Báo cáo kết quả quan trắc môi trường tỉnh Quảng Bình năm 2015


Kết quả của các phòng thí nghiệm được đánh giá theo z-score như sau



tải về 3.89 Mb.
trang14/40
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích3.89 Mb.
#24328
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   40

Kết quả của các phòng thí nghiệm được đánh giá theo z-score như sau:


z ≤ 2: Kết quả thỏa đáng; (kết quả phân tích phòng thí nghiệm đáng tin cậy)

2

z > 3: Kết quả nằm ngoài khoảng giới hạn cho phép (kết quả phân tích phòng thí nghiệm không đáng tin cậy cần phải có biện pháp khắc phục)

Như vậy từ kết quả phân tích của phòng thí nghiệm đối chiếu với kết quả tính toán z – score cho thấy hầu hết các chỉ tiêu tham gia (10/14 chỉ tiêu) kết quả thỏa đáng;

Có 04 chỉ tiêu không đạt yêu cầu là Tổng Nitơ, Asen, Kẽm và Mangan (mắc sai số âm). Phòng thí nghiệm đã tiến hành kiểm tra, soát xét và phát hiện lỗi ở công đoạn lập đường chuẩn (chỉ tiêu Asen) và quá trình pha loãng (chỉ tiêu Tổng Nitơ, Kẽm và Mangan ) và đã tiến hành khắc phục lập lại đường chuẩn cũng như xem xét lại quá trình pha loãng mẫu.

Chương trình thử nghiệm liên phòng trên nền mẫu chuẩn chứng nhận (CRMs)



Trung tâm Quan trắc và kỹ thuật môi trường Quảng Bình đã tham gia chương trình thử nghiệm liên phòng CEM-LPT-15 trên nền mẫu chuẩn được chứng nhận (CRMs) cùng với 28 phòng thí nghiệm khác trên cả nước do Trung tâm Quan trắc môi trường – Tổng cục Môi trường tổ chức (CEM), quy trình chuẩn bị mẫu theo yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17043:2010. Kết quả tham gia chương trình thử nghiệm liên phòng của Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường Quảng Bình (mã số Lab – 36) như sau:
Kết quả tham gia thử nghiệm liên phòng

TT

Chỉ tiêu tham gia

Đơn vị tính

Kết quả

Giá trị của CEM-LPT-15

Khoảng chấp nhận

1

Amoni (NH4+)

mgN/l

5,11

4,21

3,60 ÷ 4,81

2

Nitrat (NO3-)

mgN/l

2,48

2,52

2,20 ÷ 2,81

3

Photphat (PO43-)

mgP/l

0,96

0,984

0,877 ÷ 1,09

4

Tổng Nito

mg/l

6,80

7,24

5,86 ÷ 8,54

5

Tổng Phốt pho

mgP/l

1,99

1,99

1,76 ÷ 2,24

6

Nitrit (NO2-)

mgN/l

0,71

2,50

2,25 ÷ 2,75

Kết quả của các phòng thí nghiệm được đánh giá theo khoảng chấp nhận nêu trong giấy chứng nhận (certificate) của nhà sản xuất.

Các phòng thí nghiệm tham gia có kết quả ngoài khoảng chấp nhận được đưa ra bởi ERA (cơ quan cung cấp mẫu chứng nhận) trên giấy chứng nhận được đánh giá là Không đạt; Các kết quả trong khoảng chấp nhận được đánh giá là Đạt; những phòng thí nghiệm có kết quả trùng với giá trị cận trên và cận dưới của khoảng chấp nhận được đánh giá là nằm trongvùng cảnh báo.

Như vậy từ kết quả phân tích của phòng thí nghiệm cho thấy hầu hết các chỉ tiêu tham gia (4/6 chỉ tiêu) kết quả đạt; Có 02 chỉ tiêu không đạt là Amoni và Nitrit.


IV. KẾT LUẬN

1. Kết luận

1.1. Tiếng ồn

1.1.1. Tại các nút giao thông, các khu du lịch, khu thương mại


Tiếng ồn tại hầu hết các đầu mối giao thông, các trung tâm đô thị đều vượt ngưỡng giới hạn quy chuẩn cho phép từ 1,6 đến 19,7 dBA, đạt giá trị cao tại các tuyến đường giao thông chính, trung tâm thương mại nơi có phương tiện tham gia lưu thông mật độ cao như ngã ba Cam Liên - huyện Lệ Thủy, ngã tư Bưu điện, TT thị trấn Hoàn Lão, ngã ba thị xã Ba Đồn, trước chợ Ba Đồn.

Tiếng ồn có sự biến động giữa các đợt quan trắc trong năm và có xu hướng tăng nhẹ vào thời điểm các đợt quan trắc 1 và 3.Đồng thời so với kết quả quan trắc giai đoạn từ năm 2011 - 2015 cho thấy, mức ồn khá ổn định ở các năm 2011 – 2012 vàcó xu thế tăng dần từ năm 2013 – 2015.


1.1.2. Tại các nhà máy, cơ sở sản xuất, khu công nghiệp


Phần lớn các vị trí quan trắc tiếng ồn xung quanh các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp đều đạt quy định theo quy chuẩn. Tuy nhiên, một số cơ sở sản xuất mức ồn quan trắc được tương đối cao và đã vượt ngưỡng giới hạn cho phép như nhà máy xi măng Vạn Ninh, nhà máy gạch Tuynel Lê Hóa.

Tiếng ồn xung quanh các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp biến động không lớn giữa các thời điểm quan trắc trong năm. Tuy nhiên, so sánh kết quả từ 2011 – 2015 cho thấy, năm 2015 tại hầu hết các điểm quan trắc tiếng ồn có xu hướng tăng nhẹ so với các năm từ 2011 – 2013 và khá ổn định so với năm 2014; tại vị trí quan trắc nhà máy gạch Tuynel Lê Hóa giảm đáng kể so với năm 2014.


1.2. Môi trường không khí xung quanh

1.2.1. Tại các nút giao thông, các khu du lịch, khu thương mại


Chất lượng môi trường không khí xung quanh tại các nút giao thông, các khu đô thị, khu du lịch trên địa bàn tỉnh ta khá tốt, chưa có dấu hiệu ô nhiễm. Tất cả các thông số quan trắc đều nằm trong giới hạn quy định theo QCVN 05:2013/BTNMT. Hàm lượng bụi và các khí cao tập trung chủ yếu tại các nút giao thông chính, các đô thị phát triển như ngã ba Cam Liên - huyện Lệ Thủy, TT thị trấn Kiến Giang, ngã tư bưu điện tỉnh, TT thị trấn Hoàn Lão, ngã ba thị xã Ba Đồn,…

1.2.2. Tại các nhà máy, cơ sở sản xuất, khu công nghiệp


Tất cả các thông số quan trắc chất lượng môi trường không khí tại các cơ sở sản xuất, KCN trên địa bàn tỉnh ta đều đạt quy định trong QCVN 05:2013/BTNMT. Tuy nhiên, nồng độ chất ô nhiễm trong môi trường không khí xung quanh có giá trị cao tại một số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng như: nhà máy xi măng Vạn Ninh, nhà máy xi măng Sông Gianh, nhà máy gạch Tuynel Lê Hóa,... trong cùng một cơ sở sản xuất vị trí sát tường rào cơ sở về phía cuối hướng gió hàm lượng bụi và các khí thường cao hơn so với vị trí khu dân cư gần nhất về phía cuối hướng gió.

Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường không khí giữa các thời điểm quan trắc trong năm cho thấy, hàm lượng bụi quan trắc được tại các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp có xu hướng tăng vào đợt 2 trong năm trong khi đó hàm lượng các khí độc CO, SO2, NO2 tại hầu hết các vị trí quan trắc tương đối ổn định giữa các thời điểm quan trắc trong năm.

Trong thời gian từ năm 2011 – 2015, chất lượng môi trường không khí tại hầu hết các điểm quan trắc trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định, hàm lượng bụi có xu hướng giảm dần qua các năm, trong khi đó các khí độc có chiều hướng tăng nhẹ so với các năm trước, tập trung chủ yếu tại một số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng như nhà máy xi măng Sông Gianh, nhà máy gạch Tuynel Ba Đồn, nhà máy gạch Tuynel Lê Hóa,…

1.3. Môi trường nước mặt lục địa


Phần lớn các sông trên địa bản tỉnh ta chưa có dấu hiệu ô nhiễm bởi chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, kim loại nặng và coliforms. Đa số các thông số quan trắc đều nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT. Chất lượng nước có xu hướng giảm dần về phía hạ nguồn các con sông và đoạn chảy qua khu vực tiếp nhận nước thải công nghiệp, các khu vực tập trung đông dân cư, các vùng NTTS, sản xuất nông nghiệp như đập Mỹ Trung, cảng cá Nhật Lệ, cầu Hai, sông Dinh đoạn chảy qua nhà máy cao su Việt Trung và nhà máy chế biến tinh bột sắn của công ty Cổ phần Focovev Quảng Bình, cuối làng Lý Hòa, cảng Gianh.

Hàm lượng các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và coliforms có giá trị cao hơn vào thời điểm quan trắc đợt 2 và đợt 3 trong năm, các kim loại nặng có giá trị rất thấp và biến động không lớn giữa các đợt quan trắc cũng như giữa các vị trí trên cùng hệ thống sông.

Giai đoạn từ năm 2011 – 2015, chất lượng nước có xu hướng ngày càng tốt hơn, ngoại trừ các sông Nhật Lệ, sông Dinh, sông Lý Hòa chất lượng nước bị suy giảm do tiếp nhận các nguồn gây ô nhiễm từ các hoạt động sinh hoạt dân sinh, các cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ dọc bờ sông.

Chỉ số đánh giá chất lượng nước WQI trên các sông cho thấy chất lượng nước sông khá cao tại Đại Giang, sông Son; chất lượng nước trên các sông Lý Hòa, sông Lệ Kỳ có dấu hiệu suy giảm so với các sông khác.


1.4. Nước biển ven bờ


Nhìn chung, chất lượng nước biển ven bờ trên địa bàn tỉnh ta tương đối tốt, tuy nhiên các biển có hoạt động dịch vụ du lịch phát triển như biển Nhật Lệ, Hải Ninh; các vùng biển Ngư Thủy Bắc và biển Cửa Phú là những vùng chịu ảnh hưởng của việc xả thải nguồn nước thải từ hoạt động NTTS trên cát chưa được xử lý đúng mức ra môi trường do đó chất lượng nước biển ven bờ tại các vùng này kém hơn và có dấu hiệu giảm dần qua các năm. Phần lớn các thông số về chất lượng nước biển ven bờ tại hầu hết vị trí quan trắc trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng cao vào mùa mưa (đợt 4) trong năm.

Trong giai đoạn năm 2011 – 2015, hàm lượng TSS và các chất hữu cơ (BOD5, COD); Fe+ tăng nhẹ và vượt QCCP tại một số biển trên địa bàn tỉnh trong khi đó chỉ số coliform giảm mạnh so với các năm trước. NH4+-N tại biển Cửa Phú tăng mạnh so với các năm 2011 – 2014, các biển khác khá ổn định; hàm lượng các kim loại nặng (Pb, Hg, Cd, As) có tính ổn định và ít biến động so với kết quả quan trắc các năm trước.


1.5. Nước ngầm


Kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm năm 2015 cho thấy, phần lớn các thông số quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 09:2008/BTNMT. Chất lượng nước ngầm trên địa bàn tỉnh ta tương đối tốt, chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi các thông số độ cứng, chất rắn tổng số vàkim loại nặng. Tuy nhiên, tại một số vị trí, hàm lượng amoni và coliform đã vượt giới hạn cho phép, đáng lưu ý là vị trí quan trắc nước ngầm huyện Quảng Ninh.Xét theo không gian, chất lượng nước ngầm khá ổn định nhưng có xu hướng giảm tại huyện Quảng Ninh. Hàm lượng các thông số quan trắc có một số biến động không đáng kể giữa các thời điểm quan trắc trong năm cũng như so với các năm trước.

1.6. Nước thải sinh hoạt


Kết quả quan trắc năm 2015 cho thấy, hầu hết các điểm quan trắc nước thải sinh hoạt đã có dấu hiệu ô nhiễm chất dinh dưỡng, chất hữu cơ, TSS, TDS và coliforms. Hàm lượng các chỉ tiêu trong nước thải sinh hoạt tại các cửa xả trên địa bàn tỉnh biến động khá rõ giữa các thời điểm quan trắc trong năm, các thông số đạt giá trị cao và vượt giới hạn Quy chuẩn cho phép tại các cửa xả khu vực thành phố Đồng Hới, nước thải tại cửa xả thị xã Ba Đồn đạt quy định trong quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT – Cột B.

Trong giai đoạn năm 2011 – 2015 hàm lượng các thông số trong nước thải sinh hoạt có sự biến động giữa các năm. Hàm lượng TSS tăng cao tại cửa xả phường Đồng Mỹ, Hải Đình so với các năm trước nhưng giảm đáng kể tại cửa xả phường Hải Đình, cống Phóng Thủy; hàm lượng TDS, BOD5 có tính ổn định qua các năm, riêng tại vị trí cửa xả Đồng Mỹ (giá trị TDS, BOD5) lần lượt tăng cao vào các năm 2015 và năm 2011. Hàm lượng PO43-, coliforms có xu hướng giảm đáng kể so với các năm trong khi đó NO3--Nlại có xu thế tăng dần từ năm 2012 – 2014.


1.7. Nước thải công nghiệp


Hầu hết các vị trí quan trắc nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh ta chưa đạt yêu cầu về xả thải, các thông số đặc trưng trong nước thải có giá trị cao hơn quy chuẩn tương ứng cho phép và có xu hướng tăng cao vàomùa khô (đợt 2) trong năm. Hàm lượng các thông số trong NTCN đạt giá trị cao tại nhà máy chế biến tinh bột Long Giang – Công ty TNHH Long Giang Thịnh và cảng cá sông Gianh, riêng nước thải Nhà máy chế biến cao su thuộc Công ty TNHH MTV Việt Trung đạt quy định theo QCVN 01-MT:2015/BTNMT đảm bảo quy định xả thải.

1.8. Môi trường đất


Chất lượng đất năm 2015 tại các vị trí quan trắc đại diện trên địa bàn tỉnh ta khá tốt, hàm lượng thuốc BVTV nhóm Clo hữu cơ đều rất thấp, nhỏ hơn giới hạn phát hiện của phương pháp phân tích và có tính ổn định so với kết quả quan trắc giai đoạn 2011 – 2015.

Каталог: 3cms -> upload -> stnmt -> File
upload -> Thủ tục: Đăng ký hợp đồng cá nhân đối với lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài a Trình tự thực hiện
upload -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ nghị
stnmt -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng số: 10/2008/QĐ-btnmt
stnmt -> V/v: Tăng cường quản lý thực hiện dự án "Nước sạch và vệ sinh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng"
stnmt -> Điều Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 39 Nghị định số 29/2011/NĐ-cp ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường
File -> CÔng vă n c ủa t ổn g c ụ c đ Ị a c h í n h số 1 5 5 8 / Đ c -đ Đ b đ n g à y 1 3 1 0 1 9 9 9 V ề V i ệc h ưỚ n g d ẫn L ậ p b ảN Đ Ồ NỀ n là m c ơ s ở t h à n h L ập b ả n đ Ồ h I ệ n t r ạ n g s ử DỤ n g đ ẤT

tải về 3.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   40




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương