Ban thưỜng vụ trung ưƠng hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam


IV. VIỆC RÚT TÊN, XÓA TÊN, BỔ SUNG ỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH, BAN THƯỜNG VỤ, THƯỜNG TRỰC VÀ BAN KIỂM TRA CÁC CẤP HỘI



tải về 327.75 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích327.75 Kb.
#29890
1   2   3   4

IV. VIỆC RÚT TÊN, XÓA TÊN, BỔ SUNG ỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH, BAN THƯỜNG VỤ, THƯỜNG TRỰC VÀ BAN KIỂM TRA CÁC CẤP HỘI

1. Việc rút tên, xóa tên

a) Việc rút tên đối với ủy viên Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác do Ban Chấp hành cùng cấp quyết định cho rút tên vào kỳ họp gần nhất và báo cáo Hội cấp trên trực tiếp. Trường hợp ủy viên Ban Chấp hành là lãnh đạo Hội, đến tuổi nghỉ hưu nếu được cấp ủy Đảng cùng cấp yêu cầu bằng văn bản tiếp tục công tác thì Ban Thường vụ cấp Hội báo cáo Ban Chấp hành tại hội nghị gần nhất xem xét, quyết định.

b) Việc xóa tên đối với ủy viên Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra vi phạm kỷ luật không còn đủ uy tín để giữ chức vụ đó thì Ban Chấp hành cấp đó thống nhất và đề nghị Ban Thường vụ Hội cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định.

c) Trường hợp rút tên hoặc xóa tên khỏi Ban Chấp hành thì không còn là ủy viên Ban Thường vụ và không còn giữ các chức danh lãnh đạo Hội (nếu có).



2. Bầu bổ sung ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực, Ban Kiểm tra các cấp Hội

2.1. Các trường hợp bầu bổ sung:

a) Bầu thay thế, bổ sung ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực, ban kiểm tra khi khuyết các chức danh đó do nghỉ hưu, chuyển công tác hoặc có lý do khác.

b) Bầu chưa đủ số lượng do đại hội quyết định.

c) Bầu thêm ủy viên Ban Chấp hành ngoài số lượng do đại hội đã quyết định.

2.2. Nguyên tắc bầu bổ sung:

a) Số lượng ủy viên Ban Chấp hành bầu bổ sung trong nhiệm kỳ không quá 1/3 (một phần ba) số lượng do đại hội quyết định.

b) Bầu thêm ủy viên Ban Chấp hành ngoài số lượng đã được Đại hội biểu quyết thông qua trong nhiệm kỳ không được quá 10% (mười phần trăm) số ủy viên Ban Chấp hành do đại hội quyết định. Việc bầu bổ sung ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực, Ban Kiểm tra do Hội nghị Ban Chấp hành thảo luận quyết định.

2.3. Việc kiện toàn các chức danh lãnh đạo Hội, lãnh đạo ban kiểm tra: khi khuyết chức danh lãnh đạo nào thì Ban Chấp hành bầu bổ sung chức danh lãnh đạo đó trong số các uỷ viên Ban Thường vụ, Ban kiểm tra hoặc từ nguồn nhân sự do cấp ủy Đảng cùng cấp giới thiệu. Trước khi tiến hành bầu phải được sự thống nhất của Hội cấp trên trực tiếp.

2.4. Bổ sung người chưa phải là uỷ viên Ban Chấp hành vào Ban Thường vụ, Thường trực: Ban Chấp hành bầu bổ sung người đó vào Ban Chấp hành sau đó bầu vào Ban Thường vụ và bầu chức danh trong Thường trực Hội.

2.5. Quy trình bầu bổ sung ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực, Ban Kiểm tra của cấp Hội thực hiện theo quy trình bầu ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực, Ban Kiểm tra của cấp Hội.

2.6. Hồ sơ nhân sự được bầu bổ sung kèm theo biên bản bầu, biên bản họp Ban Chấp hành và lý lịch trích ngang của người được bầu được gửi về Ban Thường vụ Hội cấp trên trực tiếp để xem xét, quyết định công nhận.



V. CHỦ TỊCH DANH DỰ CỦA CẤP HỘI

1. Các cấp Hội đ­ược mời Chủ tịch danh dự.

2. Việc mời Chủ tịch danh dự cấp nào do Đại hội hoặc Ban Chấp hành cấp đó quyết định. Thời gian làm Chủ tịch danh dự của Hội cấp nào là thời gian nhiệm kỳ Đại hội của cấp đó.

3. Các cấp Hội sau khi mời được Chủ tịch danh dự thì báo cáo với Hội cấp trên.


Phần thứ hai

HỘI VIÊN, TÌNH NGUYỆN VIÊN

VÀ THANH, THIẾU NIÊN CHỮ THẬP ĐỎ

I. HỘI VIÊN CỦA HỘI

1. Hội viên: Công dân Việt Nam đủ 16 tuổi trở lên, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội, đóng hội phí, tham gia sinh hoạt ở một tổ chức của Hội được công nhận là hội viên của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

2. Hội viên danh dự: là người có uy tín, tâm huyết, có điều kiện tham gia công tác nhân đạo, được cấp Hội mời làm hội viên danh dự của Hội. Hội viên danh dự có trách nhiệm tuyên truyền, vận động cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức khác và nhân dân ủng hộ, tích cực tham gia hoạt động của Hội. Hội viên danh dự không phải đóng hội phí và không tham gia biểu quyết các vấn đề của Hội.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ của hội viên

a) Chấp hành Điều lệ và các nghị quyết của Hội; tuyên truyền tôn chỉ, mục đích của Hội trong các tầng lớp nhân dân; giúp đỡ và vận động giúp đỡ những người khó khăn; tham gia xây dựng Hội vững mạnh; thường xuyên tham gia sinh hoạt, hoạt động Hội; đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn.

b) Được ứng cử, đề cử vào ban lãnh đạo Hội.

c) Được đề xuất, thảo luận, biểu quyết và giám sát các công việc của Hội.

d) Được sinh hoạt, hoạt động, được cung cấp thông tin về Hội.

e) Được Hội bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp và giúp đỡ khi gặp khó khăn.

g) Đóng hội phí theo quy định.

h) Trong khi tham gia hoạt động Chữ thập đỏ, hội viên bị thiệt hại về tài sản, tổn hại về sức khỏe, tính mạng thì được Hội Chữ thập đỏ các cấp đề nghị giải quyết chính sách theo quy định của pháp luật.



4. Điều kiện, tiêu chuẩn và việc xét công nhận hội viên

4.1. Điều kiện và tiêu chuẩn:

a) Là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi trở lên;

b) Tự nguyện gia nhập Hội và tán thành Điều lệ Hội;

c) Tự nguyện tham gia sinh hoạt trong một tổ chức của Hội và thực hiện nhiệm vụ của hội viên, có điều kiện thường xuyên tham gia hoạt động của Hội, đóng hội phí đầy đủ.

4.2. Việc xét công nhận hội viên:

a) Người có nguyện vọng gia nhập Hội, trình bày với tổ trưởng hoặc chi hội trưởng. Tổ trưởng hoặc chi hội trưởng lập danh sách những người có nguyện vọng đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn vào Hội báo cáo Ban Thường vụ Hội Chữ thập đỏ cơ sở để thông qua tại cuộc họp gần nhất.

b) Sau khi được Ban Thường vụ Hội cơ sở công nhận, tổ trưởng hoặc chi hội trưởng ghi tên hội viên vào sổ hội viên, thông báo và trao thẻ cho hội viên.

c) Những người vi phạm pháp luật và đang trong thời gian điều tra, xem xét của các cơ quan pháp luật hoặc đang trong thời gian thi hành án thì không xem xét, công nhận hội viên.

5. Thủ tục chuyển và tiếp nhận sinh hoạt hội viên

a) Thủ tục chuyển sinh hoạt hội viên: hội viên khi chuyển sinh hoạt thì báo cáo với Ban Chấp hành Hội cơ sở nơi đang sinh hoạt. Ban Chấp hành Hội cơ sở cấp giấy giới thiệu chuyển sinh hoạt và xác nhận thời gian hội viên đóng hội phí.

b) Thủ tục tiếp nhận sinh hoạt hội viên: hội viên trình giấy giới thiệu của Ban chấp hành Hội cơ sở nơi sinh hoạt cũ với Ban chấp hành Hội nơi mới đến để được giới thiệu tham gia sinh hoạt, xác nhận thời gian tiếp tục đóng hội phí, ghi tên hội viên vào danh sách hội viên.

6. Công tác quản lý hội viên

6.1. Trách nhiệm của Ban Chấp hành Hội cơ sở:

a) Nắm bắt kịp thời diễn biến tư tưởng, nguyện vọng của hội viên; tìm hiểu năng lực, điều kiện, hoàn cảnh bản thân và gia đình hội viên.

b) Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, giúp đỡ hội viên khi gặp khó khăn.

c) Hàng năm đánh giá, phân loại hội viên.

6.2. Quy định sổ sách quản lý và định kỳ báo cáo về tình hình hội viên:

a) Ban Chấp hành từ chi hội lập sổ ghi danh sách hội viên, sổ thu hội phí và báo cáo Hội cấp trên trực tiếp.

b) Định kỳ 6 tháng một lần, Ban Thường vụ Hội cơ sở báo cáo tình hình hội viên với Ban Thường vụ Hội cấp huyện, Ban thường vụ Hội cấp huyện báo cáo tình hình hội viên với Hội cấp tỉnh. Định kỳ hàng năm, tỉnh, thành Hội báo cáo tình hình hội viên với Trung ương Hội.

6.3. Việc rút và xoá tên khỏi danh sách hội viên:

a) Rút tên: hội viên chuyển sinh hoạt đi nơi khác, hội viên qua đời, hội viên không có nguyện vọng hoặc không có điều kiện tiếp tục tham gia công tác Hội do Ban Chấp hành chi hội báo cáo với Ban Chấp hành Hội cơ sở quyết định.

b) Xoá tên: hội viên không chấp hành Nghị quyết, Điều lệ Hội và không hoàn thành nhiệm vụ được hội phân công, không đóng hội phí quá 3 tháng được hội nhắc nhở nhiều lần. Ban chấp hành chi hội báo cáo Hội cơ sở quyết định.

c) Trường hợp hội viên thường xuyên đi học tập, lao động, công tác ở xa không quá 01 năm, trong thời gian đó hội viên có báo cáo với Ban Chấp hành chi hội và sau mỗi đợt đi về vẫn tham gia sinh hoạt, đóng hội phí đầy đủ và có đóng góp cho hoạt động của chi hội thì không coi là bỏ sinh hoạt và không xoá tên trong danh sách hội viên.



7. Thẻ hội viên và huy hiệu Hội

7.1. Huy hiệu Hội: cán bộ, hội viên đeo huy hiệu Hội vào các ngày lễ của Hội và trong các sinh hoạt, hoạt động của Hội.

7.2. Thẻ Hội viên:

  a) Thẻ hội viên có giá trị chứng nhận tư cách hội viên do Trung ương Hội thống nhất phát hành; tỉnh, thành Hội quản lý và hướng dẫn trao thẻ hội viên.

b) Hội viên được cấp thẻ chậm nhất không quá 3 tháng kể từ ngày được công nhận là hội viên. Thẻ hội viên được dùng để đăng ký tham gia sinh hoạt Hội và xuất trình khi cần. Hội viên không được cho người khác mượn thẻ.

c) Hội viên sau khi rút tên được giữ lại thẻ làm kỷ niệm. Hội viên bị xóa tên, bị kỷ luật khai trừ thì bị thu hồi thẻ. Ban Thường vụ Hội cơ sở thu hồi thẻ và hủy thẻ theo quy định. Hội viên sử dụng thẻ sai mục đích thì tuỳ mức độ vi phạm sẽ bị xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định của Hội.



II. TÌNH NGUYỆN VIÊN CHỮ THẬP ĐỎ

1. Tình nguyện viên Chữ thập đỏ là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, tuân thủ Điều lệ Hội, các nguyên tắc cơ bản của Phong trào Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế và các quy định tại Quy chế tình nguyện viên Chữ thập đỏ Việt Nam; có khả năng và điều kiện tham gia các hoạt động nhân đạo do Hội tổ chức. Tình nguyện viên Chữ thập đỏ có thể là hội viên hoặc không phải là hội viên; tự nguyện đăng ký tham gia các hoạt động chữ thập đỏ phù hợp với khả năng, điều kiện của bản thân và đáp ứng các nhiệm vụ cụ thể của cấp Hội, nơi tình nguyện viên Chữ thập đỏ sinh sống, công tác.

2. Tiêu chuẩn tình nguyện viên chữ thập đỏ

a) Tự nguyện tham gia các hoạt động chữ thập đỏ do các cấp Hội tổ chức;

b) Có khả năng, điều kiện tham gia các hoạt động chữ thập đỏ, đáp ứng các nhiệm vụ cụ thể của cấp Hội nơi tình nguyện viên đăng ký hoạt động;

c) Tuân thủ Luật hoạt động chữ thập đỏ, Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, các nguyên tắc cơ bản của Phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, pháp luật của Nhà nước Việt Nam và các quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của tình nguyện viên chữ thập đỏ.

d) Thiếu niên, Thanh niên dưới 18 tuổi và người cao tuổi tình nguyện tham gia hoạt động chữ thập đỏ, thực hiện theo Luật Lao động và Luật Người cao tuổi.

e) Trường hợp người nước ngoài tình nguyện tham gia hoạt động chữ thập đỏ tại Việt Nam, thực hiện theo qui định của pháp luật Việt Nam.



3. Nhiệm vụ của tình nguyện viên Chữ thập đỏ

a) Chấp hành sự quản lý, phân công nhiệm vụ của lãnh đạo Đội tình nguyện viên, cấp Hội quản lý trực tiếp và các quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của tình nguyện viên chữ thập đỏ;

b) Tuyên truyền, bảo vệ và nâng cao uy tín của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, bảo vệ Biểu tượng Chữ thập đỏ và Biểu trưng Chữ thập đỏ Việt Nam;

c) Tham gia các hoạt động do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức; vận động đóng góp và trực tiếp đóng góp công sức, trí tuệ, uy tín, kỹ năng, tiền, hàng cho các hoạt động chữ thập đỏ theo khả năng và điều kiện của mình;

d) Sinh hoạt định kỳ theo đội, nhóm tình nguyện chữ thập đỏ; cung cấp thông tin cho cấp Hội quản lý trực tiếp về nhân thân, về việc đảm nhận nhiệm vụ, và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao;

e) Rèn luyện kiến thức, kỹ năng chuyên môn để đáp ứng tốt nhất các nhiệm vụ được giao; phối hợp trong và ngoài lực lượng của Hội khi thực hiện nhiệm vụ tình nguyện; đề xuất với cấp Hội những sáng kiến, giải pháp cho công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ;

g) Có mặt kịp thời, đáp ứng nhanh nhất các hoạt động chữ thập đỏ diễn ra trên địa bàn;

h) Tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của Đội tình nguyện viên;

i) Tuỳ điều kiện và khả năng, tình nguyện viên chữ thập đỏ có nhiệm vụ tham gia hoạt động và xây dựng tổ chức cơ sở Hội.

4. Quyền lợi của tình nguyện viên Chữ thập đỏ

a) Được phân công nhiệm vụ phù hợp với nguyện vọng, điều kiện và khả năng;

b) Được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ; được chia sẻ thông tin và tham gia xây dựng tổ chức Hội, đóng góp ý kiến cho các hoạt động của Hội;

c) Được cấp thẻ, sử dụng đồng phục tình nguyện viên chữ thập đỏ, Biểu tượng Chữ thập đỏ và Biểu trưng Chữ thập đỏ Việt Nam theo quy định của Trung ương Hội khi tham gia các hoạt động chữ thập đỏ;

d) Được hỗ trợ các điều kiện, trang thiết bị cần thiết khi tham gia hoạt động theo khả năng thực tế của các cấp Hội;

e) Được tôn vinh, khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng khi có thành tích, đóng góp xuất sắc cho các hoạt động chữ thập đỏ;

g) Được Hội bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp, được Hội giúp đỡ khi bản thân hoặc gia đình gặp khó khăn;

h) Trong khi làm nhiệm vụ, tình nguyện viên chữ thập đỏ bị thiệt hại về tài sản, tổn hại về sức khoẻ, tính mạng thì được Hội Chữ thập đỏ đề nghị giải quyết quyền lợi theo quy định tại Nghị định số 03/2011/NĐ-CP ngày 07/01/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hoạt động chữ thập đỏ.



5. Công nhận, rút tên tình nguyện viên chữ thập đỏ

a) Người có nguyện vọng tham gia hoạt động tình nguyện chữ thập đỏ viết phiếu đăng ký gia nhập lực lượng tình nguyện viên chữ thập đỏ.

b) Cấp Hội quản lý trực tiếp xem xét, quyết định công nhận, phân công nhiệm vụ và nơi sinh hoạt cụ thể, trao “Thẻ tình nguyện viên chữ thập đỏ” cho tình nguyện viên.

c) Tình nguyện viên chữ thập đỏ khi không có điều kiện và khả năng tham gia các hoạt động chữ thập đỏ thường xuyên thì báo cáo với lãnh đạo Đội tình nguyện viên hoặc cấp Hội quản lý trực tiếp và trả lại thẻ tình nguyện viên.



6. Trách nhiệm quản lý tình nguyện viên của Hội Chữ thập đỏ

a) Tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của hoạt động chữ thập đỏ; vận động xây dựng lực lượng tình nguyện viên chữ thập đỏ (bao gồm: khảo sát thực trạng hoạt động tình nguyện tại địa phương, xây dựng kế hoạch phát triển và quản lý tình nguyện viên);

b) Quản lý và phân công nhiệm vụ cụ thể cho tình nguyện viên và đội tình nguyện viên; trực tiếp quyết định công nhận, cho rút tên, xoá tên tình nguyện viên chữ thập đỏ; quyết định thành lập Đội tình nguyện viên; công nhận, miễn nhiệm, thi hành kỷ luật đối với lãnh đạo Đội tình nguyện viên;

c) Định hướng hoạt động, hướng dẫn kỹ năng hoạt động tình nguyện chữ thập đỏ; giao nhiệm vụ cụ thể cho tình nguyện viên hoạt động độc lập và các đội tình nguyện viên; chia sẻ thông tin và kiểm tra các hoạt động tình nguyện chữ thập đỏ;

d) Hỗ trợ và vận động hỗ trợ về vật chất và tinh thần giúp tình nguyện viên, các đội tình nguyện viên trong hoạt động nhân đạo, trong cuộc sống, công tác, nâng cao năng lực và chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của tình nguyện viên chữ thập đỏ;

e) Chủ động tham mưu với cấp uỷ đảng, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tình nguyện chữ thập đỏ; phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong hoạt động tình nguyện chữ thập đỏ;

g) Tổ chức đánh giá, ghi nhận, khen thưởng tình nguyện viên và Đội tình nguyện viên có thành tích xuất sắc hoặc đề nghị các cấp, các bộ, ngành ngoài hệ thống Hội khen thưởng;

h) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo hàng năm trong hệ thống Hội về số lượng, chất lượng và các hoạt động tình nguyện chữ thập đỏ.



7. Hồ sơ quản lý tình nguyện viên

7.1. Tình nguyện viên chữ thập đỏ cấp nào do Hội Chữ thập đỏ cấp đó quản lý.

7.2. Hồ sơ quản lý tình nguyện viên, gồm:

a) Phiếu đăng ký tham gia tình nguyện viên chữ thập đỏ có dán ảnh và cam kết của tình nguyện viên;

b) Sổ quản lý tình nguyện viên theo mẫu do Trung ương Hội ban hành.

8. Tôn vinh, khen thưởng tình nguyện viên

a) Tình nguyện viên tham gia các hoạt động do các cấp Hội tổ chức được cấp giấy chứng nhận theo các tiêu chí do Thường trực Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam quy định.

b) Tình nguyện viên có thành tích xuất sắc trong hoạt động tình nguyện chữ thập đỏ thì được Hội khen thưởng hoặc đề nghị Nhà nước và các tổ chức khác khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và Quy chế Thi đua - Khen thưởng của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

c) Tình nguyện viên có thành tích xuất sắc được xét tặng danh hiệu “Tình nguyện viên chữ thập đỏ tiêu biểu toàn quốc” 5 năm một lần và được tham dự Đại hội Thi đua toàn quốc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.



III. THANH, THIẾU NIÊN CHỮ THẬP ĐỎ

1. Tiêu chuẩn của thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ

a) Thanh niên Chữ thập đỏ là thanh niên Việt Nam, từ đủ 16 đến 30 tuổi, tích cực tham gia các hoạt động của Hội, có điều kiện, kỹ năng và tự nguyện tham gia hoạt động thanh niên chữ thập đỏ do các cấp Hội tổ chức.

b) Thiếu niên Chữ thập đỏ là thiếu niên Việt Nam, từ đủ 9 đến 16 tuổi; tự nguyện và có điều kiện, khả năng tham gia các hoạt động nhân đạo do Hội tổ chức.

2. Nhiệm vụ của thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ

a) Tuyên truyền các giá trị nhân đạo và về Hội Chữ thập đỏ Việt Nam;

b) Thực hiện theo khả năng và vận động người khác tham gia các cuộc vận động, các phong trào của Hội Chữ thập đỏ; tích cực tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường; tuyên truyền, vận động và tham gia hiến máu nhân đạo (đối với thanh niên), phòng chống tai nạn thương tích, giữ gìn trật tự an toàn giao thông, phòng ngừa, ứng phó thảm họa;

c) Đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện, tích cực thực hiện Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” giúp bạn nghèo trong trường học và bạn nghèo, người nghèo ở địa bàn dân cư;

d) Tích cực tham gia đội thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ trong và ngoài trường học, góp phần xây dựng tổ chức Hội vững mạnh;

e) Thanh niên là hội viên Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đóng vai trò nòng cốt trong các hoạt động của thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ.



3. Quyền lợi của thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ

a) Được thông tin về Hội Chữ thập đỏ và hướng dẫn phát triển kỹ năng sống;

b) Được tham gia xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ trong và ngoài trường học và tại địa bàn dân cư;

c) Được tổ chức Hội Chữ thập đỏ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp, được giúp đỡ khi bản thân hoặc gia đình gặp khó khăn;

d) Được tôn vinh, khen thưởng khi có thành tích xuất sắc, được lựa chọn tham gia hoạt động thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ trong nước và ngoài nước;

e) Được ứng cử, đề cử vào các chức danh lãnh đạo của đội, nhóm thanh niên, thiếu niên Chữ thập đỏ;

g) Được sử dụng Biểu tượng Chữ thập đỏ, Biểu trưng của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khi tham gia các hoạt động của Hội;

h) Trong khi làm nhiệm vụ, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ bị thiệt hại về tài sản, tổn hại về sức khoẻ, tính mạng thì được tổ chức Hội Chữ thập đỏ đề nghị các cơ quan chức năng giải quyết theo quy định.



4. Nghĩa vụ của thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ

a) Chấp hành sự quản lý, phân công nhiệm vụ của đội thanh, thiếu niên, cấp Hội trực tiếp;

b) Tuyên truyền, bảo vệ uy tín của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, bảo vệ Biểu tượng Chữ thập đỏ và Biểu trưng Chữ thập đỏ Việt Nam;

c) Tùy theo điều kiện và khả năng, tham gia các hoạt động của đội, nhóm thanh, thiếu niên, các cuộc vận động, các phong trào do Hội Chữ thập đỏ tổ chức; tích cực tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường; tuyên truyền, vận động và tham gia hiến máu nhân đạo (đối với thanh niên), phòng chống tai nạn thương tích, giữ gìn trật tự an toàn giao thông, phòng ngừa, ứng phó thảm họa;

d) Rèn luyện kỹ năng, đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập, phấn đấu trở thành hội viên, tình nguyện viên và cán bộ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

5. Việc lập các đội thanh, thiếu niên chữ thập đỏ

5.1. Đội thanh, thiếu niên chữ thập đỏ được lập trong trường học và ở địa bàn dân cư.

5.2. Ban chấp hành chi hội, Hội cơ sở trong trường học hoặc Ban chấp hành Hội cấp xã phối hợp với Ban giám hiệu trường tiểu học, trung học cơ sở thành lập đội thanh, thiếu niên chữ thập đỏ trong trường học;

5.3. Ban chấp hành Hội cấp huyện phối hợp với Ban giám hiệu trường phổ thông trung học lập đội thanh niên hoặc đội thiếu niên Chữ thập đỏ trong trường phổ thông trung học;

5.4. Ban chấp hành Hội cấp tỉnh phối hợp với Ban giám hiệu trường đại học, cao đẳng lập các đội thanh niên, tình nguyện viên chữ thập đỏ trong trường;

5.5. Ban chấp hành Hội cấp xã phối hợp với Đoàn Thanh niên lập đội thanh, thiếu niên, đội hình tình nguyện viên chữ thập đỏ ở địa bàn dân cư.



6. Quản lý đội thanh niên, thiếu niên Chữ thập đỏ.

6.1. Đội thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ do cấp Hội nào lập ra, cấp Hội đó trực tiếp quản lý. Mỗi đội gồm: đội trưởng, đội phó và các thành viên.

6.2. Hồ sơ quản lý đội thanh, thiếu niên, gồm:

a) Danh sách thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ thuộc đội;

b) Sổ ghi chép hoạt động, sinh hoạt của đội thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ.
7. Nội dung hoạt động thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ

a) Tuyên truyền các giá trị nhân đạo, nâng cao nhận thức cho thanh, thiếu niên về Phong trào Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, Luật nhân đạo quốc tế, Luật hoạt động Chữ thập đỏ, tổ chức và hoạt động của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam;

b) Chăm sóc sức khỏe học đường, gồm: tuyên truyền và hướng dẫn kỹ năng sơ cấp cứu, lập các đội sơ cấp cứu Chữ thập đỏ trong trường học; xây dựng các góc sức khỏe Chữ thập đỏ, tủ thuốc Chữ thập đỏ, trang bị các tài liệu về chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, phát triển vườn cây thuốc Nam; tổ chức định kỳ dọn vệ sinh trong trường học và khu dân cư;

c) Phát triển kỹ năng cho thanh, thiếu niên chữ thập đỏ, như: kỹ năng sơ cấp cứu, phòng chống tai nạn thương tích, phòng ngừa, ứng phó thảm họa, phòng chống dịch bệnh, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống tệ nạn xã hội, vận động hiến máu nhân đạo, kỹ năng làm việc nhóm...;

d) Thực hiện Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” thông qua khảo sát xác định những học sinh, sinh viên hoặc thầy, cô giáo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để vận động giúp đỡ; phối hợp với Hội Chữ thập đỏ ở địa bàn dân cư để đăng ký trợ giúp người có hoàn cảnh khó khăn; phát triển các hình thức gây quỹ giúp bạn nghèo vượt khó, như: nuôi lợn đất, đặt hòm quỹ, quyên góp quần áo, sách vở tặng bạn nghèo...

e) Tổ chức các các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể thao, các cuộc thi tìm hiểu kiến thức, kỹ năng hoạt động Chữ thập đỏ; chia sẻ kinh nghiệm với các địa phương trong và ngoài tỉnh, thành phố.



8. Đồng phục, nghi thức

a) Đồng phục của thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ là đồng phục chung của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, gồm: mũ, áo ghi-lê, áo sơ mi màu đỏ có in biểu trưng của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

b) Nghi thức thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ được thực hiện trước khi tiến hành sinh hoạt, hoạt động thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ theo Hướng dẫn nghi thức thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ(số 252/HD-TƯHCTĐ, ngày 30/12/2011).
Phần thứ ba

CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA HỘI

I. BAN KIỂM TRA CÁC CẤP CỦA HỘI

1. Tổ chức bộ máy

a) Ban Kiểm tra của Hội được bầu tại Đại hội Hội cùng cấp. Việc kiện toàn Ban Kiểm tra khi khuyết ủy viên do Ban Chấp hành cùng cấp quyết định.

b) Nhiệm kỳ của Ban Kiểm tra theo nhiệm kỳ của Ban Chấp hành cùng cấp.

c) Ban Kiểm tra mỗi cấp do Ban Thường vụ Hội cấp trên trực tiếp công nhận.


2. Cơ cấu, số lượng Ban Kiểm tra cấp Hội

2.1. Ban Kiểm tra mỗi cấp, gồm: Trưởng ban là uỷ viên Ban Thường vụ, một số uỷ viên Ban Chấp hành, một số ủy viên không là ủy viên Ban Chấp hành, công tác chuyên trách tại Hội cấp đó, đại diện cho Hội cấp d­ưới và một số ngành, đoàn thể.

2.2. Số lượng:

a) Ban Kiểm tra Trung ư­ơng Hội, gồm: 7 đến 9 uỷ viên; Tr­ưởng Ban là Uỷ viên Ban Th­ường vụ Trung ­ương Hội; 1-2 Phó Trư­ởng ban, một số ủy viên đ­ược cơ cấu từ ban, đơn vị Trung ­ương Hội, đại diện Hội cấp d­ưới, ủy viên Ban Chấp hành đại diện ngành, đoàn thể xã hội.

b) Ban Kiểm tra tỉnh, thành Hội, gồm: 5 đến 7 uỷ viên; Trư­ởng Ban là ủy viên Ban thư­ờng vụ tỉnh, thành Hội; 1 - 2 phó trư­ởng ban và một số uỷ viên từ cơ quan tỉnh, thành Hội, đại diện Hội cấp d­ưới và đại diện ngành, đoàn thể.

c) Ban Kiểm tra cấp huyện và cấp xã gồm 3 đến 5 uỷ viên; Trư­ởng Ban là uỷ viên Ban Thư­ờng vụ Hội cùng cấp; 01 phó trưởng ban, một số uỷ viên đại diện Hội cấp d­ưới (đối với cấp huyện) và đại diện ngành, đoàn thể.



Каталог: uploads -> laws
laws -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
laws -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
laws -> QUỐc hội cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
laws -> QUỐc hội cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
laws -> QUỐc hội cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
laws -> 1. Mở rộng đối tượng bắt buộc tham gia bhtn
laws -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜNG
laws -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
laws -> TỈnh lạng sơn số: 89 /QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
laws -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 152/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 327.75 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương