Ban tổ chức số 12 hd/btctw đẢng cộng sản việt nam


Trình độ chuyên môn nghiệp vụ



tải về 2.01 Mb.
trang5/15
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích2.01 Mb.
#872
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

5. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:(xem giải thích ở biểu số 2-TCTW)

6. Chức danh khoa học: Là số đảng viên được Nhà nước phong là phó giáo sư, giáo sư; nếu 1 đảng viên được phong cả 2 chức danh khoa học thì thống kê chức danh khoa học cao nhất.

7. Trình độ lý luận chính trị: Được phân tích ở 3 loại trình độ lý luận: sơ cấp; trung cấp và cao cấp, cử nhân. Tổng hợp số đảng viên đã được cấp bằng tốt nghiệp các bậc học theo quy định. Những đảng viên đã tốt nghiệp nhiều bằng cấp từ thấp đến cao thì thống kê theo bằng cấp cao nhất.

Chú ý: Biểu số 3-TCTW là một trong những biểu rất quan trọng trong hệ thống biểu báo cáo này. Do vậy để đảm bảo chính xác, các cấp uỷ Đảng phải đối chiếu với lý lịch đảng viên và cập nhật những thay đổi của đảng viên trên máy tính để theo dõi tổng hợp.



Biểu số 4-TCTW: BÁO CÁO ĐẢNG VIÊN CHIA THEO DÂN TỘC VÀ TRONG CÁC TÔN GIÁO

Có đến 31-12- 20…

Biểu này dùng để tổng hợp và phân tích 2 chỉ tiêu:

- Đảng viên có đến cuối kỳ báo cáo chia theo dân tộc: Là số liệu lấy từ mục “D” biếu số 1-TCTW báo cáo năm chuyển vào.

- Đảng viên trong các tôn giáo.

Dân tộc: Được chia ra 54 dân tộc đã được Nhà nước công nhận, các dân tộc khác còn lại ghi chung vào dòng: “Dân tộc khác” (56).

Quốc tịch gốc nước ngoài: Thống kê số đảng viên là người nước ngoài, đã nhập quốc tịch Việt Nam, sau đó ghi chú tên quốc tịch gốc của những đảng viên đó xuống cuối biểu.

Tôn giáo: Thống kê 6 tôn giáo chính được Nhà nước công nhận, các tôn giáo khác được tổng hợp chung vào dòng “Tôn giáo khác” (7)

Việc thống kê trong các tôn giáo, như sau:



- Đạo Thiên chúa: Những đảng viên đã “Chịu phép rửa tội” theo quy định của Đạo thiên chúa thì thống kê theo đạo này.

- Đạo Phật giáo: Những đảng viên đã “Chịu phép rửa tội” theo quy định của Đạo phật thì thống kê theo đạo này.

- Đạo Tin lành: Những đảng viên “chịu phép Bắp Têm” theo quy định của Đạo Tin lành thì thống kê theo đạo này.



- Đạo Cao đài: Những đảng viên đã được cấp “Sớ cầu đạo” theo quy định của Đạo Cao đài thì thống kê theo đạo này.

- Đạo Hoà hảo: Những đảng viên đã được cấp “thẻ hội viên”, trong nhà có thờ Trần Điều hoặc ảnh giáo chủ Huỳnh Phú Sổ theo quy định của Đạo Hoà hảo thì thống kê theo đạo này

- Đạo Hồi: Những đảng viên khai là theo đạo Hồi Ixlam và đã làm lễ “Xu Nát” đối với nam, hay đã làm lễ “Xuống tóc” đối với nữ; hoặc khai là theo đạo Hồi giáo Bni và trong nhà có thờ “Thần lợn” thì thống kê theo đạo này.

Ngoài ra, những đảng viên được tổ chức đảng phân công tham gia sinh hoạt trong giáo hội, cũng được thống kê theo tôn giáo tương ứng.

Đảng viên trong các tôn giáo (mục II biểu này) phải bằng tổng số đảng viên trong các tôn giáo của biểu số 3-TCTW cột 2.

Chú ý: Quá trình tổng hợp biểu số 4-TCTW, các cấp uỷ cần căn cứ vào lý lịch của đảng viên và trao đổi với các ngành có liên quan để thống nhất về tên các dân tộc thiểu số và tôn giáo có trong đảng bộ.

Biểu số 5- TCTW: BÁO CÁO TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG VÀ ĐẢNG VIÊN TRONG CÁC LOẠI CƠ SỞ

Có đến 31-12-20……

1. Xã: Là số tổ chức cơ sở đảng được lập trong các đơn vị hành chính cấp cơ sở ở nông thôn nước ta hiện nay.

2. Phường: Là số tổ chức cơ sở đảng được lập trong các đơn vị hành chính cấp cơ sở trực thuộc quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

3. Thị trấn: Là số tổ chức cơ sở đảng được lập trong các đơn vị hành chính trung tâm cấp cơ sở trực thuộc huyện.

4. Doanh nghiệp nhà nước: Là số tổ chức cơ sở đảng được lập trong các đơn vị sản xuất - kinh doanh do các cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương như: Chính phủ, bộ, ngành, uỷ ban nhân dân, sở…thành lập, đầu tư vốn và quản lý. Có 100% vốn hoặc chung vốn của các thành phần và tổ chức kinh tế khác, Nhưng Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, gồm: Các nhà máy, xí nghiệp, xí nghiệp liên hợp, công ty, tổng công ty; công, nông, lâm trường…có tư cách pháp nhân (hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản và con dấu riêng, được ký kết các hợp đồng kinh tế). Chia ra:

a) Công nghiệp các loại: Là số tổ chức cơ sở đảng được lập trong các đơn vị cơ sở sản xuất công nghiệp do các bộ, ngành địa phương trực tiếp quản lý và các xí nghiệp công nghiệp quốc phòng do Bộ quốc phòng trực tiếp quản lý.

b) Giao thông, vận tải, bưu điện: Là số tổ chức cơ sở đảng được lập trong các đơn vị cơ sở làm Giao thông, vận tải, bưu điện (không kể các đơn vị sản xuất công nghiệp, xây dựng, thương nghiệp, trực thuộc ngành Giao thông, vận tải, bưu điện ).

c) Xây dựng: Là số tổ chức cơ sở đảng được lập trong các đơn vị cơ sở hoạt động xây dựng thuộc ngành xây dựng và các ngành, các địa phương quản lý (không kể các đơn vị sản xuất công nghiệp, xây dựng, giao thông, thương nghiệp thuộc ngành xây dựng).

d) Nông, Lâm, Ngư nghiệp, Thuỷ lợi: Là số tổ chức cơ sở đảng được lập trong các đơn vị cơ sở sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp, Thuỷ lợi

e) Thương nghiệp, dịch vụ, du lịch: Là số tổ chức cơ sở đảng được lập trong các đơn vị cơ sở hoạt động thương nghiệp, dịch vụ, du lịch.

Tổng cộng số lượng từ a đến e phải bằng tổng số chỉ tiêu 4 (doanh nghiệp Nhà nước).



5. Doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước: Là số tổ chức cơ sở đảng được lập trong các đơn vị sản xuất kinh doanh do các cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương thành lập và quản lý có 100% vốn do các cổ đông (là cán bộ, công nhân, nhân viên của doanh nghiệp) góp vốn đầu tư và chỉ đạo doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, có đủ tư cách pháp nhân. Tổng số này cũng được phân tích theo 5 loại như doanh nghiệp Nhà nước (chỉ tiêu 4 biểu này)

6. Hợp tác xã, tổ hợp: Là số tổ chức cơ sở đảng được lập trong các đơn vị cơ sở làm kinh tế tập thể như hợp tác xã, tổ hợp sản xuất - kinh doanh tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, thương nghiệp, dịch vụ… có đủ tư cách pháp nhân.

Chú ý: Không thống kê vào mục này các hợp tác xã, tổ hợp … trực thuộc xã, phường, thị trấn.

7. Doanh nghiệp tư nhân: Là số tổ chức cơ sở đảng được lập trong các doanh nghiệp tư nhân của người Việt Nam có mức vốn theo pháp định; tư nhân đầu tư vốn và quản lý, đã được Nhà nước cấp phép đăng ký kinh doanh.

8. Công ty trách nhiệm hữu hạn: Là số tổ chức cơ sở đảng được lập trong các doanh nghiệp do một thành viên hoặc từ 2 đến 50 thành viên (thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân) góp vốn. Các doanh nghiệp này đã được Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh.

9. Công ty cổ phần tư nhân: Là số tổ chức cơ sở đảng được lập trong các doanh nghiệp do các thành viên góp vốn (tư nhân, tập thể, người nước ngoài). Các doanh nghiệp này đã đăng ký kinh doanh và được nhà nước cấp giấy phép kinh doanh.

10. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Là số tổ chức cơ sở đảng được lập trong các công ty, xí nghiệp có 100% vốn, hoặc phần lớn vốn của người nước ngoài, do người nước ngoài làm chủ, đã được Nhà nước cấp giấy phen đăng ký kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài.

11. Cơ sở sự nghiệp: Là số tổ chức cơ sở đảng được lập trong tất cả các đơn vị cơ sở hoạt động sự nghiệp như: Viện và trung tâm nghiên cứu khoa học; các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, trung học phổ thông; các cơ sở ý tế như trung tâm ý tế, bệnh viện, viện điều dưỡng; các đơn vị xuất bản, báo chí, văn học nghệ thuật; các cơ sở, đơn vị thuộc ngành thể dục thể thao… (không kể các trường, trạm, trại… thuộc xã, phường, thị trấn trực tiếp quản lý).

Chú ý: Khi tổng hợp ở các đơn vị doanh nghiệp nhà nước, công ty, tổng công ty, xí nghiệp, nhà máy lớn… nếu có các cơ sở hoạt động sự nghiệp như trên và được xác định là cấp cơ sở đều phải tách và thống kê riêng vào mục này.

Sau khi tổng hợp chung ở mục 11, tiến hành phân tích riêng một số loại hình:

- Viện, trung tâm nghiên cứu khoa học

- Trường đại học, cao đẳng

- Trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề

- Trường trung học phổ thông.

- Bệnh viện.

Tổng số của 5 loại hình nêu trên, có thể bằng hoặc nhỏ hơn tổng số của chỉ tiêu 11 (cơ sở sự nghiệp).



12. Cơ quan hành chính: Là số tổ chức cơ sở đảng được lập trong tất cả các đơn vị cơ sở là cơ quan hành chính của Đảng, chính quyền, đoàn thể, toà án, viện kiểm sát… ở 3 cấp (Trung ương, tỉnh, thành phố; quận, huyện, thị xã).

13. Quân đội: Là số tổ chức cơ sở đảng được lập trong tất cả các đơn vị cơ sở thuộc hệ thống quân đội chính quy trực thuộc các cấp Trung ương; tỉnh, thành phố; huyện, quận, thị xã.

14. Công an: Là số tổ chức cơ sở đảng được lập trong các đơn vị cơ sở của ngành công an trực thuộc các cấp Trung ương; tỉnh, thành phố; quận, huyện, thị xã. Không kể các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, cơ sở doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp trong ngành công an và đơn vị công an trực thuộc cấp xã, phường, thị trấn.

15. Tổ chức cơ sở đảng ở ngoài nước: Là số tổ chức cơ sở đảng được lập trong các đơn vị cơ sở ở ngoài nước, trực thuộc Đảng uỷ ngoài nước.

16. Cơ sở khác: Là số tổ chức cơ sở đảng được lập trong các đơn vị cơ sở chưa thống kê vào 15 loại cơ sở trên, tổng hợp vào mục 16 (cơ sở khác) Phần

cuối biểu ghi chú rõ những tên đơn vị cơ sở đó.

Cộng (1+….. +16) phản ánh toàn bộ số đảng viên và tổ chức cơ sở đảng của đảng bộ. Tổng số đảng viên ở biểu này phải thống nhất với tổng số đảng viên có trong danh sách đến cuối kỳ báo cáo của biểu số 1 - TCTW (mục D). Tổng số tổ chức cơ sở đảng trong biểu này phải bằng số tổ chức cơ sở đảng có đến cuối kỳ báo cáo (mục III - Biểu số 2 - TCTW).

Chú ý:

1. Tổng số đảng viên ở mỗi loại hình cơ sở (cột 10), bao gồm tất cả đảng viên làm các ngành, nghề khác nhau cùng sinh hoạt trong một đảng bộ cơ sở.

Ví dụ: Ở xã, bao gồm đảng viên làm nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, sự nghiệp, cán bộ hưu trí…; ở các doanh nghiệp, bao gồm cả đảng viên làm công tác quản lý, gián tiếp, đảng viên là công nhân lao động trực tiếp sản xuất.

2. Mỗi loại hình cơ sở đảng đều thống kê đầy đủ các cột đã ghi trong biểu, trong đó:

- Cột 2: Tổng số đơn vị cơ sở

- Cột 3: Tổng số đơn vị cơ sở chưa có tổ chức cơ sở đảng, được thống kê như sau: sau khi có được tổng số đơn vị cơ sở (cột 2) tiến hành phân tích: Trong tổng số đơn vị cơ sở đó, có bao nhiêu đơn vị cơ sở chưa có tổ chức cơ sở đảng: Thống kê vào cột 3. Chỉ tiêu này phải thống nhất với chỉ tiêu III (1) trong biểu số 2 - TCTW- báo cáo đảng viên mới kết nạp (báo cáo năm).

- Cột 4: Từ tổng số đơn vị cơ sở chưa có tổ chức cơ sở đảng vừa tổng hợp, tiếp tục phân tích: trong đó có bao nhiêu đơn vị cơ sở đã có đảng viên để thống kê vào cột 4 (trong đó số đơn vị cơ sở đã có đảng viên).

Đây là số đơn vị cơ sở đã có đảng viên, nhưng chưa có tổ chức cơ sở đảng, vì số đảng viên có nhưng chưa đủ để thành lập tổ chức đảng.
Biểu số 6 - TCTW: BÁO CÁO PHÂN TÍCH ĐẢNG VIÊN THEO NGHỀ NGHIỆP VÀ CÔNG TÁC

Có đến 31-12-20…

Mục “Đảng viên trong danh sách có đến cuối kỳ báo cáo”: Là số đảng viên trong danh sách của đảng bộ có đến cuối kỳ báo cáo,số liệu này bằng tổng số đảng viên ở mục D của biểu số 1-TCTW nêu trên và phân tích theo hai mục dưới đây:

I. Đảng viên đang làm việc và công tác: Là số đảng viên đang làm việc và côn tác của đảng bộ có đến cuối kỳ báo cáo, số liệu này được phân tích theo 15 tiêu chí (từ 1 đến 15):

1. Cán bộ đảng chuyên trách: Là số đảng viên của đảng bộ đang làm cán bộ đảng chuyên trách từ Trung ương đến địa phương, do ngân sách của Đảng trả lương và số đảng viên làm cán bộ đảng chuyên trách trong các doanh nghiệp do doanh nghiệp trả lương.

2. Cán bộ các đoàn thể chuyên trách: Là số đảng viên của đảng bộ làm cán bộ chuyên trách các đoàn thể Trung

ương đến địa phương, do ngân sách của các đoàn thể trả lương và số đảng viên làm cán bộ đoàn thể chuyên trách ở các doanh nghiệp do doanh nghiệp trả lương.

Riêng số đảng viên là công nhân các nghề như: lái xe, thợ điện, nước…, công nhân viên phục vụ cơ quan trong các cơ quan đảng, đoàn thể không thống kê vào hai chỉ tiêu 1 và 2 nêu trên, mà đưa vào chỉ tiêu số 8 (công nhân, nhân viên phục vụ cơ quan)

3. Cán bộ dân cử (bầu cử): Là số đảng viên của đảng bộ được hội đồng nhân dân các cấp bầu theo Luật bầu cử, được Nhà nước trả lương.

4. Cán bộ công chức nhà nước: Là số đảng viên của đảng bộ làm công chức nhà nước được tuyển dụng và bổ nhiệm theo Nghị định số 169/HĐBT ban hành ngày 25-5-1991 về công chức nhà nước, luật cán bộ công chức được hưởng lương từ ngân sách nhà nước (không tính số cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đã thống kê ở chỉ tiêu số 13 dưới đây)

Riêng số đảng viên hoạt động trong các ngành sự nghiệp như: giáo dục, y tế, hoạt dộng khoa học, phóng viên báo chí, phát thanh truyền hình, văn nghệ sĩ, thể dục thể thao… trong các tổ chức nhà nước, không thống kê vào chỉ tiêu này mà được thống kê vào chỉ tiêu 5 (cán bộ hoạt động sự nghiệp).



5. Cán bộ hoạt động sự nghiệp: Đảng viên của đảng bộ là cán bộ, nhân viên làm việc trong các trường học, trung tâm y tế, bệnh viên, cơ quan nghiên cứu khoa học, cơ quan xuất bản, báo chí (cả biên tập và phát hành), cơ quan phát thanh truyền hình, các đoàn nghệ thuật, nhà hát, rạp xiếc…, các trung tâm thể dục thể thao… (cả trong và ngoài biên chế nhà nước).

6. Cán bộ quản lý, cán bộ gián tiếp trong các doanh nghiệp: Đảng viên của đảng bộ là cán bộ quản lý các doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hoá, hợp tác xã, các loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (như các thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc; giám đốc, phó giám đốc; chủ nhiệm, phó chủ nhiệm hợp tác xã; trưởng, phó phòng, quản đốc, phó quản đốc phân xưởng… đảng viên là cán bộ, nhân viên ở các phòng ban như: tổ chức, kế hoạch, kỹ thuật, tài vụ, vật tư, điều độ…).

7. Công nhân lao động trong các thành phần kinh tế: Là số đảng viên của đảng bộ là công nhân và lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh ở tất cả các thành phần kinh tế (không kể cán bộ quản lý, cán bộ giám tiếp đã thống kê ở chỉ tiêu 6 nêu trên), số liệu này được phân tích theo các yếu tố (a, b, c, d, đ, e, g) sau đây:

a) Doanh nghiệp nhà nước: Là số đảng viên làm công nhân và lao động trong các doanh nghiệp nhà nước (kể cả những doanh nghiệp do Bộ Quốc phòng, Bộ công an quản lý trực tiếp).

b) Doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước: Là số đảng viên làm công nhân và lao động trong các doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước.

c) Hợp tác xã, tổ hợp tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ: Là số đảng viên làm xã viên trong các đơn vị cơ sở kinh tế tập thể như hợp tác xã, tổ hợp (bao gồm cả đảng viên sinh hoạt trong đảng bộ, chi bộ cơ sở của hợp tác xã, tổ hợp và đảng viên làm việc tại hợp tác xã và tổ hợp, nhưng sinh hoạt ở chi bộ của xã, phường, thị trấn …)

d) Doanh nghiệp tư nhân: Là số đảng viên làm công nhân lao động trong các doanh nghiệp tư nhân (bao gồm cả đảng viên sinh hoạt trong đảng bộ, chi bộ cơ sở của doanh nghiệp tư nhân và đảng viên làm việc tại doanh nghiệp tư nhân, nhưng sinh hoạt ở chi bộ của xã, phường, thị trấn…)

đ) Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần tư nhân: Là số đảng viên làm công nhân và lao động trong các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần tư nhân (bao gồm cả đảng viên sinh hoạt trong đảng bộ, chi bộ cơ sở của công ty và đảng viên làm việc tại công ty nhưng sinh hoạt ở chi bộ của xã, phường, thị trấn…)

e) doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Là số đảng viên làm công nhân và lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm cả đảng viên sinh hoạt trong đảng bộ, chi bộ cơ sở của doanh nghiệp và đảng viên làm việc tại doanh nghiệp nhưng sinh hoạt ở chi bộ của xã, phường, thị trấn…)



g) Lao động cá thể tiểu thương: Là số đảng viên lao động cá thể, tiểu thương chú yếu sinh hoạt trong các xã, phường, thị trấn…

8.Công nhân viên phục vụ trong cơ quan: Đảng viên là công nhân, nhân viên phục vụ trong các cơ quan nhà nước, đảng, đoàn thể từ cấp huyện trở lệ như: lái xe, thợ điện, nước, nhân viên đánh máy, lao động tạp vụ…
9. Lao động nông, lâm, ngư nghiệp, thuỷ lợi: Là số đảng viên của đảng bộ lao động trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, thuỷ lợi, hưởng thu nhập chủ yếu bằng nghề đó (không tính số đảng viên đang sinh hoạt ở xã, phường đang lao động trong các ngành nghề được thống kê ở chỉ tiêu số 10; là cán bộ chuyên trách hưởng chế độ phụ cấp theo định xuất ở các xã, phường… thống kê ở chỉ tiêu số 13; số đảng viên đã nghỉ làm việc và công tác thống kê ở mục II dưới đây; số đang viên đang sinh hoạt chi bộ của xã, phường… nhưng làm trong lĩnh vực sự nghiệp đã thống kê ở chỉ tiêu số 5; đang làm việc trong các thành phần kinh tế đã thống kê ở chỉ tiêu số 7 nêu trên). Số liệu này được phân tích qua 4 yếu tố (a, b, c, d) sau đây:

a) Nông nghiệp: là số đảng viên làm nông nghiệp và sống chính bằng nghề nông nghiệp

b) Lâm nghiệp: Là số đảng viên làm lâm nghiệp và sống chính bằng nghề lâm nghiệp.

c) Ngư nghiệp: Là số đảng viên làm ngư nghiệp và sống chính bằng nghề ngư nghiệp.

d) Thuỷ lợi: Là số đảng viên làm thuỷ lợi và sống chính bằng nghề thuỷ lợi.

10. Lao động trong các tổ chức xã hội nghề nghiệp: Là số đảng viên của đảng bộ lao động trong các tổ chức xã hội nghề nghiệp như: hội làm vườn, Hội nuôi ong…

11. Sĩ quan, chiến sĩ quân đội: Là số đảng viên của đảng bộ là sĩ quan, chiến sĩ trong quân đội kể cả bộ đội biên phòng (không tính số công nhân quốc phòng đã thống kê ở chỉ tiêu 7a nêu trên và chỉ huy trưởng quân sự xã, phường, thị trấn).

12. Sĩ quan, chiến sĩ công an: là số đảng viên của đảng bộ là sĩ quan chiến sĩ trong ngành công an từ cấp cơ sở trở lên, hưởng lương từ ngân sách nhà nước (không tính số trưởng công an xã, phường, thị trấn).

13. Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn: Là số đảng viên của đảng bộ làm cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22.10.2009 của Chính phủ.

14. Học sinh, sinh viên chuyên nghiệp: Là số đảng viên của đảng bộ là học sinh, sinh viên đang học tập, tập trung dài hạn ở các trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, sinh hoạt tại các đảng bộ, chi bộ nhà trường.

15. Lao động các nghê khác: Là đảng viên của đảng bộ còn lại, không

phân tích vào những nghề nghiệp và công tác ở 14 chỉ tiêu nêu trên.



II. Đảng viên đã nghỉ làm việc, công tác: Là số đảng viên của đảng bộ đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức; được miễn sinh hoạt và công tác; nghỉ làm việc, công tác, số liệu này dược phân tích theo 3 chỉ tiêu (1, 2, 3) dưới đây:

1. Đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức theo chế độ: Là số đảng viên của đảng bộ đã được nghỉ hưu, nghỉ mất sức, theo chế độ nhà nước quy định. Đối tượng này nếu lại tiếp tục làm việc và công tác thì thống kê vào các lĩnh vực hoạt động tương ứng đã nêu trên, không thống kê ở chỉ tiêu này.

2. Được miễn sinh hoạt đảng và công tác: Là số đảng viên của đảng bộ do tuổi già, sức yếu hoặc do hoàn cảnh khác, đã được chi bộ, đảng bộ cơ sở cho miễn sinh hoạt và công tác theo Điều 7 Điều lệ Đảng.

3. Nghỉ làm việc, công tác: Là số đảng viên làm nội trợ cho gia đình; mất khả năng lao động, không làm việc gì do điều kiện sức khoẻ; không có nhu cầu làm việc.

Chú ý:

- Tất cả các chỉ tiêu đều được thống kê trong năm báo cáo, có so sánh và tính tỷ lệ với năm trước.

- Các chỉ tiêu 7, 8, 9, 10, 13, 15 đều tách riêng số đảng viên đang hưởng chế độ nghỉ hưu, mất sức.

- Đảng viên đang hưởng chế độ nghỉ hưu, mất sức của đảng bộ sẽ là tổng số cả mục II (1) cộng với các chỉ tiêu số 7, 8, 9, 10, 13, 15 mục (I) biểu này.



Biểu 7a, 7b-TCTW: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC CƠ SỞ

ĐẢNG VÀ ĐẢNG VIÊN

Thực hiện Hướng dẫn số 07-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương ngày 11-10-2011 về “Đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên”, cấp uỷ huyện (và tương đương), cấp uỷ trực thuộc Trung ương tiến hành thống kê tổng hợp và báo cáo lên cấp uỷ cấp trên về kết quả đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, sau khi kết thúc năm báo cáo.

Nội dung báo cáo như sau:



Biểu 7A-TCTW: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TCCS ĐẢNG

Năm 20…..



A. Số TCCS đảng có đến cuối năm: Số liệu này thống nhất với số liệu trong cột 5, biểu số 5-TCTW nêu trên.

1. Thống kê số tổ chức cơ sở đảng đã được đánh giá chất lượng.

Từ tổng số tổ chức cơ sở đảng được đánh giá chất lượng, phân tích kết quả đánh giá thành 4 mức theo nội dung khoản 4 (phần B) Hướng dẫn số 07-HD/BTCTW ngày 11-10-2011 của Ban Tổ chức Trung ương như sau:

a) Tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh: Là tổ chức cơ sở đảng được cấp uỷ cấp trên trực tiếp xét, quyết định xếp loại này. Trong đó: trong sạch vững mạnh tiêu biểu, là tổ chức cơ sở đảng được lựa chọn không quá 20% trong tổng số tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh để đề nghị khen thưởng theo quy định.

b) Tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ: Là số tổ chức cơ sở đảng được cấp uỷ cấp trên trực tiếp xét, quyết định xếp loại này.

c) Tổ chức cơ sở đảng hoàn thành nhiệm vụ: Là số tổ chức cơ sở đảng được cấp uỷ cấp trên trực tiếp xét, quyết định xếp loại này.

d) Tổ chức cơ sở đảng yếu kém: Là số tổ chức cơ sở đảng cấp uỷ trực tiếp xếp loại này.

2. Thống kê số TCCS đảng chưa được đánh giá chất lượng



B. Số chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở: Số liệu này thống nhất với số liệu trong cột 9 biểu số 5-TCTW nêu trên.

Trong số chi bộ trực thuộc được đánh giá chất lượng: Kết quả đánh giá được đảng uỷ cơ sở xét, quyết định xếp thành 4 mức.

a) Trong sạch, vững mạnh (trong đó, lựa chọn không quá 20% chi bộ trong sạch, vững mạnh tiêu biểu để đề nghị khen thưởng theo qui định).

b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ

c) Hoàn thành nhiệm vụ

d) Yếu kém.

Chú ý: Tổng số tổ chức cơ sở đảng và chi bộ được đánh giá theo các loại hình tổ chức cơ sở đảng từ cột 4 đến cột 14 trong biểu, tổng số của các cột trên bằng số lượng ghi ở cột 2.


Biểu 7B-TCTW:BÁO

CÁO ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẢNG VIÊN

Năm………..


Đảng viên có đến thời điểm đánh giá chất lượng là số liệu “D” biểu số 1-TCTW cộng thêm số đảng viên ở đảng bộ khác chuyển đến sinh hoạt tạm thời (nếu có).

Tổng số đảng viên trên được phân tích:

1. Đảng viên được miễn đánh giá chất lượng: Là tổng số của số đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng và số đảng viên chuyển sinh hoạt tạm thời đến đảng bộ khác (nếu có).

2.Đảng viên chưa được đánh giá chất lượng: Là những đảng viên thuộc diện đánh giá nhưng tới thời điểm đánh giá chất lượng không có mặt để đánh giá vì những lý do như: đi công tác, hoặc đi học tập, đi làm xa, ốm đau phải điều trị…

3. Đảng viên đã được đánh giá chất lượng:

Từ tổng số đảng viên được đánh giá chất lượng, tổng hợp kết quả đánh giá thành 4 mức theo nội dung tại mục II, phần B, Hướng dẫn số, 07- HD/BTCTW ngày 11-10-2011 của Ban Tổ chức Trung ương, như sau:



A. Đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Là số đảng viên được cấp uỷ cơ sở xét, quyết định xếp loại này.

Số đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ không vượt quá 15% tổng số đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ và đề nghị cấp trên khen thưởng.

B. Đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ: Là số đảng viên được cấp uỷ cơ sở xét, quyết định xếp loại này.

C) Đảng viên đủ tư cách, hoàn thành nhiệm vụ: Là số đảng viên được cấp uỷ cơ sở xét, quyết định xếp loại này.

Trong đó: Đủ tư cách nhưng có mặt còn hạn chế, được phân tích theo những hạn chế sau:

1) Chưa tận tuỵ với công việc…

2) Còn khuyết điểm trong công tác, sinh hoạt đảng…

3) Là người đứng đầu cơ quan, đơn vị: bí thư cấp uỷ… chưa hoàn thành nhiệm vụ.

D. Đảng viên vi phạm tư cách hoặc không hoàn thành nhiệm vụ: Là số đảng viên được cấp uỷ cơ sở xét, quyết định xếp loại này. Số đảng viên này được phân tích như sau:

1) Bị thi hành kỷ luật của Đảng, chính quyền, đoàn thể trong năm

2) Cơ quan quản lý; chi bộ đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ.

3) Không chấp hành sự phân công, gây mất đoàn kết.

4) Qua kiểm điểm, phát hiện thất vi phạm tư cách đảng viên.

Chú ý: Tổng số đảng viên được đánh giá theo các loại hình tổ chức cơ sở đảng từ cột 4 đến cột 14 trong biểu, tổng số các cột nêu trên bằng số lượng ghi ở (cột 2).

Biểu số 8-TCTW: BÁO CÁO KHEN THƯỞNG ĐẢNG VIÊN

Năm 20……….


I. Các danh hiệu: Là số đảng viên của đảng bộ có thành tích, công lao bảo vệ và xây dựng đất nước đã được Nhà nước phong tặng các danh hiệu cao uý, số liệu trên được phân tích theo các chi tiêu (1, 2, 3, 4, 5, 6) dưới đây:

1. Danh hiệu anh hùng: Là số đảng viên của đảng bộ được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng các loại, số liệu này được phân tích theo 3 danh hiệu (a, b, c) sau đây:

a) Anh hùng lực lượng vũ trang: Là số đảng viên của đảng bộ có thanh tích trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang.

b) Anh hùng lao động: Là số đảng viên của đảng bộ có thanh tích lao động sản xuất, xây dựng đất nước, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.



c) Bà mẹ Việt Nam Anh hùng: Đảng viên của Đảng bộ là những phụ nữ Việt Nam có con, có chồng hy sinh trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.

2. Cán bộ lão thành cách mạng và cán bộ tiền khởi nghĩa: là số đảng viên của đảng bộ đã có công lao hoạt động cách mạng trước ngày 19-8-1945 được Đảng và Nhà nước công nhận.

a) Cán bộ Lão thành cách mạng: Là số đảng viên hoạt động cách mạng từ trước ngày 01-01-1945.

b) Cán bộ tiền khởi nghĩa: Là số đảng viên hoạt động cách mạng từ ngày 01-01-1945 đến trước ngày Tổng khởi nghĩa 19-8-1945.

3. Nghệ sĩ nhân dân: là số đảng viên của đảng bộ đã có nhiều đóng góp vào nền nghệ thuật Quốc gia, được Nhà nước phong tặng Nghệ sĩ nhân nhân.

4. Nhà giáo nhân dân: Là số đảng viên của đảng bộ đã có nhiều đóng góp vào nền giáo dục Quốc gia, được Nhà nước phong tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân.

5. Thầy thuốc nhân dân: Là số đảng viên của đảng bộ, đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân, được Nhà nước phong tặng danh hiệu thầy thuốc nhân dân.

6. Gia đình có công với cách mạng: Là số đảng viên của đảng bộ mà bản thân hoặc người thân trong gia đình (ông, bà, bố mẹ, vợ hoặc chồng…) đã có công nuôi, giấu cán bộ hoạt động cách mạng hoặc cơ sở hội họp của tổ chức cách mạng trong thời kỳ chống kẻ thù xâm lược đất nước, được Nhà nước công nhận Gia đình có công với cách mạng.

7. Gia đình liệt sỹ: Là số đảng viên của đảng bộ có người thân (ông, bà, bố mẹ, con, vợ hoặc chồng, anh, chị em ruột) hy sinh trong chiến đấu bảo vệ Tổ

quốc, bảo vệ an ninh và an toàn xã hội, được Nhà nước phong tặng là gia đình liệt sỹ.



II. Được khen thưởng:

1. Huân chương các loại: Là số đảng viên của đảng bộ có thành tích được Đảng và Nhà nước tặng thưởng huân chương các loại, số liệu này được phân tích theo 4 mức (a, b, c, d) dưới đây:

a) Huân chương bậc cao: Là số đảng viên của đảng bộ có nhiều thành tích xuất sắc được Đảng và Nhà nước tặng thưởng huân chương bậc cao gồm: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập, Huân chương Quân công, Huân chương Lao động theo các hạng (nhất, nhì, ba).

b) Huân chương Kháng chiến: Là số đảng viên của đảng bộ có thành tích xuất sắc trong các cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược bảo vệ Tổ quốc, được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến các hạng (nhất, nhì, ba).

c) Huân chương Chiến công: Là số đảng viên của đảng bộ có thành tích xuất sắc trong một chiến dịch, một mặt trận hoặc một trận đánh, được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công.

d) Huân chương chiến sĩ vẻ vang: Là số đảng viên của đảng bộ có thành tích tốt trong quá trình công tác, phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

2. Huy chương các loại: Là số đảng viên của đảng bộ có thành tích được Đảng và Nhà nước tặng thương Huy chương các loại theo các hạng (nhất, nhì, ba).

3. Huy hiệu Đảng các loại: Là số đảng viên của đảng bộ có quá trình hoạt động lâu năn trong tổ chức của Đảng, được Đảng Cộng sản Việt Nam tặng thưởng Huy hiệu Đảng các loại, số liệu này được phân tích theo, 11 mức sau đây:

+ Huy hiệu 90 năm: Là số đảng viên của đảng bộ có 90 năm tuổi đảng được tặng Huy hiệu 90 năm.

+ Huy hiệu 85 năm: Là số đảng viên của đảng bộ có 85 năm tuổi đảng được tặng Huy hiệu 85 năm.

+ Huy hiệu 80 năm: Là số đảng viên của đảng bộ có 80 năm tuổi đảng được tặng Huy hiệu 80 năm.



+ Huy hiệu 75 năm: Là số đảng viên của đảng bộ có 75 năm tuổi đảng được tặng Huy hiệu 75 năm.

+ Huy hiệu 70 năm: Là số đảng viên của đảng bộ có 70 năm tuổi đảng được tặng Huy hiệu 70 năm.



+ Huy hiệu 65 năm: Là số đảng viên của đảng bộ có 65 năm tuổi đảng được tặng Huy hiệu 65 năm.

+ Huy hiệu 60 năm: Là số đảng viên của đảng bộ có 60 năm tuổi đảng được tặng Huy hiệu 60 năm.



+ Huy hiệu 55 năm: Là số đảng viên của đảng bộ có 55 năm tuổi đảng được tặng Huy hiệu 55 năm.

+ Huy hiệu 50 năm: Là số đảng viên của đảng bộ có 50 năm tuổi đảng được tặng Huy hiệu 50 năm.

+ Huy hiệu 40 năm: Là số đảng viên của đảng bộ có 40 năm tuổi đảng được tặng Huy hiệu 40 năm.

+ Huy hiệu 30 năm: Là số đảng viên của đảng bộ có 30 năm tuổi đảng được tặng Huy hiệu 30 năm.



Biểu số 9-TCTW: BÁO CÁO ĐẢNG VIÊN BỊ XỬ LÝ KỶ LUẬT

VÀ ĐẢNG VIÊN RA KHỎI ĐẢNG

Năm 20……..

Từ cấp huyện uỷ (và tương đương) trở lên, tiến hành tổng hợp biểu số 9- TCTW trong đảng bộ, Khi tổng hợp, các đảng bộ cần trao đổi thống nhất về số liệu với Uỷ ban Kiểm tra cùng cấp trước khi ghi vào biểu. Cụ thể:

Mục A: Đảng viên bị xử lý kỷ luật.

Tiến hành phân tích chỉ tiêu này theo những nội dung:



1. Bốn hình thức kỷ luật.

Khi phân tích đảng viên vi phạm theo 4 hình thức kỷ luật, cần chú ý:

- Hình thức khai trừ: Tổng số đảng viên ghi ở đây phải bằng số đảng viên bị khai trừ đã thống kê ở biểu 1-TCTW mục c (2) kỳ báo cáo năm.

- Tổng số của 4 hình thức kỷ luật: Phải bằng tổng số đảng viên bị xử lý kỷ luật (mục A nói trên).



2. Nội dung vi phạm.

Phân tích đảng viên vi phạm kỷ luật theo nội dung vi phạm: Tổng số của 6 nội dung vi phạm phải bằng tổng số đảng viên vi phạm kỷ luật.



3. Cấp ủy viên vi phạm.

Phân tích riêng số đảng viên là cấp uỷ viên bị xử lý kỷ luật trong tổng số đảng viên bị xử lý kỷ luật nói chung. Trong số đảng viên là cấp uỷ viên bị kỷ luật lại phân tích theo cấp uỷ viên các cấp như ghi trong biểu.



4. Đảng viên bị xử lý theo pháp luật.

Phân tích riêng số đảng viên bị xử lý theo pháp luật trong tổng số đảng viên bị xử lý kỷ luật nói chung. Số này được phân tích theo 3 mức: tù giam, tù án treo và cảnh cáo trước pháp luật;



Mục B: Tổng số đảng viên ra khỏi Đảng.

Đảng viên ra khỏi Đảng là những người tính đến thời điểm báo cáo không còn đảng số của đảng bộ. “Đảng viên ra khỏi Đảng” là chỉ tiêu tổng hợp của 3 đối tượng:

- Đảng viên bị khai trừ.

Đảng viên bị khai trừ ghi ở đây phải thống nhất với số đảng viên bị khai trừ ở điểm 1, mục A tại báo cáo này.

- Đảng viên bị xoá tên

- Đảng viên xin ra khỏi Đảng.

Số đảng viên bị xoá tên và đảng viên xin ra khỏi Đảng: Phải bằng số liệu đảng viên bị xoá tên và đảng viên xin ra khỏi Đảng ở biểu số 1-TCTW (báo cáo năm).

Trong số đảng viên xin ra khỏi đảng, tách riêng số người xin giấy xác nhận tuổi Đảng, ghi vào dòng cuối biểu báo cáo.


Biểu số 10-TCTW: BÁO CÁO VỀ NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC ĐẢNG VIÊN

Năm 20…….

Biểu này dùng cho ban tổ chức của cấp uỷ huyện (và tương đương), cấp uỷ trực thuộc Trung ương thống kê và báo cáo ban tổ chức cấp uỷ cấp trên (định kỳ năm một lần).

Chú ý:

- Những chỉ tiêu có thêm cụm từ “trong năm”: thống kê số liệu thực hiện được trong năm báo cáo.

- Những chỉ tiêu khác còn lại: thống kê số thực tế, có đến thời điểm báo cáo.

Biểu số 11-TCTW: BÁO CÁO TỈNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN QUẢN LÝ ĐẢNG VIÊN

Năm 20…..

Biểu này dùng cho ban tổ chức của cấp uỷ huyện (và tương đương), cấp uỷ trực thuộc Trung ương thống kê và báo cáo ban tổ chức của cấp uỷ cấp trên (định kỳ năm một lần).

Chú ý:

Các phương tiện làm thẻ đảng viên, Ban Tổ chức Trung ương chỉ cấp lần đầu cho các huyện uỷ (và tương đương) trở lên (kể cả số mới được thành lập sau này); trong quá trình sử dụng cần thay thế, sửa chữa thì liên hệ trực tiếp với nơi sản xuất và kinh phí do các đảng bộ chi.



2. Báo cáo cán bộ chủ chốt và bầu cử cấp uỷ:

Gồm 6 biểu: Biểu số 12A-TCTW, 12B-TCTW, 12C-TCTW, 12D-TCTW, 12E-TCTW, 12G-TCTW.

Sáu biểu này nhằm tổng hợp một số chức danh cán bộ chủ chốt ở Trung ương; ở các đảng bộ trực thuộc Trung ương, các đảng bộ huyện hoặc tương đương và cơ sở. Đồng thời phân tích tình hình cấp uỷ viên các cấp.

Biểu số 12B-TCTW: BÁO CÁO MỘT SỐ CHỨC DANH CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP TỈNH, THÀNH PHỐ

Do các cấp uỷ trực thuộc Trung ương thực hiện, để thống kê một số cán bộ chủ chốt sau:



- Uỷ viên ban chấp hành đảng bộ.

- Bí thư, phó bí thư.

- Chủ tịch, phó chủ tịch HĐND

- Chủ tịch, phó chủ tịch UBND

- Trưởng, phó các các ban đảng, đoàn thể.

- Giám đốc, phó giám đốc các sở, ngành.

- Giám đốc, phó giám đốc các Doanh nghiệp trực thuộc tỉnh, thành phố.

- Bí thư đảng uỷ các doanh nghiệp trực thuộc tỉnh, thành phố.

Sau khi có tổng số cán bộ theo các chức danh nói trên, tiến hành phân tích một số chỉ tiêu như biểu số 12A-TCTW nêu trên.


Biểu số 12C-TCTW: BÁO CÁO MỘT SỐ CHỨC DANH

CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP HUYỆN, QUẬN, THỊ XÃ

Do cấp uỷ huyện (và tương đương) thực hiện, để thống kê một số cán bộ chủ chốt sau:

- Uỷ viên Ban chấp hành đảng bộ.

- Bí thư, phó bí thư

- Chủ tích, phó chủ tịch HĐND

- Chủ tích, phó chủ tịch UBND

Sau khi có tổng số cán bộ theo các chức danh nói trên, tiến hành phân tích một số chỉ tiêu như biểu số 12A, 1A, 12B-TCTW nêu trên.


Biểu số 12D: BÁO CÁO MỘT SỐ CHỨC DANH CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

Do cấp uỷ cơ sở xã, phương, thị trấn thực hiện, để thống kê một số cán bộ chủ chốt sau:



- Bí thư, phó bí thư

- Chủ tích, phó chủ tịch HĐND

- Chủ tích, phó chủ tịch UBND

Sau khi có tổng số cán bộ theo các chức danh nói trên, tiến hành phân tích một số chỉ tiêu như biểu số 12A, 12C-TCTW nêu trên.


Biểu số 12E-TCTW: BÁO CÁO BẦU CỬ CẤP UỶ CƠ SỞ……….

Nhiệm kỳ……………..

Biểu dùng cho huyện uỷ (và tương đương) tổng hợp kết quả bầu cử cấp uỷ cơ sở, theo từng loại cấp uỷ như sau:

1.Cấp uỷ cơ sở xã, phường, thị trấn

2. Cấp uỷ cơ sở các loại hình doanh nghiệp

3. Cấp uỷ cơ sở cơ quan hành chính

4. Cấp uỷ cơ sở sự nghiệp.

5. Cấp uỷ cơ sở trong lực lượng vũ trang (Quân đội và Công an)

Nếu đại hội ở cấp cơ sở không tiến hành trong cùng một thời điển, thì phải thống kê làm nhiều lần. Vì vậy trong phần “chú ý” mục C cuối trang 1 của biểu 12E-TCTW cần ghi rõ số liệu có đến thời điểm từng lần báo cáo.

Quá trình tổng hợp biểu số 12E-TCTW được chia làm 2 phần:

Phần I: Cấp uỷ khoá trướng không tham gia khoá này

Phân tích cho cả 3 đối tượng: Cấp ủy viên, uỷ viên ban thường vụ, bí thư.



1. Tổng số: Là tổng số cấp uỷ viên, uỷ viên ban thường vụ và bí thư thuộc cấp uỷ khoá trước không tham gia khoá này. Sau đó tiến hành phân tích một số chỉ tiêu: được giới thiệu tái cử khoá này, nhưng không trúng cử; nữ; dân tộc ít người; trực tiếp sản xuất; cán bộ hưu trí; thủ trưởng đơn vị; chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn; bí thư chi bộ trong tổng số cấp uỷ viên đã tổng hợp.

Chú ý: Số cấp uỷ viên được giới thiệu tái cử cấp uỷ khoá này nhưng không trúng cử cũng được tổng hợp vào phần: cấp uỷ khoá trước không tham gia khoá này, nhưng phân tích riêng như đã hướng dẫn nêu trên.

2. Phân tích tổng số cấp uỷ viên khoá trước không tham gia khoá này, theo 5 lý do:

- Bị xử lý kỷ luật đảng, hành chính, pháp luật: Thống kê số cấp uỷ viên bị kỷ luật theo những nội dung vi phạm khác nhau như: tham những, vi phạm nguyên tắc tổ chức kỷ luật, vi phạm pháp luật Nhà nước, vi phạm đạo đức cách mạng.

- Năng lực yếu: Thống kê số cấp uỷ viên do trình độ kém, năng lực yếu, không đảm đương được nhiệm vụ của tổ chức giao phó.

- Tín nhiệm thấp: Thống kê cấp uỷ viên do có nhiều dư luận tiêu cực, hoặc có đơn thư tố cáo, nhưng chưa được xem xét, kết luận và xử lý.

Số đưa váo danh sách bầu cử cấp uỷ khoá này nhưng không trung cử cần được phân tích rõ lý do để tổng hợp vào “năng lực yếu” hay “tín nhiệm thấp” hoặc lý do khác cho phù hợp.



- Tuổi cao, sức yếu: Thống kê số cấp uỷ viên không tham gia khoá này vì tuổi cao, sức khoẻ yếu, ốm đau, bệnh tật hoặc chuẩn bị nghỉ hưu.

- Lý do khác: Thống kê cấp uỷ viên không tham gia khoá này vì bị chết, hoặc điều chuyển làm công tác khác.

Tổng số của 5 lý do trên, bằng số cấp uỷ viên khoá trước không tham gia khoá này (dòng tổng số - đầu biểu) theo từng đối tượng: cấp uỷ viên; uỷ viên ban thường vụ, trong đó, bí thư.



Phần II: So sánh cấp uỷ khoá trước với cấp uỷ khoá này.

1. Đối tượng so sánh:

+ Cấp uỷ viên.

+ Uỷ viên ban thường vụ.

+ Bí thư.



2. Nội dung so sánh: Theo danh mục các chỉ tiêu đã ghi trong biểu.

3. Hướng dẫn cách ghi một số chỉ tiêu:

a) Thành phần xuất thân công nhân: Những đồng chí đã trực tiếp làm công nhân sản xuất có thời gian từ 3 năm trở lên.

b) Cách tính tuổi bình quân: xem hướng dẫn tại biểu số 2-TCTW.

4. Khi tổng hợp cấp uỷ viên cần chú ý:

a) Tổng số cấp uỷ viên, ban thường vụ, bí thư khoá trước: Là số liệu khi được bầu vào cấp uỷ, ban thường vụ và bí thư của khoá trước. không phải số liệu hiện có của cấp uỷ khoá mới.

b) Khi tổng hợp phần I và phân II của biểu, cần kiểm tra, đối chiếu, cân đối số liệu giữa 2 phần.

Cách kiểm tra số liệu như sau:



Cấp uỷ viên khoá trước không tham gia khoá này

=



Cấp uỷ viên khoá trước

-



Cấp uỷ viên khoá này

-



Cấp uỷ viên mới trúng

Hoặc

Cấp uỷ viên khoá trước tái cử

+

Cấp uỷ viên mới trúng khoá này


=

Cấp uỷ viên khoá này


Trong đó

Cấp uỷ viên khoá trước tái cử


=

Cấp uỷ viên khoá trước

-

Cấp uỷ viên khoá trước không tham gia khoá này




Biểu số 12G-TCTW: BÁO CÁO BẦU CỬ CẤP UỶ (*)…………

Nhiệm kỳ………….

(*) Biểu này dùng để tổng hợp chung cho cả 2 cấp:

- Cấp uỷ trực thuộc Trung ương.

- Cấp uỷ huyện (và tương đương).

Sau khi bầu cử và phân công công tác cho cấp uỷ viên, ban tổ chức cấp uỷ huyện (và tương đương) tổng hợp báo cáo theo biểu mẫu này và gửi về Ban tổ chức tỉnh uỷ (và tương đương). Ban Tổ chức tỉnh uỷ (và tương đương) kiểm tra lại kết quả tổng hợp báo cáo của cấp dưới, sau đó làm báo cáo tổng hợp chung cho toàn đảng bộ, gửi báo cáo lên Ban Tổ chức Trung ương theo thời gian quy định.

Các đảng uỷ trực thuộc Trung ương, sau khi tiến hành đại hội, cũng báo cáo kết quả về Ban Tổ chức Trung ương theo mẫu 12G-TCTW.



Phần I: Cấp uỷ khoá trước không tham gia khoá này.

Thống kê như đã hướng dẫn tại biểu số 12E-TCTW



Phần II: Phân công cấp uỷ sau khi bầu.

- Cấp uỷ sau khi bầu, được phân tích theo 2 đối tượng là uỷ viên ban chấp hành và uỷ viên ban thường vụ. Công tác được phân công theo 6 lĩnh vực:

+ Công tác đảng.

+ Công tác dân vận

+ Công tác chính quyền

+ Công tác trong doanh nghiệp

+ Công tác trong đơn vị sự nghiệp

+ Công tác an ninh, quốc phòng.

- Trong quá trình phân công công tác của cấp uỷ viên, một đồng chí có thể được phân công phụ trách một số việc khác nhau. Để tránh trùng, sót khi tổng hợp biểu này, yêu cầu chỉ thống kê mỗi cấp uỷ viên phụ trách một công việc chính, sao cho khi cộng lại, phải bằng tổng số cấp uỷ viên.


III: So sánh cấp uỷ viên khoá trước với khoá này (trang 2-Biểu số 12G-TCTW).

Tiến hành tổng hợp tương tự như đã hướng dẫn ở biểu số 12E-TCTW.

5. Toàn bộ hệ thống biểu mẫu (gồm: 11 biểu báo cáo về đảng viên và tổ chức đảng; 6 biểu báo cáo về cán bộ chủ chốt và bầu cử cấp uỷ) được thể hiện tại Phụ lục II kèm theo Hướng dẫn này.




PHỤ LỤC I.

CÁC MẪU TÀI LIỆU VỀ CÔNG TÁC ĐẢNG VIÊN

(Kèm theo Hướng dẫn số 12-HD/BTCTW ngày 17-5-2012)

Các mẫu

I. CÁC TÀI LIỆU TRONG HỒ SƠ KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN VÀ CÔNG NHẬN ĐẢNG VIÊN CHÍNH THỨC

1. Giấy chứng nhận học lớp nhận thức về Đảng (nền hoa văn)

1.1- Mẫu (CN-NTVĐ) dùng cho TTBDCT cấp huyện


…………… CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số……/CN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



GIẤY CHỨNG NHẬN

Học lớp nhận thức về Đảng
Chứng nhận đồng chí:…………..…….Sinh ngày…/…/……

Nơi sinh:……………………………………………………..

Chức vụ:……………………………………………………...

Đơn vị:………………………………………………………….

Là cảm tình Đảng của chi bộ:……………………………………

Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng nhận thức về Đảng theo quy định của Trung ương,

Do:……………………………………………………………….

Tổ chức từ ngày….tháng …năm …đến ngày … tháng … năm……..

………., ngày …tháng…năm …



GIÁM ĐỐC

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

a) Sử dụng:

- Do trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện quận, thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh, đồng chí giám đốc trung ký và đóng dấu của trung tâm.



b) Cách ghi:

- Sinh ngày: Ghi đúng ngày, tháng, năm sinh đã ghi trong giấy khai sinh.



- Nơi sinh: Ghi xã, huyện, tỉnh hoặc phường, quận, thành phố.

- là cảm tình Đảng của chi bộ: Ghi rõ tên chi bộ, đảng uỷ bộ phận, đảng uỷ cơ sở. huyện uỷ, tỉnh uỷ…

- Do: Ghi tên trung tâm bồi dưỡng chính trị tổ chức lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng.
1.2- Mẫu (CN-NTVĐ) dùng khi cấp uỷ tổ chức lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng


ĐẢNG BỘ

………………………..



Số……/CN

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

*


GIẤY CHỨNG NHẬN
Chứng nhận đồng chí:……………………….Sinh ngày…/…/……

Nơi sinh:…………………………………………………………….

Chức vụ:……………………………………………………………

Đơn vị:………………………………………………………………

Là cảm tình Đảng của chi bộ:……………………………………..

Đã hoàn thành chương trình lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng theo quy định của Trung ương,

Do:………………………………………………………..

Tổ chức từ ngày….tháng .…năm .…đến ngày.…tháng.…năm..…

………., ngày thángnăm ……



T/M BAN THƯỜNG VỤ

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

a) Sử dụng:

- Mẫu này dùng cho cấp uỷ tổ chức lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, đồng chí thay mặt BTV cấp uỷ, từ cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ ở đảng trở lên ký và đóng dấu của cấp uỷ.

b) Cách ghi:

- Sinh ngày: Ghi đúng ngày, tháng, năm sinh đã ghi trong giấy khai sinh.

- Nơi sinh: Ghi xã, huyện, tỉnh hoặc phường, quận, thành phố.

- là cảm tình Đảng của chi bộ: Ghi rõ tên chi bộ, đảng uỷ bộ phận, đảng uỷ cơ sở. huyện uỷ, tỉnh uỷ…

- Do: Ghi tên đảng uỷ cấp huyện và tương đương trở lên tổ chức lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng.

2. Đơn xin vào Đảng (Mẫu 1-KNĐ)

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐƠN XIN VÀO ĐẢNG
Kính gửi: Chi uỷ:………………………………

Đảng uỷ:…………………………….


Tôi là:………………….., sinh ngày…………..tháng……….năm……

Nơi sinh:………………………………………………………………

Quê quán:……………………………………………………………

Dân tộc:……………………Tôn giáo:……………………………

Trình độ học vấn:………………………………………………

Nơi cư trú:………………………………………………………….

Nghề nghiệp:……………………………………………………..

Chức vụ chính quyền, đoàn thể:………………………………………..

Vào Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ngày..tháng…năm..tại…

Được xét là cảm tình Đảng ngày….tháng…năm…..tại chi bộ………

Qua nghiên cứu Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam; được sự giáo dục, bồi dưỡng của chi bộ, của tổ chức Đoàn, Công đoàn (nếu có) tôi đã nhận thức được:………………………….....…………………… ………… …… ……… …………………………………………………………………………

Tôi nguyện trung thành với lý tưởng và mục tiêu cách mạng của Đảng, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xứng đáng là đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam.
…………, ngày…tháng…năm……

NGƯỜI LÀM ĐƠN

(Ký, ghi rõ họ và tên)
* Lưu ý: - Nơi không có chi uỷ thì ghi chi bộ.

- Ghi nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

3. Lý lịch của người xin vào Đảng (Mẫu 2-KNĐ)


Mẫu 2-KNĐ

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


LÝ LỊCH

CỦA NGƯỜI XIN VÀO ĐẢNG
Họ và tên đang dùng:……………………………

Họ và tên khai sinh:……………………………..

Quê quán :………………………………


Số lý lịch:……………………………..


- Kích thước: 20,5x 14,5 cm.

- Nội dung trong lý lịch của người xin vào Đảng (gồm 32 trang) cụ thể như sau:

* Trang 1: Sơ lược lý lịch;

* Trang 2-8: Lý lịch bản thân và những công tác đã qua;

* Trang 9: Đặc điểm lịch sử;

* Trang 10: Những lớp đào tạo, bồi dưỡng đã qua và đi nước ngoài;

* Trang 11: Khen thưởng và kỷ luật;

* Trang 12-24: Hoàn cảnh gia đình;

* Trang 25: Tự nhận xét và cam đoan;

* Trang 26: Nhận xét của chi uỷ và chứng nhận của cấp uỷ cơ sở;

* Trang 27-32: Nhận xét của cấp uỷ hoặc tổ chức có thẩm quyền nơi đến thẩm tra lý lịch của người vào Đảng.



4. Giới thiệu người ưu tú vào Đảng (Mẫu 3-KNĐ)

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM




GIẤY GIỚI THIỆU

Người vào Đảng
Kính gửi: Chi bộ:......................................................................................
………...........................................................................................
Tôi là:..............................................., sinh ngày............ tháng.............. năm ..........

Vào Đảng ngày........tháng.........năm.........., chính thức ngày......... tháng.......năm ........

Chức vụ trong Đảng hiện nay:...................................................., chính quyền..........................

Quê quán:...................................................................................................................................

Đang sinh hoạt tại Chi bộ: ...........................................................................................

Ngày..........tháng........năm............... được Chi bộ phân công giáo dục, giúp đỡ quần chúng...........................................................................phấn đấu vào Đảng; nay xin báo cáo với Chi bộ những vấn đề chủ yếu về người phấn đấu vào Đảng như sau:



- Về lý lịch:

Những đặc điểm chính cần lưu ý:..........................................................................................................

…………………………………………………………………………...........................................................................................................

- Những ưu, khuyết điểm chính:

(Về Lịch sử chính trị, chính trị hiện nay; chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; năng lực công tác; quan hệ quần chúng).............. .......... ........ ..................... ...............................................................................................................................................

...................................................................................................................... Đối chiếu với tiêu chuẩn và điều kiện kết nạp đảng viên, tôi giới thiệu với Chi bộ xem xét, đề nghị kết nạp quần chúng..........................................................................vào Đảng.


Tôi xin chịu trách nhiệm trước Đảng về sự giới thiệu của mình.





.........................., ngày.............tháng............năm 20..............

ĐẢNG VIÊN GIỚI THIỆU

(ký, ghi rõ họ và tên)



5. Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng (Mẫu 4-KNĐ)


BAN CHẤP HÀNH ĐOÀN

.................................................

Số....................... - NQ/ĐTN


ĐOÀN T.N.C.S HỒ CHÍ MINH




.............., ngày.........tháng.......năm.........



NGHỊ QUYẾT

Giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng

Kính gửi: Chi uỷ..................................................................................................

Đảng uỷ.............................................................................................


- Căn cứ điểm 1, Điều 4, Chương I Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền hạn của ban chấp hành đoàn cơ sở giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng.

- Xét nghị quyết của Chi đoàn..............................................................................

- Ban Chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ........................................

họp ngày.................tháng.................năm...................nhận thấy:

Đoàn viên:...............................................................có những ưu, khuyết điểm chính (Về Lịch sử chính trị, chính trị hiện nay; chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; năng lực công tác; quan hệ quần chúng)…… …………………

......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Đối chiếu với tiêu chuẩn và điều kiện kết nạp đảng viên, chúng tôi giới thiệu và đề nghị Chi bộ, Đảng uỷ xem xét, kết nạp đoàn viên ......................................................... vào Đảng, với sự tán thành của.................đ/c (đạt.................%) so với tổng số uỷ viên Ban chấp hành; số không tán thành............đ/c, với lý do..................................……... …………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………

Chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung giới thiệu nói trên và sẽ tiếp tục giáo dục bồi dưỡng đoàn viên ................................................... trở thành đảng viên chính thức của Đảng.





T/M…………..

(ký, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)


6. Nghị quyết giới thiệu đoàn viên công đoàn vào Đảng (Mẫu 4A-KNĐ)

BAN CHẤP HÀNH

CÔNG ĐOÀN…………..

Số….........- NQ/



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

­-------------

........ngày.....tháng…năm.......



NGHỊ QUYẾT


tải về 2.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương