Bacillus subtilis



tải về 47.42 Kb.
trang2/11
Chuyển đổi dữ liệu27.06.2022
Kích47.42 Kb.
#52512
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11
Xử lý phế phụ phẩm sau sản xuất tinh bột sắn để tạo cồn sinh học và phân bón hữu cơ

Đặc điểm
Việt Nam là một đất nước nông nghiệp với 80% dân số sống bằng nghề nông. Nông nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ, đa dạng hóa cả về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm. Trong đó, mặt hàng nông sản Sắn cũng phát triển rất mạnh. Cây Sắn còn gọi là cây Khoai Mì, có khả năng thích nghi cao và được trồng rộng khắp ở cả 7 vùng sinh thái của Việt Nam. Tại Hội thảo về Sắn Châu Á lần thứ 6 tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam được đánh giá là nước có bước tiến lớn về cây sắn trong suốt thời gian qua. Từ cây lương thực “chống đói”, cây Sắn Việt Nam đã có khối lượng sản xuất đạt khoảng 9,87 triệu tấn/năm, đứng thứ ba thế giới và trở thành cây “xóa đói giảm nghèo” của bà con nông dân, chỉ sau Thái Lan và Indonesia.
Sắn có nhiều công dụng trong chế biến công nghiệp, thức ăn gia súc và lương thực thực phẩm. Củ Sắn dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế biến sắn lát khô, bột sắn nghiền, tinh bột sắn, tinh bột sắn biến tính, các sản phẩm từ tinh bột sắn như: bột ngọt, cồn, đường glucose tinh thể, mạch nha giàu maltose, bánh kẹo, mỳ ăn liền, bún,… Trong đó, việc sử dụng sắn để sản xuất tinh bột sắn là rất phổ biến, hiện quy mô rộng khắp các tỉnh của Việt Nam. Bên cạnh việc phát triển sản xuất tinh bột sắn thì kéo theo một lượng phế phụ phẩm trước và sau sản xuất khá lớn với lượng tồn dư dinh dưỡng khá cao, nếu không được xử lý triệt để sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, lại lãng phí nguồn nguyên liệu hữu cơ.
Cồn sinh học được biết đến là một sản phẩm sinh học hữu ích và thân thiện với môi trường. Việc sản xuất cồn sinh học đã và đang được các nhà Khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu sản xuất. Tuy nhiên, vấn đề tận dụng nguồn phế thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là phế thải từ sản xuất tinh bột sắn để tạo thành cồn sinh học ở nước ta chưa được quan tâm nghiên cứu. Ứng dụng công nghệ Vi sinh vật để xử lý phế phụ phẩm sau sản xuất tinh bột sắn có ý nghĩa lớn: Không những giúp tái sử dụng được nguồn dinh dưỡng từ phế phụ phẩm sau sản xuất tinh bột sắn mà còn sản xuất được cồn sinh học có giá trị, góp phần phát triển một ngành nông nghiệp bền vững. Vì thế, điều đáng quan tâm là nghiên cứu công nghệ sản xuất sao cho tối ưu nhất nhằm mục đích dễ thu hồi được sản phẩm cồn và tận dụng bã thải sau lên men làm phân bón hữu cơ nhằm giảm chi phí sản xuất đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế.
Xuất phát từ thực tiễn trên, để tạo cồn sinh học từ phế phụ phẩm của quá trình sản xuất tinh bột sắn và khép kín công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ từ bã thải sau lên men, tránh lãng phí các nguồn nguyên liệu hữu cơ và giảm thiểu ô nhiễm môi trường thì việc Nghiên cứu xử lý phế phụ phẩm sau sản xuất tinh bột sắn để tạo cồn sinh học và phân bón hữu cơ” là cần thiết.
Sự hình thành chất thải rắn trong quá trình sản xuất chế biến tinh bột sắn

- Vỏ gỗ và vỏ củ, chiếm khoảng 2 – 3% lượng sắn củ tươi, được loại bỏ ngay từ khâu bóc vỏ. Loại này có thể được sử dụng làm thức ăn gia súc ở dạng khô hoặc ướt.


- Xơ và bã sắn sau khi đã lọc hết tinh bột. Loại chất thải này thường chiếm 15 – 20% lượng sắn tươi, rất dễ gây ô nhiễm môi trường nếu không được xử lý kịp thời. Xơ và bã sắn sau khi trích ly được tách bớt một phần nước trước khi làm thức ăn gia súc.
- Mủ: lượng mủ khô chiếm khoảng 3,5 – 5% khối lượng sắn tươi. Mủ được tách ra từ dịch sữa, có hàm lượng hữu cơ cao (1.500 – 2.000 mg/100g) và xơ (12.800 – 14.500 mg/100g) nên gây mùi khó chịu do quá trình phân hủy sinh học, cần được làm khô ngay. Tuy nhiên, thực tế tại nhiều doanh nghiệp sản xuất thường để mủ dưới dạng ướt. Lượng tinh bột chứa trong mủ là: 51.800 – 63.000 mg/100g, gấp đôi lượng tinh bột có trong vỏ gỗ và vỏ củ. Mủ được sử dụng làm thức ăn gia súc.
- Bùn lắng sinh ra từ hệ thống xử lý nước thải.

tải về 47.42 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương