BỘ MÔN: ĐIỆn tử viễn thôNG


Hạn chế của phân cấp số cận đồng bộ



tải về 3.01 Mb.
trang6/31
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích3.01 Mb.
#37406
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   31

2.2.2 Hạn chế của phân cấp số cận đồng bộ

  • Mạng PDH chủ yếu đáp ứng các dịch vụ điện thoại, đối với các dịch vụ mới như: mạng ISDN, truyền dữ liệu, dịch vụ điện thoại truyền hình… thì mạng PDH khó có thể đáp ứng được.

  • Mạng PDH không linh hoạt trong việc kết nối các luồng liên tục. Khi có nhu cầu rút luồng từ một luồng có dung lượng lớn thì phải qua các cấp độ trung gian để hạ tốc độ từ cao xuống thấp tương ứng, cũng như việc ghép luồng cũng phải trải qua đầy đủ các cấp từ tốc độ thấp lên tốc độ cao. Điều này rõ ràng là không mềm dẻo, không thuận tiện cho việc kết nối, cần phải có đủ các cấp thiết bị để giải ghép luồng do đó không tiết kiệm và khó thực hiện, đồng thời đòi hỏi nhiều thiết bị phức tạp.

  • Các thông tin về bảo trì không được liên kết trên toàn tuyến thông tin mà chỉ đối với từng đoạn truyền dẫn riêng lẻ. Thủ tục bảo trì cho toàn tuyến phức tạp.

  • Chưa có tiêu chuẩn chung cho thiết bị đường dây, các nhà sản xuất mới chỉ có tiêu chuẩn đặc trưng cho riêng thiết bị của họ.

  • Hệ thống PDH thiếu các phương tiện giám sát, đo thử từ xa mà chỉ tiến hành ngay tại chỗ.

2.3 Công nghệ SDH

2.3.1 Các khái niệm về SDH

Song song bên cạnh các dịch vụ về thoại, ngày nay người ta phát triển thêm nhiều loại hình dịch vụ mới quan trọng như là telefax, truyền dẫn data, truyền dẫn video… trong đó chất lượng và khả năng đáp ứng các yêu cầu đó về băng tần hoặc các giao tiếp tương thích luôn luôn đóng một vai trò quan trọng hàng đầu.

Để thoả mãn các yêu cầu trên, ngành viễn thông cần phải có các thay đổi cần thiết để đáp ứng kịp thời.


  • Thời gian thiết lập luồng truyền dẫn ngắn, dung lượng thoả mãn theo mọi yêu cầu.

  • Tăng cường khả năng sẵn sàng phục vụ các mạng viễn thông.

  • Giá thành thiết lập mạng phải thấp, chi phí dành cho các khoảng khai thác, bảo dưỡng… phải giảm.

  • Có khả năng quốc tế hoá dịch vụ.

Các hệ thống PDH phát triển không đáp ứng được các nhu cầu trên do đó phải có một thế hệ truyền dẫn mới trên thế giới. Kỹ thuật SDH ra đời tạo một cuộc cách mạng trong ngành viễn thông, thể hiện một kỹ thuật tiên tiến có thể đáp ứng rộng rãi các yêu cầu của các thuê bao, người khai thác cũng như các nhà sản xuất… thoả mãn các yêu cầu đòi hỏi đặt ra cho ngành viễn thông, khắc phục các nhược điểm của thế hệ PDH mà chúng ta đang sử dụng hiện nay.

Trong tương lai hệ thống đồng bộ SDH sẽ ngày càng phát triển mạnh nhờ các ưu điểm vượt trội so với PDH và một điểm quan trọng là SDH có khả năng kết hợp với PDH trong mạng lưới hiện tại, nó cho phép thực hiện việc hiện đại hoá dần dần theo từng giai đoạn phát triển.



Tháng 11 năm 1988, trên cơ sở tiêu chuẩn của SONET và xét đến các tiêu chuẩn khác ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản, ITU-T đã đưa ra tiêu chuẩn quốc tế về công nghệ truyền dẫn theo phân cấp số đồng bộ SDH dùng cho truyền dẫn cáp quang và vi ba. Các tiêu chuẩn của SDH đã được ITU-T ban hành trong các khuyến nghị sau đây.

G.702 - Số lượng mức trong phân cấp số đồng bộ.

G.707 - Các tốc độ bit của SDH.

G.708 - Giao diện nút mạng SDH.

G.709 - Cấu trúc ghép đồng bộ.

G.773 - Giao thức phù hợp với giao diện Q.

G.774 - Mô hình thông tin quản lý SDH.

G.782 - Các kiểu và các đặc tính chủ yếu của thiết bị ghép SDH.

G.784 - Quản lý SDH.

G.803 - Cấu trúc mạng truyền dẫn SDH.

G.825 - Điều khiển rung pha và trôi pha trong mạng thông tin SDH.

G.957 - Các giao diện quang của các thiết bị và hệ thống liên quan đến SDH.

G.958 - Hệ thống truyền dẫn SDH sử dụng cho cáp sợi quang.

2.3.2 Các đặc điểm của SDH

So với PDH thì SDH có các ưu điểm cơ bản sau đây.



- Trong PDH việc ghép kênh được tiến hành tại mỗi cấp, quá trình ghép phải lần lượt qua các mức trung gian từ 2 đến 140 Mbit/s. Việc truy cập trực tiếp đến một luồng 2 Mbit/s trong một luồng 140 Mbit/s là không thể thực hiện được. Đối với SDH thì ưu điểm nổi bật hơn là đơn giản hoá mạng lưới, linh hoạt trong sử dụng khai thác. Khác với PDH, trong mạng SDH quá trình ghép kênh chỉ thực hiện qua một giai đoạn, do đó việc tách một kênh 2 Mbit/s trong một luồng tốc độ cao là đơn giản. Hơn nữa việc sử dụng phần mềm trong quản lý bảo dưỡng đã làm cho việc vận hành và quản lý mạng lưới đơn giản hơn nhiều.

- Trong SDH tốc độ bit lớn hơn 140 Mbit/s lần đầu tiên được tiêu chuẩn hoá trên phạm vi toàn thế giới.

- Chuẩn hoá: Với các chuẩn SDH, thiết bị truyền dẫn của các nhà sản xuất khác nhau có thể hoạt động trên cùng một tuyến. Việc chuẩn hoá các thiết bị và giao diện SDH cho phép các nhà khai thác mạng tự do lựa chọn thiết bị của các hãng sản xuất khác nhau mà vẫn đảm bảo là chúng sẽ cùng hoạt động tốt. Các chuẩn SDH cũng tạo ra khả năng hoạt động qua lại giữa các phân cấp truyền dẫn châu Âu và Bắc Mỹ.

- Tốc độ bit và cấu trúc khung của cấp cao hơn được tạo thành từ tốc độ bit và cấu trúc khung của luồng cơ bản cấp thấp hơn do đó việc tách ghép luồng thông tin dễ dàng.

- Có các kênh riêng cho giám sát, quản lý, đo thử hoặc điều khiển trong phần mạng quản lý.

- Tất cả các tín hiệu SDH có tốc độ thấp hơn 140 Mbit/s đều có thể ghép được vào cấp SDH thấp nhất là STM-1 có tốc độ là 155 Mbit/s.

Bên cạnh đó, hệ thống SDH cũng có những nhược điểm sau:

  • Kỹ thuật phức tạp hơn.

  • Đồng hồ phải cung cấp từ ngoài.

  • Truyền dư thừa và thiếu mức 8 Mbit/s.

2.3.3 Phân cấp hệ thống SDH

Các cấp

Truyền dẫn



Tốc độ

Truyền dẫn



Các luồng PDH tạo thành

STM-1

155.520 Mbit/s

63 Luồng 2 Mbit/s; 3 luồng 34 Mbit/s

3 Luồng 45 Mbit/s; 1 luồng 140 Mbit/s



STM-4

622.080 Mbit/s

252 Luồng 2 Mbit/s; 12 luồng 34 Mbit/s

12 Luồng 45 Mbit/s; 4 luồng 140 Mbit/s



STM-16

2.488.320 Mbit/s

1088 Luồng 2 Mbit/s; 48 luồng 34 Mbit/s

48 Luồng 45 Mbit/s; 16 luồng 140 Mbit/s



STM-64

9.853.280 Mbit/s

4032 Luồng 2 Mbit/s; 192 luồng 34 Mbit/s

192 Luồng 45 Mbit/s; 64 luồng 140 Mbit/s



2.3.4 Cấu trúc ghép kênh SDH



Hình 2.3. Cấu trúc ghép kênh SDH

Каталог: books -> luan-van-de-tai -> luan-van-de-tai-cd-dh
luan-van-de-tai-cd-dh -> Thế kỷ 21, cùng với sự phát triển nh­ vũ bão của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin. Sự phát triển kinh tế tác động đến tất cả mọi mặt đời sống kinh tế xã hội
luan-van-de-tai-cd-dh -> VIỆN ĐẠi học mở HÀ NỘi khoa công nghệ thông tin đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC
luan-van-de-tai-cd-dh -> Phần một : Tình hình thu hút vốn đầu tư trên thị trường vốn việt nam hiện nay
luan-van-de-tai-cd-dh -> TRƯỜng đẠi học cần thơ khoa công nghệ BỘ MÔN ĐIỆn tử viễn thôNG
luan-van-de-tai-cd-dh -> Em xin chân thành cảm ơn! Vị Xuyên, ngày 19 tháng 5 năm 2012 sinh viêN
luan-van-de-tai-cd-dh -> PHẦn I mở ĐẦu tầm quan trọng và SỰ ra đỜi của giấY
luan-van-de-tai-cd-dh -> Đề tài: Tìm hiểu về vấn đề sử dụng hợp đồng mẫu trong đàm phán ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương và thực tiễn ở Việt Nam
luan-van-de-tai-cd-dh -> Đề tài phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu cà phê nhân của các doanh nghiệP
luan-van-de-tai-cd-dh -> Giao tiếp máy tính và thu nhận dữ liệU ĐỀ TÀI: TÌm hiểu công nghệ 4g lte

tải về 3.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương