BỘ luật tố TỤng hình sự CỘng hoà pháP



tải về 3.81 Mb.
trang45/49
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích3.81 Mb.
#1709
1   ...   41   42   43   44   45   46   47   48   49

Điều 777-1

(Luật số 72-1226 ngày 29 tháng 12 năm 1972, Điều 51 Công báo ngày 30 tháng 12 năm 1972)

(Luật số 75-624 ngày 11 tháng 7 năm 1975, Điều 53 Công báo ngày 13 tháng 7 năm 1975, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1976)

Việc ghi Bản án trong phiếu lý lịch số 3 được miễn tuân theo các điều kiện được quy định tại đoạn thứ nhất của Điều 775-1.


Điều 777-2

(Luật số 80-2 ngày 01 tháng 4 năm 1980, Điều 5 và Điều 10 Công báo ngày 05 tháng 01 năm 1981)

(Luật số 92-1336 ngày 16 tháng 12 năm 1992, Điều 125 Công báo ngày 23 tháng 12 năm 1992, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 1994)

Bất kỳ người nào chứng minh căn cước của mình có thể trao đổi các nội dung trong Bản án hình sự có liên quan đến mình, bằng việc lập hồ sơ gửi đến Công tố viên cấp quận bên cạnh Tòa án quận có thẩm quyền nơi người này cư trú.

Nếu là pháp nhân, thì hồ sơ được gửi đến Công tố viên cấp quận bên cạnh Tòa án cấp quận có thẩm quyền nơi pháp nhân đặt trụ sở đã đăng ký thông qua đại diện hợp pháp của pháp nhân có đủ năng lực.

Nếu một người cư trú hoặc pháp nhân có trụ sở đăng ký ở nước ngoài thì thông tin được cung cấp thông qua các cơ quan ngoại giao hoặc lãnh sự có thẩm quyền.

Những thông tin này không có nghĩa là tống đạt các quyết định chưa có hiệu lực, và không tính thời hiệu cho việc kháng cáo.

Không cấp bản sao của bản ghi chép có nội dung đầy đủ lý lịch tư pháp.

Quy định của điều này cũng được áp dụng cho hồ sơ Cảnh sát kỹ thuật hình sự.
Điều 777-3

(Luật số 80-2 ngày 01 tháng 4 năm 1980, Điều 4 và Điều 10 Công báo ngày 05 tháng 01 năm 1981)

(Luật số 92-1336 ngày 16 tháng 12 năm 1992, Điều 127 Công báo ngày 23 tháng 12 năm 1992, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 1994)

(Luật số 2004-801 ngày 06 tháng 8 năm 2004, Điều 17 V Công báo ngày 07 tháng 8 năm 2004)

Không có việc liên hệ nào, theo khoản 3° của Luật số 78 ngày 06 tháng 01 năm 1978 liên quan đến máy tính và cơ sở dữ liệu và đặc quyền, có thể được tạo ra giữa phiếu lý lịch tư pháp được tin học hóa và bất kỳ các tài liệu và dữ liệu ngân hàng về thông tin cá nhân được quản lý bởi bất kỳ người nào hoặc cơ quan hành chính nhà nước mà không trực thuộc của Bộ tư pháp giữ.

Không có tập tin vi tính hoặc dữ liệu ngân hàng của thông tin cá nhân, mà được quản lý bởi bất kỳ người nào hoặc bất kỳ cơ quan hành chính nhà nước nào mà không được phép của Bộ tư pháp, có thể ghi bất kỳ Bản án nào, ngoại trừ những hồ sơ và tuân theo những điều kiện do luật định.

Bản án hình sự có thể bị viện dẫn chứng cứ trước Tòa án bởi nạn nhân của tội phạm.

Bất kỳ sự vi phạm quy định nào trước đây bị phạt về tội ít nghiêm trọng theo quy định tại Điều 226-21 của Bộ luật hình sự.
Điều 778

(Luật số 2000-516 ngày 15 tháng 6 năm 2000, Điều 83 Công báo ngày 16 tháng 6 năm 2000)

Trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình tố tụng, Công tố viên cấp quận hoặc Thẩm phán điều tra phát hiện cá nhân bị xử phạt dưới căn cước sai hoặc chiếm quyền dân sự, nếu cần thiết sửa chữa thì phải được thực hiện ngay và đương nhiên, trước khi kết thúc các trình tự tố tụng hoặc do Công tố viên cấp quận khởi xướng.

Việc sửa chữa được yêu cầu bằng đơn được đưa đến Chánh án Tòa án đã ra Bản án. Nếu quyết định do Tòa đại hình ban hành thì đơn được giao cho Phòng điều tra.

Chánh án chuyển giao đơn cho Công tố viên và bổ nhiệm Thẩm phán làm báo cáo. Phiên tòa và Bản án được thực hiện tại Phòng nghị án. Tòa án có thể yêu cầu triệu người bị kết án đến phiên tòa.

Nếu đơn đã được công nhận, chí phí đã được trả bởi người có trách nhiệm cho thông tin sai nếu như người đó được triệu tập. Nếu không có mặt, hoặc người này vỡ nợ, thì chi phí này do Kho bạc nhà nước chi trả.

Bất kỳ người nào muốn sửa lý lịch tư pháp hình sự đúng thì phải thực hiện đúng theo cách như vậy. Nếu đơn bị bác bỏ, người nộp phải trả chi phí.

Nội dung của quyết định được đưa vào bên lề của Bản án do bị ảnh hưởng bởi việc đính chính đơn.

Cũng thủ tục tố tụng này được áp dụng cho việc khiếu nại xóa án, hoặc cho những khó khăn từ việc áp dụng Luật ân xá, theo các điều kiện được quy định tại đoạn 2 của Điều 769.


Điều 779

(Luật số 80-2 ngày 01 tháng 4 năm 1980, Điều 7 và Điều 8 Công báo ngày 05 tháng 01 năm 1981)

(Luật số 92-1336 ngày 16 tháng 12 năm 1992, Điều 126 Công báo ngày 23 tháng 12 năm 1992, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 1994)

Cơ quan hành chính quy định các biện pháp cần thiết để thi hành các Điều từ Điều 768 đến Điều 778, trong điều kiện đặc biệt theo phiếu lý lịch số 1, 2, 3 của Bản án hình sự có thể được yêu cầu, được dự thảo và được giao.

Cơ quan hành chính cũng quy định điều kiện được sử dụng những thông tin được tiếp nhận tại Cơ quan lý lịch tư pháp quốc gia được tự động hóa cho việc thi hành án đối với người bị kết án hình sự.

Cơ quan hành chính quy đinh các quy tắc cho việc chuyển giao thông tin giữa cơ quan lý lịch tư pháp quốc gia và những cá nhân hoặc cá nhân những ngành tiếp cận vào đó.

Những quy định của Cơ quan hành chính được thực hiện sau khi nghe ý kiến của Hội đồng quốc gia về công nghệ thông tin và tự do.
Điều 781

(Luật số 85-835 ngày 07 tháng 8 năm 1985, Điều 7 Công báo ngày 08 tháng 8 năm 1985, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 1986)

(Luật số 89-469 ngày 10 tháng 7 năm 1989, Điều 8 Công báo ngày 11 tháng 7 năm 1989, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1990)

(Luật số 92-1336 ngày 16 tháng 12 năm 1992, Điều 129 Công báo ngày 23 tháng 12 năm 1992, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 1994)

(Nghị định số 2000-916 ngày 19 tháng 9 năm 2000, Điều 3 công báo ngày 22 tháng 9 năm 2000, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2002)

Bất kỳ người nào dùng tên giả hoặc danh tính giả của bên thứ ba để được cấp lý lịch tư pháp của bên thứ ba thị bị phạt 7.500 Euro.

Bất kỳ người nào đưa sai thông tin nhận dạng mà gây ra hoặc có thể gây ra việc nhầm lẫn đối với lý lịch tư pháp thì cũng phải chịu hình phạt tương tự.

Bất kỳ người nào buộc đương sự cung cấp tất cả hoặc một số nội dung ghi chú được quy định tại Điều 777-2 của Bộ luật này cũng chịu hình phạt tương tự.


THIÊN IX

XÓA ÁN CHO NGƯỜI BỊ KẾT ÁN từ Điều 785 đến Điều 783

Điều 782

(Luật số 70-643 ngày 17 tháng 7 năm 1970, Điều 32 Công báo ngày 19 tháng 7 năm 1970)

Tất cả cá nhân bị xử phạt tù bởi Tòa án của Pháp về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng hoặc tội vi cảnh đều có thể được xóa án.
Điều 783

(Luật số 92-1336 ngày 16 tháng 12 năm 1992, Điều 130 Công báo ngày 23 tháng 12 năm 1992, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 1994)

(Luật số 2000-516 ngày 15 tháng 6 năm 2000, Điều 83 Công báo ngày 16 tháng 6 năm 2000, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2001)

Sự xóa án có thể được yêu cầu như là quyền đương nhiên theo các điều kiện được quy định tại Điều 133-13 trở về sau của Bộ luật hình sự, hoặc được ban hành bởi Phòng điều tra trong những trường hợp được quy định tại Thiên này.

Trong tất cả các vụ án đưa đến hậu quả được quy định tại Điều 133-16 của Bộ luật hình sự.
CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH ÁP DỤNG CHO THỂ NHÂN Từ Điều 785 đến Điều 798

Điều 785

(Luật số 75-624 ngày 11 tháng 7 năm 1975, Điều 55 Công báo ngày 13 tháng 7 năm 1975, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1976)

(Luật số 92-1336 ngày 16 tháng 12 năm 1992, Điều 133 Công báo ngày 23 tháng 12 năm 1992, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 1994)

Sự xóa án có thể được yêu cầu từ Tòa án trong suốt cuộc đời của người bị kết án và do người này thực hiện, nếu người này bị cấm quyền theo thủ tục tư pháp thì được thực hiện yêu cầu qua người đại diện hợp pháp. Trong trường hợp chết và điều kiện hợp pháp được đáp ứng, đơn yêu cầu được tiếp tục thực hiện bởi vợ hoặc chồng, con cháu của người bị kết án và thậm chí có thể bị khởi kiện bởi họ nhưng chỉ trong thời hạn 01 năm kể từ ngày người bị kết án chết.

Đơn phải ghi tất cả các Bản án mà những Bản án này không bị xóa bởi việc phục hồi trước.
Điều 786

(Luật số 70-643 ngày 17 tháng 7 năm 1970, Điều 14 Công báo ngày 19 tháng 7 năm 1970)

(Luật số 75-624 ngày 11 tháng 7 năm 1975, Điều 56 Công báo ngày 13 tháng 7 năm 1975, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1976)

(Luật số 92-1336 ngày 16 tháng 12 năm 1992, Điều 133 Công báo ngày 23 tháng 12 năm 1992, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 1994)

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004, Điều 199 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2005)

Đơn yêu cầu phục hồi chỉ có thể được làm sau năm năm cho người bị kết án về tội nghiêm trọng, ba năm cho người bị kết án về tội ít nghiêm trọng và một năm cho người bị kết án về tội vi cảnh.

Đối với người bị kết án phạt tiền, thời hạn này được tính từ khi hình phạt tiền có hiệu lực, đối với người bị kết án phạt tù tính từ ngày được thả tự do cuối cùng hoặc theo quy định tại Điều 733, đoạn 3, từ ngày được tại ngoại khi lệnh không bị hủy bỏ. Và được tính từ ngày kết thúc việc giám hộ hình sự do người này bị phạt vi phạm giám hộ.

Đối với người bị xử phạt hình phạt chính không phải là phạt tù hay phạt tiền, khi áp dụng hình phạt đó như là hình phạt chính thì thời hạn được tính từ ngày hết hạn hình phạt.


Điều 787

(Luật số 92-1336 ngày 16 tháng 12 năm 1992, Điều 133 Công báo ngày 23 tháng 12 năm 1992, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 1994)

Người bị kết án do tái phạm, những người sau khi được xóa án lại bị kết án, những người này sau khi bị xử phạt trong phiên tòa tranh tụng hoặc bởi sự khinh thường tòa án đối với hình phạt về tội nghiêm trọng, nhưng đã quá thời hiệu chấp hành hình phạt, chỉ có thể đề nghị xóa án sau thời hạn mười năm kể từ ngày được thả tự do hoặc từ khi hết thời hiệu.

Tuy nhiên người tái phạm không gánh chịu hình phạt về tội nghiêm trọng và người được xóa án chỉ gánh chịu hình phạt về tội ít nghiêm trọng được chấp nhận nộp đơn cho việc phục hồi sau thời hạn sáu năm kể từ ngày được thả tự do.

Người bị kết án sau phiên tòa tranh tụng hoặc do vắng mặt bị xử phạt tù về tội ít nghiêm trọng và đối với người này việc thi hành án bị hủy bỏ bởi thời hạn cũng được chấp nhận cho nộp đơn để phục hồi sau thời hạn sáu năm kể từ khi hết thời hạn.

Người bị kết án sau phiên tòa tranh tụng, bởi sự coi thường Tòa án và đối với người này bị hủy bỏ bởi thời hạn thì bị yêu cầu chứng minh, bên cạnh điều kiên được nêu ở dưới, họ không bị kết án cho bất cứ tội nào như là tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng và người bị kết án có hạnh kiểm không thể chê trách được.
Điều 788

(Luật số 75-624 ngày 11 tháng 7 năm 1975, Điều 57 Công báo ngày 13 tháng 7 năm 1975, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1976)

(Luật số 92-1336 ngày 16 tháng 12 năm 1992, Điều 133 Công báo ngày 23 tháng 12 năm 1992, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 1994)

(Luật số 93-2 ngày 04 tháng 01 năm 1993, Điều 136 Công báo ngày 05 tháng 01 năm 1993, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 1993)

Trừ khi hết thời hiệu, người bị kết án phải chứng minh khoản tiền phạt phải trả hoặc tiền bồi thường, hoặc họ được miễn.

Nếu không thể chứng minh như vậy, người bị kết án phải minh chứng rằng họ chấp hành hình phạt theo quy định của pháp luật hoặc Kho bạc nhà nước đã không chấp nhận các hình thức thi hành đó.

Nếu người bị kết án về tội phá sản gian dối, người này phải chứng minh việc trả vốn, lãi, và chi phí hoặc người bị kết án đã được miễn.

Trong trường hợp tổng hợp hình phạt thì Tòa án quy định từng phần bồi thường và trách nhiệm phải trả cho người nộp đơn yêu cầu.

Nếu bên bị hại không thể được tìm thấy, hoặc có người từ chối nhận những khoản tiền đến hạn phải trả thì số tiền này được đưa vào nơi lưu giữ tại Ngân hàng quốc gia theo yêu cầu và số tiền nộp được trả cho các yêu cầu thanh toán có liên quan tại Tòa án. Nếu bên bị thiệt hại không có mặt trong thời hạn 5 năm để yêu cầu được nhận số tiền được đặt cọc thì số tiền này được chuyển trả lại cho bên ký gửi sau khi có đơn theo hình thức đơn giản.


Điều 789

(Luật số 92-1336 ngày 16 tháng 12 năm 1992, Điều 133 Công báo ngày 23 tháng 12 năm 1992, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 1994)

(Luật số 93-2 ngày 04 tháng 1 năm 1993, Điều 135 Công báo ngày 05 tháng 01 năm 1993, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 1993)

Nếu người bị kết án đã đóng góp quan trọng cho Quốc gia kể từ khi phạm tội, đơn yêu cầu phục hồi không tuân phụ thuộc điều kiện về thời gian và việc chấp hành, trong trường hợp này, Tòa án có thể ban cho việc phục hồi thậm chí hình phạt tiền và việc bồi thường chưa được trả.


Điều 790

(Luật số 75-624 ngày 11 tháng 7 năm 1975, Điều 58 Công báo ngày 13 tháng 7 năm 1975, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1976)

(Luật số 92-1336 ngày 16 tháng 12 năm 1992, Điều 133 Công báo ngày 23 tháng 12 năm 1992, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 1994)

Người bị kết án nộp đơn xin xóa án cho Công tố viên cấp quận nơi người bị kết án cư trú, nếu người bị kết án sống ở nước ngoài, thì nộp đơn cho Công tố viên cấp quận nơi bị cáo cư trú cuối cùng tại Pháp. Nếu nếu không xác định được nơi cư trú, thì nộp cho Công tố viên cấp quận nơi kết án.

Đơn yêu cầu phục hồi ghi rõ:

1° Ngày bị kết án;

2° Những nơi người bị kết án cư trú kể từ khi được thả tự do
Điều 791

(Luật số 92-1336 ngày 16 tháng 12 năm 1992, Điều 133 Công báo ngày 23 tháng 12 năm 1992, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 1994)

Công tố viên cấp sơ thẩm thu thập bất kỳ thông tin nào có liên quan từ những nơi người bị kết án cư trú.

Công cố tiên có thể lấy ý kiến của Thẩm phán thi hành án
Điều 792

(Luật số 92-1336 ngày 16 tháng 12 năm 1992, Điều 133 Công báo ngày 23 tháng 12 năm 1992, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 1994)

Công tố viên cấp sơ thẩm yêu cầu được nhận:

1° Bảo sao các bản án đối với người bị kết án;

2° Bản tóm tắt việc đăng ký tại nơi bị giam giữ nơi hình phạt được chấp hành có ghi rõ người bị kết án thi hành như thế nào;

3° Phiếu lý lịch tư pháp số 1.

Công tố viên chuyển tài liệu cùng ý kiến của mình tới Công tố viên trưởng.


Điều 793

(Luật số 92-1336 ngày 16 tháng 12 năm 1992, Điều 133 Công báo ngày 23 tháng 12 năm 1992, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 1994)

Tòa án thụ lý hồ sơ từ Công tố viên trưởng.

Người đề nghị xóa án có thể nộp bất kỳ tài liệu nào có liên quan trực tiếp cho Tòa án.
Điều 794

(Luật số 92-1336 ngày 16 tháng 12 năm 1992, Điều 133 Công báo ngày 23 tháng 12 năm 1992, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 1994)

(Luật số 93-2 ngày 04 tháng 1 năm 1993, Điều 244 Công báo ngày 05 tháng 01 năm 1993, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 1993)

Tòa án quyết định trong thời hạn hai tháng đối với đơn đề nghị của Công tố viên trưởng, sau khi nghe bên Luật sư hoặc đương sự được triệu tập theo đúng quy định.


Điều 795

(Luật số 92-1336 ngày 16 tháng 12 năm 1992, Điều 133 Công báo ngày 23 tháng 12 năm 1992, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 1994)

(Luật số 2000-516 ngày 15 tháng 6 năm 2000, Điều 83 Công báo ngày 16 tháng 6 năm 2000)

Bản án của Phòng điều tra có thể được giao cho Tòa án giám đốc thẩm theo đúng thủ tục được quy định tại Bộ luật này.


Điều 796

(Luật số 92-1336 ngày 16 tháng 12 năm 1992, Điều 133 Công báo ngày 23 tháng 12 năm 1992, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 1994)

Trong trường hợp được quy định tại Điều 789, Đơn nộp đến cấp giám đốc thẩm để kháng cáo đối với Bản án đã bác bỏ đơn yêu cầu phục hồi được thẩm tra và quyết định mà không bị phạt tiền và chi phí. Tất cả các giai đoạn của thủ tục tố tụng được ký, đóng dấu và được đăng ký miễn phí.


Điều 797

(Luật số 92-1336 ngày 16 tháng 12 năm 1992, Điều 133 Công báo ngày 23 tháng 12 năm 1992, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 1994)

Trong trường hợp đơn bị bác bỏ, thì đơn mới chỉ có thể được nộp sau khi hết thời hạn hai năm, trừ khi việc bãi bỏ đơn lần đầu là không có căn cứ, không đủ thời hạn thử thách. Trong trường hợp này đơn yêu cầu được phục hồi ngay khi hết thời hạn.


Điều 798

(Luật số 70-643 ngày 17 tháng 7 năm 1970, Điều 32 Công báo ngày 19 tháng 7 năm 1970)

(Luật số 75-624 ngày 11 tháng 7 năm 1975, Điều 59 Công báo ngày 13 tháng 7 năm 1975, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1976)

(Luật số 92-1336 ngày 16 tháng 12 năm 1992, Điều 133 Công báo ngày 23 tháng 12 năm 1992, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 1994)

Ghi chú trong Bản án về ghi rõ việc phục hồi được viết bên lề của Bản án.

Người được xóa án có thể được cấp miễn phí bản sao của Bản án phục hồi và bản sao Bản án hình sự được giao cho người bị kết án miễn phí.
CHƯƠNG II

QUY ĐỊNH ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NHỮNG PHÁP NHÂN Điều 798-1

Điều 798-1

(Được bổ sung tại Luật số 92-1336 ngày 16 tháng 12 năm 1992, Điều 133 Công báo ngày 23 tháng 12 năm 1992, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 1994)

Khi pháp nhân bị kết án, đơn yêu cầu được xóa án do người đại diện hợp pháp của pháp nhân nộp.

Đơn chỉ có thể được nộp sau hai năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt. Trong đơn phải ghi rõ thứ nhất là ngày bị kết án có yêu cầu được xóa án, thứ hai là bất kỳ việc chuyển trụ sở của pháp nhân có đăng ký kể từ ngày bị kết án.

Đại diện của pháp nhân nộp đơn yêu cầu xóa án đến Công tố viên cấp quận, nơi pháp nhân đăng ký trụ sở, hoặc nếu pháp nhân đăng ký trụ sở ở nước ngoài, thì nộp đơn cho Công tố viên cấp quận bên cạnh Tòa án đã tuyên án.

Pháp nhân phải nộp cho Công tố viên cấp quận bản sao Bản án và phiếu lý lịch tư pháp số 1. Sau đó Công tố viên cấp quận đưa những tài liệu này cùng ý kiến của mình cho Công tố viên trưởng.

Quy định tại Điều 788 ngoài trừ những quy định ở đoạn 2 và đoạn 4 và những quy định tại các điều từ Điều 793 đến điều 798 được áp dụng trong những trường hợp nộp đơn phục hồi của pháp nhân bị kết án. Tuy nhiên thời hạn được quy định tại Điều 797 được giảm xuống còn 1 năm.



THIÊN X

PHÍ TƯ PHÁP Từ Điều 801 đến Điều 800-2

Điều 800

Cơ quan hành chính quy định các loại phí tư pháp bao gồm cả các loại phí đối với tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng và tội vi cảnh; đề ra biểu suất, quy định chi trả và bồi thường, xác định phương tiện để thực hiện, ấn định điều kiện để bên liên quan hoàn thành và giải quyết tất cả những vấn đề liên quan đến các loại phí của tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng và tội vi cảnh.


Điều 800-1

(Luật số 93-2 ngày 04 tháng 1 năm 1993, Điều 120 Công báo ngày 05 tháng 01 năm 1993, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 1993)

Mặc dù có quy định trái khác, phí tư pháp của tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng và tội vi cảnh được Nhà nước trả và có thể không được hoàn trả từ người bị kết án.


Điều 800-2

(Được bổ sung tại Luật số 200-516 ngày 15 tháng 6 năm 2000, Điều 88 Công báo ngày 16 tháng 6 năm 2000)

Yêu cầu của bên liên quan, bất kỳ Tòa án nào tuyên án bác tội, tha tội, vô tội có đưa ra phí tư pháp cho người bị kết án mà Nhà nước không phải chi trả vì Nhà nước là đại diện một bên. Nhà nước chỉ trả tiền phí tư pháp nhưng Tòa án tuyên rằng khoản đó trả bởi bên dân sự khi bên công tố thực hành chức năng là một bên dân sự.

Nghị định của Hội đồng nhà nước quy định điều kiện áp dụng quy định của điều này
QUY ĐỊNH CHUNG từ Điều 801 đến Điều 803-4

Điều 801

(Luật số 75-701 ngày 06 tháng 8 năm 1975, Điều 19 Công báo ngày 07 tháng 7 năm 1975)

(Luật số 89-461 ngày 06 tháng 7 năm 1989, Điều 23 Công báo ngày 08 tháng 7 năm 1989, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 1989)

Luật tố tụng hình sự quy định thời hạn để thực hiện từng giai đoạn của quá trình tố tụng, hết thời hạn tố tụng theo hình thức quy định vào lúc 12 giờ đêm của ngày cuối cùng. Nếu ngày cuối cùng là ngày thứ bẩy hoặc chủ nhật, ngày nghỉ hoặc ngày không làm việc thì ngày cuối cùng là ngày làm việc tiếp theo.


Điều 802

(Luật số 75-701 ngày 06 tháng 8 năm 1975, Điều 19 Công báo ngày 07 tháng 7 năm 1975)

(Luật số 93-2 ngày 04 tháng 1 năm 1993, Điều 82 Công báo ngày 05 tháng 01 năm 1993, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 1993)

(Luật số 93-1013 ngày 24 tháng 8 năm 1993, Điều 27 Công báo ngày 25 tháng 8 năm 1993, có hiệu lực từ ngày 02 tháng 9 năm 1999)

Trong trường hợp vi phạm hình thức do luật quy định về hình phạt bị vô hiêu hoặc trong trường hợp không tuân theo hình thức quan trọng, bất kỳ Tòa án nào, bao gồm cả Tòa phá án phải nhận hồ sơ để tuyên vô hiệu hoặc đưa ra những quy định khác bằng văn bản riêng của mình và Tòa án thông báo về việc vô hiệu chỉ khi điều này có hiệu quả trong việc bồi thường cho lợi ích của bên có liên quan.


Điều 803

(Luật số 93-2 ngày 04 tháng 1 năm 1993, Điều 60 Công báo ngày 05 tháng 01 năm 1993, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 1993)

(Luật số 200-516 ngày 15 tháng 6 năm 2000, Điều 93 Công báo ngày 16 tháng 6 năm 2000)

Không ai bị bắt buộc bị xích hoặc cùm trừ khi người nào được coi là có nguy hiểm đến người khác hoặc cho chính bản thân người đó, hoặc có cơ sở tin rằng người đó đang nỗ lực để trốn. Trong trường hợp khác, tất cả những biện pháp phù hợp với yêu cầu an ninh phải được thực hiện để ngăn chặn việc quay phim, chụp ảnh người đang bị cùm, đang bị còng.


Điều 803-1

(Được bổ sung tại Luật số 99-515 ngày 23 tháng 6 năm 1999, Điều 27 Công báo ngày 24 tháng 6 năm 1999)

Theo quy định tại Điều này, Luật sư được thông báo bằng thư bảo đảm hoặc thư bảo đảm có kèm thông báo việc nhận được, thông báo cũng có thể được tiến hành qua Fax cùng với việc ghi nhận việc nhận được.


Điều 803-2

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004, Điều 83 Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Bất kỳ người nào theo yêu cầu của Công tố viên đã được chuyển đến Tòa án giam giữ từ nơi giam giữ của Cảnh sát phải có mặt trước Công tố viên này, hoặc khi việc điều tra đang được tiến hành thì đưa đến trước Thẩm phán điều tra thụ lý hồ sơ trong cùng một ngày. Việc này cũng áp dụng tương tự với người được đưa đến trước Thẩm phán điều tra vào ngày cuối cùng bị giam giữ tại Cảnh sát theo thư yêu cầu tương trợ hoặc được đưa đến trước Thẩm phán theo giấy triệu tập hoặc lệnh bắt giữ.


Điều 803-3

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004, Điều 83 Công báo chính thức ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Khi thấy cần thiết, và theo những quy định tại Điều 803-2, bị cáo có mặt tại Tòa những ngày tiếp theo và có thể bị giam vì mục đích này trong những nơi được bố trí đặc biệt tại Tòa án, để đảm bảo rằng bị cáo có mặt tại Tòa không muộn quá 20 giờ kể từ khi việc giam giữ tại Cảnh sát kết thúc. Nếu không giam giữ, thì bị cáo ngay lập tức được thả tự do.

Khi những quy định tại điều này được áp dụng, theo yêu cầu của bị cáo thì bị cáo được ăn do một trong những người được quy định ở Điều 63-2 thực hiện, và được kiểm tra y tế bởi Bác sĩ được chỉ định theo quy định tại Điều 63-3 và được gặp Luật sư chỉ định đương nhiên theo yêu cầu của bị cáo theo quy định tại Điều 63-4.

Danh tính của bị cáo được giữ theo quy định tại đoạn thứ nhất, thời gian đến và xuất hiện trước Thẩm phán theo quy định tại đoạn thứ hai được ghi lại vào sổ đăng ký đặc biệt tại nơi mà người này bị giam giữ và được giám sát dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Công tố viên, bởi những thành viên của lực lượng Cảnh sát quốc gia hoặc lực lượng hiến binh.

Quy định tại Điều này không được áp dụng cho người bị giam giữ tại Cảnh sát quá 72 giờ theo quy định tại Điều 706-88.



tải về 3.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   41   42   43   44   45   46   47   48   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương