BỘ thông tin và truyềN thông thuyết minh tiêu chuẩn quốc gia giao thức cấu hình máy chủ ĐỘng cho ipv6 (dhcpv6)



tải về 256.65 Kb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích256.65 Kb.
#15951
  1   2
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

THUYẾT MINH TIÊU CHUẨN QUỐC GIA



GIAO THỨC CẤU HÌNH MÁY CHỦ ĐỘNG

CHO IPV6 (DHCPv6)

HÀ NỘI - 2015






MỤC LỤC





Trang

1. Sự cần thiết




2. Sự phát triển và tình hình triển khai IPv6 ở Việt Nam




3. Tình hình chuẩn hóa về IPv6 và nhu cầu chuẩn hóa giao thức cấu hình máy chủ động ở Việt Nam




3.1. Trên thế giới




3.2. Ở Việt Nam




3.3. Nhu cầu chuẩn hóa




4. Các sở cứ để xây dựng tiêu chuẩn




5. Cách thức xây dựng tiêu chuẩn




6. Nội dung dự thảo tiêu chuẩn quốc gia






BÁO CÁO THUYẾT MINH TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

GIAO THỨC CẤU HÌNH MÁY CHỦ ĐỘNG CHO IPV6 (DHCPv6)


1. Sự cần thiết

Hiện nay, IPv6 là giải pháp hữu hiệu nhất giúp các quốc gia giải quyết bài toán thiếu hụt địa chỉ Internet. Thực tế cho thấy rất cần thiết phải triển khai IPv6 trước khi cạn kiệt địa chỉ thực sự. Tuy nhiên, để có thể triển khai IPv6 một cách đồng bộ và hiệu quả và đảm bảo tính tương thích, liên tục, là các yêu cầu về công nghệ, trình tự triển khai trong đó có các tiêu chuẩn kỹ thuật về giao thức IPv6. Các tiêu chuẩn kỹ thuật này là tài liệu cơ sở về kỹ thuật cho các hoạt động triển khai Internet. Vì vậy, việc nghiên cứu tình hình triển khai và tiêu chuẩn hóa IPv6 là việc làm cần thiết và cấp bách trong bối cảnh hiện nay.

Tính đến thời điểm này, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức xây dựng và ban hành được 01 tiêu chuẩn liên quan. Như vậy, vẫn còn nhiều tiêu chuẩn cần được nghiên cứu, xây dựng để phục vụ cho việc triển khai IPv6 ở Việt Nam trong đó có các tiêu chuẩn về giao thức cấu hình máy chủ động (DHCP). Đề này này được đặt ra nhằm giải quyết vấn đề nói trên.

2. Sự phát triển trên thế giới và tình hình triển khai IPv6 ở Việt Nam

2.1. Tình hình triển khai IPv6 trên thế giới

Tính đến đầu năm 2012, trên toàn cầu có tổng số 11050 vùng địa chỉ IPv6 được phân bổ. Theo phạm vi của các tổ chức quản lý địa chỉ cấp khu vực, LANIC (khu vực Châu Mỹ Latinh và biển Caribe) có số lượng IPv6 lớn nhất, tiếp theo đó là RIPE-NCC (khu vực Châu Âu, Trung Đông), APNIC (khu vực Châu Á – Thái Bình Dương), ARIN (khu vực Bắc Mỹ và một phần Caribe) và cuối cùng là AFNIC (khu vực Châu Phi).



Hình 2.1 – Biểu đồ phân bổ IPv6 trên toàn cầu (Nguồn: www.apnic.net)

Tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, số vùng IPv6 được phân bổ gia tăng một cách đáng kể trong khoảng thời gian trước và sau thời điểm cạn kiệt IPv4 (tháng 4/2011). Nhóm các nước trong vùng Đông Á, gồm Nhật Bản, Hong Kong, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan hiện sở hữu số lượng IPv6 lớn nhất trong khu vực. Bên cạnh đó, số liệu thống kê về IPv6 gần đây do RIPE NCC công bố cũng cho thấy sự gia tăng đáng kể về số lượng IPv6 phân bổ trong khoảng cuối 2010, đầu và giữa năm 2011 có thể do những tác động của sự kiện cạn kiệt IPv4 của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Hình 2.2 – Biểu đồ số vùng địa chỉ phân bổ theo năm của APNIC

Bên cạnh thông tin định tuyến, các tổ chức, hãng trên Internet đã thực hiện khảo sát dữ liệu IPv6 qua tổng số lưu lượng trao đổi. Một trong những hãng đầu tiên công bố dữ liệu lưu lượng thực tế của IPv6 là Google. Theo phân tích của Google, tại thời điểm tháng 5/2012, tỉ lệ lưu lượng thuần IPv6 chiếm 0,6% tổng số lưu lượng trao đổi qua dịch vụ google. Con số này cho thấy mặc dù có sự gia tăng, nhưng tỉ lệ lưu lượng thuần IPv6 qua các dịch vụ thực tế còn rất nhỏ so với lưu lượng IPv4. Kết quả này củng cố thêm nhận định được nhiều chuyên gia thống nhất: Tuy có sự gia tăng đáng kể và vững chắc nhưng mức độ gia tăng của IPv6 trong hoạt động mạng toàn cầu được đánh giá còn chậm so với kỳ vọng đáng có về IPv6.

Hình 2.3 – Biểu đồ về lưu lượng thuần IPv6 trao đổi qua mạng Google (Nguồn: http://www.apnic.net )



Bảng sau đây thể hiện hình hình cấp phát và sử dụng thực tế IPv6 trên thế giới:

Vị trí

Quốc kỳ

Quốc gia

Đang hoạt động

Được cấp

Tỷ lệ đang hoạt động so với số địa chỉ đã phân bổ toàn cầu

1



United States

1226

3021

8.73%

2



Brazil

152

935

1.08%

3



Germany

446

774

3.17%

4



United Kingdom (Great Britain)

295

657

2.10%

5



Australia

144

549

1.02%

6



Russia

237

517

1.69%

7



Netherlands, The

282

475

2.01%

8



Japan

186

378

1.32%

9



France

184

365

1.31%

10



Sweden

163

293

1.16%

11



Canada

139

289

0.99%

12



Switzerland

143

258

1.02%

13



Italy

96

236

0.68%

14



China

33

232

0.23%

15



Indonesia

72

230

0.51%

16



Poland

131

225

0.93%

17



Czech Republic

150

213

1.07%

18



Austria

128

201

0.91%

19



India

27

192

0.19%

20



Spain

71

190

0.51%

21



Norway

108

183

0.77%

22



New Zealand

50

167

0.36%

23



Singapore

62

149

0.44%

24



Argentina

27

149

0.19%

25



Denmark

76

134

0.54%

26



Hong Kong

55

130

0.39%

27



Ukraine

69

117

0.49%

28



Belgium

48

101

0.34%

29



Finland

59

101

0.42%

30



Korea

25

101

0.18%

31



South Africa

43

95

0.31%

32



Slovenia

50

86

0.36%

33



Malaysia

35

85

0.25%

34



Ireland

41

80

0.29%

35



Turkey

22

73

0.16%

36



Iran

18

71

0.13%

37



Romania

29

67

0.21%

38



Taiwan

23

62

0.16%

39



Thailand

28

61

0.20%

40



Hungary

24

60

0.17%

41



Mexico

20

60

0.14%

42



Philippines

12

57

0.09%

43



Colombia

19

54

0.14%

44



Bangladesh

10

53

0.07%

45



Bulgaria

33

49

0.23%

46



Chile

15

49

0.11%

47



Slovakia

25

48

0.18%

48



Europe

16

39

0.11%

49



Greece

17

37

0.12%

50



Vietnam

7

36

0.05%

51



Costa Rica

12

34

0.09%

52



Equador

16

34

0.11%

53



Portugal

18

33

0.13%

54



Luxembourg

20

33

0.14%

55



Pakistan

8

32

0.06%

56



Estonia

18

32

0.13%

57



Latvia

14

32

0.10%

58



Saudi Arabia

11

32

0.08%

59



Kenia

11

31

0.08%

60



Serbia

12

30

0.09%

61



Venezuela

14

29

0.10%

62



Iceland

15

28

0.11%

63



Nigeria

3

27

0.02%

64



Cambodia

7

24

0.05%

65



Lithuania

13

23

0.09%

66



Israel

10

23

0.07%

67



Croatia

9

22

0.06%

68



Nepal

6

22

0.04%

69



Uruguay

8

21

0.06%

70



Tanzania

8

19

0.06%

(nguồn http://www.sixxs.net/tools/grh/dfp/ )

Căn cứ bảng trên chúng ta thấy rằng tình hình sử dụng IPv6 vẫn hạn chế. Số lượng IPv6 sử dụng có tỷ lệ khiêm tốn so với số lượng được cấp phát cho các quốc gia (trong đó có Việt Nam).



Về mức độ ứng dụng IPv6, Mới đây RIPE NCC đã công bố kết quả đánh giá về mức độ triển khai IPv6 tại các quốc gia, khu vực trên toàn cầu qua một dự án khảo sát kết hợp nhiều phương diện: Thu thập đánh giá về lưu lượng trao đổi IPv6, dữ liệu định tuyến cũng như dữ liệu phân bổ và sử dụng thực tế tài nguyên địa chỉ IPv6.

Kết quả đánh giá về khả năng đáp ứng và hỗ trợ IPv6 của các quốc gia cho thấy một số thay đổi về mức độ sẵn sàng với IPv6:

- Cả Trung Quốc và Mỹ với số người sử dụng IPv6 lớn nhất đều không nằm trong top 20 nước được đánh giá có mạng lưới sẵn sàng nhất cho IPv6.

- 3 nước có tỉ lệ mạng lưới được đánh giá có khả năng đáp ứng lưu lượng IPv6 lớn nhất gồm: Nauy (49.3%), Hà Lan (43.5%) và Malaysia (37.1%).



Hình 2.4 – Mức độ sẵn hàng mạng lưới đối với IPv6 của một số quốc gia (Nguồn: http://www.google.com)

Tại thời điểm tháng 5/2012, Việt Nam được đánh giá với mức độ 12% mạng lưới có khả năng đáp ứng với lưu lượng IPv6. Tuy nhiên biểu đồ của Việt Nam cho thấy sự không ổn định trong kết quả đánh giá so với biểu đồ của các quốc gia khác.

2.2. Tình hình triển khai tại một số quốc gia

a) Tại Nhật Bản:

- Rất nhiều ISP đã cung cấp được các dịch vụ thương mại trên nền IPv6 ra thị trường.

- Trên 35% người dùng FTTH tại Nhật Bản được cung cấp các dịch vụ IPv6.

- Một số nhà cung cấp dịch vụ di động như NTT Docomo, KDDI đã triển khai dịch vụ IPv6 trên hạ tầng mạng 3G.



b) Tại Đài Loan:

- Dịch vụ thương mại trên nền IPv6 được cung cấp từ năm 2011.

- 95% trường học có kết nối Internet hỗ trợ cả IPv4/IPv6.

- 68% lớp học được triển khai dịch vụ VoIP trên nền IPv4/IPv6.



c) Tại Malaysia:

- 37% mạng lưới sẵn sàng cho IPv6.

- Xếp hạng thứ 3 trên toàn cầu về mạng lưới IPv6.

2.2. Tình hình triển khai IPv6 tại Việt Nam

a) Về mặt chính sách cho triển khai IPv6

Bộ thông tin và Truyền thông ban hành các văn bản:

- Chỉ thị số 03/2008/CT-BTTTT Bộ ngày 6/5/2008 về việc thúc đẩy sử dụng địa chỉ Internet thế hệ mới IPv6, đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình triển khai IPv6 ở Việt Nam.

- Quyết định số 05/QĐ-BTTTT ngày 06/01/2009 thành lập Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia.

- Quyết định số 433/QĐ-BTTTT ngày 29/3/2011 về việc phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về IPv6.

- Quyết định 1190/QĐ-BTTTT ngày 03/7/2012 về việc kiện toàn Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 Quốc gia nhằm đẩy mạnh tiến trình triển khai IPv6 tại Việt Nam.

Theo đó, Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 Quốc gia đã tổ chức phiên họp để triển khai thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6. Buổi họp có các thành viên Ban Công tác, Lãnh đạo và cán bộ chuyên trách của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) - Thường trực Ban Công tác và trên 100 đại biểu đến từ các ISP, các thành viên địa chỉ IP trên cả nước và đại diện của Trung tâm Thông tin mạng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APNIC), Tập đoàn NTT (Nhật Bản). Ngày 31/05/2012, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã phối hợp tổ chức Hội thảo "IPv6 – Công nghệ và ứng dụng với Việt Nam". Đây là lần đầu tiên một sự kiện lớn, quy mô quốc tế về IPv6 được tổ chức tại Việt Nam nhằm thúc đẩy việc triển khai và ứng dụng thực tế IPv6, chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6. Sự kiện thu hút sự tham dự của khoảng 270 đại biểu, đặc biệt là các chuyên gia cấp cao về IPv6 đến từ các tổ chức quản lý tài nguyên Internet quốc tế, công nghệ viễn thông và Internet hàng đầu thế giới (ISOC, APNIC, APIA, diễn đàn IPv6 khu vực, Ericsson, NTT, Cisco, HP, Huawei…).

b) Hiện trạng triển khai IPv6 tại Việt Nam

Số liệu tính đến thời điểm cuối năm 2014, đã có:

- 19 doanh nghiệp có địa chỉ IPv6, 02 doanh nghiệp đang được xử lý hồ sơ xin cấp địa chỉ IPv6.

- 09 doanh nghiệp đã có Kế hoạch hành động về IPv6 của doanh nghiệp.

- 06 doanh nghiệp đã thành lập được Ban công tác IPv6, tổ công tác IPv6.

- 07 doanh nghiệp đã kết nối VNIXv6, tuy nhiên phần lớn không có lưu lượng trao đổi.

- Đã tổ chức các khóa đào tạo về IPv6 cho các cán bộ kỹ thuật doanh nghiệp và thành viên Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia.

Sau đây là một số kết quả đã đạt được:



Về kế hoạch hành động quốc gia về IPv6, được chia ra làm 03 giai đoạn:

- Giai đoạn 1-Từ 2011 đến 2012 (Giai đoạn chuẩn bị): Đánh giá thực trạng và tính sẵn sàng của mạng lưới Internet cho việc chuyển đổi sang IPv6; Hình thành mạng thử nghiệm IPv6 quốc gia phục vụ cho việc thử nghiệm công nghệ IPv6 tại Việt Nam; Tổ chức tuyên truyền và trang bị kiến thức, trao đổi kinh nghiệm và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho việc chuyển đổi sang IPv6.

- Giai đoạn 2-Từ 2013 đến 2015 (Giai đoạn khởi động): Chuyển đổi mạng lưới từ IPv4 sang hỗ trợ đồng thời IPv4 và IPv6; Xây dựng và hình thành mạng cơ sở hạ tầng IPv6 quốc gia; Cung cấp dịch vụ IPv6 thử nghiệm tới người sử dụng.

- Giai đoạn 3 - Từ 2016 đến 2019 (Giai đoạn chuyển đổi): Hoàn thiện mạng lưới và dịch vụ IPv6, đảm bảo hoạt động ổn định với địa chỉ IPv6; Các tổ chức, doanh nghiệp chính thức sử dụng và cung cấp dịch vụ trên nền tảng công nghệ IPv6.

Về mạng IPv6 Quốc gia:

Mạng IPv6 Quốc gia được hình thành trên cơ sở kết nối các hệ thống mạng DNSv6 Quốc gia, trạm trung chuyển Internet Quốc gia VNIXv6, mạng Internet IPv6 của các ISP, cung câp các dịch vụ thử nghiệm cơ bản trên nền IPv6 như web, email, dns, voip...



Hình 2.5 – Mạng IPv6 quốc gia



c) Tình hình triển khai IPv6 tại một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty Netnam đã chủ động xây dựng kết nối thuần IPv6, triển khai thử nghiệm, đánh giá kết quả chuyển đổi địa chỉ IPv4 sang IPv6 trong phòng thí nghiệm, thực hiện trên mạng ADSL/3G và trên mạng máy tính nội bộ, thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học chuyển đổi IPv6...



Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT):

Hiện tại, VNPT đã kiện toàn bộ máy nhân sự chuyên trách IPv6; chuẩn bị cơ sở hạ tầng IPV6 tương đối thuận lợi và tổ chức nghiên cứu đào tạo IPV6 cho cán bộ kỹ thuật chủ chốt. VNPT đã chính thức thiết lập kết nối IPv6 với Singtel từ tháng 05/2012, thiết lập kết nối IPv6 từ Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC sang Trung tâm Internet Việt Nam. Qua khảo sát năng lực thiết bị trên mạng lưới, thiết bị mạng lưới của VNPT đều có khả năng hỗ trợ IPv6, thiết bị đầu cuối khách hàng hỗ trợ IPv6 chưa phổ biến nên chỉ mới thử nghiệm kỹ thuật trong phạm vi tập đoàn VNPT.

Đối với mạng băng rộng cố định, năm 2003, công ty VDC đã thử nghiệm thành công một số dịch vụ IPv6. Hiện tại đã sẵn sàng cung cấp dịch vụ Web, email, FTP, DNS, Internet Leased Line IPV6… cho khách hàng. Tập đoàn VNPT đã lập kế hoạch thử nghiệm trên toàn mạng băng rộng. Tuy nhiên, để đảm bảo các giải pháp đưa ra là phù hợp, đánh giá được hiệu năng thiết bị và sự ảnh hưởng đến các dịch vụ đang cung cấp, VNPT đã xây dựng lab (phòng thí nghiệm) IPv6 với đầy đủ các thiết bị như trên mạng băng rộng hiện tại. Tháng 10/2012, VNPT đã thực hiện thành công các dịch vụ HIS, L3 VPN IPv6 trong lab. Theo kế hoạch của VNPT, các dịch vụ IPv6 sẽ tiếp tục được thử nghiệm trong lab trước khi cung cấp chính thức cho khách hàng từ năm 2015.

Đối với mạng di động 2G/3G, công ty Vinaphone hiện đang xây dựng giải pháp và kế hoạch cung cấp dịch vụ IPv6. Đầu năm 2013, công ty VMS cung cấp dịch vụ thử nghiệm cho thuê bao Mobifone. Tập đoàn VNPT đã khảo sát tính tương thích IPv6 của thiết bị trên mạng LTE/4G. Trong tháng 11/2012, VNPT cung cấp dịch vụ thử nghiệm trên mạng LTE/4G VNPT đối với Internet, L3 VPN và Video on Demand. Tuy nhiên, Việt Nam chưa phổ biến thiết bị đầu cuối hỗ trợ LTE/4G. Mạng truyền số liệu chuyên dùng của Cục Bưu điện trung ương đã lựa chọn một số dịch vụ IPv6 để thử nghiệm và đã được thử nghiệm thành công như: dịch vụ Internet, DNS IPv6, FTP IPv6.



Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel

Viettel đã thử nghiệm thành công:

- Hoạt động kết nối với đối tác Google về transit lưu lượng IPv6;

- Quy hoạch tài nguyên IPv6;

- Cung cấp thử nghiệm dịch vụ IPv6 cho thuê bao ADSL, USB 3G trên mạng Viettel;

- Sản xuất thiết bị tương thích IPv6.

Từ năm 2009, Viettel đã xác định và nhận thức được tầm quan trọng của việc chuyển đổi IPv6 nên công tác đầu tư, mua sắm thiết bị đã được bổ sung yêu cầu hỗ trợ IPv6 cho các thiêt bị trong các lớp mạng. Tính đến Quý 4 năm 2011, các thiêt bị lớp gateway dịch vụ (BRAS, GGSN) và các Router mạng lõi IPBN đã hỗ trợ đây đủ IPv6. Thời gian tới, Viettel sẽ thành lập nhóm chuyên trách bảo mật IPv6 nhằm nghiên cứu, tìm hiểu các lỗ hồng về bảo mất để phòng chống tấn công trong quá trình chuyển đổi IPv6 đảm bảo an ninh – an toàn thông tin mạng lưới. Viettel sẽ tăng cường hợp tác, hội thảo, báo cáo Ban IPv6 truyền thông quảng bá các hoạt động IPv6 của tập đoàn đến khách hàng…

d) Một số vấn đề nảy sinh trong quá trình triển khai IPv6

Trong quá trình triển khai IPv6 có sự khác biệt khá rõ nét giữa các doanh nghiệp chưa triển khai và đã triển khai IPv6. Với các doanh nghiệp đã triển khai IPv6 thì rào cản lớn nhất là vấn đề hỗ trợ của nhà sản xuất thiết bị và yếu tố trình độ nhân lực, chi phí. Trong khi đó, với các doanh nghiệp chưa triển khai IPv6 thì rào cản lớn nhất của họ là những yếu tố nhận thức và nguồn lực.

Tại Việt Nam, theo báo cáo của Viettel, trở ngại lớn nhất cho việc chuyển đổi IPv6 là lớp thiết bị đầu cuối chưa hỗ trợ IPv6. Việc nâng cấp Firmware hay Hardware đều mất nhiều thời gian và chi phí, nhất là với doanh nghiệp cung cấp đầy đủ dịch vụ Internet có dây và không dây như Viettel. Trong khi việc chuyển đổi lại không mang lại doanh thu cho Viettel. Theo báo cáo của VNPT, trở ngại lớn nhất đó là chi phí chuyển đổi thiết bị đầu cuối của khách hàng và vấn đề nhận thức của khách hàng. Việc chuyển đổi sang sử dụng giao thức IPv6, khách hàng không nhìn thấy lợi ích, do đó nếu chưa thực sự hết tài nguyên địa chỉ, việc khách hàng chấp nhận công nghệ mới đòi hỏi phải có thời gian.

Về phía cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có những động thái thúc đẩy, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc triển khai địa chỉ IPv6. Tuy nhiên, mức độ ứng dụng IPv6 tại Việt Nam còn thấp do chưa nhận được sự hưởng ứng từ các nhà phát triển nội dung, từ khách hàng và từ chính các ISP. Do vậy, tính đến tháng 10/2012, Việt Nam là Quốc gia đứng thứ 50 trên thế giới về số lượng vùng địa chỉ IPv6 được cấp phát. Tuy nhiên, trên khía cạnh sử dụng thực tế sử dụng (tính theo số lượng vùng địa chỉ IPv6 được quảng bá định tuyến trên tổng số vùng địa chỉ được cấp) thì Việt Nam chỉ xếp hạng thứ 90 (thống kê từ Tổ chức SixXS).



3. Tình hình chuẩn hóa về IPv6 và nhu cầu chuẩn hóa giao thức cấu hình máy chủ động ở Việt Nam

3.1. Trên thế giới

Việc xây dựng và ban hành tiêu chuẩn cho IPv6 là một trong những công tác quan trọng trong tiến trình triển khai IPv6. Nhiều tổ chức tiêu chuẩn hóa đã tham gia trong lĩnh vực này, tiêu biểu là Bộ tiêu chuẩn chung về IPv6 của Nhóm đặc trách về kỹ thuật Internet (IETF) mà nhiều quốc gia đã dựa trên đó để ban hành bộ tiêu chuẩn IPv6 cho quốc gia mình. Ngoài ra còn có tổ chức IPv6 Forum với sự tham gia của các thành viên tích cực về IPv6 cũng có bộ phận rà soát và tối ưu các tiêu chuẩn về IPv6, đồng thời cung cấp các bài đo, phương pháp đo để xác nhận tính tương thích và phù hợp của thiết bị, dịch vụ đối với IPv6.



a) Bộ tiêu chuẩn IPv6 của IETF

Hiện tại, Nhóm đặc trách về kỹ thuật Internet (IETF) đã đưa ra bộ tiêu chuẩn về IPv6 dưới hình thức trưng cầu ý kiến (request for comments – RFC). Tuy nhiên đây cũng là một bộ tài liệu khá hoàn chỉnh và được nhiều nước áp dụng, làm sở cứ xây dựng tiêu chuẩn của mình.

Bộ tiêu chuẩn của IETF về giao thức IPv6 bao gồm các tiêu chuẩn sau:

- RFC 2460: Internet Protocol, Version 6 (IPv6) Specification (Đặc đính kỹ thuật về giao thức Internet phiên bản 6)

- RFC 2461: Neighbor Discovery for IP Version 6 (IPv6) (Phát hiện láng giềng cho giao thức IPv6)

- RFC 2462: IPv6 Stateless Address Autoconfiguration (Tự động cấu hình địa chỉ không lưu trạng thái của IPv6)

- RFC 4443: Internet Control Message Protocol (ICMPv6) for the IPv6 Specification (Giao thức bản tin điều khiển trên Internet cho IPv6)

- RFC 2464: Transmission of IPv6 Packets over Ethernet Networks (Sự truyền tải của các gói tin trên mạng Ethernet)

- RFC 4291: Internet Protocol Version 6 (IPv6) Addressing Architecture (Kiến trúc địa chỉ cho IPv6)

- RFC 6139: Routing and Addressing in Networks (Định tuyến và đánh địa chỉ trong mạng lưới)

- RFC 6106: IPv6 Router Advertisement Options for DNS Configuration (Tùy chọn định tuyến quảng bá cho thiết lập DNS)

- RFC 6105: IPv6 Router Advertisement Guard (Bảo vệ định tuyến quảng bá)

- RFC 6052: IPv6 Addressing of IPv4/IPv6 Translators (Đánh địa chỉ cho bộ biên dịch IPv4/IPv6)

Và một số các tiêu chuẩn khác, chi tiết tham khảo thêm tại http://www.ietf.org/rfc.html.



b) Tổ chức IPv6 Forum

Diễn đàn IPv6 (http://www.ipv6forum.com) hay chương trình IPv6 Ready Logo là một chương trình nhằm đánh giá sự phù hợp và kiểm tra khả năng tương thích IPv6 đối với các thiết bị và dịch vụ IPv6. Chương trình được tạo ra với mục đích làm tăng lòng tin của người dùng đối với sản phẩm thiết bị bằng cách chứng minh rằng IPv6 đã có trong sản phẩm và sẵn sàng sử dụng.

Nhiệm vụ của ủy ban IPv6 Ready Logo là:

- Xác định các thông số kỹ thuật

- Kiểm tra sự phù hợp IPv6

- Thử nghiệm khả năng tương thích IPv6

- Cung cấp đường truy cập với công cụ tự kiểm tra

- Cung cấp những Lôgô IPv6 Ready.

Các thành viên của của nhóm quản trị ủy ban IPv6 Ready Logo có trách nhiệm:

- Xác định các thủ tục, quy định và các bước cụ thể cho Chương trình IPv6 Ready Logo.

- Xác định chiến lược triển khai cho Chương trình IPv6 Ready Logo.

- Quản lý việc sử dụng các lô gô IPv6 Ready cho các sản phẩm.

Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3

tải về 256.65 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương