Bacillus subtilis


xử lý phế thải sau sản xuất tinh bột sắn



tải về 47.42 Kb.
trang3/11
Chuyển đổi dữ liệu27.06.2022
Kích47.42 Kb.
#52512
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11
Xử lý phế phụ phẩm sau sản xuất tinh bột sắn để tạo cồn sinh học và phân bón hữu cơ

xử lý phế thải sau sản xuất tinh bột sắn
Hiện nay, cũng có một số biện pháp sinh học được áp dụng trong xử lý chất thải sau sản xuất tinh bột sắn. Nguyễn Hữu Văn và cs. (2004) đã nghiên cứu thành công quá trình ủ chua bã sắn với các chất phụ gia khác nhau để làm thức ăn cho động vật nhai lại. Các phụ gia được sử dụng là: cám gạo 3% + muối ăn 0,5% (tính theo khối lượng tươi) (BSC); rỉ mật 3% + muối ăn 0,5% (BSMa); và muối ăn 0,5% (BSMu). Bã sắn được trộn đều theo các công thức và ủ yếm khí trong 15 túi riêng biệt cho mỗi công thức. Mẫu thức ăn ở 3 túi ny lon trong mỗi công thức ủ được lấy ngẫu nhiên ở các thời điểm 0, 7, 14, 21, và 42 ngày sau khi ủ để phân tích thành phần hóa học. Gía trị pH và hàm lượng HCN ở các công thức giảm nhanh chóng sau khi ủ. Giá trị pH thấp dưới 3,8 sau 21 ngày ủ và hàm lượng HCN sau 14 và 21 ngày ủ lần lượt giảm xuống dưới mức 100 và 80 mg/kg DM (Trần Hiếu Nhuệ và cs., 2004).
Theo Lê Văn Lương (2001),Chất thải rắn của hoạt động chế biến tinh bột sắn có chứa một hàm lượng cyanua, đây là một chất độc hại cho con người, hiện nay có một số cơ sở lựa chọn biện pháp ủ chất thải rắn để làm phân compost, với phương pháp này sẽ làm giảm được mức độ độc tố của cyanide và từ đó giảm độ pH và tạo ra axit lactic. Phương pháp này được cho là một phương pháp hiệu quả trong xử lý chất thải rắn dựa trên hoạt động của các vi sinh vật để chuyển hóa các chất trong bã thải thành những chất không độc, đồng thời bổ xung các chế phẩm để tăng khả năng phân giải các chất và bổ sung thêm các nguyên tố phù hợp để làm phân bón. Nhìn chung, các phương pháp sinh học trên đều được thực hiện dựa trên cơ chế hoạt động phân giải tinh bột, xenluloza, lân, photphat… của một số chủng vi sinh vật, từ đó chuyển hóa các chất ở dang độc hại và khó tiêu về dạng những chất không gây độc hại và dễ tiêu để phục vụ cho việc sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc làm phân bón vi sinh.
Vai trò phân hữu cơ từ chất thải sắn
Phân hữu cơ là các loại chất hữu cơ vùi vào đất sau khi phân giải có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và quan trọng hơn có tác dụng cải tạo đất lớn. Phân hữu cơ gồm: phân gia súc, phân bắc, nước giải, phân gia cầm, rác đô thị sau khi ủ, phân xanh, các chế phẩm của công nghiệp thực phẩm và tàn dư thực vật vùi vào đất.

tải về 47.42 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương