Ban hành tiêu chuẩn ngành: 14tcn 171 : 2006



tải về 480.95 Kb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích480.95 Kb.
#8330
1   2   3   4   5   6   7   8

1.7 Những chữ viết tắt


B:

Lợi ích của dự án

Báo cáo KTKT:

Báo cáo kinh tế kỹ thuật

B/C:

Tỷ số Lợi ích trên Chi phí

BVTC:

Bản vẽ thi công

C:

Chí phí của dự án

DA:

Dự án

EIRR:

Hệ số nội hoàn kinh tế

GPMB:

Giải phóng mặt bằng

K at:

Hệ số an toàn

KTTV:

Khí tượng thủy văn

NPV:

Giá trị thu nhập ròng

TKCS:

Thiết kế cơ sở

TKKT:

Thiết kế kỹ thuật

XDCB:

Xây dựng cơ bản

XDCT:

Xây dựng công trình


2 NỘI DUNG LẬP BÁO CÁO ĐẦU TƯ XDCT CÁC DỰ ÁN THUỶ LỢI

2. 1 Điều tra, thu thập, khảo sát các loại tài liệu

2.1.1 Nguyên tắc chung

Tùy theo mục tiêu, nhiệm vụ và mức độ phức tạp của từng dự án, nội dung điều tra, thu thập, khảo sát nêu trong Tiêu chuẩn này cần được chi tiết hơn hoặc giảm nhẹ hơn đối với từng lĩnh vực, phù hợp với các quy định và tiêu chuẩn hiện hành của các chuyên ngành.
2.1. 2 Cơ sở pháp lý cho việc đầu tư dự án

Thu thập tất cả các văn bản pháp lý, các chủ trương, quy hoạch, kế hoạch của Chính phủ, chính quyền địa phương hoặc Nhà tài trợ liên quan đến việc đầu tư dự án và cho phép lập Báo cáo đầu tư dự án.
2.1.3 Tài liệu địa hình

1. Thu thập và hoàn chỉnh bản đồ vị trí địa lý vùng dự án, bản đồ hiện trạng (hiện trạng sông ngòi, hiện trạng bố trí công trình, hiện trạng tưới tiêu, hiện trạng ngập úng,... ), bản đồ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng dự án, bản đồ địa hình lòng hồ (đối với hồ chứa), tỷ lệ 1/ 10.000 ~ 1/ 50.000.

2. Liên kết hệ thống cao độ, tọa độ của vùng dự án với hệ thống cao độ, tọa độ của hệ chuẩn quốc gia, trường hợp lấy các cao độ, tọa độ giả định cần có sự đồng ý của Chủ đầu tư .

3. Phân tích đánh giá những vấn đề địa hình liên quan đến việc phân khu tưới, tiêu; đến giải pháp công trình và yêu cầu bố trí các công trình của dự án.

2.1. 4 Tài liệu địa chất công trình, địa chất thủy văn

1. Thu thập tài liệu địa chất và địa chất thủy văn có sẵn, bản đồ địa chất không ảnh vùng dự án, tỷ lệ từ 1/100.000 - 1/ 50.000.

2. Phân tích đánh giá điệu kiện địa chất công trình, địa động lực học, địa chất thủy văn; tình hình sạt lở, bồi lắng, tình hình vật liệu xây dựng.

3. Khảo sát, lập hồ sơ địa chất công trình và địa chất thủy văn theo tiêu chuẩn hiện hành.

2.1. 5 Tài liệu về sông ngòi, khí tượng thủy văn (KTTV)

1. Thu thập tài liệu về sông ngòi, KTTV và xác định sơ bộ các đặc trưng chính về KTTV của lưu vực và vùng dự án.

2. Đánh giá về điều kiện khí hậu và thời tiết của lưu vực và vùng DA.

3. Khảo sát, tính toán, xác định các đặc trưng thủy lực hệ thống kênh rạch, sông ngòi, các đặc trưng KTTV vùng dự án và tại những vị trí cần thiết liên quan đến mục tiêu, nhiệm vụ, quy mô, kích thước, kết cấu công trình trong dự án.

2.1. 6 Tài nguyên thiên nhiên

1. Tài nguyên đất và thổ nhưỡng

- Thu thập bản đồ tài nguyên đất và thổ nhưỡng của vùng dự án tỷ lệ từ 1/100.000 - 1/50.000 tùy theo quy mô của vùng dự án.

- Đánh giá thực trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất trong vùng dự án.

2. Tài nguyên rừng

- Thu thập tài liệu và bản đồ tài nguyên rừng tỷ lệ từ 1/100.000 - 1/25.000 tùy theo quy mô rừng.

- Đánh giá về thực trạng và quy hoạch phát triển tài nguyên rừng trong lưu vực có liên quan đến vùng dự án .

3. Khoáng sản

Ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý chuyên ngành về tình hình khoáng sản trong vùng dự án và về việc xây dựng dự án.

4. Tài nguyên nước

- Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước trong vùng dự án, trên các mặt: Sử dụng, khai thác, bảo vệ; tình hình úng, hạn, ngập mặn, thuỷ tai,...

- Quy hoạch sử dụng tổng hợp, khai thác, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước.

- Nghiên cứu để đề ra hoặc rà soát lại (nếu đã có) phương hướng phát triển, bảo vệ và khai thác tài nguyên nước, hạn chế thuỷ tai trong vùng dự án với yêu cầu gắn nước với đất, rừng, cây trồng và vật nuôi, gắn thủy lợi với nhu cầu phát triển tổng hợp.


2.1. 7 Tình hình dân sinh kinh tế xã hội

1. Dân số và xã hội

Điều tra, đánh giá thực trạng dân số, xã hội, dân tộc, mức sống, tỷ lệ hộ đói nghèo; điều kiện vệ sinh và sức khỏe cộng đồng; định hướng kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong vùng dự án và các vùng có liên quan.

2. Nông nghiệp và tình hình thiên tai

Khảo sát, đánh giá hiện trạng, diện tích, năng suất, sản lượng, ... tình hình thiên tai và mức độ ảnh hưởng của thiên tai những năm qua, đặc biệt là trong 5 năm gần đây, phương hướng phát triển nông nghiệp và nông thôn trong vùng dự án và các vùng có liên quan.

3. Công nghiệp, năng lượng, giao thông & vận tải

Thu thập, đánh giá hiện trạng và phương hướng phát triển công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, năng lượng và giao thông vận tải trong vùng dự án và các vùng có liên quan.

4. Cung cấp nước sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp

Điều tra, khảo sát, đánh gía hiện trạng và phương hướng phát triển hệ thống cung cấp nước sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp trong vùng dự án.

5. Môi trường sinh thái

Khảo sát, đánh giá khái quát tình hình môi trường và sinh thái trong vùng dự án, đặc biệt đối với vùng dự án có liên quan tới khu vực bảo tồn thiên nhiên.

6. Các lĩnh vực khác có liên quan đến Dự án

7. Các bản đồ (tỷ lệ 1/10.000 ~1/25.000 ) cần được thu thập, bổ sung, hoàn chỉnh:

- Bản đồ hiện trạng nông nghiệp, hiện trạng ngập úng / hạn ,...

- Bản đồ hiện trạng công nghiệp, GTVT, năng lượng,... vùng dự án.


2.1. 8 Hiện trạng dự án (đối với dự án cải tạo, sửa chữa nâng cấp)

1. Thu thập tài liệu về nhiệm vụ và quy mô, năng lực thiết kế của các công trình thuỷ lợi trong vùng dự án khi xây dựng; quá trình đầu tư tu sửa, nâng cấp và hiệu quả của các đầu tư đó; các kế hoạch, quy hoạch dự kiến đầu tư đang hoặc chưa thực hiện trong vùng dự án,....

2. Điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu và đánh giá sơ bộ hiện trạng của các công trình thuỷ lợi trong vùng dự án (chất lượng, mức độ an toàn bền vững của công trình, năng lực và hiệu quả dự án).


2.2 Phân tích và đánh giá các tài liệu thu thập, rút ra những kết luận về sự cần thiết phải đầu tư dự án


Trên cơ sở tài liệu điều tra, khảo sát, thu thập được, cần tiến hành phân tích đánh giá:
2.2.1. Phân tích và đánh giá sự cần thiết phải đầu tư

1. Đánh giá về sự cần thiết đối với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

2. Đánh giá về nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm của dự án.

3. Đánh giá về sự cần thiết đối với yêu cầu an ninh và quốc phòng.

4. Các mặt khác.


2.2.2 Những điều kiện thuận lợi và khó khăn

Phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn khi chuẩn bị dự án, khi thực hiện dự án và trong quá trình vận hành khai thác dự án.

2. 3 Đề xuất các phương án mục tiêu, nhiệm vụ của dự án, biện pháp công trình và địa điểm xây dựng

2. 3.1 Mục tiêu của dự án

Trên cơ sở quy hoạch phát triển lưu vực sông và các quy hoạch phát triển kinh tế của khu vực, nghiên cứu để đề ra các mục tiêu của dự án nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội vùng dự án và các vùng có liên quan phù hợp với quy hoạch khai thác nguồn nước của lưu vực.
2.3.2 Sơ bộ dự kiến nhiệm vụ, quy mô của dự án

1. Trên cơ sở các mục tiêu của dự án, dự kiến các phương án nhiệm vụ, quy mô và công suất của dự án trong khuôn khổ khung phân định của quy hoạch. Trường hợp cần phải vượt ra ngoài khung quy hoạch thì cần đưa ra các luận cứ kinh tế kỹ thuật.

2. Tùy theo tình hình cụ thể của dự án, cần đề cập đồng thời phải sắp xếp theo thứ tự ưu tiên trong số những loại nhiệm vụ có liên quan.


2. 3. 3 Giải pháp xây dựng và biện pháp công trình

1. Phân tích, lựa chọn giải pháp xây dựng, biện pháp, loại công trình để đạt các yêu cầu về mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên.

2. Trong trường hợp giải pháp xây dựng, biện pháp công trình đề xuất khác với kết luận của Quy hoạch thì cần thiết phải đưa ra các luận cứ kinh tế kỹ thuật.

3. Số lượng giải pháp xây dựng, số lượng biện pháp công trình nghiên cứu cần bao quát hết các khả năng xảy ra.

2. 3. 4 Địa điểm xây dựng và quy mô công trình

1. Công trình đầu mối: Đề xuất các phương án về vùng tuyến và sơ bộ phân tích, lựa chọn vùng tuyến hợp lý của công trình đầu mối.

2. Đường dẫn chính: Đề xuất các phương án về vùng tuyến và phân tích, lựa chọn vùng tuyến hợp lý của đường dẫn chính tuyến.

3. Các công trình chính (công trình chủ yếu): Đề xuất và phân tích, lựa chọn vùng tuyến hợp lý của các công trình chính (thuộc công trình đầu mối và trên đường dẫn chính).

4. Nghiên cứu các phương án và lựa chọn phương án quy mô hợp lý cho các công trình chính của đầu mối và đường dẫn chính, dự kiến sơ bộ các biện pháp chính để khai thác tổng hợp công trình.


2. 3. 5 Các hạng mục công trình

Dự kiến các hạng mục công trình đầu mối, công trình chính, loại và số lượng các công trình thứ yếu.

2.4 Tính toán cân bằng nước và phân tích lựa chọn phương án quy mô, nhiệm vụ dự án

2.4.1 Tính toán nguồn nước

1. Phân tích các yếu tố khí hậu, khí tượng dùng cho tính toán.

2. Phân tích các yếu tố thủy văn, thủy lực, triều, mặn, bùn cát, chất lượng nước,...

3. Phân tích các phương án biện pháp công trình liên quan đến việc xác định nguồn nước.

4. Phân tích kết quả tính toán nguồn nước theo các phương án và lựa chọn phương án .


2.4.2 Tính toán nhu cầu nước

Trên cơ sở các tài liệu đã điều tra, các mục tiêu nhiệm vụ dự kiến của dự án và các phương án bố trí công trình, tính toán và tổng hợp các phương án về nhu cầu dùng nước cho các ngành, yêu cầu tiêu thoát nước, phòng chống lũ, ngập úng trong vùng dự án và các vùng có liên quan theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội từng giai đoạn.
2.4.3 Tính toán thủy năng

Trên cơ sở các tài liệu đã điều tra, mục tiêu nhiệm vụ dự kiến của dự án và các phương án bố trí công trình, tính toán và tổng hợp các phương án về khả năng phát điện của dự án (nếu có).
2.4.4 Các biện pháp phòng chống và đảm bảo an toàn chống lụt bão

Trên cơ sở các tài liệu đã điều tra, mục tiêu nhiệm vụ dự kiến của dự án và các phương án bố trí công trình, đề xuất các biện pháp phòng chống và bảo đảm an toàn chống lũ, lụt (nếu cần).
2.4.5 Tính toán cân bằng nước và xác định quy mô, nhiệm vụ của dự án

1. Cân đối giữa nhu cầu dùng nước với khả năng nguồn nước, kết hợp các biện pháp công trình thủy điện, công trình phòng chống lụt bão và các công trình liên quan (do ảnh hưởng của việc xây dựng dự án), phân tích để lựa chọn phương án hợp lý về sử dụng tổng hợp nguồn nước.

2. Trường hợp kết quả của sự lựa chọn này khác với kết luận trong quy hoạch, cần có phân tích và biện luận.


2.4.6 Tính toán các yêu cầu tiêu thoát nước

Tính toán xác định lưu lượng tiêu, mực nước yêu cầu tiêu, tổng lượng nước cần tiêu thoát, v.v... .

2. 5 Giải pháp kỹ thuật, công nghệ

2. 5.1 Phân tích và lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ

1. Công trình chính (công trình chủ yếu)

- Kết cấu công trình: Nghiên cứu các phương án và lựa chọn phương án kết cấu hợp lý cho các công trình chính của đầu mối và đường dẫn chính.

- Biện pháp xử lý, gia cố nền, móng: Nghiên cứu các phương án và lựa chọn phương án biện pháp hợp lý về xử lý, gia cố nền, móng các công trình chính của đầu mối và đường dẫn chính.

2. Các công trình thứ yếu

Trong giai đoạn lập Báo cáo đầu tư, không yêu cầu phải nghiên cứu cụ thể các công trình thứ yếu của dự án. Tổng số, loại hình và khối lượng tổng hợp các công trình này được phép dùng các chỉ tiêu mở rộng của các dự án tương tự về kỹ thuật, quy mô hoặc tham khảo các dự án tương tự.

3. Công nghệ và thiết bị:

- Nghiên cứu các phương án và lựa chọn phương án sơ đồ nối điện của dự án với hệ thống điện quốc gia hoặc khu vực.

- Nghiên cứu các phương án và lựa chọn phương án sơ đồ bố trí chung hệ thống thiết bị cơ, điện của dự án và của các thiết bị cơ, điện chính trong dự án.

- Dự kiến công nghệ, công năng sử dụng, loại thiết bị cơ điện chính và công suất của chúng trong dự án.

- Tính toán sơ bộ toàn bộ thiết bị cơ điện của dự án.

4. Thiết bị quan trắc

Nêu nguyên tắc, nội dung, vị trí cần quan trắc và dự kiến kinh phí cho việc trang thiết bị và vận hành các thiết bị quan trắc.


2. 5.2 Điều kiện cung cấp nguyên vật liệu, năng lượng, dịch vụ hạ tầng

Phân tích các điều kiện và lựa chọn biện pháp khả thi về cung cấp vật tư, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu chủ yếu; về cung cấp năng lượng; về cung cấp dịch vụ và hạ tầng cho việc xây dựng cũng như quá trình quản lý khai thác dự án.
2. 5.3 Phân tích và lựa chọn sơ bộ các phương án xây dựng

1. Biện pháp xây dựng các công trình chính

- Dẫn dòng thi công: Lập sơ bộ biện pháp về dẫn dòng thi công đối với công trình có nhu cầu dẫn dòng trong quá trình thi công (ví dụ: đập ngăn sông hoặc hồ chứa; các công trình tu sửa nâng cấp cần dẫn nước tưới / tiêu khi thi công,...).

- Biện pháp xây dựng: Lập sơ bộ biện pháp xây dựng đối với công trình đầu mối và đường dẫn chính.

2. Tổ chức xây dựng

- Tổng mặt bằng xây dựng: Lập sơ bộ tổng mặt bằng xây dựng công trình đầu mối.

- Tổng tiến độ thi công: Lập sơ bộ tổng tiến độ thi công dự án.


2. 5. 4 Sơ đồ khai thác vận hành công trình

Dự kiến tổng sơ đồ khai thác vận hành, bảo trì công trình.

2. 6 Nhu cầu sử dụng đất, phương án giải phóng mặt bằng, đền bù, di dân tái định cư

2 . 6. 1 Nhu cầu diện tích đất sử dụng

1. Dự kiến nhu cầu hợp lý về diện tích đất sử dụng lâu dài để xây dựng dự án trên cơ sở giảm tới mức tối đa việc sử dụng đất và những ảnh hưởng về môi trường xã hội và tái định cư.

2. Dự kiến nhu cầu hợp lý về diện tích đất sử dụng tạm thời trong thời gian xây dựng dự án bao gồm: Mặt bằng công trường, đường thi công, các bãi VLXD thiên nhiên v.v… .
2.6.2. Nhu cầu phải giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư

1. Điều tra, khảo sát và đánh giá sơ bộ về tổn thất ruộng đất, nhà cửa, các công trình, cơ sở hạ tầng, các danh lam thắng cảnh, các di tích văn hóa lịch sử v.v… các khoáng sản, tài nguyên khác ở khu vực các công trình.

2. Điều tra, khảo sát và thống kê sơ bộ số dân phải di chuyển và tái định cư.


2. 6. 3 Cơ chế chính sách cho việc đền bù, GPMB, di dân tái định cư

1. Phân tích cơ chế chính sách áp dụng cho việc đền bù, GPMB, di dân tái định cư.

2. Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp để tôn tạo, bảo vệ hoặc giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến các danh lam thắng cảnh, các di tích văn hóa lịch sử v.v…


2. 6. 4 Các phương án đền bù, GPMB, di dân tái định cư

1. Nghiên cứu đề xuất phương án sơ bộ để GPMB, đền bù, di dân và tái định cư.

2. Xác định sơ bộ các loại, khối lượng và chi phí cho những công việc phải thực hiện để giải phóng mặt bằng, đền bù, di dân, tái định cư.


2.7 Đánh giá Tác động môi trường, vấn đề an ninh, Quốc phòng và phòng chống cháy nổ


1. Sơ bộ hiện trạng môi trường vùng dự án.

2. Dự kiến các tác động môi trường trong quá trình thực hiện dự án, quá trính quản lý, vận hành dự án và biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực.

3. Đề xuất hướng xử lý các vấn đề liên quan đến an ninh, quốc phòng (nếu có ) của dự án.

4. Công tác phòng chống cháy nổ trong dự án.


2. 8 Tổ chức quản lý xây dựng và quản lý vận hành

2.8.1 Tổ chức thực hiện dự án

1. Tổ chức bộ máy quản lý thực hiện dự án.

2. Nhu cầu nhân lực, đào tạo, trang thiết bị cho việc quản lý thực hiện dự án.


2. 8. 2 Tổ chức quản lý vận hành và bảo trì dự án

1. Nguyên tắc chung về quản lý, vận hành dự án

2. Nhu cầu nhân lực, đào tạo và trang thiết bị quản lý, vận hành, bảo trì dự án

3. Tổ chức bộ máy quản lý vận hành, bảo trì dự án

4. Tính độc lập, mối liên quan giữa dự án với các dự án khác trong quản lý vận hành


2. 9 Khối lượng công tác chính và vốn đầu tư của dự án

2. 9.1 Khối lượng công tác chính

Dự kiến các khối lượng công tác chính theo hạng mục công trình, đồng thời tổng hợp các khối lượng công tác chính cho toàn bộ dự án.
2. 9. 2. Tổng mức đầu tư

1. Tính toán sơ bộ Tổng mức đầu tư của Dự án theo các hạng mục công trình hoặc các cụm công trình (để thuận tiện cho việc phân tách các Tiểu dự án, phân ký đầu tư hoặc công tác triển khai xây dựng, công tác quản lý dự án,...).

2. Các chi phí cơ cấu thành Tổng mức đầu tư được lập theo quy định hiện hành.

3. Đối với các Dự án ODA, cơ cấu Tổng mức đầu tư ngoài quy định của Việt Nam còn phải theo các quy định được thoả thuận trong Hiệp định vay.

2. 9. 3 Phương án huy động nguồn vốn

1. Tổng hợp vốn đầu tư của dự án và cơ cấu vốn theo quy định hiện hành.

2. Dự kiến các ngành hưởng lợi của dự án

3. Phương án sơ bộ phân bổ vốn đầu tư cho các ngành hưởng lợi

3. Dự kiến và lựa chọn phương án huy động nguồn vốn đầu tư cho Dự án. Đối với các Dự án ODA cần phân tích rõ nguồn vốn vay, đối ứng,....


2. 9. 4 Cơ chế dòng vốn, tổng tiến độ đầu tư và phân kỳ đầu tư

1. Lập sơ đồ dòng vốn: Thể hiện nguồn, cấp có trách nhiệm, cơ chế báo cáo, phê duyệt, giải ngân, thanh quyết toán,...

2. Tổng tiến độ đầu tư: Lập tiến độ chuẩn bị đầu tư, tiến độ chuẩn bị thực hiện đầu tư, tiến độ thực hiện đầu tư và xây dựng dự án, tiến độ chuẩn bị sản xuất, trong đó cần lưu ý thời gian dành cho các thủ tục đấu thầu tư vấn và đấu thầu xây lắp.

3. Dự kiến các phương án và lựa chọn phương án phân kỳ đầu tư : theo yêu cầu tiến độ xây dựng và khả năng cấp vốn, đảm bảo cho dự án phát huy hiệu quả cao.

4. Đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn đầu tư: Cần xác định sơ bộ khả năng hoàn vốn và phương án trả nợ.


2. 10 Hiệu quả kinh tế


Phân tích sơ bộ các vấn đề:

1. Chi phí của dự án;

2. Lợi ích của Dự án;

3. Tính toán các chỉ tiêu B/C; NPV; EIRR;

4. Những hiệu quả kinh tế, xã hội khác;

5. Phân tích độ nhạy của dự án;

6. Kết luận về hiệu quả kinh tế, xã hội.

2.11 Kết luận và kiến nghị


1. Kết luận về sự cần thiết phải đầu tư, tính khả thi và hiệu quả kinh tế của Dự án;

2. Một số tồn tại và những vấn đề cần nghiên cứu trong giai đoạn sau;

3. Đề xuất các bước thực hiện và đề nghị về việc phân giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện các công việc tiếp theo.



tải về 480.95 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương