BỘ luật tố TỤng hình sự CỘng hoà pháP


THIÊN V XÁC ĐỊNH CHẮC CHẮN CĂN CƯỚC CỦA NGƯỜI BỊ KẾT ÁN



tải về 3.81 Mb.
trang43/49
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích3.81 Mb.
#1709
1   ...   39   40   41   42   43   44   45   46   ...   49

THIÊN V

XÁC ĐỊNH CHẮC CHẮN CĂN CƯỚC CỦA NGƯỜI BỊ KẾT ÁN

Điều 748

Điều 748

Sau khi người bị kết án trốn mà bị bắt giữ hoặc trong bất kỳ hoàn cảnh nào khác mà căn cước của người bị kết án bị khiếu kiện, vấn đề này được giải quyết theo những nguyên tắc đề ra cho việc khiếu kiện nảy sinh trong quá trình thi hành. Tuy nhiên, Phiên tòa được tổ chức công khai.

Nếu có tranh chấp phát sinh do và nhờ vào việc truy tố mới, thì tranh chấp này được giải quyết bởi Tòa án thụ lý việc truy tố mới.
THIÊN VI

PHẠT DO KHÔNG THỰC HIỆN NGHĨA VỤ từ Điều 749 đến Điều 761-1

Điều 749

(Luật số 85-1407 ngày 30 tháng 12 năm 1985, Điều 76 và Điều 94 Công báo ngày 31 tháng 7 năm 1985, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 1 năm 1986)

(Luật số 93-2 ngày 04 tháng 01 năm 1993, Điều 135 Công báo ngày 05 tháng 01 năm 1993, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 1993)

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004, Điều 198 II Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2005)

Trong những vụ án cố ý không nộp một hoặc nhiều hình phạt tiền đối với tội nghiêm trọng, hoặc tội ít nghiêm trọng bị phạt tù, bao gồm cả những vụ án không nộp tiền thuế, tiền phạt hải quan, Thẩm phán thi hành án có thể ra lệnh phạt không thực hiện nghĩa vụ theo những điều kiện được quy định tại chương này, bao gồm cả thời hạn tù do Thẩm phán ấn định trong giới hạn do luật quy định có liên quan đến một hoặc một số hình hình phạt được cộng dồn mà bị cáo phải gánh chịu.


Điều 750

(Luật số 85-1407 ngày 30 tháng 12 năm 1985, Điều 76 và Điều 94 Công báo ngày 37 tháng 7 năm 1985, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 1986)

(Luật số 93-2 ngày 04 tháng 1 năm 1993, Điều 135 Công báo ngày 05 tháng 01 năm 1993, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 1993)

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004, Điều 198 II Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 1 năm 2005)

Thời hạn tối đa của của lệnh không thực hiện nghĩa vụ được ấn định như sau:

1o Hai mươi ngày, nếu hình phạt tiền từ 2000 Euro đến dưới 4000 Euro;

2o Một tháng, nếu hình phạt tiền từ 4000 Euro đến dưới 8000 Euro;

3o Hai tháng, nếu hình phạt tiền từ 8000 Euro đến dưới 15000 Euro;

4o Ba tháng, nếu hình phạt tiền từ 15000 Euro trở lên.



Điều 751

(Luật số 74-631 ngày 05 tháng 7 năm 1974, Điều 13 Công báo ngày 07 tháng 7 năm 1974)

(Luật số 85-1407 ngày 30 tháng 12 năm 1985, Điều 76 và Điều 94 Công báo ngày 31 tháng 7 năm 1985, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 1986)

Lệnh phạt không thực hiện nghĩa vụ không được áp dụng đối với người chưa thành niên tại thời điểm phạm tội cũng như không áp dụng đối với người từ sáu mươi năm tuổi trở lên tại thời điểm kết án.


Điều 752

(Luật số 85-1407 ngày 30 tháng 12 năm 1985, Điều 76 và Điều 94 Công báo ngày 31 tháng 7 năm 1985, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 2 năm 1986)

(Luật số 20004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004, Điều 198 III Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2005)

Lệnh phạt không thực hiện nghĩa vụ không được áp dụng đối với người bị kết án chứng minh rằng họ không có tiền bạc.


Điều 753

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004, Điều 199 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Lệnh phạt không thực hiện nghĩa vụ không được áp dụng đồng thời đối với cả vợ và chồng, ngay cả đối với việc thu hồi tổng số các loại hình phạt khác nhau.


Điều 754

(Nghị định số 60-529 ngày 04 tháng 6 năm 1960, Điều 2 Công báo ngày 08 tháng 6 năm 1960)

(Luật số 85-1407 ngày 30 tháng 12 năm 1985, Điều 77-i và Điều 94 Công báo ngày 31 tháng 7 năm 1985, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 1986)

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004, Điều 198 IV Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2005)

Lệnh phạt không thực hiện nghĩa vụ chỉ có thể được thi hành với điều kiện thời hạn 5 ngày kể từ ngày thông báo chính thức gửi cho người áp bị kết án, sau đơn yêu cầu của cơ quan truy tố, đã hết.

Khi Thẩm phán kết án không tống đạt lệnh đến người nợ, thông báo tại phần trên bao gồm phần trích của Bản á bao gồm tên của các bên và điều khoản thi hành.

Thấy rõ các tài liệu tống đạt liên quan đến hình thức thông báo, nếu điều này được diễn ra không quá một năm, và theo yêu cầu của kho bạc, Công tố viên cấp quận có thể ra lệnh đối với Thẩm phán thi hành án để áp dụng lệnh không thực hiện nghĩa vụ theo những điều kiện được quy định tại Điều 712-6, để đạt mục đích này, Thẩm phán có thể ban hành lệnh theo quy định tại Điều 712-17. Quyết định của Thẩm phán thi hành án có hiệu lực bắt buộc tạm thời, quyết định này là đối tượng bị kháng cáo theo quy định tại Điều 712-11. Thẩm phán thi hành án có thể cho người bị kết án biết thời gian nộp tiền. Nếu sau đó vì lý do cá nhân biện minh việc này, thì hoãn quyết định trong một thời gian nhưng không được quá sáu tháng.


Điều 758

(Luật số 85-1407 ngày 30 tháng 12 năm 1985, Điều 79 và điều 94 Công báo ngày 37 tháng 07 năm 1985, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 1986)

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004, Điều 199 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Bản án phạt tù mà người bị kết án do không nộp tiền phạt được thi hành tại một khu vực riêng của trại giam.


Điều 759

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004, Điều 199 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Người bị thi hành biện pháp phatjgiam có thể đề nghị hoãn hoặc đình chỉ hiệu lực của biện pháp này bằng cách nộp trả hoặc ký quỹ một số tiền đủ để thành toán nợ hoặc đưa ra bảo lãnh.

Bão lãnh phải được cơ quan tài chính chấp nhận.Trong trường hợp có tranh chấp, Chánh án Tòa sơ thẩm phải ra quyết định công nhận bảo lãnh.

Người bảo lãnh phải trả nợ trong một tháng, nếu không, có thể bị truy tố.

Nếu chưa tả được hết số tiền phải nộp, trừ trường hợp quy định tại Điều 769, đương sự có thể lại bị phạt giam do chưa trả hết tiền.
Điều 760

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004, Điều 199 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Nếu việc phạt giam chấm dứt dứt vì bất kỳ lý do gì, không thể ra lệnh phạt giam lien quan đến món nợ cũ hoặc các bản án đã tuyên trước khi thi hành lệnh phạt giam trừ khi do mức tiền phạt, bản án đó kéo theo một thời gian do không nộp tiền phạt hoặc án phí dài hơn thời hạn thời hơn thời hạn phạt giam đã thi hành, trong trường hợp này, phải trừ thời hạn phạt giam đã thi hành vào thời hạn phạt giam mới.


Điều 761

Người mắc nợ bị giam phải chị cùng chế độ với những người bị kết án tù, nhưng không bắt buộc phải lao động.


Điều 762

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004, Điều 149 Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2004)

(Luật số 2005-1549 ngày 12 tháng 12 năm 2005, Điều 39 XV Công báo ngày 13 tháng 12 năm 2005)

Khi Thẩm phán thi hành án quyết định áp dụng Điều 754 để thi hành án hình phạt tù vì lý không thực hiện hình phạt tiền theo ngày, quy định tại Điều 750 không được áp dụng.

Quy đinh tại Điều 752 và Điều 753 được áp dụng. Cho mục đích của Điều 754, thông báo trả tiền được gửi bằng thư bảo đảm và cùng với yêu cầu được thông báo khi nhận giấy, có cùng hiệu lực như lệnh thanh toán.
Điều 761-1

(Được bổ sung theo Luật số 2005-1549 ngày 12 tháng 12 năm 2005, Điều 39 XIV Công báo ngày 13 tháng 12 năm 2005)

Người bị kết án đã chấp hành lệnh phạt giam do không nộp tiền phạt hoặc án phí, không được coi là đã trả hết các khoản đó.


THIÊN VII

CẤM LƯU TRÚ từ Điều 762-1 đến Điều 763

Điều 762-1

(Luật số 92-1336 ngày 16 tháng 12 năm 1992, Điều 113 Công báo ngày 23 tháng 12 năm 1992, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 1994)

Cá nhân bị kết án cấm lưu trú theo quy định tại Điều 131-31 của Bộ luật hình sự có thể bị áp dụng bằng quyết định kết án cho một hoặc nhiều các biện pháp giám sát sau đây:

1o Xuất hiện có định kỳ trước đơn vị hoặc những cơ quan Cảnh sát do Tòa án kết án chỉ định,

2o Thông báo cho Thẩm phán thi hành án về bất kỳ việc di chuyển nào ngoài thời hạn được ấn định bởi Tòa án kết án

3o Chấp hành có mặt theo theo giấy triệu tập của cơ quan hay người có thẩm quyền được Tòa án kết án chỉ định.
Điều 762-2

(Được bổ sung tại Luật số 92-1336 ngày 16 tháng 12 năm 1992, Điều 113 Công báo ngày 23 tháng 12 năm 1992, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 1994)

Người bị kết án cấm lưu trú có nghĩa vụ thông báo cho Thẩm phán thi hành án có nhiệm vụ giám sát người thi hành án về bất kỳ sự thay đổi nơi cư trú nào của mình.

Điều 712-7 được áp dụng đối với bất kỳ người nào bị kết án trục xuất khu vực.
Điều 762-3

(Được bổ sung tại Luật số 92-1336 ngày 16 tháng 12 năm 1992, Điều 113 Công báo ngày 23 tháng 12 năm 1992, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 1994)

Biện pháp trợ giúp được quy định tại Điều 131-31 của Bộ luật này nhằm giúp người bị kết án trục xuất khu vực hòa nhập với xã hội.


Điều 762-4

(Được bổ sung tại Luật số 92-1336 ngày 16 tháng 12 năm 1992, Điều 113 Công báo ngày 23 tháng 12 năm 1992, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 1994)

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004, Điều 183 XV Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2005)

(Luật số 2005-1549 ngày 12 tháng 12 năm 2005, Điều 39 XV Công báo ngày 13 tháng 12 năm 2005)

Thẩm phán thi hành án trong phạm vi thẩm quyền của mình quyết định nơi cư trú nhất định của người bị kết án để đảm bảo việc thi hành các biện pháp trợ giúp và đảm bảo sự tuân theo các biện phám giám sát được ghi trong Bản án.

Trong thời gian chấp hành hình phạt trục xuất khu vực, Thẩm phán thi hành án, sau khi tham khảo ý kiến của người bị kết án và Công tố viên cấp quận, có thể thay đổi các nơi bị cấm cư trú và các biện pháp giám sát cũng như các biện pháp trợ giúp theo các điều kiện của Điều 712-8.
Điều 762-5

(Được bổ sung tại Luật số 92-1336 ngày 16 tháng 12 năm 1992, Điều 113 Công báo ngày 23 tháng 12 năm 1992, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 1994)

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004, Điều 183 XVI Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2005)

Thẩm phán thi hành án có thể ra quyết định tạm đình chỉ tạm thời cấm lưu trú theo quy định tại Điều 712-6.

Trong trường hợp khẩn cấp, Thẩm quyền tạm thời cho phép người bị cấm lưu trú ở nơi bị cấm cư trú trong thời hạn không quá tám ngày thuộc về Công tố viên cấp quận ở địa phương này. Công tố viên cấp quận phải thông báo việc này cho Thẩm phán thi hành án trong khu vực có thẩm quyền.

Trừ trường hợp quyết định đình chỉ thi hành biện pháp cấm lưu trú có quy định khác, thời gian đình chỉ thi hành được tính vào thời gian cấm cư trú.


Điều 763

(Được bổ sung tại Luật số 92-1336 ngày 16 tháng 12 năm 1992, Điều 113 Công báo ngày 23 tháng 12 năm 1992, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 1994)

Khi việc kết án áp dụng đối tội nghiêm trọng hết hiệu lực, đương nhiên người bị kết án vẫn phải tuân thủ biện pháp cấm lưu trú tại tình nơi cứ trú mà bị hại và người thừa kế của bị hại của tội nghiêm trọng cư trú.


THIÊN VII bis

GIÁM SÁT TƯ PHÁP - XÃ HỘI từ Điều 763-1 đến Điều 763-9

Điều 763-1

(Luật số 98-468 ngày 17 tháng 6 năm 1998, Điều 8 Công báo ngày 18 tháng 6 năm 1998

(Luật số 2000-516 ngày 15 tháng 6 năm 2000, Điều 123 Công báo ngày 16 tháng 6 năm 2000)

Người bị kết án giám sát tư pháp - xã hội theo quy định từ Điều 131-36-1 đến Điều 131-36-8 của Bộ luật hình sự được đặt dưới sự giám sát của Thẩm phán thi hành án có thẩm quyền ở nơi người bị kết án cư trú. Nếu người bị kết án không có nơi thường trú tại Pháp, thì Thẩm phán thi hành án của Tòa án có thẩm quyền đã kết án sơ thẩm. Thẩm phán thi hành án có thể chỉ định trại giam để hợp nhất và quản chế để đảm bảo rằng nghĩa vụ của người bị kết án phải được thực hiện. Quy định tại Điều 740 được áp dụng.


Điều 763-2

(Được bổ sung tại Luật số 98-468 ngày 17 tháng 6 năm 1998, Điều 8 Công báo ngày 18 tháng 6 năm 1998)

Người bị kết án giám sát tư pháp – xã hội được yêu cầu chứng minh trước Thẩm phán thi hành án rằng người này thỏa mãn các nghĩa vụ phải thực hiện.


Điều 763-3

(Được bổ sung tại Luật số 98-468 ngày 17 tháng 6 năm 1998, Điều 8 Công báo ngày 18 tháng 6 năm 1998)

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004, Điều 162 XVIII Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004, có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2005)

(Luật số 2005-1549 ngày 12 tháng 12 năm 2005, Điều 21 Công báo ngày 13 tháng 12 năm 2005)

Trong thời gian giám sát tư pháp - xã hội, Thẩm phán thi hành án, sau khi nghe ý kiến của người bị kết án và của Công tố viên câp quận, có thể sửa đổi, bổ sung vào các biện pháp được quy định tại Điều 136-36-2 và Điều 131-36-3 của Bộ luật hình sự.

Quyết định của Thẩm phán thi hành án có hiệu lực tạm thời. Quyết định này có thể bị kháng cáo bởi bị người kết án, Công tố viên cấp quận, hoặc Tổng công tố kể từ thời điểm thông báo theo quy định tại điểm 10 của Điều 712-11.

Thẩm phán thi hành án có thể áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, nếu kết luận giám định, được đưa ra sau khi hình phạt giám sát tư pháp – xã hội, rằng người bị kết án có thể được chữa bệnh. Kết luận y khoa phải do hai người giám định kết luận đối với những người phạm tội giết người hay ám sát người chưa thành niên được thực hiện trước hoặc cùng với hành vi hiếp dâm, tra tấn hay hành vi đánh đập dã man. Thẩm phán thi hành án cho người chấp hành án biết rằng không có việc chữa bệnh nếu bị cáo không đồng ý, nhưng nếu bị cáo từ chối không thực hiện việc chữa bệnh thì hình phạt tù được thực hiện theo quy định tại đoạn ba của Điều 131-36-1 của Bộ luật hình sự. Quy định của đoạn trước được áp dụng.

Sau khi thực hiện hành việc kiểm tra theo quy định tại Điều 763-10, Thẩm phán thi hành án ra lệnh thay thế đối với người bị kết án bằng việc giám sát bằng phương tiện điện tử. Thẩm phán thi hành án thông báo cho người bị phạt tù rằng hình thức giám sát điện tử di động chỉ được thực hiện nếu có sự đồng ý của người này, nếu người bị kết án vi phạm nghĩa vụ của mình thì hình phạt tù được ban hành theo quy định tại đoạn 3 của Điều 131-16-1 của Bộ luật hình sự có hiệu lực. Quy định tại đoạn 2 của Điều này được áp dụng.
Điều 763-4

(Luật số 98-468 ngày 17 tháng 6 năm 1998, Điều 8 Công báo ngày 18 tháng 6 năm 1998)

Người bị kết án giám sát tư pháp – xã hội mà dẫn đến bị bắt buộc chữa bệnh thì biện pháp bắt buộc chữa bệnh được chấp hành sau khi bị kết án tù, Thẩm phán thi hành án có thể yêu cầu người giám định kiểm tra người bị kết án trước khi trả tự do. Phải bắt buộc có kết luận của người giám định nếu hình phạt được tuyên từ hai năm trở lên.

Trong bất cứ giai đoạn nào thực hiện hình phạt giám sát tư pháp - xã hội, mặc dù có quy định tại Điều 763-6, Thẩm phán thi hành án có thể bằng văn bản của mình hoặc qua đơn của Công tố viên cấp quận, lệnh yêu cầu bất kỳ ý kiến cần thiết nào của người giám định thông báo cho Thẩm phán thi hành án biết về tình trạng sức khỏe và tâm lý của người bị kết án.

Theo quy định tại Điều này thì chỉ cần có kết luận của một người giám định, trừ khi Thẩm phán thi hánh án đưa ra quyết định trái ngược có nêu rõ lý do.


Điều 763-5

(Được bổ sung tại Luật số 98-468 ngày 17 tháng 6 năm 1998, Điều 8 Công báo ngày 18 tháng 6 năm 1998)

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004, Điều 162 XVI Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004, có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2005)

Nghĩa vụ được quy định tại Điều 131-36-2 và Điều 131-36-3 của Bộ luật hình sự hoặc của quyết định của Tòa án về bắt buộc chữa bệnh, không được tuân theo, Thẩm phán thi hành án bằng đề nghị riêng của mình hoặc theo đơn của Công tố viên cấp quận, ra quyết định có nêu rõ lý do để thi hành án phạt tù do Tòa án đã tuyên án theo quy định tại Đoạn 3 của Điều 131-36-1 của Bộ luật hình sự. Việc thi hành án có thể được thi hành từng phần hoặc toàn bộ Bản án. Quyết định được ban hành phù hợp với quy định tại Điều 712-6.

Trong trường hợp người bị kết án vi phạm nghĩa vụ bắt buộc chữa bệnh thì quy định tại Điều 712-17 được áp dụng.

Người bị kết án mà không tuân theo nghĩa vụ giám sát tư pháp - xã hội, thì không được hủy bỏ lệnh giám sát - xã hội cho người bị kết án. Nếu người bị kết án tiếp tục vi phạm, Thẩm phán thi hành án lại ra lệnh thi hành phạt tù một lần nữa đối với người bị kết án trong một thời hạn nhất định và được tổng hợp với thời hạn chưa chấp hành nhưng không được vượt quá thời hạn mà Tòa án đã tuyên.



Điều 736-6

(Luật số 98-468 ngày 17 tháng 6 năm 1998, Điều 8 Công báo ngày 18 tháng 6 năm 1998)

(Luật số 2000-516 ngày 15 tháng 6 năm 2000, Điều 83 Công báo ngày 16 tháng 6 năm 2000)

Bất kỳ người bị kết án giám sát tư pháp - xã hội có thể nộp đơn đến Tòa án đã kết án, nếu có nhiều Tòa án kết án, thì nộp đơn đến Tòa án cuối cùng đã kết án, để biện pháp giám sát - xã hội được hủy bỏ. Nếu Tòa đại hình kết án thì Tòa án có thẩm quyền ra quyết định đối với đơn của người bị kết án là Tòa án điều tra có thẩm quyền ở nơi mà Tòa Đại hình đặt trụ sở.

Hồ sơ có thể được nộp cho Tòa án có thẩm quyền trong thời hạn tối thiểu một năm kể từ ngày kết án. Nếu đơn lần đầu bị bác bỏ, thì phải sau một năm kể từ ngày bị bác đơn người bị kết án mới được nộp đơn lại. Quy định tương tự được áp dụng cho việc nộp đơn lần sau.

Đơn bị bác bỏ phải được gửi cho Thẩm phán thi hành án để Thẩm phán yêu cầu người giám định cho ý kiến và gửi đơn đến Tòa án có thẩm quyền, cùng với kết luận và ý kiến nêu rõ lý do của người giám định.

Khi hình phạt được áp dụng đối với bị cáo phạm tội giết người, tội mưu sát người chưa thành niên xảy ra trước hoặc cùng với tội hiếp dâm, tra tấn hoặc hành động tàn ác thì phải có hai người giám định kết luận.

Tòa án quyết định theo quy định tại các đoạn 3, 4, 5 của Điều 703.

Tòa án có thể quyết định giảm bớt một phần nghĩa vụ cho người bị kết án.

Những quy định này không được áp dụng khi hình phạt giám sát - xã hội được áp dụng như hình phạt có tính nguyên tắc.


Điều 763-7

(Được bổ sung tại Luật số 98-468 ngày 17 tháng 6 năm 1998, Điều 8 Công báo ngày 18 tháng 6 năm 1998)

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004, Điều 168 II Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Khi người bị kết án giám sát tư pháp - xã hội cùng với bị áp dụng lệnh bắt buộc chữa bệnh thị người bị kết án phải chấp hành hình phạt tù, bị cáo chấp hành hình phạt tù tại nhà tù theo quy định tại đoạn 2 của Điều 717-1, để đảm bảo người bị kết án được giám sát y tế và tâm lý cần thiết.

Thẩm phán thi hành án thông báo ngay cho người bị kết án về khả năng chấp hành biện pháp chữa bệnh, nếu người bị kết án không đồng ý với biện pháp bắt buộc chữa bệnh, thì thông tin này được nhắc lại cứ sáu tháng ít nhất một lần.

Nghĩa vụ giám sát tư pháp - xã hội được áp dụng trong trường hợp án treo hoặc chia nhỏ hình phạt hoặc biện pháp bán giam giữ, không giam giữ.


Điều 763-9

(Luật số 98-468 ngày 17 tháng 6 năm 1998, Điều 8 Công báo ngày 18 tháng 6 năm 1998)

Nghị định của Hội đồng nhà nước quy định cách thức thực hiện những quy định của Thiên này.

THIÊN VII ter

THAY THẾ BẰNG BIỆN PHÁP GIÁM SÁT ĐIỆN TỬ DI ĐỘNG NHƯ LÀ BIÊN PHÁP NGĂN CHẶN Từ điều 763-10 tới Điều 763-14

Điều 763-10

(Được bổ sung tại Luật số 2005-1549 ngày 12 tháng 12 năm 2005, Điều 20 Công báo ngày 13 tháng 12 năm 2005)

Ít nhất là một năm trước khi có kế hoạch thả tự do cho người chấp hành án, Người bị kết án được thay thế hình phạt tù bằng biện pháp giám sát điện tử di động theo quy định từ Điều 131-39-9 tới Điều 131-36-12 của Bộ luật hình sự để kiểm tra để đánh giá tính nguy hiểm của người chấp hành án và mức độ rủi ro dẫn đến phạm tội.

Việc kiểm tra này do Thẩm phán thi hành án thực hiện, sau khi nghe tư vấn của hội đồng kỷ luật lien quanđối với những biện pháp an ninh được áp dụng đối với các mức độ được quy định tại Điều 763-14. Quy định tại Điều 712-16 được áp dụng.

Sau khi xem xét kết quả thẩm tra, Thẩm phán thi hành án xác định giai đoạn nào thay thế biện phám giám sát điện tử di động đối với bị cáo có hiệu quả theo quy định tại Điều 712-6. Thời hạn áp dụng biện pháp giám sát điện tử di động không quá hai năm, được gia hạn một lần đối với tội ít nghiêm trọng, hai lần đối với tội nghiêm trọng.

Thẩm phán thi hành án cho người bị kết án biết việc thực hiện biện pháp giám sát điện tử di động chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của người bị kết án nhưng nếu người bị kết án đồng ý, hoặc không tuân theo nghĩa vụ của biện pháp này, thì hình phạt tù áp dụng cho người bị kết án theo quy định tại đoạn 3 Điều 131-36-1 có thể có hiệu lực.

Với điều kiện tương tự thì sáu tháng trước khi hết thời hạn, Thẩm phán thi hành án quyết định kéo dài việc áp dụng biện pháp giám sát điện tử di động, theo giới hạn được quy định tại đoạn 3.

Nếu vi phạm điều này thì việc thay thế biện pháp giám sát điện tử di động sẽ chấm dứt.
Điều 763-11

(Được bổ sung tại Luật số 2005-1549 ngày 12 tháng 12 năm 2005, Điều 20 Công báo ngày 13 tháng 12 năm 2005)

Trong quá trình thực hiện biện pháp giám sát điện tử di động, theo yêu cầu của Công tố viên cấp quận hoặc đề nghị người bị kết án, người bào chữa của người bị kết án thì Thẩm phán thi hành án quyết định sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nghĩa vụ phát sinh từ việc áp dụng biện pháp giám sát điện tử di động.


Điều 763-12

(Được bổ sung tại Luật số 2005-1549 ngày 12 tháng 12 năm 2005, Điều 20 Công báo ngày 13 tháng 12 năm 2005)

Trong suốt thời gian bị áp dụng biện pháp giám sát điện tử di động, người bị kết án phải mang thiết bị truyền phát thông tin trên người để luôn có thể xác định được địa điểm của người bị kết án trên lãnh thổ quốc gia.

Thiết bị này được thay thế muộn nhất là một tuần trước khi người bị kết án được miễn.

Nhằm mục đích này, Bộ trưởng Bộ tư pháp phê chuẩn việc áp dụng thủ tục giám sát điện tử di động. Việc thi hành này biện pháp này phải đảm bảo tôn trọng nhân phẩm, hòa nhập, cuộc sống riêng của người chấp hành án và khuyến khích họ tái hòa nhập xã hội.


Điều 763-13

(Được bổ sung tại Luật số 2005-1549 ngày 12 tháng 12 năm 2005, Điều 20 Công báo ngày 13 tháng 12 năm 2005)

Việc điều khiển vị trí của người bị kết án thông qua việc xử lý bằng vi tính dữ liệu cá nhân, thi hành theo quy định tại Luật số 78-17 ngày 06 tháng 01 năm 1978 về công nghệ thông tin về cơ sở dữ liệu và những quyền tự do cá nhân.

Trong trường hợp điều tra theo thủ tục tố tụng đối với tội nghiêm trọng và tội ít nghiêm trọng, Sỹ quan Cảnh sát tư pháp nhận thức dược điều kiện trên, được cho phép để tham khảo dữ liệu trong cơ sở dữ liệu này.
Điều 763-14

(Được bổ sung tại Luật số 2005-1549 ngày 12 tháng 12 năm 2005, Điều 20 Công báo ngày 13 tháng 12 năm 2005)

Nghị định của Hội đồng nhà nước xác định điều kiện áp dụng của Thiên này. Nghị định này xác định cụ thể điều kiện theo quy định tại Điều 763-10 theo đó việc đánh giá được được thi hành. Nghị định cũng xác định điều kiện ủy quyền cho thể nhân theo đó thực hiện các vấn đề về kỹ thuật, tách ra từ chức năng của nhà nước, thực hiện biện pháp giám sát điện tử di động, và liên quan cụ thể đến việc giao và duy trì thiết bị được quy định tại Điều 763-12 và việc xử lý bằng máy vi tính theo quy định tại Điều 763-13.

Quy định của Nghị định này có liên quan đến việc xử lý bằng máy vi tính theo quy định tại Điều 763-13 trong đó xác định rõ ràng thời hạn lưu trữ dữ liệu đã được lưu lại sau khi tham khảo ý kiến của Hội đồng quốc gia về công nghệ thông tin và quyền tự do của công dân.



tải về 3.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   39   40   41   42   43   44   45   46   ...   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương