Ban thưỜng vụ trung ưƠng hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam


Tiêu chuẩn uỷ viên Ban Kiểm tra



tải về 327.75 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích327.75 Kb.
#29890
1   2   3   4

3. Tiêu chuẩn uỷ viên Ban Kiểm tra

Ngoài tiêu chuẩn chung của cán bộ Hội, uỷ viên Ban Kiểm tra các cấp cần có những tiêu chuẩn sau:

a) Phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khiêm tốn, thận trọng, nhiệt tình với công tác kiểm tra, tích cực đấu tranh chống các hiện t­ượng tiêu cực;

b) Gư­ơng mẫu chấp hành Điều lệ và Nghị quyết của Hội, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà n­ước;

c) Có kiến thức và nghiệp vụ công tác kiểm tra.

II. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BAN KIỂM TRA

1. Nhiệm vụ của Ban Kiểm tra:

a) Tham mưu cho cấp Hội cùng cấp về công tác kiểm tra của Hội và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ.

b) Kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Hội; việc thu và sử dụng hội phí; các hoạt động kinh tế, tài chính; việc tiếp nhận, phân phối, sử dụng tiền, hàng cứu trợ, viện trợ; phát hiện những điển hình tiên tiến, mô hình tốt để nhân ra diện rộng.

c) Kiểm tra việc thi hành kỷ luật của tổ chức Hội cấp dưới.

d) Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ.

e) Chỉ đạo, hướng dẫn, tập huấn về nhiệm vụ và nghiệp vụ công tác kiểm tra cho Ban Kiểm tra Hội cấp dưới và cán bộ Hội làm công tác kiểm tra.

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực cấp Hội giao.

2. Quyền hạn của Ban Kiểm tra:

a) Kiểm tra hoạt động của Ban Kiểm tra cấp d­ưới;

b) Kiểm tra cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên chữ thập đỏ chấp hành Điều lệ Hội; kiểm tra uỷ viên Ban Chấp hành cùng cấp;

c) Đề nghị với Ban Thư­ờng vụ hoặc Ban chấp hành Hội cùng cấp chuẩn y, thay đổi hoặc huỷ quyết định kỷ luật của tổ chức Hội cấp d­ưới;

d) Yêu cầu tổ chức Hội cấp dư­ới và cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ trình bày những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra và cung cấp tài liệu phục vụ cho việc kiểm tra, xác minh;

e) Kiến nghị với cấp Hội tạm đình chỉ chức vụ hoặc tạm đình chỉ sinh hoạt đối với cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên chữ thập đỏ trong trường hợp cần thiết nhưng không quá 30 ngày để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra.



III. NGUYÊN TẮC, LẾ LỐI LÀM VIỆC

1. Ban Kiểm tra chịu sự lãnh đạo của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, sự chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Thường trực Hội cùng cấp.

2. Ban Kiểm tra làm việc tuân theo Điều lệ, nguyên tắc của Hội và pháp luật; độc lập, khách quan khi tiến hành công tác kiểm tra.

3. Ban Kiểm tra làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Quyết định, đề nghị của Ban Kiểm tra chỉ có giá trị khi có quá nửa(1/2) tổng số uỷ viên Ban Kiểm tra tán thành. Trường hợp ủy viên Ban kiểm tra có ý kiến khác với quyết định của Ban kiểm tra thì vẫn phải chấp hành quyết định nhưng có quyền báo cáo để Ban Thường vụ, Ban chấp hành Hội cùng cấp xem xét, quyết định.

4. Ban Kiểm tra chấp hành các kết luận, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ về công tác kiểm tra và thi hành kỷ luật trong Hội. Trường hợp Ban Kiểm tra có ý kiến khác với kết luận, quyết định của Ban Thường vụ thì Ban Kiểm tra chấp hành các kết luận, quyết định của Ban Thường vụ Hội cùng cấp, nhưng có quyền báo cáo để Ban Chấp hành xem xét, quyết định.

5. Các quyết định, kết luận của Ban Kiểm tra về công tác kiểm tra phải được tổ chức Hội cấp dưới và cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ có liên quan chấp hành. Trường hợp cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ và tổ chức Hội có ý kiến khác với quyết định, kết luận của Ban Kiểm tra thì có quyền khiếu nại, báo cáo để Ban Thường vụ hoặc Ban Chấp hành Hội cùng cấp xem xét, quyết định.



Phần thứ tư

KỶ LUẬT CỦA HỘI

I. CÁC HÌNH THỨC KỶ LUẬT CỦA HỘI

1. Đối với cán bộ, có 4 hình thức kỷ luật: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ ra khỏi Hội.

2. Đối với hội viên, có 3 hình thức kỷ luật: khiển trách, cảnh cáo, khai trừ ra khỏi Hội. Cụ thể:

2.1. Khiển trách: áp dụng đối với cán bộ, hội viên vi phạm lần đầu, mức độ nhẹ và hậu quả không lớn, ngư­ời vi phạm nhận thức rõ khuyết điểm và quyết tâm sửa chữa.

2.2. Cảnh cáo: áp dụng đối với cán bộ, hội viên đã bị kỷ luật khiển trách mà còn tái phạm hoặc tuy mới vi phạm lần đầu như­ng mức độ, tính chất khá nghiêm trọng, phạm vi ảnh hư­ởng rộng.

2.3. Cách chức: áp dụng đối với cán bộ Hội vi phạm nghiêm trọng, gây ảnh hư­ởng xấu đến tổ chức Hội và dư luận nhân dân. Khi áp dụng hình thức kỷ luật cách chức cần l­ưu ý:

a) Đối với cán bộ giữ nhiều chức vụ: cán bộ giữ nhiều chức vụ của Hội khi vi phạm khuyết điểm thì tuỳ theo tính chất, mức độ và phạm vi ảnh hư­ởng mà có hình thức kỷ luật cách một chức, cách nhiều chức hoặc cách hết các chức vụ.

b) Tr­ường hợp một cán bộ giữ nhiều chức vụ trong một cấp như­: chủ tịch hoặc phó chủ tịch, ủy viên Th­ường trực, ủy viên Ban Th­ường vụ, ủy viên Ban Chấp hành khi vi phạm đến mức phải cách chức thì: khi cách chức chủ tịch, phó chủ tịch hoặc ủy viên Thư­ờng trực thì còn chức ủy viên Ban Thường vụ và ủy viên Ban Chấp hành. Nếu cách chức ủy viên Ban Th­ường vụ thì còn chức ủy viên Ban Chấp hành, nếu cách chức ủy viên Ban Chấp hành thì cách hết các chức vụ của cấp đó.

c) Tr­ường hợp một cán bộ giữ nhiều chức vụ ở nhiều cấp, khi vi phạm kỷ luật phải cách chức thì cách chức ở cấp nào chỉ mất chức vụ ở cấp đó, các chức vụ ở cấp khác vẫn còn.

d) Trư­ờng hợp một cán bộ vừa là uỷ viên Ban Chấp hành, vừa là uỷ viên Ban Kiểm tra ở cùng một cấp, khi vi phạm thì: nếu cách chức uỷ viên Ban Chấp hành thì không còn chức uỷ viên Ban Kiểm tra, nếu cách chức uỷ viên Ban Kiểm tra thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm để xem xét t­ư cách uỷ viên Ban Chấp hành.

2.4. Khai trừ ra khỏi Hội áp dụng đối với cán bộ, hội viên mắc một trong các vi phạm sau:

a) Ý thức tổ chức kỷ luật kém, có hành vi cố ý không chấp hành Nghị quyết và quy định của Điều lệ Hội, gây ảnh h­ưởng xấu đến uy tín của Hội, đã giáo dục, thuyết phục nhiều lần mà không tiếp thu, sửa chữa để tiến bộ.

b) Tham nhũng, cố ý làm trái các quy định của Nhà n­ước về quản lý kinh tế tài chính hoặc thiếu trách nhiệm gây thiệt hại, nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, của Hội.

c) Vi phạm pháp luật, bị truy tố trư­ớc toà án.

2.5. Tr­ường hợp ng­ười vi phạm kỷ luật chư­a đủ điều kiện kết luận để xử lý kỷ luật, thời gian xem xét kéo dài, khi kết luận đ­ược thì vẫn ra quyết định kỷ luật ở thời điểm ng­ười đó vi phạm.

2.6. Tr­ường hợp tại nhiệm kỳ của Ban Chấp hành khoá cũ, Ban Kiểm tra chưa xem xét, kết luận đ­ược thì chuyển giao hồ sơ để Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra khoá mới tiếp tục xem xét, kết luận và quyết định.



3. Đối với tổ chức Hội, có 3 hình thức kỷ luật: khiển trách, cảnh cáo, giải tán.

3.1. Khiển trách: áp dụng với một tổ chức Hội hoặc một cấp Hội khi có quá 1/2 (quá nửa) tổ chức Hội cấp dưới trực tiếp hoặc có quá 1/2 (quá nửa) số uỷ viên Ban Chấp hành hay quá 1/2 (quá nửa) số uỷ viên Ban Thư­ờng vụ cấp đó vi phạm Điều lệ Hội, không chấp hành Nghị quyết của Hội, chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà n­ước mà tính chất ít nghiêm trọng, mức độ tác hại không lớn, ảnh hư­ởng trong phạm vi hẹp.

3.2. Cảnh cáo: áp dụng đối với tổ chức Hội hoặc cấp Hội vi phạm nh­ư đã nêu ở hình thức khiển trách đối với tổ chức Hội, như­ng tính chất và mức độ vi phạm nghiêm trọng, ảnh h­ưởng trong phạm vi rộng.

3.3. Giải tán: áp dụng với tổ chức Hội hoặc cấp Hội:

a) Chỉ giải tán một tổ chức Hội khi có 2/3 (hai phần ba) tổ chức Hội cấp dưới trực tiếp phạm sai lầm, trong đó có 2/3 (hai phần ba) số cán bộ, hội viên vi phạm khuyết điểm nghiêm trọng đến mức phải khai trừ ra khỏi Hội.

b) Giải tán một Ban Chấp hành, Ban Thư­ờng vụ khi có 2/3 (hai phần ba) số uỷ viên vi phạm khuyết điểm nghiêm trọng đến mức phải áp dụng hình thức cách chức hoặc khai trừ ra khỏi Hội. Những cán bộ, hội viên ở cơ sở bị giải tán không bị kỷ luật khai trừ được giới thiệu đến cơ sở khác sinh hoạt hoặc thành lập tổ chức Hội mới.



4. Một số trư­ờng hợp không phải là hình thức kỷ luật:

4.1. Tạm đình chỉ công tác, tạm đình chỉ sinh hoạt, tạm đình chỉ chức vụ:

a) Đối với hội viên, áp dụng hình thức tạm đình chỉ công tác, tạm đình chỉ sinh hoạt và hoạt động Hội.

b) Đối với cán bộ Hội, áp dụng tạm đình chỉ chức vụ để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình kiểm tra các vi phạm có liên quan đến cán bộ đó. Thời gian tạm đình chỉ không quá 3 tháng.

4.2. Xoá tên trong danh sách Ban Chấp hành: áp dụng đối với ủy viên Ban Chấp hành không tha thiết với Hội, không tham dự hội nghị Ban Chấp hành 3 lần liên tục mà không có lý do chính đáng, đã được nhắc nhở nh­ưng không sửa chữa, không còn tín nhiệm đối với cán bộ, hội viên cấp đó và tác dụng với phong trào Chữ thập đỏ.

4.3. Thôi giữ chức vụ: áp dụng đối với cán bộ Hội do sức khỏe kém hoặc năng lực yếu; cán bộ chuyên trách là chủ tịch, phó chủ tịch, uỷ viên Thường trực, uỷ viên Ban Thường vụ, uỷ viên Ban Chấp hành, ủy viên Ban kiểm tra các cấp nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác không còn là cán bộ chuyên trách của Hội hoặc có khuyết điểm ch­ưa đến mức phải thi hành kỷ luật, nh­ưng không còn tín nhiệm đảm nhiệm chức vụ đang giữ.

4.4. Trư­ờng hợp cán bộ, hội viên vi phạm khuyết điểm đang xem xét kỷ luật thì không xét đơn xin rút khỏi danh sách Ban Chấp hành, Ban thường vụ, Ban kiểm tra hoặc xin ra khỏi Hội.

II. THẨM QUYỀN THI HÀNH KỶ LUẬT

1. Đối với kỷ luật hội viên

a) Khi hội viên vi phạm kỷ luật, hội nghị chi hội thảo luận, phân tích, xem xét những vi phạm của hội viên đó với sự có mặt của 2/3 (hai phần ba) tổng số hội viên và biểu quyết hình thức kỷ luật với sự đồng ý của quá 1/2 (quá nửa) tổng số hội viên chi Hội.

b) Ban Chấp hành chi hội quyết định và báo cáo với Ban Chấp hành Hội cấp trên trực tiếp.

2. Đối với kỷ luật cán bộ hội các cấp

2.1. Việc kỷ luật ủy viên Ban Chấp hành chi Hội do Ban chấp hành chi Hội xét, biểu quyết với sự đồng ý của quá ½ (quá nửa) tổng số ủy viên và đề nghị Ban Chấp hành Hội cấp trên trực tiếp công nhận chức vụ đó ra quyết định kỷ luật.

2.2. Kỷ luật ủy viên Ban Chấp hành từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh:

a) Hình thức kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo do Ban Chấp hành Hội cùng cấp xem xét, biểu quyết ra quyết định kỷ luật và báo cáo cấp Hội cấp trên.

b) Hình thức kỷ luật cách chức, khai trừ ra khỏi Hội do Ban Chấp hành cùng cấp xem xét, biểu quyết; cấp quyết định công nhận chức vụ ra quyết định kỷ luật.

2.3. Kỷ luật uỷ viên Ban Chấp hành Trung ­ương Hội:

a) Hình thức khiển trách, cảnh cáo do Ban Thư­ờng vụ Trung ­ương Hội xét, quyết định và báo cáo với Ban Chấp hành Trung ­ương Hội trong kỳ họp gần nhất.

b) Hình thức cách chức, khai trừ ra khỏi Hội do Ban Chấp hành Trung ương Hội xét, quyết định kỷ luật.

2.4. Đối với uỷ viên Ban Kiểm tra, khi vi phạm khuyết điểm, thẩm quyền xét kỷ luật áp dụng như­ đối với uỷ viên Ban Chấp hành cùng cấp.

2.5. Tr­ường hợp cán bộ Hội chuyên trách giữ chức vụ trong cơ quan của Hội nh­ưng không tham gia Ban Chấp hành, nếu vi phạm kỷ luật thì cấp nào bổ nhiệm, cấp đó xử lý kỷ luật.

2.6. Trư­ờng hợp cán bộ giữ nhiều chức vụ trong nhiều cấp, khi vi phạm kỷ luật thì Ban Chấp hành cấp Hội quản lý trực tiếp thảo luận, kiểm điểm, biểu quyết và quyết định kỷ luật đối với 2 hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo.

2.7. Hội nghị xét kỷ luật đối với cán bộ, hội viên chỉ có giá trị khi có mặt ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số hội viên (đối với hội viên) hoặc 2/3 (hai phần ba) tổng số uỷ viên Ban Chấp hành hoặc uỷ viên Ban Thư­ờng vụ (đối với uỷ viên Ban Chấp hành) và biểu quyết hình thức kỷ luật với sự đồng ý của quá 1/2 (quá nửa) tổng số hội viên hoặc uỷ viên Ban Chấp hành hoặc uỷ viên Ban Thư­ờng vụ Hội của cấp đó.

2.8. Quyền của cán bộ, hội viên khi bị thi hành kỷ luật:

a) Được trình bày vi phạm, khuyết điểm của mình tr­ước hội nghị chi hội hoặc hội nghị Ban thường vụ hoặc hội nghị Ban Chấp hành.

b) Được tham gia biểu quyết hình thức kỷ luật của mình.

c) Được khiếu nại về hình thức kỷ luật của mình lên Ban Kiểm tra hoặc Ban Chấp hành cấp trên. Thời gian khiếu nại kỷ luật không quá 3 tháng kể từ khi quyết định kỷ luật đ­ược công bố.



3. Đối với tổ chức Hội

a) Khiển trách, cảnh cáo một tổ chức Hội hay một Ban Chấp hành Hội do Ban Chấp hành Hội cấp trên trực tiếp thảo luận, xét, biểu quyết với sự đồng ý của trên 1/2 (quá nửa) tổng số uỷ viên Ban Chấp hành và ra quyết định kỷ luật.

b) Khiển trách, cảnh cáo đối với Ban Thư­ờng vụ thì do Ban Chấp hành cùng cấp thảo luận, biểu quyết với sự đồng ý của trên 1/2 ( quá nửa) số uỷ viên Ban Chấp hành, Ban thường vụ cấp trên trực tiếp ra quyết định kỷ luật.

c) Việc giải tán Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội do Ban Chấp hành Hội cấp trên trực tiếp xem xét quyết định với sự đồng ý của quá 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành.

d) Việc giải tán tổ chức Hội do Ban Chấp hành Hội cấp trên trực tiếp xem xét với sự đồng ý của quá 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành và đề nghị cấp có thẩm quyền giải tán tổ chức đó.

e) Việc giải tán chi hội trực thuộc, hội đồng hoặc ban bảo trợ hoạt động chữ thập đỏ, đội ứng phó thảm họa, đội sơ cấp cứu... do cấp Hội thành lập trực tiếp xem xét, quyết định.



III. CÁC B­ƯỚC TIẾN HÀNH XÉT KỶ LUẬT

1. Kiểm tra, tìm hiểu sự việc

a) Gặp gỡ, đối thoại và làm việc với cán bộ, hội viên có dấu hiệu vi phạm và những ngư­ời, những tổ chức có liên quan hoặc biết sự việc để nắm tình hình (có ghi biên bản) để giúp cho việc kết luận chính xác, khách quan, trung thực.

b) Xem xét các tài liệu, chứng cứ liên quan;

c) Xác minh và kết luận bằng văn bản những vi phạm, của cán bộ, hội viên.



2. Tổ chức xử lý kỷ luật

a) Sau khi có đủ hồ sơ để kết luận vi phạm của cán bộ, hội viên, tổ chức Hội thì tổ chức Hội hoặc cấp Hội có thẩm quyền tổ chức Hội nghị để kiểm điểm, thảo luận, góp ý kiến, xử lý kỷ luật cán bộ, hội viên vi phạm.

b) Ngư­ời vi phạm trình bày bản tự kiểm điểm trư­ớc Hội nghị. Các thành viên của Hội nghị góp ý kiến phân tích nguyên nhân, tính chất, mức độ, hậu quả của việc vi phạm và đề xuất hình thức kỷ luật.

c) Chủ toạ tóm tắt, kết luận từng vấn đề có liên quan đến vi phạm kỷ luật mà Hội nghị đã đóng góp ý kiến.

d) Biểu quyết hình thức kỷ luật bằng hình thức giơ tay. Nếu cán bộ, hội viên vi phạm vắng mặt 3 lần sau khi đã có thông báo bằng văn bản về việc xử lý kỷ luật thì hội nghị chi hội hoặc Hội nghị Ban Chấp hành/Hội nghị Ban thường vụ vẫn tổ chức họp để xét kỷ luật. Sau đó, thông báo kết quả cuộc họp cho ng­ười vi phạm biết.

đ) Việc xử lý kỷ luật phải được lập thành biên bản.



3. Hồ sơ kỷ luật, gồm:

a) Bản kiểm điểm của ng­ười vi phạm. Nếu ngư­ời vi phạm không viết bản tự kiểm điểm thì uỷ viên Ban Kiểm tra (đối với cán bộ) hoặc uỷ viên Ban Chấp hành chi hội (đối với hội viên) phụ trách vụ việc đó có báo cáo bằng văn bản ghi rõ lý do và nội dung vi phạm của cán bộ, hội viên đó.

b) Báo cáo của Ban Kiểm tra hoặc cán bộ phụ trách công tác kiểm tra về vi phạm của cán bộ, hội viên hoặc tổ chức Hội.

c) Biên bản các cuộc họp xét kỷ luật (ghi rõ thời gian, thành phần, số lượng ng­ười dự họp, biểu quyết hình thức kỷ luật).

d) Báo cáo đề nghị hình thức kỷ luật của cấp hội và các tài liệu xác minh có liên quan.

4. Công bố quyết định kỷ luật

a) Cấp nào ký quyết định, cấp đó công bố quyết định kỷ luật hoặc ủy quyền Ban chấp hành hoặc Ban thường vụ Hội trực tiếp quản lý cán bộ, hội viên đó công bố quyết định kỷ luật.

b) Quyết định kỷ luật có hiệu lực kể từ ngày ký.
Phần thứ năm

ĐỒNG PHỤC, THẺ HỘI VIÊN, THẺ TÌNH NGUYỆN VIÊN

VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BÀI HÁT CHÍNH THỨC CỦA HỘI

I. ĐỒNG PHỤC CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM

1. Đồng phục Chữ thập đỏ Việt Nam, gồm: áo sơ mi, áo ghi-lê, áo phông và mũ lưỡi trai có Biểu trưng của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Cụ thể:

a) Áo sơ mi dài tay và ngắn tay: màu đỏ, hoặc màu trắng, cổ bẻ đứng; ở phía ngực bên trái in Biểu trưng của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; đường kính Biểu trưng: 4 cm.



b) Áo phông ngắn tay: màu đỏ, cổ bẻ đứng; ở phía ngực bên trái in Biểu trưng của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; đường kính Biểu trưng: 4 cm.

c) Áo ghi- lê: màu đỏ; ở phía ngực bên trái in Biểu trưng của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; đường kính Biểu trưng: 7cm; sau lưng in dấu thập màu đỏ trên nền ô vuông màu trắng, khổ: 20cmx20cm; phía dưới in dòng chữ màu trắng: HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM; chiều cao của dòng chữ: 3 cm.

d) Mũ lưỡi trai: mầu đỏ, ở giữa phía trên lưỡi trai in Biểu trưng của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; đường kính Biểu trưng: 6cm.

Màu đỏ của áo sơ mi, áo ghi-lê và mũ có thông số màu tương tự màu đỏ của Biểu trưng.

2. Việc sử dụng đồng phục Chữ thập đỏ Việt Nam

a) Đồng phục Chữ thập đỏ Việt Nam được cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên chữ thập đỏ sử dụng trong các dịp đại hội, các ngày lễ lớn của Hội, các hoạt động cứu trợ khẩn cấp, trợ giúp nhân đạo, các hội nghị và các sinh hoạt, hoạt động tập thể khác của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

b) Căn cứ tình hình thực tế, các cấp Hội quy định thống nhất ngày mặc đồng phục trong tuần hoặc trong tháng tại cơ quan của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

3. Việc quản lý và cung cấp đồng phục Chữ thập đỏ Việt Nam

a) Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thống nhất quản lý mẫu đồng phục của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; đăng ký bản quyền đối với từng mẫu đồng phục. Mọi vi phạm của tổ chức, cá nhân đối với bản quyền và mẫu đồng phục của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam sẽ bị xử lý theo Điều lệ Hội và theo pháp luật.

b) Ban Tuyên truyền Trung ương Hội có trách nhiệm tham mưu quản lý, hướng dẫn các cấp Hội sử dụng đồng phục Chữ thập đỏ Việt Nam và xử lý các vi phạm đối với bản quyền và mẫu đồng phục của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

II. THẺ HỘI VIÊN, THẺ TÌNH NGUYỆN VIÊN CHỮ THẬP ĐỎ

1. Thẻ hội viên, thẻ hội viên danh dự, thẻ tình nguyện viên

1.1. Kích thước: thẻ 7,0 x 10 cm; mặt ngoài thẻ bao gồm các nội dung: tên thẻ (hội viên, tình nguyện viên) chữ trắng trên nền đỏ, Biểu trưng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trên nền trắng.










1.2. Mặt trong thẻ bao gồm các nội dung:

a) Dòng chữ “Ban Chấp hành Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam” (cơ quan ban hành Thẻ), dòng chữ “Thẻ hội viên”, “Thẻ hội viên danh dự”/“Thẻ tình nguyện viên”, họ và tên người sử dụng thẻ; ngày sinh, địa chỉ, nhóm máu (nếu có); Nơi sinh hoạt Hội (quản lý của cơ sở Hội/chi Hội đối với hội viên, thanh niên xung kích; quản lý của đoàn/đội/nhóm/câu lạc bộ, cơ sở Hội/chi Hội đối với tình nguyện viên); Nơi cấp thẻ; đóng dấu của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

b) Dòng chữ “Thẻ hội viên”, “Thẻ hội viên danh dự”, “Thẻ tình nguyện viên” và số thẻ (các chữ số) màu đỏ, các chữ còn lại màu xanh.

c) Góc trái của Thẻ có dán ảnh (màu) của hội viên, hội viên danh dự/tình nguyện viên, kích thước 2x3 cm; phía dưới ảnh là số thẻ, được ký hiệu HV (đối với hội viên), HVDD (đối với hội viên danh dự) TNV (đối với tình nguyện viên) và dãy 7 chữ số được đánh tự động để quản lý thẻ.

d) Thẻ nền trắng, có biểu trưng chìm Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

e) Các thông tin cá nhân của hội viên, hội viên danh dự, tình nguyện viên chữ thập đỏ được các cấp Hội ghi bằng mực viết có độ bền cao.



2. Cách thức thể hiện và sử dụng

a) Thẻ hội viên, hội viên danh dự, tình nguyện viên được thiết kế theo một định dạng thống nhất dễ dàng nhận biết, bền và tiện cho việc sử dụng trong các điều kiện và môi trường khác nhau.

b) Thẻ được dùng khi thực hiện nhiệm vụ, các hoạt động, sự kiện do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức, dùng để đăng ký sinh hoạt, hoạt động tại một tổ chức Hội hoặc đội hình hoạt động tình nguyện do Hội tổ chức. Không sử dụng thẻ vì mục đích cá nhân. Thẻ bị thu hồi nếu sử dụng không đúng mục đích.

3. Quản lý thẻ

a) Mẫu thẻ này được chính thức sử dụng từ ngày 01 tháng 03 năm 2013, thay thế mẫu thẻ quy định tại Hướng dẫn số 54 /HD-TƯHCTĐ ngày 30/3/2010 của Trung ương Hội1. Thẻ được Hội cấp tỉnh đặt mua từ nguồn hội phí.

b) Hội Chữ thập đỏ cấp tỉnh trực tiếp quản lý số thẻ phát ra. Cấp Hội quản lý hội viên, tình nguyện viên gửi danh sách hội viên, hội viên danh dự/tình nguyện viên đang quản lý và công văn đề nghị Hội Chữ thập đỏ cấp tỉnh cấp thẻ. Căn cứ đề nghị của cấp Hội cấp dưới, Hội Chữ thập đỏ cấp tỉnh xét quyết định cấp thẻ với đầy đủ các thông tin và ký hiệu theo quy định tại Mục 1 trên đây. Số thẻ được cấp là căn cứ quan trọng để thống kê, báo cáo số lượng hội viên, quản lý hội viên và thu nộp hội phí. Cấp Hội quản lý nhận và tổ chức trao thẻ cho hội viên, hội viên danh dự, tình nguyện viên theo đúng quy định.
III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BÀI HÁT CHÍNH THỨC CỦA HỘI

1. Bài hát chính thức của Hội (Hội ca), gồm cả nhạc và lời bài hát “Sức mạnh nhân đạo”, sáng tác của nhạc sỹ Phạm Tuyên - ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khoá VII2.

2. Sử dụng Bài hát chính thức của Hội

a) Bài hát chính thức của Hội được sử dụng ngay sau Quốc ca trong các buổi lễ chào cờ tại các nghi lễ sinh hoạt của các cấp Hội. Bài ca chính thức của Hội được hát theo nhạc đệm (beat) hoặc phát nhạc và lời thu sẵn.

b) Bài hát chính thức của Hội được sử dụng trong các hội diễn chữ thập đỏ, trong sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt tập thể và có thể sử dụng sau bài hát ”Như có Bác trong ngày vui đại thắng”.

Phần thứ sáu

TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN CỦA HỘI

I. NGUỒN THU VÀ CÁC KHOẢN CHI TÀI CHÍNH CỦA HỘI

1. Nguồn thu

a) Hội phí của hội viên;

b) Thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của Hội theo quy định của pháp luật;

c) Thu từ sự ủng hộ của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước;

d) Viện trợ nhân đạo, các dự án của các cá nhân, tổ chức quốc tế thông qua Hội;

e) Từ Ngân sách Nhà nước;

f) Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2. Các khoản chi

a) Chi cho các hoạt động nhân đạo do cấp Hội tổ chức.

b) Chi cho hoạt động của cấp Hội, các khoản chi khác theo quy định của pháp luật và yêu cầu của nhà tài trợ. Việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội được thực hiện theo các quy định của Nhà nước, hướng dẫn của Trung ương Hội và nhà tài trợ.

c) Chi từ hội phí được thực hiện theo hướng dẫn của Trung ương Hội.

d) Đối với nguồn vận động của các tổ chức, cá nhân: nếu có địa chỉ cụ thể thì chi đúng theo yêu cầu của ng­ười ủng hộ; nếu không có địa chỉ cụ thể thì do cấp Hội chủ động điều tiết. Hội đ­ược trích tỷ lệ phần trăm hoặc được Nhà nước hỗ trợ kinh phí theo quy định để chi cho công tác quản lý, vận chuyển, phân phối tiền, hàng.

e) Đối với nguồn cứu trợ, viện trợ n­ước ngoài: Hội chi đúng đối t­ượng, nội dung, mục đích theo cam kết với nhà tài trợ. Kinh phí chi quản lý, điều hành, vận chuyển nếu không có trong dự án tài trợ thì đơn vị, địa phương trực tiếp sử dụng viện trợ phải tự lo phần kinh phí này.

f) Nguồn do Ngân sách Nhà n­ước cấp và các khoản thu hợp pháp khác của Hội đư­ợc dùng để chi cho các nhu cầu quản lý thư­ờng xuyên của Hội theo quy định của Nhà n­ước.


Каталог: uploads -> laws
laws -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
laws -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
laws -> QUỐc hội cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
laws -> QUỐc hội cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
laws -> QUỐc hội cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
laws -> 1. Mở rộng đối tượng bắt buộc tham gia bhtn
laws -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜNG
laws -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
laws -> TỈnh lạng sơn số: 89 /QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
laws -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 152/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 327.75 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương