD
1) “Đạo Cao Đài Bị Nhà Ngô Đàn Áp Ra Sao?”:

http://thientrithucvn.blogspot.com.au/2013/01/ao-cao-ai-bi-nha-ngo-ap-ra-sao-gioi.html

2) “PHẬT GIÁO HÒA HẢO BỊ NHÀ NGÔ ĐÀN ÁP RA SAO?”:

http://hoangnamgiao.blogspot.com.au/2013/02/phat-giao-hoa-hao-bi-nha-ngo-ap-ra-sao.html



3) Nhà Ngô Đàn Áp Phật Giáo Đêm 20 tháng 8 năm 1963 ra sao?:

http://sachhiem.net/LICHSU/TR/TQD33_danap.php

_._,.___

Reply via web post

Reply to sender

Reply to group

Start a New Topic

Messages in this topic (1)

DiendanDanToc@yahoogroups.com 
Dien dan Dan-Toc [DDDT] - Dien dan thong tin da chieu.
DDDT ton trong nhung di biet trong moi lanh vuc, bao gom ca chinh tri, ton giao...
DDDT khong chap nhan ngon ngu khiem nha; xin tranh luan, phan bien...trong tinh than xay dung, on hoa va tuong kinh...ngon ngu khong nen di qua xa.
Tran trong
Chu nhiem Dien dan Dan-Toc
Dong Hai-Nguyen Duc Hien

VISIT YOUR GROUP 


  • New Members 1

• Privacy • Unsubscribe • Terms of Use

. https://mail.google.com/mail/u/0/?ui=2&ik=d7cc8707c4&view=lg&msg=14536c0483be43df



http://sachhiem.net/LICHSU/TR/TQD37.php

……………………………………………



---------- Thư được chuyển tiếp ----------
From: sylvia le yahoo.com>
To: "DiendanDanToc@yahoogroups.com" , "DienDanPhuVan@yahoogroups.com" , "diendanviahe@yahoogroups.com" , "diendan_tudo@yahoogroups.com" , "VIDANVIET@yahoogroups.com" , chinh nghia viet , DDChinh Nghia , phungsuxahoi
, TamVi

Каталог: groups -> 87933057
groups -> BÁo cáo môn: RÈn luyện nghiệp vụ SƯ phạM 3
groups -> Phản Bội hay Tự Do cho Việt Nam ?
groups -> Tin khoa hoc december 31, 2010 Những vụ phóng vệ tinh thất bại trong 2010 Trong năm 2010, một số quốc gia đã vấp phải các sự cố trong việc phóng vệ tinh vào không gian
groups -> Một Thời Bạn Học Revised 8/4/10 việt nam
87933057 -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts Đấu tranh cho Tự-do Cá-nhân & Nguyên-tắc Dân-chủ Xã-hội tại Việt-Nam
87933057 -> Vdv-100c-bhtdso100c-tononggovapgiadinh-hotxingau-dieungoa-dothuan-072014
87933057 -> Vdv-04-chuoidienthoso04-khanhly-casy-govap-phuonghoang-dataidatat-mat net-tonong-quocphong-072214
87933057 -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts

tải về 0.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương