BỘ luật tố TỤng hình sự CỘng hoà pháP



tải về 3.81 Mb.
trang48/49
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích3.81 Mb.
#1709
1   ...   41   42   43   44   45   46   47   48   49

Điều 879

(Nghị định số 98-729 ngày 20 tháng 08 năm 1998, Điều 2 Công báo ngày 22 tháng 8 năm 1998)

(Luật số 99-1121 ngày 28 tháng 12 năm 1999, Điều 2 Công báo ngày 29 tháng 12 năm 1999)

(Luật số 2001-61 ngày 11 tháng 6 năm 2001, Điều 75 Công báo ngày 13 tháng 7 năm 2001)

Quy định về quyền hạn của Luật sư và người tư vấn cho đương sự trong Bộ luật này được thực hiện bởi những người đã được Chánh án Tòa án thượng thẩm phê chuẩn. Những người này được miễn thực hiện các quy tắc đối với Cơ quan đặc biệt.


Điều 879-1

(Nghị định số 98-729 ngày 20 tháng 08 năm 1998, Điều 2 Công báo ngày 22 tháng 8 năm 1998)

(Luật số 99-1121 ngày 28 tháng 12 năm 1999, Điều 2 Công báo ngày 29 tháng 12 năm 1999)

(Luật số 2001-61 ngày 11 tháng 6 năm 2001, Điều 75 Công báo ngày 13 tháng 7 năm 2001)

Để áp dụng từ Điều 16 đến Điều 19, những Sỹ quan Cảnh sát của Mayotte được đặt vào vị trí như công chức có quyền chỉ huy và người quản lý quân đoàn của Lực lượng cảnh sát quốc gia, những người này chịu trách nhiệm theo những quy định và điều kiện được quy định tại những Điều này.

Để áp dụng Điều 20 và Điều 21, những Sĩ quan cảnh sát của Mayotte được đặt vào vị trí như những Sỹ quan Cảnh sát của lực lượng quốc gia theo những quy định và điều kiện được quy định tại những Điều này.
CHƯƠNG II

ĐIỀU TRA Điều 880

Điều 880

(Nghị định số 98-729 ngày 20 tháng 08 năm 1998, Điều 2 Công báo ngày 22 tháng 8 năm 1998)

(Luật số 99-1121 ngày 28 tháng 12 năm 1999, Điều 2 Công báo ngày 29 tháng 12 năm 1999)

(Luật số 2001-61 ngày 11 tháng 6 năm 2001, Điều 75 Công báo ngày 13 tháng 7 năm 2001)

Nghị định số 2000-916 ngày 19 tháng 12 năm 2000, Điều 3 Công báo ngày 22 tháng 9 năm 2000, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2002)

Khi Luật sư hoặc những người được phê chuẩn theo quy định tại Điều 879 không thể có mặt, thì cuộc phỏng vấn theo quy định tại đoạn thứ nhất của Điều 63-4 có thể được diễn ra với người được người bị tạm giam lựa chọn. Người được lựa chọn không thể là người cùng hoặc liên quan đến bị kết tội, người bị kết án, người không có khả năng hoặc người bị tước quyền được ghi chú trong giấy chứng nhận số 2 trong Bản án hình sự. Những quy định tại đoạn thứ hai và thứ tư của Điều 63-4 được áp dụng cho người được chọn, người này được Sỹ quan Cảnh sát thông báo về việc này.

Nếu người nào được triệu tập đến để can thiệp, theo những điều kiện được quy định tại đoạn trước mà tiết lộ những gì đã nói trong cuộc phỏng vấn với bất kỳ người nào khác với mục đích bẻ cong công lý thì bị phạt tù một năm và bị phạt tiền 15.000 Euro.
CHƯƠNG III

THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA từ Điều 881 đến Điều 884

Điều 881

(Nghị định số 98-729 ngày 20 tháng 08 năm 1998, Điều 2 Công báo ngày 22 tháng 8 năm 1998)

(Luật số 99-1121 ngày 28 tháng 12 năm 1999, Điều 2 Công báo ngày 29 tháng 12 năm 1999)

(Luật số 2001-61 ngày 11 tháng 6 năm 2001, Điều 75 Công báo ngày 13 tháng 7 năm 2001)

Bên dân sự có nghĩa vụ đăng ký địa chỉ của mình trong phạm vi lãnh thổ với Thẩm phán điều tra theo quy định tại Điều 89.


Điều 882

(Nghị định số 98-729 ngày 20 tháng 08 năm 1998, Điều 2 Công báo ngày 22 tháng 8 năm 1998)

(Luật số 99-1121 ngày 28 tháng 12 năm 1999, Điều 2 Công báo ngày 29 tháng 12 năm 1999)

(Luật số 2001-61 ngày 11 tháng 6 năm 2001, Điều 75 Công báo ngày 13 tháng 7 năm 2001)

Người bị Thẩm tra tư pháp có nghĩa vụ đăng ký địa chỉ của mình trong phạm vi lãnh thổ với Thẩm phán điều tra theo quy định tại đoạn thứ năm của Điều 116.


Điều 883

(Nghị định số 98-729 ngày 20 tháng 08 năm 1998, Điều 2 Công báo ngày 22 tháng 8 năm 1998)

(Luật số 99-1121 ngày 28 tháng 12 năm 1999, Điều 2 Công báo ngày 29 tháng 12 năm 1999)

(Luật số 2001-61 ngày 11 tháng 6 năm 2001, Điều 75 Công báo ngày 13 tháng 7 năm 2001)

Khi việc chuyển giao đến hoặc từ nơi chuyển trong phạm vi lãnh thổ thì thời hạn quy định tại Điều 130 là không quá 15 ngày.


Điều 884

(Nghị định số 98-729 ngày 20 tháng 08 năm 1998, Điều 2 Công báo ngày 22 tháng 8 năm 1998)

(Luật số 99-1121 ngày 28 tháng 12 năm 1999, Điều 2 Công báo ngày 29 tháng 12 năm 1999)

(Luật số 2000-516 ngày 15 tháng 6 năm 2000, Điều 83 Công báo ngày 16 tháng 6 năm 2000, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2001)

(Luật số 2001-61 ngày 11 tháng 6 năm 2001, Điều 75 Công báo ngày 13 tháng 7 năm 2001)

Ngoại trừ quy định tại Điều 193, Tòa án thượng thẩm – Phòng điều tra đáp ứng yêu cầu của Chánh án Tòa án hoặc Công tố viên trưởng cấp quận bất cứ lúc nào nếu thấy cần thiết.


CHƯƠNG IV

TÒA ÁN XÉT XỬ TỘI NGHIÊM TRỌNG từ Điều 885 đến Điều 888

Điều 885

(Nghị định số 98-729 ngày 20 tháng 08 năm 1998, Điều 2 Công báo ngày 22 tháng 8 năm 1998)

(Luật số 99-1121 ngày 28 tháng 12 năm 1999, Điều 2 Công báo ngày 29 tháng 12 năm 1999)

(Luật số 2000-516 ngày 15 tháng 6 năm 2000, Điều 83 Công báo ngày 16 tháng 6 năm 2000, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2001)

(Luật số 2001-61 ngày 11 tháng 6 năm 2001, Điều 75 Công báo ngày 13 tháng 7 năm 2001)

Tòa án xét xử các tội nghiêm trọng được chủ trì bởi Chánh án Tòa án thượng thẩm hoặc một Thẩm phán được Chánh án chỉ định với sự trợ giúp của 4 Hội thẩm khi vụ án xét xử ở cấp sơ thẩm, của 6 Hội thẩm nếu vụ án này được xét xử ở cấp phúc thẩm. Mỗi phiên tòa, những Hội thẩm này được Quận trưởng rút thăm từ danh sách đã được chọn.

Bộ trưởng Bộ tư pháp quyết định danh sách Hội thẩm theo đề nghị của Chánh án Tòa thượng thẩm trên cơ sở tham khảo ý kiến của Công tố viên trưởng. Những công dân Pháp trên 23 tuổi, có thể đọc viết tiếng pháp, có năng lực và vô tư, khách quan, có phẩm chất chính trị, có quyền dân sự và gia đình thì có đủ điều kiện được chọn vào danh sách Hội thẩm.

Khi Chánh án Tòa án không được tham dự ở giai đoạn trước hoặc trong phiên tòa thì được thay thế bằng Thẩm phán Tòa án thượng thẩm. Khi Hội thẩm nhân dân không được tham dự phiên tòa thì người thay thế là người cùng được chỉ định vào danh sách Hội thẩm.


Điều 886

(Nghị định số 98-729 ngày 20 tháng 08 năm 1998, Điều 2 Công báo ngày 22 tháng 8 năm 1998)

(Luật số 99-1121 ngày 28 tháng 12 năm 1999, Điều 2 Công báo ngày 29 tháng 12 năm 1999)

(Luật số 2001-61 ngày 11 tháng 6 năm 2001, Điều 75 Công báo ngày 13 tháng 7 năm 2001)

Chánh án Tòa án xét xử tội nghiêm trọng viết Bản án theo quy định tại Điều 304 với sự trợ giúp của các Hội thẩm. Những Hội thẩm này tuyên thệ theo quy định tại đoạn 2 của cùng điều luật.


Điều 887

(Nghị định số 98-729 ngày 20 tháng 08 năm 1998, Điều 2 Công báo ngày 22 tháng 8 năm 1998)

(Luật số 99-1121 ngày 28 tháng 12 năm 1999, Điều 2 Công báo ngày 29 tháng 12 năm 1999)

(Luật số 2001-61 ngày 11 tháng 6 năm 2001, Điều 75 Công báo ngày 13 tháng 7 năm 2001)

Chánh án Tòa án xét xử các tội nghiêm trọng thực hiện quyền của Tòa án theo quy định tại Điều 316, Điều 343, Điều 344 và từ Điều 371 đến Điều 375-2.


Điều 888

(Nghị định số 98-729 ngày 20 tháng 08 năm 1998, Điều 2 Công báo ngày 22 tháng 8 năm 1998)

(Luật số 99-1121 ngày 28 tháng 12 năm 1999, Điều 2 Công báo ngày 29 tháng 12 năm 1999)

(Luật số 2000-516 ngày 15 tháng 6 năm 2000, Điều 83 Công báo ngày 16 tháng 6 năm 2000, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2001)

(Luật số 2001-61 ngày 11 tháng 6 năm 2001, Điều 75 Công báo ngày 13 tháng 7 năm 2001)

Đa số phiếu gồm 8 hoặc 10 phiếu theo quy địn tại Điều 359 và Đều 362, đoạn thứ hai được thay bằng đa số hoặc 4 hoặc 5 phiếu.


CHƯƠNG V

XÉT XỬ ĐỐI VỚI CÁC TỘI ÍT NGHIÊM TRỌNG từ Điều 889 đến Điều 894

Điều 889

(Nghị định số 98-729 ngày 20 tháng 08 năm 1998, Điều 2 Công báo ngày 22 tháng 8 năm 1998)

(Luật số 99-1121 ngày 28 tháng 12 năm 1999, Điều 2 Công báo ngày 29 tháng 12 năm 1999)

(Luật số 2001-61 ngày 11 tháng 6 năm 2001, Điều 75 Công báo ngày 13 tháng 7 năm 2001)

Tòa án cải tạo bao gồm một Thẩm phán của Tòa án cấp sơ thẩm.


Điều 890

(Nghị định số 98-729 ngày 20 tháng 08 năm 1998, Điều 2 Công báo ngày 22 tháng 8 năm 1998)

(Luật số 99-1121 ngày 28 tháng 12 năm 1999, Điều 2 và Điều 11 Công báo ngày 29 tháng 12 năm 1999)

(Luật số 2001-61 ngày 11 tháng 6 năm 2001, Điều 75 Công báo ngày 13 tháng 7 năm 2001)

Số lượng và số ngày xét xử cải tạo của năm tiếp theo được ấn định vào ngày cuối cùng của năm tư pháp trong Sắc lệnh của Chánh án Tòa thượng thẩm đã được tham khảo ý kiến của Chánh án Tòa án có thẩm quyền sơ thẩm và Công tố viên trưởng cấp quận. Sắc lệnh này có thể được thay đổi trong suốt năm với điều kiện tương tự.


Điều 891

(Nghị định số 98-729 ngày 20 tháng 08 năm 1998, Điều 2 Công báo ngày 22 tháng 8 năm 1998)

(Luật số 99-1121 ngày 28 tháng 12 năm 1999, Điều 2 Công báo ngày 29 tháng 12 năm 1999)

(Luật số 2001-61 ngày 11 tháng 6 năm 2001, Điều 75 Công báo ngày 13 tháng 7 năm 2001)

Thời hạn cưỡng chế việc dịch chuyển cho Tòa án đã thụ lý hồ sơ theo quy định tại đoạn thứ hai của Điều 410-1 là không quá 15 ngày nếu việc dịch chuyển này được thực hiện tới hoặc từ nơi trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.


Điều 892

(Nghị định số 98-729 ngày 20 tháng 08 năm 1998, Điều 2 Công báo ngày 22 tháng 8 năm 1998)

(Luật số 99-1121 ngày 28 tháng 12 năm 1999, Điều 2 Công báo ngày 29 tháng 12 năm 1999)

(Luật số 2001-61 ngày 11 tháng 6 năm 2001, Điều 75 Công báo ngày 13 tháng 7 năm 2001)

Thời hạn nộp đơn kháng cáo theo quy định tại Điều 491 và đoạn thứ nhất của Điều 492 là không quá mười ngày nếu bị cáo cư trú trong phạm vi lãnh thổ và thời hạn này không quá một tháng nếu bị cáo cư trú ở nơi nào khác.


Điều 893

(Nghị định số 98-729 ngày 20 tháng 08 năm 1998, Điều 2 Công báo ngày 22 tháng 8 năm 1998)

(Luật số 99-1121 ngày 28 tháng 12 năm 1999, Điều 2 Công báo ngày 29 tháng 12 năm 1999)

(Luật số 2001-61 ngày 11 tháng 6 năm 2001, Điều 75 Công báo ngày 13 tháng 7 năm 2001)

Việc gia hạn theo quy định tại Điều 500 là không quá 15 ngày cho những bên cư trú ngoài lãnh thổ.


Điều 894

(Nghị định số 98-729 ngày 20 tháng 08 năm 1998, Điều 2 Công báo ngày 22 tháng 8 năm 1998)

(Luật số 99-1121 ngày 28 tháng 12 năm 1999, Điều 2 Công báo ngày 29 tháng 12 năm 1999)

(Luật số 2001-61 ngày 11 tháng 6 năm 2001, Điều 75 Công báo ngày 13 tháng 7 năm 2001)

Số lượng và số ngày xét xử của Tòa thượng thẩm quyết định như Phòng phúc thẩm hình sự cho năm tiếp theo được ấn định vào ngày của cùng của mỗi năm tư pháp trong Sắc lệnh của Chánh án Tòa án thượng thẩm trên cơ sở đề nghị của Công tố viên trưởng cấp quận. Quyết định này có thể được thay đổi trong suốt năm khi có các điều kiện tương tự.


CHƯƠNG VI

XÉT XỬ ĐỐI VỚI TỘI VI CẢNH từ Điều 895 đến Điều 896

Điều 895

(Nghị định số 98-729 ngày 20 tháng 08 năm 1998, Điều 2 Công báo ngày 22 tháng 8 năm 1998)

(Luật số 99-1121 ngày 28 tháng 12 năm 1999, Điều 2 Công báo ngày 29 tháng 12 năm 1999)

(Luật số 2001-61 ngày 11 tháng 6 năm 2001, Điều 75 Công báo ngày 13 tháng 7 năm 2001)

Thời hạn kháng cáo lệnh hình sự theo quy định tại đoạn thứ ba của Điều 527 là không quá hai tháng nếu bị cáo không cư trú trong phạm vi lãnh thổ.


Điều 896

(Nghị định số 98-729 ngày 20 tháng 08 năm 1998, Điều 2 Công báo ngày 22 tháng 8 năm 1998)

(Luật số 99-1121 ngày 28 tháng 12 năm 1999, Điều 2 Công báo ngày 29 tháng 12 năm 1999)

(Luật số 2001-61 ngày 11 tháng 6 năm 2001, Điều 75 Công báo ngày 13 tháng 7 năm 2001)

Điều 892 và Điều 893 được áp dụng cho Tòa án Cảnh sát.


CHƯƠNG VII

TRIỆU TẬP VÀ THÔNG BÁO Điều 897

Điều 897

(Nghị định số 98-729 ngày 20 tháng 08 năm 1998, Điều 2 Công báo ngày 22 tháng 8 năm 1998)

(Luật số 99-1121 ngày 28 tháng 12 năm 1999, Điều 2 Công báo ngày 29 tháng 12 năm 1999)

(Luật số 2001-61 ngày 11 tháng 6 năm 2001, Điều 75 Công báo ngày 13 tháng 7 năm 2001)

Thời hạn theo quy định tại đoạn thứ nhất của Điều 552 được áp dụng khi các bên được triệu tập sinh sống trong phạm vi lãnh thổ. Thời hạn này không quá một tháng nếu bên được triệu tập sinh sống trong phần nào khác của lãnh thổ nước Pháp.


CHƯƠNG VIII

THỦ TỤC TỐ TỤNG ĐẶC BIỆT từ Điều 897-1 đến Điều 900

Điều 897-1

(Được bổ sung tại Luật số 2002-268 ngày 26 tháng 02 năm 2002, Điều 4 Công báo ngày 27 tháng 02 năm 2002)

Khi việc dịch chuyển được thực hiện từ Mayotte, thì thời hạn theo quy định tại đoạn thứ nhất của Điều 627-6 là không quá 15 ngày.


Điều 898

(Nghị định số 98-729 ngày 20 tháng 08 năm 1998, Điều 2 Công báo ngày 22 tháng 8 năm 1998)

(Luật số 99-1121 ngày 28 tháng 12 năm 1999, Điều 2 Công báo ngày 29 tháng 12 năm 1999)

(Luật số 2001-61 ngày 11 tháng 6 năm 2001, Điều 75 Công báo ngày 13 tháng 7 năm 2001)

Chánh án Tòa án sơ thẩm, hoặc Thẩm phán được Chánh án ủy quyền thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định tại Điều 706-4.


Điều 899

(Nghị định số 98-729 ngày 20 tháng 08 năm 1998, Điều 2 Công báo ngày 22 tháng 8 năm 1998)

(Luật số 99-1121 ngày 28 tháng 12 năm 1999, Điều 2 Công báo ngày 29 tháng 12 năm 1999)

(Luật số 2001-61 ngày 11 tháng 6 năm 2001, Điều 75 Công báo ngày 13 tháng 7 năm 2001)

- Điều 706-9 được soạn thảo như sau:

“Điều 706-9

Chánh án có nhiệm vụ đưa những khoản tiền sau đây vào tài khoản khi xem xét khoản tiền này để bồi thường cho người bị hại:

Tiền trợ cấp theo quy định tại mục II của Điều 1 của Sắc lệnh số 59-76 ngày 07 tháng 01 năm 1959 quy định về tiền bồi thường dân sự của Nhà nước và công chức;

Lợi ích được chi trả cho tổ chức, cơ quan và ngành dịch vụ thực hiện nhiệm vụ an ninh xã hội bắt buộc;

Tổng số tiền trả cho việc phục hồi và điều trị y tế;

Tiền lương hoặc tiền trợ cấp chi trả cho những người không có khả năng lao động trong thời gian bị chấn thương.

Tài khoản này cũng được sử dụng để lưu giữ bất kỳ khoản tiền bồi thường nào khác mà người có trách nhiệm bồi tường cho những thiệt hại tương tự.

Tổng số tiền nhận được từ quỹ bảo lãnh cho người bị hại của hành động khủng bố và người bị hại của tội phạm.”


Điều 900

(Nghị định số 98-729 ngày 20 tháng 08 năm 1998, Điều 2 Công báo ngày 22 tháng 8 năm 1998)

(Luật số 99-1121 ngày 28 tháng 12 năm 1999, Điều 2 Công báo ngày 29 tháng 12 năm 1999)

(Luật số 2001-61 ngày 11 tháng 6 năm 2001, Điều 75 Công báo ngày 13 tháng 7 năm 2001)

Đoạn thứ nhất của Điều 706-14 được soạn thảo như sau:

" Bất kỳ người nào là người bị hại của tội trộm cắp, lừa đảo, lạm dụng không thể nhận tiền đền bù hoặc tiền bồi thường trong bất kỳ hoàn cảnh nào và những người này rơi vào tình trạng khó khăn nghiêm trọng về tài chính thì có thể nhận được tiền bồi thường theo điều kiện được quy định từ Điều 706-3 (đoạn thứ ba và đoạn cuối cùng) đến Điều 706-12 nếu nguồn tài chính của người bị hại dưới mức giới hạn được trợ cấp từ quỹ trợ giúp pháp lý một phần, khi thấy phù hợp, để điều chỉnh thì đưa những người phụ thuộc của những người này là đối tượng được trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều 3 của Sắc lệnh số 92-1147 ngày 12 tháng 10 năm 1992 quy định về trợ giúp pháp lý cho những vấn đề hình sự ở Mayotte.”
CHƯƠNG IX

THỦ TỤC CƯỠNG CHẾ từ Điều 901 đến Điều 902

Điều 901

(Nghị định số 98-729 ngày 20 tháng 08 năm 1998, Điều 2 Công báo ngày 22 tháng 8 năm 1998)

(Luật số 99-1121 ngày 28 tháng 12 năm 1999, Điều 2 Công báo ngày 29 tháng 12 năm 1999)

(Luật số 2001-61 ngày 11 tháng 6 năm 2001, Điều 75 Công báo ngày 13 tháng 7 năm 2001)

- Điều 758 được soạn thảo như sau:

"Điều 758

"Bản án kết án tù vắng mặt bị cáo được tống đạt cho Thiết chế hình sự”


Điều 901-1

(Luật số 2000-1354 ngày 30 tháng 12 năm 2000, Điều 32 Công báo ngày 31 tháng 12 năm 2000)

(Luật số 2001-61 ngày 11 tháng 6 năm 2001, Điều 75 Công báo ngày 13 tháng 7 năm 2001)

(Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 162 XX Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2005)

Ngoại trừ những quy định tại đoạn thứ hai và thứ ba của Điều 712-2, Chánh án Tòa án sơ thẩm thực hiện các nghĩa vụ của Thẩm phán thi hành án. Chánh án thực hiện các quyền được quy định cho Thẩm phán thi hành án phù hợp với quy định tại đoạn thứ hai của Điều 712-3.


Điều 902

(Nghị định số 98-729 ngày 20 tháng 08 năm 1998, Điều 2 Công báo ngày 22 tháng 8 năm 1998)

(Luật số 99-1121 ngày 28 tháng 12 năm 1999, Điều 2 Công báo ngày 29 tháng 12 năm 1999)

(Luật số 2001-61 ngày 11 tháng 6 năm 2001, Điều 75 Công báo ngày 13 tháng 7 năm 2001)

Đoạn thứ nhất của Điều 763-7 được soạn thảo như sau:

"Khi người bị kết án giám sát tư pháp - xã hội bao gồm cả biện pháp bắt buộc chữa bệnh thì người bị kết án phải chấp hành hình phạt tù giam tại Thiết chế hình sợ. Ở nơi này cho phép người bị kết án tuân theo chương trình chữa bệnh phù hợp và được tư vấn.”
THIÊU III

QUY ĐỊNH ĐẶC BIỆT ÁP DỤNG CHO LÃNH THỔ CỦA SAINT PIERRE VÀ MIQUELON từ Điều 903 đến Điều 902-1

Điều 902-1

(Được bổ sung tại luật số. 99-1121 ngày 28 tháng 12 năm 1999, Điều 10 Công báo ngày 29 tháng 12 năm 1999)

Việc sửa đổi theo các quy định của Thiên này để áp dụng Bộ luật này cho lãnh thổ của St Pierre-và-Miquelon.


CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG từ Điều 903 đến Điều 905

Điều 903

(Nghị định số 98-729 ngày 20 tháng 08 năm 1998, Điều 3 Công báo ngày 22 tháng 8 năm 1998)

(Luật số 99-1121 ngày 28 tháng 12 năm 1999, Điều 2 Công báo ngày 29 tháng 12 năm 1999)

(Luật số 2000-516 ngày 15 tháng 6 năm 2000, Điều 83 Công báo ngày 16 tháng 6 năm 2000, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2001)

Tòa án thượng thẩm thực hiện quyền hạn được giao cho Tòa án phúc thẩm và Phòng điều tra bởi quy định của Bộ luật này.


Điều 904

(Nghị định số 98-729 ngày 20 tháng 08 năm 1998, Điều 3 Công báo ngày 22 tháng 8 năm 1998)

(Luật số 99-1121 ngày 28 tháng 12 năm 1999, Điều 2 Công báo ngày 29 tháng 12 năm 1999)

Quyền hạn giao cho Tòa án cấp tỉnh, Tòa đại hình, Chánh án Tòa phúc thẩm và Thẩm phán của Tòa án sơ thẩm bởi Bộ luật này được thực hiện tương ứng bởi Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án xét xử những tội nghiêm trọng, Chánh án của Tòa án thượng thẩm và bởi Thẩm phán của Tòa án cấp sơ thẩm. Quyền hạn giao cho Công tố viên cấp quận và Công tố viên trưởng của Tòa án phúc thẩm được thực hiện bởi Công tố viên cấp quận của Tòa án phúc thẩm.


Điều 905

(Nghị định số 98-729 ngày 20 tháng 08 năm 1998, Điều 3 Công báo ngày 22 tháng 8 năm 1998)

(Luật số 99-1121 ngày 28 tháng 12 năm 1999, Điều 2 Công báo ngày 29 tháng 12 năm 1999)

Quyền hạn giao cho Luật sư và người cố vấn của các bên theo quy định của Bộ luật này được thực hiện bởi những người được Chánh án Tòa án thượng thẩm trong phạm vi lãnh thổ bổ nhiệm. Những người này được miễn xuất trình chứng cứ chứng minh quyền hạn của Luật sư.


CHƯƠNG II

ĐƯA RA TRUY TỐ từ Điều 906 đến Điều 907-1

Điều 906

(Nghị định số 98-729 ngày 20 tháng 08 năm 1998, Điều 3 Công báo ngày 22 tháng 8 năm 1998)

(Luật số 99-1121 ngày 28 tháng 12 năm 1999, Điều 2 Công báo ngày 29 tháng 12 năm 1999)

(Luật số 2000-516 ngày 15 tháng 6 năm 2000, Điều 83 Công báo ngày 16 tháng 6 năm 2000, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2001)

Theo quy định tại Điều 193, Tòa án thượng thẩm – Phòng điều tra chỉ đáp ứng những yêu cầu của Chánh án hoặc Công tố viên trưởng cấp quận bất cứ khi nào nếu thấy cần thiết.


Điều 907

(Nghị định số 98-729 ngày 20 tháng 08 năm 1998, Điều 3 Công báo ngày 22 tháng 8 năm 1998)

(Luật số 99-1121 ngày 28 tháng 12 năm 1999, Điều 2 Công báo ngày 29 tháng 12 năm 1999)

(Luật số 2000-516 ngày 15 tháng 6 năm 2000, Điều 83 Công báo ngày 16 tháng 6 năm 2000, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2001)

Điều L.952-11 và Điều L.952-12 của Bộ luật tổ chức các cơ quan tư pháp quy định cho việc thay thế Chánh án Tòa án thượng thẩm và Hội thẩm, và cho những điều luật đặc biệt về cưỡng chế của những nghĩa vụ pháp lý áp dụng cho Phòng điều tra và cho Chánh án của Phòng điều tra.


Điều 907-1

(Được bổ sung tại Luật số 2002-268 ngày 26 tháng 02 năm 2002, Điều 4 Công báo ngày 27 tháng 02 năm 2002)

(Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 97 IX Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2005)

Thời hạn theo quy định tại Điều 130 và đoạn thứ nhất của Điều 135-2 là không quá 15 ngày khi việc chuyển dịch được thực hiện từ lãnh thổ.


CHƯƠNG III

TÒA ÁN XÉT XỬ từ Điều 908 đến Điều 934

MỤC I

XÉT XỬ TỘI NGHIÊM TRỌNG từ Điều 908 đến Điều 923

Điều 908

(Nghị định số 98-729 ngày 20 tháng 08 năm 1998, Điều 3 Công báo ngày 22 tháng 8 năm 1998)

(Luật số 99-1121 ngày 28 tháng 12 năm 1999, Điều 2 Công báo ngày 29 tháng 12 năm 1999)

Điều 233, Điều 245, Điều 261 và Điều 261-1 của Bộ luật này không được áp dụng.


Điều 909

(Nghị định số 98-729 ngày 20 tháng 08 năm 1998, Điều 3 Công báo ngày 22 tháng 8 năm 1998)

(Luật số 99-1121 ngày 28 tháng 12 năm 1999, Điều 2 Công báo ngày 29 tháng 12 năm 1999)

Khi thấy cần thiết, để áp dụng Điều 236, Chánh án Tòa án thượng thẩm triệu tập Tòa án xét xử tội nghiêm trọng theo lệnh theo đề nghị của Công tố viên trưởng cấp quận.


Điều 910

(Nghị định số 98-729 ngày 20 tháng 08 năm 1998, Điều 3 Công báo ngày 22 tháng 8 năm 1998)

(Luật số 99-1121 ngày 28 tháng 12 năm 1999, Điều 2 Công báo ngày 29 tháng 12 năm 1999)

Để áp dụng Điều 240, Tòa án xét xử tội nghiêm trọng bao gồm Tòa án thực sự và các Hội thẩm.


Điều 911

(Nghị định số 98-729 ngày 20 tháng 08 năm 1998, Điều 3 Công báo ngày 22 tháng 8 năm 1998)

(Luật số 99-1121 ngày 28 tháng 12 năm 1999, Điều 2 Công báo ngày 29 tháng 12 năm 1999)

Để áp dụng các quy định tại Điều 243, Tòa án thực sự bao gồm Chánh án và các Hội thẩm.


Điều 912

(Nghị định số 98-729 ngày 20 tháng 08 năm 1998, Điều 3 Công báo ngày 22 tháng 8 năm 1998)

(Luật số 99-1121 ngày 28 tháng 12 năm 1999, Điều 2 Công báo ngày 29 tháng 12 năm 1999)

Để áp dụng Điều 244, Tòa án xét xử tội nghiêm trọng được chủ trì bởi Chánh án Tòa án thượng thẩm.

Khi vị trí này trống hoặc người nắm giữ vị trí này vắng mặt, để ngăn chặn việc tham dự bất hợp pháp và không tương thích, thì nghĩa vụ của Chánh án Tòa thượng thẩm được thực hiện bởi Thẩm phán được chỉ định bởi Chánh án thứ nhất của Tòa phúc thẩm từ danh sách do Chánh án thứ nhất lập hàng năm.



tải về 3.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   41   42   43   44   45   46   47   48   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương