BỘ thông tin và truyềN thông thuyết minh tiêu chuẩn quốc gia giao thức cấu hình máy chủ ĐỘng cho ipv6 (dhcpv6)


Các phòng thử nghiệm chấp thuận IPv6 Ready Logo



tải về 256.65 Kb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích256.65 Kb.
#15951
1   2

Các phòng thử nghiệm chấp thuận IPv6 Ready Logo:

- Beijing Internet Institute (BII): Trung tâm kiểm tra toàn cầu IPv6 - Viện Internet Bắc Kinh - Trung Quốc.

- CHT-TL: Phòng thử nghiệm viễn thông Chunghwa - Đài Loan.

- INFOWEAPONS: Tổ chức InfoWeapons - Hoa Kỳ.

- IRISA: Trung tâm kiểm tra khả năng tương hợp giao thức Internet - Châu Âu.

- UNH-IOL: Phòng thử nghiệm tương hợp – Đại học New Hampshire - Hoa Kỳ.

- JATE: Viện phê duyệt thiết bị viễn thông - Nhật Bản.


Các tổ chức phát triển thông số kiểm tra của IPv6 Ready Logo:

- TAHI Project - Dự án TAHI (Nhật Bản)

- UNH-IOL (Phòng thí nghiệm tương hợp – Đại học New Hampshire (Hoa Kỳ)

- IRISA (Europe) – Kiểm tra khả năng tương hợp giao thức Internet (Châu Âu)


- CHT-TL (Taiwan) - Phòng thử nghiệm viễn thông Chunghwa (Đài Loan)

- BII (China) – Viện Internet Bắc Kinh - Trung tâm kiểm tra toàn cầu IPv6 (Trung Quốc)


- TTA - Hiệp hội Công nghệ Viễn thông IPv6 (Hàn Quốc)

- JATE - Japan Approvals Institute for Telecommunications Equipment

c) Tình hình tiêu chuẩn hóa tại một số quốc gia

Hoa Kỳ: Viện Công nghệ và Tiêu chuẩn Mỹ (NIST) ban hành tài liệu tiêu chuẩn hoá về IPv6 (http://www.nist.gov/itl/antd/usgv6.cfm) dành cho các cơ quan liên bang Mỹ để triển khai IPv6 - Tài liệu tiêu chuẩn hoá được đánh giá là bước tiếp theo của Chính phủ Mỹ để thực hiện kế hoạch đã đặt ra, yêu cầu tất cả các Cơ quan liên bang Mỹ phải sẵn sàng sử dụng IPv6.

Bộ tiêu chuẩn về IPv6 của Hoa Kỳ cũng được xây dựng trên cơ sở thừa nhận các tiêu chuẩn RFC của IETF, chẳng hạn như:



Mạng của doanh nghiệp:

[RFC 4057] Các viễn cảnh về mạng IPv6 của doanh nghiệp.

[RFC 4852] Phân tích mạng IPv6 của doanh nghiệp - Trọng tâm lớp IP

[RFC 3750] Viễn cảnh chuyển tiếp mạng Switch IPv6.

[RFC 3904] Đánh giá về cơ chế chuyển đổi IPv6 cho mạng Switch.

Các ISP và cơ sở hạ tầng mạng truyền tải:

[RFC 4029] Các viễn cảnh và phân tích để đưa IPv6 vào mạng của các ISP.

[RFC 2185] Các vấn đề về định tuyến cho chuyển đổi IPv6.

Tương hợp với cơ sở hạ tầng của IPv4

[RFC 4038] Một số đặc điểm của các ứng dụng dùng cho chuyển đổi IPv6.

[RFC 4213] Cơ chế chuyển đổi cơ bản cho các máy chủ và bộ định tuyến IPv6.

Vấn đề an ninh:

[RFC 4942] Cân nhắc về an ninh cho chuyển đổi IPv6.

[RFC 4864] Bảo vệ mạn nội bộ cho IPv6.

Ngoài ra, phòng thí nghiệm tương hợp – Đại học New Hampshire (Hoa Kỳ) là một thành viên của tổ chức diễn đàn IPv6. Từ năm 1996 họ đã đi tiên phong trong thử nghiệm IPv6, tập trung vào cung cấp các dịch vụ thử nghiệm cho người dùng và đẩy mạnh việc áp dụng các công nghệ IPv6, đạt được tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 và cung cấp thử nghiệm USGv6. Phòng thí nghiệm tương hợp – Đại học New Hampshire được thực hiện chứng nhận tương thích IPv6 và cung cấp logo IPv6 Ready.



Nhật Bản: Nhật Bản là một trong số những nước tiên phong trong triển khai IPv6. Nhật Bản xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật IPv6 trên cở sở thừa nhận tiêu chuẩn quốc tế. Cơ quan chứng nhận hợp chuẩn cho các thiết bị IPv6 là Viện hợp chuẩn các thiết bị viễn thông Nhật Bản (JATE - Japan Approvals Institute for Telecommunications Equipment). Nhật Bản là thành viên của chương trình IPv6 Ready Logo, do đó các tiêu chuẩn kỹ thuật dùng để chứng nhận hợp chuẩn đều sử dụng chung các tiêu chuẩn khuyến nghị của chương trình (các RFC của IETF).

Trung quốc: Quá trình tiêu chuẩn hóa IPv6 của Trung Quốc đã bắt đầu. Hiện tại Trung Quốc đang trong quá trình xây dựng các tiêu chuẩn dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn RFC của IETF. Một số tiêu chuẩn đang được xây dựng:

- Cơ bản về giao thức IPv6;

- Yêu cầu chung về mạng tổng thể IPv6;

- Giao thức phát hiện hàng xóm;

- Tự động cấu hình địa chỉ phi trạng thái;

- IPv6 di động và giao thức định tuyến (OSPF, BGP4, ...).

Trung tâm kiểm tra IPv6 toàn cầu - Viện Internet Bắc Kinh là nơi nghiên cứu các tiêu chuẩn liên quan đến IPv6 đồng thời cũng là nơi chứng nhận hợp chuẩn cho các thiết bị IPv6.

Ấn Độ: Là một quốc gia có nền công nghệ thông tin rất phát triển, năm 2011 Ấn Độ cũng đã ban hành bộ tài liệu “Các tiêu chuẩn kỹ thuật cho sự phù hợp và tương thích IPv6” (http://alttc.bsnl.co.in/IPv6-Standards-Mar-2011.pdf ).

Bộ tiêu chuẩn này đưa ra danh sách các tiêu chuẩn RFC về IPv6 của IETF, quy định áp dụng cho hệ thống mạng Internet ở Ấn Độ nhằm đảm bảo tính phù hợp và tương thích IPv6.



3.2. Ở Việt Nam

Việt Nam đã có các chính sách và chỉ đạo cho việc xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật về IPv6, cụ thể trong báo cáo của Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia ngày 18/7/2012 đã nêu rõ tính cấp thiết cần nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chuẩn về IPv6 để làm nền tảng cho việc sản xuất và ứng dụng, hợp chuẩn các thiết bị, phần mềm sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu. Cũng theo kết luận của Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 27/07/2012, Vụ Khoa học và Công nghệ được giao nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật về IPv6.

Hiện nay, đã có 01 tiêu chuẩn quốc gia về IPv6 được ban hành (TCVN 9802-1:2013 Giao thức internet IPv6 – Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật).

3.3. Nhu cầu chuẩn hóa

Như đã trình bày ở trên, việc nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chuẩn về IPv6 để làm nền tảng cho việc sản xuất và ứng dụng, hợp chuẩn các thiết bị, phần mềm sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu. Và hiện nay chưa có các tiêu chuẩn về giao thức cấu hình máy chủ động (DHCP). Do vậy, việc nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn này là cần thiết. Dự kiến các tiêu chuẩn này bao gồm:

- Tiêu chuẩn quốc gia về giao thức cấu hình máy chủ động cho IPv6 (DHCPv6);

- Tiêu chuẩn quốc gia về các phương thức cấu hình DNS cho DHCPv6

- Tiêu chuẩn quốc gia về dịch vụ giao thức cấu hình máy chủ động (DHCP) không giữ trạng thái cho IPv6.

4. Các sở cứ để xây dựng tiêu chuẩn

Trên cơ sở khảo sát tình hình chuẩn hóa và mục tiêu/nhu cầu chuẩn hóa đặt ra; cũng trên cơ sở tình hình áp dụng của các nước trong khu vực, các tài liệu được lựa chọn để sử dụng làm tài liệu tham chiếu tương ứng là:

- RFC 3315 - Dynamic Host Configuration Protocol for IPv6 (DHCPv6)

- RFC 3646 - DNS Configuration options for Dynamic Host Configuration Protocol for IPv6 (DHCPv6)

- RFC 3736 - Stateless Dynamic Host Configuration Protocol (DHCP) Service for IPv6.

Đây là 3 tài liệu cập nhật, chuyên biệt về DHCPv6 (theo IPv6 forum); và đã được IPv6 Ready Logo lựa chọn để xây dựng các phép đánh giá. Nhiều phòng thí nghiệm cũng đã thực hiện thử nghiệm kiểm tra đánh giá sự tuân thủ đối với các tài liệu này.



5. Cách thức xây dựng tiêu chuẩn

Việc xây dựng các tiêu chuẩn được thực hiện bằng hình thức dịch nguyên vẹn từ tiêu chuẩn quốc tế có điều chỉnh bố cục, theo đúng các quy định hiện hành của Việt Nam tại Thông tư số 03/2011/TT-BTTTT ngày 4/1/2011 quy định hoạt động xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Bộ Thông tin và Truyền thông; tuân theo các quy định trong TCVN 1:2008 về xây dựng tiêu chuẩn.



6. Nội dung dự thảo tiêu chuẩn quốc gia

Nội dung Dự thảo tiêu chuẩn về Giao thức cấu hình máy chủ động cho IPv6 bao gồm các nội dung cụ thể như sau:



Phạm vi

Tài liệu viện dẫn

Thuật ngữ và định nghĩa

Tổng quan

Các giá trị bất biến DHCP

Định dạng bản tin máy khách/chủ

Định dạng bản tin máy chủ/nút trung chuyển

Biểu diễn và sử dụng các tên miền

Bộ định danh đơn DHCP

Bộ định danh (IA)

Lựa chọn địa chỉ để ấn định cho một IA

Quản lý các địa chỉ tạm thời

Việc truyền các bản tin của một máy khách

Độ tin cậy của việc trao đổi bản tin do máy khách khởi tạo

Hiệu lực của bản tin

Địa chỉ nguồn của máy khách và việc lựa chọn giao diện

Sự nài xin (solicit) của máy chủ DHCP

Trao đổi cấu hình khởi tạo từ máy khách DHCP

Trao đổi cấu hình khởi tạo từ máy chủ DHCP

Hành vi của Nút trung chuyển

Chứng thực các bản tin DHCP

Các tùy chọn DHCP

Các vấn đề về bảo mật

Các vấn đề về IA_NA

Phụ lục

Tài liệu tham khảo




Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3

tải về 256.65 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương