Ban thưỜng vụ trung ưƠng hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 327.75 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích327.75 Kb.
#29890
  1   2   3   4


HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM

BAN THƯỜNG VỤ TRUNG ƯƠNG HỘI




CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 73 /HD-TƯHCTĐ

Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2013



HƯỚNG DẪN

Thực hiện Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khóa IX


Điều lệ Hội chữ thập đỏ Việt Nam sửa đổi, bổ sung đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thông qua và được Bộ Nội vụ phê duyệt tại Quyết định số: 1348/QĐ-BNV, ngày 19 tháng 12 năm 2012.

Nhằm đảm bảo thống nhất việc thực hiện Điều lệ trong hệ thống Hội, Ban Thường vụ Trung ương Hội hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội như sau:
Phần thứ nhất

QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC HỘI CHỮ THẬP ĐỎ
I. TỔ CHỨC CỦA HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM

1. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, gồm:

1.1. Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

1.2. Hội Chữ thập đỏ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

1.3. Hội Chữ thập đỏ huyện, quận và tương đương, gồm:

a) Hội Chữ thập đỏ huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh;

b) Hội Chữ thập đỏ Khối doanh nghiệp, Khối các cơ quan dân chính đảng trực thuộc cấp tỉnh;

c) Hội Chữ thập đỏ trong trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.

1.4. Hội Chữ thập đỏ xã, phường, thị trấn và tương đương, gồm:

a) Hội Chữ thập đỏ xã, phường, thị trấn;

b) Hội Chữ thập đỏ trong trường trung học phổ thông;

c) Hội Chữ thập đỏ trong cơ quan, tổ chức trực thuộc cấp huyện, có từ 30 hội viên trở lên.

1.5. Việc lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể đối với tổ chức Hội thực hiện theo quy định của pháp luật. Căn cứ tình hình thực tế, cấp Hội địa phương báo cáo với cấp ủy, chính quyền cho phép thành lập tổ chức Hội tương đương cấp huyện hoặc cấp xã phù hợp với quy mô, tính chất, phạm vi hoạt động của Hội ở cấp đó.


2. Các loại hình tổ chức Hội khác

2.1. Hội được lập các chi Hội trực thuộc, hội đồng bảo trợ hoặc ban bảo trợ hoạt động Chữ thập đỏ, đội ứng phó thảm họa, đội sơ cấp cứu, đội khám chữa bệnh lưu động, câu lạc bộ và các loại hình hoạt động nhân đạo khác theo quy định của pháp luật.

2.2. Việc lập các loại hình hoạt động nêu tại điểm 2.1 trên đây tuân thủ theo quy định tại quy chế liên quan do Ban Thường vụ Trung ương Hội ban hành.

II. ĐẠI HỘI CÁC CẤP CỦA HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM

1. Nhiệm kỳ Đại hội các cấp của Hội

1.1. Đại hội đại biểu toàn quốc, đại hội đại biểu cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương được tổ chức 5 năm một lần.

1.2. Đại hội đại biểu hoặc đại hội toàn thể của Hội cấp xã và tương đương được tổ chức 5 năm một lần.

1.3. Chi hội tổ chức đại hội toàn thể hội viên 5 năm 2 lần.

1.4. Chi hội trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường dạy nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học tổ chức đại hội đại biểu hoặc đại hội toàn thể theo năm học.

2. Đại biểu đại hội Hội

2.1. Số lượng đại biểu của đại hội Hội:

a) Ban chấp hành Hội cấp nào quyết định số lượng đại biểu đại hội Hội cấp đó.

b) Ở những nơi có dưới 100 hội viên thì tổ chức đại hội toàn thể hội viên. Trường hợp đặc biệt sẽ do Ban Chấp hành cấp trên trực tiếp quyết định trên cơ sở thống nhất ý kiến với cấp ủy của cấp triệu tập đại hội.

2.2. Thành phần đại biểu:

a) Đại biểu chính thức của Đại hội toàn thể hội viên gồm toàn thể cán bộ, hội viên của Hội cấp đó.

b) Đại biểu chính thức của Đại hội đại biểu các cấp của Hội, gồm:

- Đại biểu đương nhiên là Uỷ viên Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội không bị kỷ luật trong vòng một năm tính từ ngày ký quyết định kỷ luật đến ngày khai mạc đại hội (kể cả kỷ luật Đảng, chính quyền, đoàn thể).



- Đại biểu do đại hội cấp dưới bầu.

- Đại biểu chỉ định là những đại biểu do Ban Chấp hành cấp triệu đại hội chỉ định; số lượng không quá 10% tổng số đại biểu được triệu tập.

2.3. Việc phân bổ đại biểu dự Đại hội Hội cấp trên:

a) Việc phân bổ số lượng đại biểu căn cứ số lượng hội viên, số lượng tổ chức Hội trực thuộc, đặc điểm đặc thù của địa phương.

b) Ban Chấp hành Hội cấp nào quyết định việc phân bổ đại biểu dự Đại hội Hội cấp đó.

2.4. Bầu đại biểu dự Đại hội cấp trên:

a) Việc bầu đại biểu chính thức dự Đại hội cấp trên, tiến hành theo trình tự sau:

- Đoàn Chủ tịch báo cáo số lượng đại biểu được phân bổ và tiêu chuẩn đại biểu dự Đại hội cấp trên;

- Đại hội ứng cử, đề cử;

- Đoàn Chủ tịch giới thiệu nhân sự để Đại hội tham khảo;

- Đại hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách và tiến hành bầu bằng hình thức biểu quyết một lần cả danh sách đại biểu dự Đại hội cấp trên;

b) Việc bầu đại biểu dự khuyết dự Đại hội cấp trên thực hiện như việc bầu đại biểu chính thức, số lượng đại biểu dự khuyết do Đại hội quyết định.

2.5. Việc thay thế đại biểu:

a) Trường hợp đại biểu chính thức không tham dự Đại hội được thì đại biểu dự khuyết thay thế (trừ Uỷ viên Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội). Đại biểu chính thức được bầu thuộc đoàn đại biểu nào thì được thay thế bằng đại biểu dự khuyết của đoàn đó.

b) Việc thay thế đại biểu do Ban Thường vụ cấp có đại biểu thay thế đề nghị với cấp triệu tập Đại hội để xem xét, quyết định.

c) Trường hợp đã thay thế hết số đại biểu dự khuyết nhưng vẫn chưa đủ số lượng đại biểu được phân bổ, Ban Thường vụ cấp có đại biểu thay thế đề nghị Ban Thường vụ cấp triệu tập Đại hội xem xét, quyết định.

2.6. Bác bỏ tư cách đại biểu: Đại hội bác bỏ tư cách đại biểu (đại biểu bầu, đương nhiên, chỉ định) trong trường hợp đại biểu được bầu, chỉ định không đúng nguyên tắc, thủ tục, vi phạm tiêu chuẩn đại biểu, bị kỷ luật hoặc vi phạm pháp luật.



3. Nhiệm vụ của Ban Chấp hành Hội cấp triệu tập Đại hội

a) Chuẩn bị các nội dung đại hội, gồm: báo cáo tổng kết nhiệm kỳ, báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành nhiệm kỳ, đại biểu đại hội, đề án nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực, Ban kiểm tra và kế hoạch tổ chức Đại hội.

b) Tiếp nhận đơn ứng cử vào Ban Chấp hành của cán bộ, hội viên không phải là đại biểu chính thức của đại hội (gửi đến Ban Chấp hành trước khi đại hội khai mạc chậm nhất 15 ngày làm việc) để đoàn chủ tịch đại hội báo cáo đại hội xem xét, quyết định.

c) Quyết định thời gian đại hội và thông báo tới đại biểu đại hội trước 30 ngày làm việc.

d) Cung cấp tài liệu cho ban thẩm tra tư cách đại biểu về tình hình, kết quả bầu đại biểu và những vấn đề có liên quan đến tư cách đại biểu.

e) Cung cấp các tài liệu cho đoàn chủ tịch đại hội để trả lời các vấn đề do đại biểu đại hội yêu cầu.

f) Chỉ đạo các hoạt động thường xuyên của Hội cho đến khi bầu được Ban Chấp hành mới.

g) Chuẩn bị tài liệu cho Ban Chấp hành khóa mới họp để bầu các chức danh lãnh đạo của Hội tại kỳ họp thứ nhất.



4. Các cơ quan điều hành và giúp việc đại hội

4.1. Đoàn chủ tịch đại hội:

a) Đoàn chủ tịch đại hội là cơ quan điều hành công việc của đại hội, làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, quyết định theo đa số. Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội đề xuất để đại hội biểu quyết về số lượng đại biểu tham gia đoàn chủ tịch; sau đó giới thiệu nhân sự để biểu quyết danh sách đoàn chủ tịch đại hội.

b) Đoàn chủ tịch đại hội có nhiệm vụ: Điều hành công việc của đại hội theo chương trình, quy chế làm việc đã được Đại hội thông qua; phân công thành viên điều hành các phiên họp của đại hội; điều hành bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra, bầu đại biểu dự Đại hội cấp trên (nếu có), điều hành biểu quyết thông qua nghị quyết và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quyết định của đại hội.

4.2. Ban thẩm tra tư cách đại biểu của đại hội:

a) Thành viên của Ban thẩm tra tư cách đại biểu là đại biểu chính thức của đại hội, am hiểu về công tác tổ chức, cán bộ và công tác kiểm tra. Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội giới thiệu để đại hội biểu quyết số lượng và danh sách ban thẩm tra tư cách đại biểu.

b) Nhiệm vụ của ban thẩm tra tư cách đại biểu: xem xét, kết luận đơn thư khiếu nại, tố cáo về tư cách đại biểu do ban chấp hành các cấp giải quyết; báo cáo với đoàn chủ tịch để trình đại hội xem xét, quyết định về những trường hợp không được công nhận tư cách đại biểu và các việc liên quan đến tư cách đại biểu, nhân sự tham gia cơ quan lãnh đạo của Hội. Báo cáo với đại hội kết quả thẩm tra tư cách đại biểu trình Đại hội xem xét, biểu quyết công nhận.

4.3. Đoàn thư ký đại hội:

a) Đoàn thư ký đại hội gồm một số đại biểu chính thức (đối với đại hội đại biểu). Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội đề xuất, giới thiệu để đại hội biểu quyết về số lượng, danh sách đoàn thư ký và trưởng đoàn thư ký. Ở đại hội chi hội thì chi hội trưởng đề xuất, giới thiệu để đại hội biểu quyết thư ký đại hội. Trưởng đoàn thư ký có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, chịu trách nhiệm trước đoàn chủ tịch về nhiệm vụ của đoàn thư ký.

b) Nhiệm vụ của đoàn thư ký: ghi biên bản tổng hợp ý kiến thảo luận, dự thảo các văn bản kết luận, nghị quyết của đại hội; quản lý và phát hành tài liệu, ấn phẩm của đại hội theo sự chỉ đạo của đoàn chủ tịch đại hội; thu nhận, bảo quản và gửi đến Ban Chấp hành khóa mới đầy đủ hồ sơ, tài liệu, ấn phẩm của đại hội. Khi bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra, Đoàn thư ký thực hiện nhiệm vụ kiểm đếm số lượng biểu quyết theo sự điều hành của Đoàn Chủ tịch đại hội.

4.4. Số lượng thành viên đoàn Chủ tịch, đoàn thư ký và ban thẩm tra tư cách đại biểu:

- Đối với Đại hội Hội cấp xã và tương đương: Đoàn Chủ tịch từ 3 đến 5 người; Đoàn thư ký từ 1 đến 2 người; Ban Thẩm tra tư cách đại biểu từ 3 đến 5 người.

- Đối với Đại hội Hội cấp huyện và tương đương: Đoàn Chủ tịch từ 5 đến 7 người; đoàn thư ký từ 2 đến 3 người; Ban Thẩm tra tư cách đại biểu từ 3 đến 5 người.

- Đối với Đại hội tỉnh, thành Hội: Đoàn Chủ tịch từ 9 đến 11 người; Đoàn thư ký từ 2 đến 3 người; Ban Thẩm tra tư cách đại biểu từ 3-5 người.



5. Trang trí Đại hội (nhìn từ dưới lên)

a) Cờ Tổ quốc, tượng hoặc ảnh Bác Hồ đặt phía dưới ngôi sao, chính giữa Quốc kỳ. Biểu trưng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, được treo thấp hơn ngôi sao trên Quốc kỳ, ở bên phải chính giữa phần phông còn lại (từ mép bên phải của Quốc kỳ tới mép bên phải của phông trang trí).

b) Tiêu đề Đại hội:

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM

TỈNH/HUYỆN/XÃ…… LẦN THỨ…, NHIỆM KỲ …

Địa danh, Ngày... tháng... năm....

Khổ chữ của tiêu đề phải phù hợp với phông trang trí và nên bố cục tiêu đề từ 2 đến 3 dòng. Tiêu đề Đại hội treo chính giữa phía dưới Biểu trưng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.



6. Chương trình Đại hội, gồm:

a) Phiên nội bộ:

- Chào cờ

- Bầu đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu (đối với đại hội đại biểu).

- Thông qua nội quy hoặc quy chế, chương trình làm việc của đại hội.

- Báo cáo kết quả thẩm tra tư cách đại biểu (đối với đại hội toàn thể thì trình bày báo cáo tình hình đại biểu).

- Báo cáo tổng kết công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ nhiệm kỳ qua; phướng hướng, mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ tới.

- Báo cáo kiểm điểm Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ nhiệm kỳ qua.

- Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý văn kiện đại hội Hội cấp trên.

- Báo cáo tổng hợp ý kiến tham gia vào dự thảo Điều lệ Hội sửa đổi, bổ sung (nếu có).

- Thảo luận.

- Bầu Ban Chấp hành, Ban kiểm tra khóa mới.

- Bầu đại biểu dự đại hội cấp trên (nếu có).

- Kết thúc phiên nội bộ.

b) Hội nghị Ban Chấp hành cấp Hội khóa mới bầu Ban Thường vụ, các chức danh lãnh đạo và trưởng ban, phó trưởng ban Kiểm tra cấp Hội.

c) Phiên công khai:

- Chào cờ, hát Quốc ca, Hội ca.

- Đoàn chủ tịch và thư ký đại hội vào vị trí làm việc.

- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, khai mạc đại hội.

- Thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ chúc mừng đại hội (nếu có).

- Báo cáo tóm tắt kết quả công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ nhiệm kỳ qua; phướng hướng, mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ tới.

- Tham luận (2-3 tham luận).

- Đại diện lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền phát biểu ý kiến.

- Đại diện lãnh đạo Hội cấp trên phát biểu ý kiến.

- Báo cáo kết quả bầu Ban Chấp hành, Ban kiểm tra và các chức danh lãnh đạo của Hội. Ban Chấp hành mới ra mắt đại hội.

- Thông qua nghị quyết Đại hội.

- Bế mạc Đại hội.

- Chào cờ, hát Quốc ca.

d) Đối với đại hội chi hội: chương trình đại hội được tổ chức trong một buổi với các nội dung cơ bản nêu ở mục a và c trên đây.



III. BẦU BAN CHẤP HÀNH, BAN THƯỜNG VỤ, THƯỜNG TRỰC, BAN KIỂM TRA Ở MỖI CẤP HỘI

1. Giới thiệu nhân sự

a) Cán bộ, hội viên có quyền giới thiệu đại biểu mà mình tín nhiệm vào danh sách hiệp thương để bầu vào Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ nơi mình sinh hoạt (theo quy định tại quyền ứng cử của hội viên).

b) Ban Chấp hành Hội cấp dưới có quyền giới thiệu nhân sự ở cấp mình vào danh sách bầu Ban Chấp hành Hội cấp trên trực tiếp.

c) Theo đề nghị của Ban Chấp hành Hội đương nhiệm, cơ quan, tổ chức giới thiệu nhân sự vào danh sách bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra Hội khóa mới.

d) Ban Chấp hành Hội đương nhiệm có trách nhiệm chuẩn bị nhân sự đủ tiêu chuẩn để bầu vào Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra Hội nhiệm kỳ mới.

e) Khi giới thiệu người vào danh sách bầu Ban Chấp hành, Ban kiểm tra, cá nhân hoặc tổ chức giới thiệu có trách nhiệm cung cấp hồ sơ của người được giới thiệu theo yêu cầu của Đại hội.



2. Ứng cử, đề cử và bầu Ban Chấp hành các cấp Hội

2.1. Quyền ứng cử: cán bộ, hội viên đủ tiêu chuẩn và phù hợp với cơ cấu có quyền ứng cử để bầu vào Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ các cấp. Cụ thể:

a) Cán bộ, hội viên là đại biểu chính thức của đại hội được quyền ứng cử để bầu vào Ban Chấp hành tại đại hội.

b) Cán bộ, hội viên không phải là đại biểu chính thức của đại hội gửi đơn xin ứng cử kèm theo lý lịch có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền tới Hội Chữ thập đỏ cấp quản lý trực tiếp để xem xét, quyết định hoặc gửi tới Ban chấp hành Hội Chữ thập đỏ cấp triệu tập đại hội chậm nhất 15 ngày trước khi diễn ra đại hội.

c) Cán bộ, hội viên là đại biểu chính thức dự đại hội đủ tiêu chuẩn và phù hợp cơ cấu có quyền ứng cử đại biểu dự đại hội cấp trên trực tiếp.

2.2. Quyền đề cử:

a) Cán bộ, hội viên là đại biểu chính thức dự đại hội có quyền đề cử nhân sự để bầu vào Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội. Trường hợp người được đề cử không phải là đại biểu chính thức của đại hội thì người đề cử phải báo cáo bằng văn bản về lý lịch, tư cách của người được đề cử có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền và phải được sự đồng ý bằng văn bản của người được đề cử gửi đến Ban chấp hành Hội Chữ thập đỏ cấp triệu tập đại hội chậm nhất 15 ngày trước khi diễn ra đại hội.

b) Cán bộ, hội viên là đại biểu chính thức dự đại hội có quyền đề cử các đại biểu chính thức dự đại hội để bầu dự đại hội cấp trên trực tiếp.

2.3. Quyền bầu cử: đại biểu chính thức dự đại hội có quyền bầu Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ cấp triệu tập đại hội và bầu đại biểu dự đại hội cấp trên trực tiếp.

3. Bầu Ban Chấp hành và các chức danh lãnh đạo của Hội

3.1. Đại hội cấp nào bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra của Hội cấp đó.

3.2. Ban Chấp hành bầu Ban Thường vụ, Thường trực, trưởng ban, phó trưởng ban Kiểm tra:

a) Ban Chấp hành Trung ương Hội bầu Ban Thường vụ, Thường trực Trung ương Hội (gồm: Chủ tịch, Phó chủ tịch, Tổng thư ký và Phó tổng thư ký), bầu trưởng ban, phó trưởng ban kiểm tra; bầu ủy viên ban kiểm tra (khi khuyết).

b) Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương bầu Ban Thường vụ, Thường trực Hội (gồm: Chủ tịch, Phó chủ tịch và ủy viên Thường trực); bầu trưởng ban, phó trưởng ban Kiểm tra, ủy viên ban Kiểm tra (khi khuyết).

c) Ban chấp hành Hội cơ sở cấp xã và tương đương bầu Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó chủ tịch và trưởng ban, phó trưởng ban Kiểm tra, ủy viên ban Kiểm tra (khi khuyết).

d) Đại hội chi hội bầu chi hội trưởng, chi hội phó.

4. Xây dựng Ban Chấp hành khóa mới

4.1. Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội xây dựng đề án nhân sự Ban Chấp hành khóa mới; báo cáo cấp ủy Đảng cùng cấp và Ban Thường vụ Hội cấp trên trực tiếp. Sau khi cấp ủy Đảng và Ban Thường vụ Hội cấp trên trực tiếp thống nhất thì hướng dẫn Ban Chấp hành hội cấp dưới hoặc chi hội giới thiệu nhân sự, đề nghị các cơ quan, tổ chức giới thiệu nhân sự tham gia Ban Chấp hành theo tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu của đề án.

4.2. Tiêu chuẩn cơ bản của ủy viên Ban Chấp hành:

a) Có lập trường tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, lối sống lành mạnh, có tinh thần trách nhiệm, tận tụy phục vụ nhân dân. Không tham nhũng, không cơ hội, có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng dễ bị tổn thương khác, được quần chúng và cán bộ, hội viên, thanh, thiếu niên tín nhiệm.

b) Có uy tín và năng lực tổ chức, vận động quần chúng tham gia các hoạt động nhân đạo trên cơ sở nắm vững và vận dụng quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào công tác Hội.

c) Có trình độ lý luận chính trị, tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng, có hiểu biết về công tác Hội và Phong trào Chữ thập đỏ, có đủ năng lực và sức khỏe đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

4.3. Cơ cấu Ban Chấp hành, Ban Thường vụ mỗi cấp:

a) Cán bộ chuyên trách, cán bộ kiêm nhiệm, cán bộ chủ chốt cấp trực thuộc;

b) Đại diện ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, tổ chức tôn giáo;

c) Đại diện doanh nghiệp, nhà hảo tâm, đại diện các lĩnh vực công tác liên quan nhiều đến hoạt động nhân đạo.

Chú ý cơ cấu hợp lý số ủy viên cũ, ủy viên mới; tỷ lệ nữ và các độ tuổi để đảm bảo tính kế thừa. Khi dự kiến cơ cấu Ban Chấp hành, Ban Thường vụ cần dự kiến cả nhiệm vụ của từng uỷ viên để phân công sau đại hội.

5. Bầu Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực, Ban Kiểm tra

5.1. Bầu Ban Chấp hành (bầu Ban Kiểm tra áp dụng theo quy trình này):

a) Đoàn chủ tịch đại hội trình bày đề án nhân sự Ban Chấp hành khoá mới do Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội chuẩn bị.

b) Đại hội thảo luận, biểu quyết về số lượng Ban Chấp hành và tiến hành ứng cử, đề cử vào Ban Chấp hành khoá mới.

c) Đoàn chủ tịch đại hội báo cáo danh sách nhân sự do Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội chuẩn bị để đại hội tham khảo trước khi biểu quyết danh sách bầu.

d) Đoàn chủ tịch tổng hợp danh sách những người ứng cử, đề cử và những người xin rút; xem xét, quyết định cho một số người được rút hoặc không được rút khỏi danh sách bầu, trường hợp còn nhiều ý kiến chưa thống nhất thì đoàn chủ tịch xin ý kiến quyết định của đại hội; lập danh sách bầu, lấy biểu quyết của đại hội thông qua danh sách bầu.

e) Đoàn Thư ký đại hội thực hiện nhiệm vụ kiểm đếm số lượng biểu quyết.

g) Đại hội tiến hành bầu Ban Chấp hành bằng hình thức biểu quyết thông qua một lần cả danh sách. Đoàn thư ký kiểm đếm số lượng biểu quyết và báo cáo với người điều hành. Người điều hành công bố kết quả bầu Ban Chấp hành khoá mới.

5.2. Bầu chủ tọa, thư ký kỳ họp thứ nhất của Ban Chấp hành khoá mới:

a) Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch khoá trước làm triệu tập viên, chủ trì kỳ họp cho đến khi bầu được chủ tọa của kỳ họp.

b) Chủ tọa kỳ họp trình bày để Ban Chấp hành thông qua chương trình kỳ họp và điều hành bầu Ban Thường vụ và các chức danh lãnh đạo Hội, trưởng ban và phó trưởng ban kiểm tra.

5.3. Bầu Ban Thường vụ:

a) Số lượng uỷ viên Ban Thường vụ Hội cấp nào do Ban Chấp hành cấp đó quyết định, nhưng không quá 1/3 số lượng ủy viên Ban Chấp hành.

b) Chủ tọa kỳ họp trình bày đề án Ban Thường vụ; điều hành thông qua đề án về số lượng, cơ cấu và tổng thể đề án;

c) Tiến hành ứng cử, đề cử.

d) Chủ tọa kỳ họp báo cáo dự kiến danh sách Ban Thường vụ khóa mới do Ban Chấp hành khoá trước chuẩn bị để hội nghị tham khảo; tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử và biểu quyết danh sách bầu Ban Thường vụ.

e) Thư ký kỳ họp thực hiện nhiệm vụ kiểm đếm số lượng biểu quyết.

g) Bầu Ban Thường vụ và công bố kết quả bầu.

5.4. Đối tượng bầu các chức danh lãnh đạo và trưởng ban, phó trưởng ban Kiểm tra của các cấp hội, gồm: những người ứng cử hoặc được đề cử vào danh sách để bầu giữ chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, phó Tổng thư ký (ở cấp Trung ương) hoặc ủy viên Thường trực (ở cấp tỉnh, huyện, xã) phải là người đã được bầu làm uỷ viên Ban Thường vụ.

5.5. Quy trình:

a) Chủ tọa hội nghị báo cáo với Ban Chấp hành về yêu cầu bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, phó Tổng thư ký (ở cấp Trung ương) hoặc ủy viên Thường trực (ở cấp tỉnh, huyện, xã);

b) Tiến hành ứng cử, đề cử.

c) Chủ tọa hội nghị báo cáo nhân sự do Đảng giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch, Phó chủ tịch, Tổng thư ký (ở cấp Trung ương) hoặc ủy viên Thường trực (ở cấp tỉnh, huyện, xã); chốt danh sách bầu cử.

d) Tiến hành bầu theo trình tự: bầu Chủ tịch, bầu Phó chủ tịch, Tổng thư ký, (ở cấp Trung ương) hoặc ủy viên Thường trực (ở cấp tỉnh, huyện, xã). Có thể biểu quyết một lần toàn bộ danh sách. Thư ký hội nghị chịu trách nhiệm kiểm đếm khi biểu quyết và báo cáo Chủ tọa hội nghị.

e) Công bố kết quả bầu.

g) Trình tự bầu trưởng ban, phó trưởng ban kiểm tra tại hội nghị áp dụng đúng trình tự bầu Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội.

5.6. Hiệu lực: sau khi bầu xong, Ban thường vụ, Chủ tịch, Phó chủ tịch, Phó chủ tịch, Tổng thư ký (ở cấp Trung ương) hoặc ủy viên Thường trực (ở cấp tỉnh, huyện, xã) điều hành ngay công việc của Ban Chấp hành khoá mới. Chủ tịch Ban Chấp hành được ký văn bản với chức danh Chủ tịch ngay sau khi được bầu.

5.7. Công nhận kết quả bầu Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực, Ban kiểm tra cấp Hội:

a) Chậm nhất 10 ngày sau đại hội, Ban Thường vụ Hội khóa mới gửi hồ sơ Đại hội tới Hội cấp trên trực tiếp, gồm: biên bản đại hội, biên bản bầu Ban Chấp hành, Ban kiểm tra, Ban Thường vụ, Thường trực Hội, các chức danh ban kiểm tra, danh sách trích ngang ủy viên Ban Chấp hành, ban kiểm tra mới (có chữ ký của người thay mặt Đoàn Chủ tịch Đại hội) kèm theo công văn đề nghị công nhận Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, các chức danh lãnh đạo và Ban kiểm tra.

b) Chậm nhất 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của Ban Thường vụ Hội cấp dưới về kết quả đại hội, Ban Thường vụ Hội cấp trên trực tiếp quyết định công nhận danh sách Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra và các chức danh đã được bầu.

c) Ban Chấp hành điều hành công việc ngay sau khi được đại hội bầu. Sau khi có quyết định công nhận của Ban Thường vụ Hội cấp trên trực tiếp thì Phó Chủ tịch, Ủy viên Thường trực, Ban Kiểm tra được ký tên trong các văn bản phát hành của Hội cấp mình.

d) Sau đại hội nếu thấy có sự vi phạm về tiêu chuẩn, nguyên tắc, thủ tục bầu thì Ban Chấp hành cấp trên có quyền bác bỏ kết quả bầu của đại hội hoặc của Ban Chấp hành cấp dưới; nếu thấy một hoặc một số chức danh đã được bầu nhưng không đảm bảo nguyên tắc hoặc tiêu chuẩn quy định thì Ban Chấp hành cấp trên có quyền không công nhận chức danh đó.



6. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thường vụ Hội Chữ thập đỏ cấp tỉnh, huyện, xã

a) Thay mặt Ban Chấp hành lãnh đạo mọi mặt công tác của Hội giữa hai kỳ Hội nghị Ban Chấp hành.

b) Quyết định các chủ trương, biện pháp nhằm tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Hội Chữ thập đỏ cấp mình và các chủ trương, nghị quyết, kết luận, quyết định của Ban Chấp hành Hội cấp trên.

c) Thông qua báo cáo tài chính hàng năm và báo cáo việc tiếp nhận, phân phối, sử dụng viện trợ.

d) Tổng kết mô hình, chuyên đề và các hoạt động của Hội; kiến nghị, đề xuất với cấp ủy Đảng, chính quyền về chủ trương, cơ chế, chính sách đối với công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ; phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức kinh tế-xã hội trong thực hiện nhiệm vụ công tác Hội tại địa phương.

e) Hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng của Hội; quyết định danh hiệu thi đua tập thể thuộc cấp mình hàng năm.

g) Quyết định kỷ luật hình thức: khiển trách, cảnh cáo đối với uỷ viên Ban Chấp hành Hội cấp mình khi vi phạm kỷ luật.

h) Chuẩn bị nội dung các kỳ họp Ban Chấp hành Hội cấp mình; báo cáo tình hình và kết quả thực hiện các chủ trương, nghị quyết, kết luận, quyết định của Ban Chấp hành, những công việc đã giải quyết giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành trước hội nghị Ban Chấp hành Hội cấp mình.



Каталог: uploads -> laws
laws -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
laws -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
laws -> QUỐc hội cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
laws -> QUỐc hội cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
laws -> QUỐc hội cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
laws -> 1. Mở rộng đối tượng bắt buộc tham gia bhtn
laws -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜNG
laws -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
laws -> TỈnh lạng sơn số: 89 /QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
laws -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 152/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 327.75 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương