Báo cáo kết quả quan trắc môi trường tỉnh Quảng Bình năm 2015



tải về 3.89 Mb.
trang2/40
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích3.89 Mb.
#24328
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   40

MỞ ĐẦU


Quan trắc môi trường là một yêu cầu cấp thiết,là hoạt động then chốt, không thể thiếu trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường. Góp phần đánh giá chất lượng môi trường và nhận dạng các thay đổi hay xu hướng biến đổi chất lượng môi trường qua thời gian hay không gian, đồng thời cập nhật, bổ sung hệ thống hóa các số liệu một cách liên tục về hiện trạng môi trường hàng năm nhằm xác định khu vực, thành phần môi trườngbị ô nhiễm, từ đó có kế hoạch phòng chống suy thoái môi trường, sự cố môi trường. Bên cạnh đó, quan trắc môi trường hàng năm cũng đảm bảo chiến lược phát triển kinh tế ổn định, lâu dài và bền vững đáp ứng kịp thời quá trình phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống người dân.

Trong năm qua tình hình kinh tế trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực xã hội, đời sống nhân dân ngày một nâng cao, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quốc phòng ngày càng được củng cố vững chắc.

Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển kinh tế và xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã mang lại những thành tựu nhất định.Quảng Bình cũng đang phải đối mặt với những vấn đề về môi trường phát sinh, chất lượng các thành phần môi trường có những thay đổi, một số thông số đặc trưng trong môi trường cao hơn Quy chuẩn Việt Nam. Do đó,kết quả báo cáo quan trắc là cơ sở khoa học quan trọng nhằm phục vụ cho công tác quản lý môi trường nói riêng và quản lý các ngành liên quan nói chung. Công tác quan trắc môi trường đã đánh giá được chất lượng các thành phần môi trường, xem xét mức độ ô nhiễm, khả năng sử dụng các thành phần môi trường và thu thập số liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý môi trường.

Trong thời gia qua, tỉnh Quảng Bình đã có những giải pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực của quá trình phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế – xã hội đến môi trư­ờng và đã đạt đ­ược một số kết quả nhất định, đảm bảo chiến lược phát triển kinh tế ổn định, lâu dài và bền vững.


1. Giới thiệu chung về nhiệm vụ quan trắc

1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ

1.1.1. Mục tiêu


Quan trắc môi trường nhằm cung cấp các thông tin, số liệu phục vụ cho công tác quản lý môi trường lập Báo cáo hiện trạng môi trường, đồng thời cung cấp các số liệu quan trắc để làm cơ sở dữ liệu khoa học nhằm cảnh báo kịp thời các diễn biến bất thường hay các nguy cơ ô nhiễm, suy thoái môi trường do các hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra trên địa bàn tỉnh. Xây dựng cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường phục vụ cho việc lưu trữ, cung cấp và trao đổi thông tin.

1.1.2. Nhiệm vụ


Đề án quan trắc môi trường tỉnh Quảng Bình năm 2015 đã được Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt theo Quyết định số 49/QĐ-TNMT ngày 06 tháng 4 năm 2015 với các nội dung chính như sau:

+ Quan trắc tiếng ồn: 34 điểm,tần suất 4 đợt/năm.

+ Quan trắc môi trường không khí: 05 chỉ tiêu tại 34điểm,tần suất 4 đợt/năm.

+ Quan trắc môi trường nước mặt: 15 chỉ tiêu tại 22điểm,tần suất 4 đợt/năm.

+ Quan trắc môi trường nước ngầm: 13 chỉ tiêu tại 8 điểm,tần suất 2 đợt/năm.

+ Quan trắc môi trường nước biển ven bờ: 13 chỉ tiêu tại 7 điểm,tần suất 4 đợt/năm.

+ Quan trắc nước thải sinh hoạt: 09 chỉ tiêu tại 05 điểm,tần suất 2 đợt/năm.

+ Quan trắc nước thải công nghiệp: 09 chỉ tiêu tại 06 điểm,tần suất 2 đợt/năm.

+ Quan trắc môi trường đất: dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhóm Clo hữu cơ tại 07 điểm,tần suất 2 đợt/năm.

1.2. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội tỉnh QuảngBình

1.2.1. Vị trí địa lý


Quảng Bình là tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ, Việt Nam, có vị trí địa lý được giới hạn bởi các tọa độ địa lý ở phần đất liền là:

- Điểm cực Bắc: 1800512’’ vĩ độ Bắc;

- Điểm cực Nam: 1700502’’ vĩ độ Bắc;

- Điểm cực Đông: 10605937’’ kinh độ Đông;

- Điểm cực Tây: 10503655’’ kinh độ Đông;



Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km ở phía Đông,có Cảng Biển Hòn La, cảng Gianh, cảng Nhật Lệvà có chung biên giới với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 201,87 km ở phía Tây, phía Bắc tiếp giáp tỉnh Hà Tĩnh với chiều dài địa giới 136,5km; phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị với địa giới 78,8km [4].

Trên địa bàn Quảng Bình có quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam. Các đường quốc lộ 12A, đường xuyên Á và tỉnh lộ TL10, TL11, TL16 và TL20 chạy từ Đông sang Tây gián tiếp hoặc trực tiếp qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác nối liền với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 8.065 km2­­, dân số trung bình năm 2014 là 868.174 người. Quảng Bình có 08 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm thành phố Đồng Hới, thị xã Ba Đồn và 06 huyện là Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy, Quảng Trạch, Tuyên Hoá, Minh Hoá; 159 đơn vị hành chính cấp xã, phường trong đó có 16 phường, 07 thị trấn và 136 xã[1].

1.2.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo [4]


Quảng Bình nằm phía Đông dãy Trư­ờng Sơn có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh, bề ngang hẹp và có độ dốc ra biển lớn. Dọc theo lãnh thổ đều có các dạng địa hình: vùng núi, trung du, đồng bằng và đất cát ven biển. Đại bộ phận lãnh thổ là vùng đồi núi (chiếm trên 85% diện tích tự nhiên), đồng bằng nhỏ hẹp, đất lúa ít, đất nông lâm xen kẻ và bị chia cắt bởi nhiều sông, suối dốc. Địa hình có thể phân chia thành 04 tiểu vùng:

* Vùng núi cao nằm dọc sườn Đông Tr­ường Sơn: Chiếm 78% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh, có độ cao từ 250-2.000m, thấp dần từ Tây sang Đông và từ Bắc vào Nam, độ dốc trung bình 300. Đất nông nghiệp chỉ chiếm 3% diện tích của tiểu vùng.



* Vùng gò đồi và trung du: Đây là vùng có độ cao từ 50-250m, độ dốc trung bình từ 250 trở lên. Vùng trung du chiếm tới 9% diện tích tự nhiên và 30% diện tích đất nông nghiệp của toàn tỉnh.

* Vùng đồng bằng ven biển: Chiếm 8% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh. Đất nông nghiệp chiếm 32,8%, chủ yếu dùng vào việc trồng lúa nư­ớc, đây là vùng có nền kinh tế phát triển hơn các vùng khác trong tỉnh.

* Vùng cát ven biển: Vùng cát ven biển có độ cao từ 2 - 50m so mực n­ước biển, độ dốc có những nơi đạt 600. Diện tích chiếm 5% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, đất canh tác nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 8% diện tích của tiểu vùng.

1.2.3. Đặc điểm khítượng, thủy văn


* Đặc điểm khí tượng

Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa,chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô.

+ Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.600 mm/năm, thời gian mưa tập trung từ tháng 9, 10 và tháng 11 hàng năm, tổng lượng mưa 3 tháng nói trên chiếm 56 - 65% tổng lượng mưa cả năm, nên thường gây lũ lụt trên diện rộng, lượng mưa bình quân năm là 186,86 mm, số ngày mưa trung bình là 152 ngày/năm[2].

+ Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 240C - 250C, ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7, 8 nắng gắt với gió Tây Nam khô nóng, lượng bốc hơi lớn (1.005,7 mm/năm) nên thường xuyên gây hạn hán[2].

Nhiệt độ bình quân năm toàn tỉnh là 24,80Ctăng dần từ Bắc vào Nam, giảm dần từ Đông sang Tây, số giờ nắng bình quân năm 127,4 giờ, độ ẩm bình quân năm 83,6%.



Quảng Bình là một trong những tỉnh nằm trong vùng có khí hậu khắc nghiệt, mùa hè có gió Tây Nam khô nóng kết hợp với thiếu mưa gây hạn hán. Bão vào mùa mưa, tập trung vào tháng 9 đến tháng 11 và thường đi kèm với mưa lớn. Mùa bão ở Quảng Bình diễn ra từ tháng 7 9 đến tháng 11, trong đó từ tháng 9 – 10 có nhiều cơn bão nhất. Tần suất và cường độ bão biến động thất thường qua từng năm, có năm không có bão nhưng có năm lại liên tiếp 2 – 3 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp.Do lãnh thổ hẹp, sông ngắn và dốc nên mùa mưa bão thường có hiện tượng lũ, lụt gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của, ảnh hưởng đến đời sống cũng như hoạt động sản xuất nông nghiệp hàng năm[5].

* Đặc điểm thủy văn, thủy triều

- Đặc điểm thủy văn:

+ Đặc điểm sông suối: Quảng Bình có nguồn nước mặt phong phú nhờ hệ thống sông suối, hồ khá dày đặc. Mật độ sông suối đạt khoảng 0,6 - 1,85 km/km2,tuy nhiên phân bố không đều và có xu hướng giảm dần từ Tây sang Đông, từ vùng núi ra biển, vùng núi mật độ sông suối đạt 1,0 km/km2, vùng ven biển từ 0,45 - 0,5 km/km2. Nhìn chung, sông ngòi của Quảng Bình có đặc điểm chung là chiều dài ngắn và dốc nên khả năng điều tiết nước kém, thường gây lũ kịch phát trong mùa mưa. Tốc độ dòng chảy lớn nhất là trong mùa mưa lũ; tổng lượng dòng chảy vào mùa lũ chiếm từ 60 - 80% lượng dòng chảy cả năm[2].

Do hệ thống sông ngòi trong vùng ngắn và dốc nên khi có mưa lũ lượng đất đá bị bào mòn từ vùng đất nông nghiệp, rừng và các hoạt động sản xuất kinh doanh từ thượng nguồn theo dòng chảy các con sông đổ vào biển làm gia tăng hàm lượng chất ô nhiễm vùng cửa sông, nước biển ven bờ.

+ Hệ thống hồ, đập: Toàn tỉnh Quảng Bình có 142 hồ chứa, tổng dung tích 540,719 triệu m3; dung tích hữu ích 432,567 triệu m3 và phân bố như sau: lưu vực sông Roòn: 11 hồ; lưu vực sông Gianh: 57 hồ; lưu vực sông Lý Hoà: 15 hồ; lưu vực sông Dinh: 8 hồ; lưu vực sông Nhật Lệ: 51 hồ. Hồ tự nhiên có hồ Bàu Tró, là hồ nước ngọt nằm ngay cạnh ven biển ở phía Bắc Đồng Hới có giá trị cung cấp nước cho thành phố Đồng Hới và ý nghĩa du lịch sinh thái; hồ Bàu Sen nằm ở phía Nam huyện Lệ Thủy trên dải cồn cát ven biển, đây cũng là hồ nước ngọt cung cấp nước sinh hoạt và tưới đồng ruộng cho một loạt các xã nằm quanh khu vực hồ. Hồ nhân tạo lớn nhất phải kể đến Vực Tròn nằm ở phía Bắc huyện Quảng Trạch, được ngăn bởi dòng chảy sông Roòn có dung tích 52,8 triệu m3, khả năng tưới theo thiết kế là 3.885ha. Ngoài ra, có hồ Cẩm Ly có dung tích 44,5 triệu m3 khả năng tưới tiêu khoảng 3.400ha, hồ Phú Vinh (22,4 triệu m3 và 1.570ha), hồ Tiên Lang (16,6 triệu m3 và 1.250ha) và một loạt các hồ khác.Đập dâng trong toàn tỉnh có 95 đập với tổng dung tích 9,37 triệu m3 và 01 đập ngăn mặn [4].

+ Nguồn nước ngầm: Khá phong phú, nhưng phân bố không đều, mức độ nông, sâu thay đổi phụ thuộc vào địa hình, nền địa chất và lượng mưa trong năm. Nhìn chung, nước ngầm ở tỉnh ta mới chỉ điều tra tổng thể, chưa điều tra chi tiết để đánh giá đầy đủ về trữ lượng. Đến nay đã điều tra đánh giá được tại huyện Lệ Thủy (21 xã, 01 thị trấn), huyện Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn (33 xã, 01 thị trấn), huyện Tuyên Hóa (16 xã, 01 thị trấn).

- Đặc điểm thủy triều:

Dòng chảy trong khu vực dải ven biển chủ yếu do sự tương tác giữa dòng triều và dòng chảy sông. Thủy triều dải ven biển Quảng Bình thuộc chế độ bán nhật triều không đều, hầu hết các ngày trong tháng có hai lần nước lên (nước lớn) và hai lần nước xuống (nước ròng), chênh lệch độ cao của hai lần nước lớn và hai lần nước ròng khá rõ rệt, thời gian triều dâng và triều rút của hai lần nước lớn và hai lần nước ròng cũng khác nhau. Biên độ thủy triều giảm dần từ Bắc vào Nam. Chênh lệch biên độ triều lên và triều xuống càng vào sâu trong sông càng giảm dần. Chênh lệch biên độ giữa triều lên và triều xuống trong các tháng mùa kiệt cũng như mùa lũ tại các nơi không đáng kể, tháng lớn nhất cũng chỉ vào khoảng trên dưới 30cm và tháng nhỏ nhất chỉ hơn kém nhau vài cm. Mùa thủy triều thường trùng với mùa mưa lụt nên thường gây tác hại lớn. Thời gian triều dâng thường dưới 10 giờ, thời gian triều rút trung bình 16 giờ, dài nhất là 18 giờ và ngắn nhất là13 giờ.


1.2.4. Tài nguyên thiên nhiên


* Tài nguyên đất:Theo kết quả điều tra phân loại theo hệ thống phân loại của FAO - UNESCO Quảng Bình có 10 nhóm đất với 23 đơn vị đất (Nhóm đất cát, Nhóm đất mặn, Nhóm đất phèn, Nhóm đất phù sa, Nhóm đất gley, Nhóm đất mới biến đổi, Nhóm đất có tầng loang lổ, Nhóm đất xám, Nhóm đất đỏ, Nhóm đất tầng mỏng)[6].

* Tài nguyên khoáng sản:Quảng Bình là một khu vực có tiềm năng về khoáng sản ở mức trung bình so với các tỉnh trong cả nước. Tuy nhiên, mức độ nghiên cứu chưa nhiều và các số liệu chỉ dừng về cơ bản ở mức dự báo [4].

Ngày 27 tháng 12 năm 2013, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hànhQuyết định số 28/2013/QĐ-UBND về việc điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2015 tầm nhìn đến năm 2020 của tỉnh gồm có 148 khu vực mỏ với diện tích 2.234,80 ha, bao gồm:58 khu vực mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường với diện tích: 1.457,50 ha;36 khu vực mỏ sét gạch ngói với diện tích: 356,10 ha; 29 khu vực mỏ cát, sỏi xây dựng với diện tích: 111,0 ha; 24 khu vực mỏ cát san lấp với diện tích: 298,20 ha;01 khu vực mỏ than bùn, diện tích: 12,0 ha.

* Tài nguyên nước: Quảng Bình có nguồn nước mặt khá phong phú nhờ hệ thống sông suối, hồ, đập khá dày đặc.

Quảng Bình có hệ thống sông ngòi khá phát triển với mật độ sông suối 0,6 – 1,85 km/km2, phân bố không đều và có xu hướng giảm dần từ Tây sang Đông, từ vùng núi ra biển. Sông ngòi Quảng Bình đều ngắn và dốc, có 5 cửa sông chính chảy ra biển đó là: Sông Gianh, sông Roòn, sông Nhật Lệ , sông Lý Hòa và sông Dinh. Các sông này do nhiều lưu vực hợp thành và đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn đổ ra biển.Trong đó, Sông Nhật Lệ là hợp lưu của 2 con sông lớn là sông Kiến Giang và sông Long Đại. Sông Gianh là hợp lưu của sông Son, sông Rào Nậy và sông Rào Nan. Toàn tỉnh có 140 hồ tự nhiên và nhân tạo với dung tích trên 539,845 triệu m3 nước, 65 đập, 164 trạm bơm, 01 đập ngăn mặn.

Nguồn nước ngầm của tỉnh khá phong phú, tuy nhiên phân bố không đều, mức độ nông sâu thay đổi phụ thuộc vào địa hình và lượng mưa trong mùa. Thường vùng đồng bằng ven biển có mực nước ngầm nông và dồi dào, đối với vùng trung du nước ngầm sâu và dễ bị cạn kiệt vào mùa khô.

Chất lượng nước ở vùng nhìn chung khá tốt, rất thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng cũng như sinh hoạt của dân cư. Tuy nhiên, chất lượng nước còn phụ thuộc vào vùng, độ nông sâu, vì vậy cần phải kiểm tra chất lượng trước khi sử dụng. Riêng đối với vùng đồng bằng ben biển thường bị nhiễm mặn do thủy triều lên gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. Theo số liệu thống kê của Phòng Tài nguyên nước, hiện nay trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành chương trình “Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất” trên địa bàn huyện Lệ Thủy (tại 26 xã, 2 thị trấn), huyện Quảng Trạch (tại 18 xã), thị xã Ba Đồn (tại 10 xã và 6 phường) và huyện Tuyên Hóa (16 xã và 1 thị trấn). Công tác điều tra, đánh giá trữ lượng nước ngầm chưa được triển khai tại địa bàn các huyện Quảng Ninh, Bố Trạch và huyện Minh Hóa.



* Tài nguyên sinh vật biển:Với đường bờ biển dài 116,04 km ở phía Đông từ Đèo Ngang đến Hạ Cờ.Dọc bờ biển có 5 cửa sông chính đổ ra biển. Ngoài khơi có 5 hòn đảo: Hòn La, Hòn Gió, Hòn Cỏ, Hòn Nồm và Hòn Chùa (đảo Yến) tạo thành những vịnh đẹp và thuận tiện cho các hoạt động phát triển kinh tế biển. Nguồn lợi hải sản ở đây tương đối phong phú và đa dạng với trữ lượng khoảng 90.000 tấn (có thể khai thác 42.000 – 45.000 tấn/năm) [3].

Biển Quảng Bình có nhiều chủng loại hải sản quý hiếm, có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang, hải sâm... Các loại tôm biển có giá trị kinh tế cao khả năng khai thác cho phép trên 2.000 tấn/năm. Các loại nhuyễn thể mực ống, mực nang khả năng khai thác cho phép 8.000 – 10.000 tấn/năm. Phía Bắc Quảng Bình có dãi san hô trắng với diện tích hàng chục halà điều kiện duy trì hệ sinh thái san hô đặc thù của vùng biển sâu miền Trung.Đây là nguồn nguyên liệu quý cho sản xuất hàng mỹ nghệ và tạo ra vùng sinh thái của hệ san hô. Điều đó cho phép phát triển kinh tế tổng hợp vùng ven biển.

* Tài nguyên thủy sinh nước ngọt:Quảng Bình thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ có khu hệ cá nước ngọt gồm 145 loài, thuộc 29 họ, 14 bộ, chiếm 26,7% số loài cá hiện có ở nước ta, trong đó loài cá có giá trị kinh tế có 28 loài, thuộc 14 họ, 9 bộ đứng sau các tỉnh Bắc Bộ và Nam Bộ về thành phần loài. Trong số 28 loài cá có giá trị kinh tế nêu trên, vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ có 03 loài đặc hữu là cá Mè Huế, cá Chẽm và cá Lăng Quảng Bình, đây là các loài cá quý hiếm chỉ có ở nước ta.

* Tài nguyên đa dạng sinh học rừng [3]

- Thảm thực vật rừng Quảng Bình rất đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều loại gỗ quý như: Lim xanh, Sến, Táu, Đinh, Gụ, Pơ mu...

- Động vật có nhiều loại thú quý hiếm như: Hổ, Báo, Trĩ sao, Gà lôi lam đuôi trắng, Sao la, Voọc và các loại bò sát, móng guốc khác.

Đặc sản dưới tán rừng khá đa dạng, phong phú và có giá trị lớn như song mây, dược liệu quý, phong lan… Đặc biệt Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng là nơi đại diện cho đa dạng sinh học của Quảng Bình, là nơi giao thoa của hai luồng động thực vật Bắc và Nam, với nhiều loại động, thực vật quý hiếm có trong Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ Thế giới. Qua các tài liệu nghiên cứu, khu hệ thực vật Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng có 18 loài quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam. Đặc biệt là có khu vực rừng bách xanh phân bố trên đỉnh núi đá vôi có từ 500 – 600 năm tuổi với 03 loài lan hài: Lan hài xanh, Lan hài xoắn và Lan hài đốm.

Khu hệ động vật có 29 loài quý hiếm, đặc hữu được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam (mới phát hiện 03 loài cho khoa học là rắn lục sừng, rắn lục Trường Sơn và tắc kè Phong Nha).

Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Quảng Bình tập trung ở các cửa sông, trong những năm qua mặc dù đã bị khai thác để nuôi tôm song những vùng còn lại vẫn còn những loại động – thực vật thủy sinh có giá trị kinh tế.

1.2.5. Tình hình kinh tế - xã hội


Quảng Bình có 06 huyện, 1 thị xã và 01 thành phố được phân bố theo đơn vị hành chính như sau:
Các đơn vị hành chính tỉnh Quảng Bình phân theo huyện, thành phố




Tổng số

Chia ra

Phường

Thị trấn



Tổng số

159

16

7

136

Thành phố Đồng Hới

16

10

-

6

Thị xã Ba Đồn

16

6

-

10

Huyện Minh Hoá

16

-

1

15

Huyện Tuyên Hoá

20

-

1

19

Huyện Quảng Trạch

18

-

-

18

Huyện Bố Trạch

30

-

2

28

Huyện Quảng Ninh

15

-

1

14

Huyện Lệ Thuỷ

28

-

2

26

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2014)

* Dân số và lao động:Dân số tỉnh Quảng Bình tính đến 31/12/2014có 868.174người. Trong đó nữ chiếm 49,96% và nam chiếm 50,04%. Dân số ở thành thị chiếm 19,53% dân số toàn tỉnh[1].

Mật độ dân số tỉnh Quảng Bình đạt 108 người/km2, trong đó mật độ dân số cao nhất tại thành phố Đồng Hới (đạt 743 người/km2) và thấp nhất là huyện Minh Hóa (đạt 35 người/km2). Số dân trong độ tuổi lao động là 532.064 người, trong đó có 522.168 người tham gia lao động trong các ngành kinh tế [1].



Diện tích, dân số và mật độ dân số phân theo huyện, thành phố

 

Diện tích (Km²)

Dân số trung bình (người)

Mật độ dân số (người/km²)

Tổng số

8.065

868.174

108

Thành phố Đồng Hới

156

115.923

743

Thị xã Ba Đồn

163

104.950

644

Huyện Minh Hoá

1.413

49.211

35

Huyện Tuyên Hoá

1.151

78.425

68

Huyện Quảng Trạch

451

105.463

234

Huyện Bố Trạch

2.124

182.508

86

Huyện Quảng Ninh

1.191

89.462

75

Huyện Lệ Thuỷ

1.416

142.232

100

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2014)

* Các ngành kinh tế: Trong năm qua, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình có những chuyển biến tích cực và đạt những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.

Kinh tế của tỉnh tiếp tục đà phục hồi và tăng trưởng khá, sản xuất nông nghiệp được mùa, năng suất lúa, sản lượng lương thực tăng 6,1% so với kế hoạch; sản xuất công nghiệp tuy vẫn gặp nhiều khó khăn, nhưng tăng trưởng cao hơn cùng kỳ và đạt kế hoạch đề ra; du lịch Quảng Bình đã có bước phát triển vượt bậc, lượt khách du lịch đến Quảng Bình đạt 2,862 triệu lượt, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội được chú trọng đầu tư; đã tổ chức thành công chuỗi các sự kiện: Hội nghị Xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch tỉnh Quảng Bình năm 2015 thu hút đông đảo các nhà đầu tư, du khách trong nước và quốc tế đến với Quảng Bình; Lễ đón nhận Bằng Di sản Thiên nhiên Thế giới lần thứ 2 do UNESCO trao cho Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng; Lễ hội Hang động năm 2015; lĩnh vực văn hóa, xã hội có những chuyển biến tiến bộ, đã tổ chức nhiều hoạt động thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp và đặc biệt là chào mừng thành công của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Công tác an sinh xã hội được quan tâm, đời sống nhân dân ổn định và có bước cải thiện; quốc phòng - an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.



Tuy vậy, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn; một số chỉ tiêu tuy có tăng trưởng nhưng tốc độ tăng còn thấp, chưa đạt kế hoạch; tái cơ cấu ngành nông nghiệp còn chậm; các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn; xuất khẩu giảm; lượng khách du lịch tăng nhưng thời gian lưu trú vẫn còn thấp, cơ sở lưu trú, các dịch vụ giải trí còn thiếu; các lĩnh vực văn hóa, xã hội có chuyển biến nhưng còn chậm; tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội ở một số nơi diễn biến phức tạp, nhất là những địa phương có tình hình tôn giáo, giải phóng mặt bằng, tranh chấp đất đai, khiếu kiện phức tạp[7].

* Phát triển hệ thống giao thông:Tỉnh Quảng Bình có hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh với đầy đủ các loại hình đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường hàng không.

- Về đường bộ: Hệ thống đường bộ tỉnh Quảng Bình khá hoàn chỉnh gồm QL 1A, đường Hồ Chí Minh, đường ven biển kết nối đồng bộ với các tỉnh phía Nam và phía Bắc; QL 12A kết nối khu vực phía Đông với phía Tây tỉnh.

- Về đường sắt: Tuyến đường sắt đi qua tỉnh Quảng Bình dài 160 km với 18 ga, 01 trạm đầu máy toa xe.

- Về đường hàng không: Sân bay Đồng Hới được đầu tư hoàn chỉnh và đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2008 với 1 đường băng dài 2,4 km, rộng 45m, theo tiêu chuẩn 4D của Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế ICAO.

- Giao thông đường thuỷ: Quảng bình có 2 cảng chính là cảng Hòn La và cảng Gianh, có khả năng tiếp nhận tàu đến 100.000 DWT. Có 72 bến thủy nội địa đáp ứng nhu cầu vận chuyển bằng đường thủy.

Nhìn chung, Quảng Bình có cơ sở hạ tầng giao thông hợp lý và tương đối hoàn chỉnh với hệ thống giao thông đa phương thức, đầy đủ 4 loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không, điều này giúp tỉnh thu hút đầu tư và phát triển toàn diện cơ cấu kinh tế.


1.3. Kế hoạch thực hiện, tần suất quan trắc


Tần suất quan trắc:

+ Quan trắc môi trường không khí và độ ồn: 4 đợt/năm.

+ Quan trắc môi trường nước mặt: 4 đợt/năm

+ Quan trắc môi trường nước ngầm: 2 đợt/năm

+ Quan trắc môi trường nước biển ven bờ: 4 đợt/năm

+ Quan trắc nước thải sinh hoạt: 2 đợt/năm

+ Quan trắc nước thải công nghiệp: 2 đợt/năm

+ Quan trắc môi trường đất: 2 đợt/năm

Kế hoạch thực hiện:

TT

Nội dung thực hiện

Thời gian thực hiện

01

Quan trắc môi trường tỉnh Quảng Bình đợt 1/2015

Từ 11/3 đến 01/4/2015

02

Quan trắc môi trường tỉnh Quảng Bình đợt 2/2015

Từ 12/5 đến 03/6/2015

03

Quan trắc môi trường tỉnh Quảng Bình đợt 3/2015

Từ 25/8 đến 30/9/2015

04

Quan trắc môi trường tỉnh Quảng Bình đợt 4/2015

Từ 06/11 đến 19/12/2015

1.4. Vị trí lấy mẫu


Sơ đồ vị trí quan trắc được thể hiện trong Bản đồ mạng lưới các điểm quan trắc hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Bình [Phụ lục 1].


Каталог: 3cms -> upload -> stnmt -> File
upload -> Thủ tục: Đăng ký hợp đồng cá nhân đối với lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài a Trình tự thực hiện
upload -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ nghị
stnmt -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng số: 10/2008/QĐ-btnmt
stnmt -> V/v: Tăng cường quản lý thực hiện dự án "Nước sạch và vệ sinh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng"
stnmt -> Điều Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 39 Nghị định số 29/2011/NĐ-cp ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường
File -> CÔng vă n c ủa t ổn g c ụ c đ Ị a c h í n h số 1 5 5 8 / Đ c -đ Đ b đ n g à y 1 3 1 0 1 9 9 9 V ề V i ệc h ưỚ n g d ẫn L ậ p b ảN Đ Ồ NỀ n là m c ơ s ở t h à n h L ập b ả n đ Ồ h I ệ n t r ạ n g s ử DỤ n g đ ẤT

tải về 3.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   40




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương