Báo cáo kết quả quan trắc môi trường tỉnh Quảng Bình năm 2015



tải về 3.89 Mb.
trang11/40
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích3.89 Mb.
#24328
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   40

6. Nước thải sinh hoạt


Nước thải sinh hoạt hiện đang chiếm khoảng 80% tổng lượng nước thải trên địa bàn thành phố và các đô thị, hầu hết nước thải sinh hoạt từ các hộ dân, bệnh viện, các công sở… đều xả trực tiếp vào cống rãnh, sông ngòi mà không qua bất kỳ khâu xử lý nào, là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước ngầm, nước mặt trong khu vực. Tuy đã có cơ sở pháp lý là Luật và Quy chuẩn môi trường đối với nước thải sinh hoạt, song hiện trạng nước thải sinh hoạt và xử lý nước thải đang là vấn đề cấp bách.

Để đánh giá mức ô nhiễm nước thải sinh hoạt tác động môi trường, chương trình quan trắc đã tiến hành tại 5 cửa xả nước thải sinh hoạt tại các khu vực đô thị, các khu tập trung dân cư đông trên địa bàn tỉnh.



Kết quả quan trắc nước thải sinh hoạt năm 2015 được trình bày ở[Bảng43, 44 và 45 - phụ lục 4]. So sánh với QCVN 14: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (Cột B) - Quy định giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Diễn biến nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh được đánh giá như sau:

6.1.Diễn biến theo thời gian năm 2015





Diễn biến hàm lượng TSS
trong nước thải sinh hoạt tại một số cửa
xả trên địa bàn tỉnh năm 2015
Diễn biến hàm lượng TDS trong nước thải sinh hoạt tại một số cửa xả trên địa bàn tỉnh năm 2015
Diễn biến hàm lượng BOD5
trong nước thải sinh hoạt tại một số
cửa xả trên địa bàn tỉnh năm 2015
Diễn biến hàm lượng NO3--N trong nước thải sinh hoạt tại một số cửa xả trên địa bàn tỉnh năm 2015
Diễn biến hàm lượng PO43--P
trong nước thải sinh hoạt tại một số cửa
xả trên địa bàn tỉnh năm 2015
Diễn biến hàm lượng NH4+-N trong nước thải sinh hoạt tại một số cửa xả trên địa bàn tỉnh năm 2015
Mật độ coliform trong nước thải sinh hoạt tại một số cửa xả
trên địa bàn tỉnh năm 2015

Kết quả quan trắc chất lượng nước thải sinh hoạt năm 2015 tại một số cửa xả thải đại diện trên địa bàn tỉnh năm 2015 cho thấy, phần lớn các chỉ tiêu có giá trị khá cao và đã vượt quy chuẩn cho phép trước khi xả vào môi trường tiếp nhận vào các thời điểm quan trắc trong năm (Hình 187 đến hình193).

Hàm lượng TDS, các chất dinh dưỡng, chất hữu cơ có xu hướng tăng cao vào mùa khô (đợt 2) trong khi đó hàm lượng TSS, coliforms tăng cao vào mùa mưa (đợt 4). Một số chỉ tiêu đã vượt quy chuẩn cho phép tại các thời điểm khác nhau trong năm. Cụ thể:

- Hàm lượng TSS tại các vị trí quan trắc dao động trong khoảng 30 - 173 mg/l, vượt QCCP từ 1,15 - 1,73 lần tại các cửa xả phường Hải Đình, cống Phóng Thủy và cửa xả thị xã Ba Đồn, các vị trí khác hàm lượng TSS đạt quy chuẩn cho phép;

- Hàm lượng TDS tại các vị trí quan trắc dao động khoảng từ 287 - 5.560 mg/l, vượt ngưỡng quy chuẩn cho phép tại các vị trí cửa xả phường Hải Đình, Đồng Mỹ và cống Phóng Thủy, mức độ vượt dao động từ 1,5 - 5,56 lần và đạt quy chuẩn cho phép tại các vị trí quan trắc khác;

- Hàm lượng BOD5 dao động trong khoảng 28 - 95 mg/l, vượt ngưỡng tại hầu hết các cửa xả nước thải sinh hoạt, mức độ vượt dao động trong khoảng 1,02 - 1,9 lần. Riêng cửa xả ở thị xã Ba Đồn và khu du lịch SunSpa Resort đều đạt giá trị giới hạn QCVN cho phép tại các thời điểm quan trắc trong năm.

- Hàm lượng NO3--N dao động trong khoảng từ 0,5 - 54 mg/l, vượt ngưỡng quy chuẩn cho phép hơn 1 lần tại cửa xả phường Hải Đình và Đồng Mỹ vào thời điểm quan trắc đợt 2.

- Mật độcoliform tại các cửa xả đại diện trên địa bàn tỉnh dao động trong khoảng 550–12.230MPN/100ml, vượt QCCP tại hầu hết các vị trí quan trắc (trừ vị trí quan trắc tại cửa xả thị xã Ba Đồn) chủ yếu vào thời điểm quan trắc đợt 2, mức độ vượt dao động từ 1,1 - 2,4 lần.

6.2. Diễn biến theo không gian.


Qua kết quả quan trắc nước thải sinh hoạt năm 2015 tại một số cửa xả đại diện trên địa bàn tỉnh cho thấy, hầu hết các cửa xả đã bị ô nhiễm chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và coliform. Phần lớn các chỉ tiêu như TSS, TDS, chất dinh dưỡng (PO43--P, NO3--N), chất hữu cơ (BOD5) có giá trị cao hơn quy chuẩn tại một số điểm quan trắc cửa xả phường Hải Đình, Đồng Mỹ, cống Phóng Thủyvào các thời điểm quan trắc khác nhau (Hình 194 đến hình199).

Đây là các cửa xả thu gom nước thải sinh hoạt từ các khu đô thị tập trung đông dân cư, chợ Đồng Hới, chợ Đồng Mỹ và có thể là nguyên nhân làm gia tăng hàm lượng các chất trong nước tại các điểm xả thải này so với điểm xả khác. Hầu hết hàm lượng các chỉ tiêu trong nước thải sinh hoạt tại cửa xả thị xã Ba Đồn đạt QCCP và có giá trị thấp hơn so với các cửa xả trên địa bàn thành phố Đồng Hới.


6.3. Diễn biến qua các năm





Diễn biến hàm lượng TSS
trong nước thải sinh hoạt tại một số
cửa xả trên địa bàn tỉnh qua các năm
Diễn biến hàm lượng TDS trong nước thải sinh hoạt tại một số
cửa xả trên địa bàn tỉnh qua các năm




Diễn biến hàm lượng BOD5 trong nước thải sinh hoạt tại một số cửa
xả trên địa bàn tỉnh qua các năm
Diễn biến hàm lượng PO43--P trong nước thải sinh hoạt tại một số cửa xả trên địa bàn tỉnh qua các năm


Diễn biến hàm lượng NO3--N
trong nước thải sinh hoạt tại một số
cửa xả trên địa bàn tỉnh qua các năm
Mật độ coliform trong nước thải sinh hoạt tại một số cửa xả
trên địa bàn tỉnh qua các năm

Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2015, nước thải sinh hoạt có sự biến động qua các năm. Hàm lượng TSS năm 2015 tăng cao tại cửa xả phường Đồng Mỹ, Hải Đình so với các năm trước nhưng giảm đáng kể tại cửa xả phường Hải Đình, cống Phóng Thủy; hàm lượng TDS, BOD5 tương đối ổn định qua các năm, riêng tại vị trí cửa xả Đồng Mỹ (TDS, BOD5) lần lượt tăng cao vào các năm 2015 và năm 2011. Hàm lượng PO43--P giảm đáng kể tại hầu hết các cửa xả trong khi đóNO3N có xu hướng tăng từ năm 2012 – 2014; mật độ coliform giảm mạnh so với các năm 2011 – 2014.

Nhìn chung, nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Đồng Hới năm 2015 đã có dấu hiệu ô nhiễm chất dinh dưỡng,chất hữu cơ, TSS, TDS và coliforms. Hàm lượng các chỉ tiêu trong nước thải sinh hoạt tại các cửa xả trên địa bàn tỉnh biến động khá rõ giữa các đợt quan trắc trong năm, các thông số đạt giá trị cao và vượt giới hạn Quy chuẩn cho phép tại các cửa xả khu vực thành phố Đồng Hới, nước thải tại vị trí cửa xả thị xã Ba Đồn tốt hơn so với các điểm quan trắc khác mặc dù hàm lượng TSS cao hơn quy chuẩn quy định.

Каталог: 3cms -> upload -> stnmt -> File
upload -> Thủ tục: Đăng ký hợp đồng cá nhân đối với lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài a Trình tự thực hiện
upload -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ nghị
stnmt -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng số: 10/2008/QĐ-btnmt
stnmt -> V/v: Tăng cường quản lý thực hiện dự án "Nước sạch và vệ sinh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng"
stnmt -> Điều Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 39 Nghị định số 29/2011/NĐ-cp ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường
File -> CÔng vă n c ủa t ổn g c ụ c đ Ị a c h í n h số 1 5 5 8 / Đ c -đ Đ b đ n g à y 1 3 1 0 1 9 9 9 V ề V i ệc h ưỚ n g d ẫn L ậ p b ảN Đ Ồ NỀ n là m c ơ s ở t h à n h L ập b ả n đ Ồ h I ệ n t r ạ n g s ử DỤ n g đ ẤT

tải về 3.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   40




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương